Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự Bình Luận

 

Viện Trợ Nước Ngoài Cảnh Báo Việt Nam về Khai Thác Bauxite

Viện Trợ Nước Ngoài Cảnh Báo Việt Nam về Khai Thác Bauxite

 

Theo Asia-Pacific News - DPA
Nguồn: Monsters and Critics
10 tháng 6, 2009

 

Hà Nội - Các nhà viện trợ nước ngoài cho Việt Nam đã kêu gọi chính quyền nhà nước Việt Nam hãy thận trọng với dự án khai thác bauxite vì dự án này có thể sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người dân và môi trường tinh khiết ở trung phần Tây Nguyên, theo một viên chức ngoại giao cho biết.

Ngài Đại sứ Đan Mạch ở Việt Nam, ông Peter Lysholt Hansen cho biết, "Theo thông tin của chúng tôi, hàng nghìn người dân sẽ bị di dời vì dự án khai thác này, nên chúng tôi đã hỏi thăm phía chính quyền Việt Nam về các kế hoạch di dời và bảo đảm đời sống của những người dân này."

Ông Đại sứ cũng nói thêm rằng các nhà viện trợ quốc tế cũng đang tìm cách để bảo đảm rằng nhà cầm quyền Việt Nam sẽ giảm thiểu các ảnh hưởng đến môi trường.

Ngài Đại sứ Na Uy ở Việt Nam ông Kjell Storlokken, vừa đại diện cho các nhà viện trợ đến thăm các khu vực khai thác bauxite, đã cảnh báo các nhà viện trợ trong một buổi họp mặt của Nhóm Tư Vấn Cho Việt Nam đầu tuần nay rằng Việt Nam cần phải rất thận trọng trong việc khai thác nguồn tài nguyên dồi dào này.

Đề cập với cộng đồng viện trợ về nổ lực lâu dài của họ đối với những phát triển cần thiết có thể thực hiện nhằm giữ vững đời sống cho đồng bào thuộc dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Ông Storlokken nói rằng công trình khai thác bauxite cần có một "cương vị quản lý thận trọng" để đảm bảo lợi ích "đầy đủ và chính đáng" cho người dân trung phần Tây Nguyên.

"Cũng quan trọng như nhau, tất cả mọi nỗ lực cũng phải được thực hiện để hạn chế các phí tổn liên quan đến môi trường trong quá trình khai thác cũng như giảm thiểu những ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên của các vùng phụ cận để bảo vệ tài sản tương lai cho thế hệ sau," Ông Storlokken đã phát biểu thêm.

Để đáp lại, Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư ông võ Hồng Phúc đã cố gắng trấn an các nhà viện trợ.

Ông Phúc nói, "Xin các vị hãy an tâm rằng phía Việt Nam đã chuẩn bị chu đáo cho dự án này để bảo đảm hiệu quả kinh tế cũng như hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến xã hội và môi trường ở mức tối thiểu."

Các viên chức chính quyền cũng kiên quyết rằng dự án khai thác quặng bauxite, được dùng để sản xuất nhôm, này phù hợp với đề xuất kinh tế 5-năm Đảng CSVN đặt ra năm 2006.

Tuy nhiên, mối quan ngại dai dẳng về đời sống xã hội và môi trường đã khiến chính quyền nhà nước phải bắt đầu bằng một công trình thí điểm và hứa rằng sẽ đưa ra bản báo cáo về ảnh hưởng kinh tế - môi trường đối với hai mỏ khai thác bauxite đang tiến hành hiện nay trước khi họ quyết định sẽ tiếp tục thi hành các công trình còn lại của dự án tại Trung phần Tây Nguyên.

Kế hoạch này theo dự tính đến năm 2015 sẽ khai thác tổng cộng 5.4 tỉ tấn bauxite với 6 công trình khai thác khác nhau trong vùng.

Trong số các nhà phê bình nổi bật trong chính quyền có vị anh hùng chiến tranh 97 tuổi kiêm thành viên sáng lập Đảng CSVN, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Ngày 20 tháng Năm, Tướng Giáp đã gửi bức thư thứ 3 đến các lãnh đạo chính quyền và Quốc Hội của Việt Nam, yêu cầu họ ngưng không tiến hành dự án khai thác bauxite.  Thay vào đó, Tướng Giáp muốn chính quyền mở các cuộc nghiên cứu chuyên môn về những phương cách khác có thể kích cầu nền kinh tế của miền rừng núi này.

Nguồn bauxite dự trữ của Việt Nam là một trong số các nguồn tài nguyên lớn nhất thế giới ước tính đến khoảng 8 tỉ tấn.

Bauxite được lấy lên từ các mõ đào mở rộng, đòi hỏi lớp đất phía trên phải được thay thế trước khi khu vực khai thác có thể dùng để trồng trọt hoặc canh tác. Quy trình lọc quặng bauxite sẽ thảy ra rất bùn đỏ với lượng pH cao cần phải được cách ly khi lưu trữ để tránh gây ô nhiễm các nguồn nước.

Các bình luận gia cho rằng địa thế Tây Nguyên khiến việc lưu trữ chất thảy bùn đỏ rất khó khăn và lo ngại rằng ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng đến công nghiệp trồng cà phê và ca cao cũng như sẽ tiêu hủy nhiều diện tích rừng, thú rừng, và đời sống văn hóa của đồng bào bản xứ thuộc dân tộc thiểu số.


Theo DPA (hãng thông tấn Đức)


<< trở về đầu trang >>