Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

“Vết rách“ đầu tiên của “bức màn sắt“ cộng sản tại Đông Âu

“Vết rách“ đầu tiên của “bức màn sắt“ cộng sản tại Đông Âu

 

Hà Long

VietCatholic News

 

THỦ ĐÔ BÁ LINH 19/8/2009 - Cách đây 20 năm “bức màn sắt” đă đổ ập xuống tại Đông Âu vào năm 1989. Danh từ “bức màn sắt” là một biểu tượng cho sự mất tự do và bị đàn áp. Nguyên thủy của danh từ này được sử dụng trong nghệ thuật sân khấu để dùng tấm màn ngăn ngừa lửa cháy. Khi sử dụng bức màn sắt trong chính trị là nói về chiến tranh lạnh giữa cộng sản độc tài và thế giới tự do tư bản. Một thời bức màn sắt gây kinh hoàng cho người dân toàn cơi Đông Âu v́ chẳng khác chi ở trong một nhà tù khổng lồ được xây dựng dọc theo lục địa, từ bờ biển Baltic cho đến vùng biển Đông giáp giới phần đất của Tây Đức: tất cả được bít kín từ sau Đệ nhị thế chiến dưới sự thống trị độc tài gian ác của đảng cộng sản trong các nước Đông Âu do người anh cả Liên Xô chỉ đạo.
Riêng tại Đông Đức người dân được tuyên truyền về việc xây dựng bức tường ô nhục Berlin để chống lại thành tŕ phát xít. Tại Hungary được nhà cầm quyền cộng sản gọi tiếng lóng là “hệ thống tín hiệu báo động từng chặng 100 mét một".
Nước Đức, ngày hôm nay 19/8/2009 muốn nhắc lại ân huệ mà Hungary đă ban phát cho dân tộc Đức qua việc cho phép người Đông Đức vượt biên tỵ nạn qua ngả Hungary để sang Áo t́m tự do. Khởi điểm từ tỉnh Sopron-Ödenburg của Hungary giáp giới nước Áo. Nữ thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay đến Sopron để lập lại lời cám ơn với dân tộc Hungary.
Ngày 19/8/1989, chính phủ Hungary tổ chức một bữa ăn sáng nơi tiền đồn biên giới với Áo với món ăn thuần tuư thịt bụng heo được chiên lên. Thật sự biên giới này đă không c̣n hàng rào dây kẽm gai nữa v́ việc rỡ hàng rào biên giới đă được Hungary đơn phương thực hiện từ tháng 4/2009. Cách đây 20 năm người Áo và Hungary ở đây chỉ c̣n bị ngăn cách bởi một gọng dây kẽm gai rất đơn sơ mà thôi để chia ra 2 miền giới tuyến. Họ muốn ăn sáng chung với nhau rồi sau đó với một tia hy vọng có thể đi t́m những cọng kẽm gai c̣n sót lại bên hai bờ tuyến để mang về nhà làm kỷ niệm. Cửa khẩu được mở ra cho đôi bên từ 15g đến 18g.
Cuối cùng, nơi biên giới này khoảng 700 người dân Đông Đức đang có mặt chụp thời cơ vượt biên chạy qua phần đất của Áo t́m tự do. Quân đội Hungary không nổ súng và để chọ họ rũ áo thiên đường cộng sản đi t́m tự do, từ đó đă dấy động lên một làn sóng vượt biên qua ngả Hungary của hàng chục ngàn người dân Đông Đức. Sau đó một thời gian ngắn người ta ước tính khoảng 150.000 đến 280.000 dân Đông Đức đang có mặt tại Hungary với ư đồ vượt biên.
Tại sao dân Hungary không vượt biên chung vào dịp này? Câu trả lời là không cần v́ chính phủ cộng sản Hungary lúc ấy đang theo cao trào cấp tiến và muốn thay đổi vận mạng đất nước tránh xa đàn anh Liên Xô. Hungary đă đi từng bước âm thầm bằng cách dẹp bỏ kín đáo biên giới hàng rào kẽm gai kéo dài 260 cây số dọc theo nước Áo. Thêm một yếu tố quan trọng là chính phủ cộng sản Hungary đă cấp hộ chiếu quốc tế cho người dân từ năm 1987 và dân Hungary có thể xuất ngoại và nhập nội một cách hợp pháp. Nh́n chung chính phủ Hungary cả gan dám dỡ bỏ biên giới để thông thương với Tây Âu là nhờ sự thay đổi của chủ tịch đảng cộng sản Liên Xô, ông Mikhail Gorbachov lúc bấy giờ bằng đường hướng chính trị cởi mở.

Một dân tộc Hungary quật cường
Hungary là một nước tiên phong tự giải phóng ḿnh ra khỏi gọng kèm cộng sản, chính họ đă lật ngược lại lịch sử dối trá trong suốt 40 năm. Sự kiện nổi dậy của toàn dân chống lại cộng sản độc tài vào năm 1956 và đă bị công an, quân đội lẫn xe tăng Xô Viết đàn áp dă man. Sau đó người dân bị kết án là phản loạn và nhiều người bị tử h́nh, trong đó có các nhà chính trị danh giá như ông Nagy Imre, thủ tướng Hung thời cách mạng 1956. Ông Nagy Imre thực hiện đường hướng cải cách dân chủ, chủ trương chính sách đa đảng và là một người biết đặt lợi ích của dân tộc lên cao.
Cuối tháng 10/1956, khi Liên Xô can thiệp quân sự vào Hung nhằm dẹp thành phần quần chúng nhân dân nổi dậy với phong trào sinh viên, thủ tướng Nagy Imre can đảm tuyên bố nước Hungary rút khỏi khối Hiệp ước Warschau và trở thành một nước hoàn toàn trung lập vào ngày 01/11/1956. Cuối cùng ông Imre yêu cầu quân đội Liên Xô phải rút quân ra khỏi Hungary. Ngay liền sau đó sư đoàn thiết giáp Liên Xô xâm lăng tiến vào thủ đô Budapest bắn giết dân chúng Hungary cho đến ngày 15/11/1956 đă có 20.000 người tử thương. Lời kêu cứu thế giới phương Tây giúp đỡ qua đài Radio Âu Châu Tự Do không được đáp trả lại.
Thủ tướng Nagy Imre bị tù đày 1,5 năm và bị kết án bí mật - tuy nhiên có ghi băng - về tội phản quốc và tội lật đổ chính quyền nhân dân vào ngày 16/6/1958 theo chỉ thị của quan thày Moskau. Ông bị treo cổ tại nhà tù Budapest cùng ngày.
Thủ tướng Nagy Imre đă can đảm chống lại quan thày Liên Xô và làm cách mạng cải tổ quốc gia theo khuynh hướng tự do để xa dần chủ nghĩa cộng sản tàn ác độc tài, điều này ông Nagy Imre đă đi trước cuộc nổi dậy Mùa Xuân 1968 (The Prague Spring 1968) của dân Tiệp Khắc hơn 14 năm.

Bây giờ cuộn băng ghi âm đă được giải mă và người ta c̣n nghe được tiếng nói của thủ tướng Nagy Imre trước khi bị kết án: “Một điều an ủi duy nhất của tôi là nhân dân Hungary và giai cấp công nhân thế giới sẽ phán quyết tôi vô tội. – Tôi không xin ân xá!“
Cộng sản Hungary sau đó tiếp tục hèn nhát của cúi đầu vâng lời đàn anh Liên Xô và cấm dân chúng không được nhắc đến tên Nagy Imre trong suốt 30 năm trường. Tuy nhiên mọi tầng lớp và các nhóm đối lập dân chủ đều đề cao lư tưởng đấu tranh cho dân tộc của thủ tướng Nagy Imre.

Dân tộc Hungary can đảm “xé rách“ bức màn sắt đầu tiên tại Đông Âu
Cho đến ngày 28/2/1989 khi chính quyền cộng sản Hungary quyết định giật đổ bức màn sắt và công nhận sự kiện nổi dậy 1956 là một cuộc cách mạng đúng đắn của dân tộc, từ đó một ủy ban lấy tên "Ủy ban trả lại công lư cho lịch sử" được ra đời để phục hồi danh dự cho thủ tướng Nagy Imre. Hàng trăm ngàn người biểu t́nh vào ngày 16/6/1989 tại Bukarest để tưởng nhớ ngày thủ tướng Nagy Imre bị treo cổ oan ức và được xem là ngày quốc táng cho ông Nagy Imre.
T́m hiểu lịch sử Hungary cho đến gian đoạn dân tộc tự quyết vào năm 1989 th́ thế giới không ngạc nhiên khi nh́n thấy lúc ấy rất nhiều người tỵ nạn cộng sản đến từ Romania, Tiệp Khắc và Đông Đức chạy trốn sang thủ đô Bukarest, nhưng ngược lại không có người Hungary nào muốn ra đi. Hungary chủ trương thật rơ ràng không trả người tỵ nạn về nguyên quán cho dù các nước đó đ̣i hỏi và lên án.
Đấy là một vết rách đầu tiên trong bức tường sắt đang bao trùm lên Đông Âu. Người dân Đông Đức hưởng được quy chế này nhiều nhất v́ có chính quyền Tây Đức tiếp tay hỗ trợ, cho đến cả việc bộ trưởng ngoại giao Hans-Dietrich Genscher của thủ đô Bonn thân chinh mang theo các tàu xe lửa sang Bukarest đón dân tỵ nạn Đông Đức về phần đất tự do Tây Đức.
Cộng sản Đông Đức hoảng sợ về làn sóng vượt biên của người dân và tên chủ tịch gian ác Erich Honecker vẫn luận điệu tuyên truyền láo khoét về sự kiện ngày 19/8/1989 qua báo Daily Mirror như sau: “Habsburg, người tổ chức buổi dă ngoạn Picknick đă thả truyền đơn cho đến tận biên giới Ba Lan, nơi có nhiều khách du lịch Đức nghỉ hè để mời họ tham dự cuộc Picknick này. Khi dân Đông Đức đến tham dự người ta c̣n tặng họ quà, đồ ăn thức uống và cả tiền Tây Đức. Sau đó người ta vận động dân Đông Đức trốn sang phần đất Tây Âu."
Ngược lại khi đi t́m sử liệu th́ chúng ta khám phá ra nhiều điều thú vị trái ngược với chủ tịch Erich Honecker, thí dụ qua cuộc bàn thảo về người tỵ nạn Đông Đức giữa chủ tịch nước Hungary, ông Németh và bộ trưởng ngoại giao Horn với câu hỏi:

- “Chúng ta phải trả người Đông Đức về nguyên quán ngay liền lập tức hay sao?"
- Ông Németh: “Không, không ai được nghĩ đến điều này, cả ngay bộ trưởng nội vụ Horvath cũng không được làm. Có rất nhiều ư kiến. Một ư kiến đề nghị: Chúng ta làm âm thầm bằng cách mở cửa biên giới trong đêm tối và trước đó nên thông báo cho người dân Đông Đức biết".
- Ông Horn hỏi ngược lại: “Chúng ta sẽ ăn nói làm sao với anh em cộng sản Đông Đức?"
- Ông Németh: “Các anh muốn sống trong một chế độ độc tài như Đông Đức không? Tôi không sống được rồi đó!"
- Ông Horn: “Tôi cũng không sống được".
- Ông Németh: “Trong một chế độ độc tài tự người dân không muốn sống chung với nó th́ không có ư nghĩa ǵ với chúng ta."
Như thế chấm dứt cuộc bàn thảo và đă có sự quyết định rơ ràng từ phía chính phủ Hungary nhằm bênh vực người tỵ nạn Đông Đức.
Lúc ấy thủ tướng Kohl giải thích: “Đây là một quyết định đầy t́nh nhân loại, đây là một quyết định của sự đoàn kết Âu Châu. Tôi chân thành cám ơn cho quyết định sáng suốt này."
Sau ngày 19/8/1989 cộng sản Đông Đức tức giận ra mặt với người anh em Hungary và chính phủ Hungary phải nể mặt tạm thời đóng cửa biên giới toàn diện. Ngược lại chính quyền Tây Đức cướp lấy cơ hội qua thủ tướng Helmut Kohl đă thực hiện các phi vụ ngoại giao bí mật với Hungary. Chưa đầy một tháng, vào ngày 11/9/2009 Hungary lại cho phép tất cả người dân Đông Đức xuất ngoại qua ngả Áo sang Tây Đức. Trong ṿng vài tiếng đồng hồ đă có trên 10.000 người Đông Đức vượt biên giới sang Tây Âu. Nhà nước cộng sản Đông Đức rúng động tại Berlin và cũng là khởi điểm của sự chấm dứt một chế độ độc tài gian ác của cộng sản Đông Đức kéo dài 44 năm trường.

Tạm kết
Ai muốn nói về ngày phục sinh của Đông Âu hoặc ngày thống nhất của nước Đức không được phép quên biến cố lịch sử 19/8/1989 với bữa ăn sáng Picknick tại biên giới Sopron-Ödenburg. Đó là một “vết rách" đầu tiên của “bức màn sắt" cộng sản, từ đó toàn dân Đông Âu mới có thể xé toang nó ra được và xé nhanh như cắt trong ṿng 3 tháng.
Người Đức rất biết ơn dân tộc Hungary đă thật sáng suốt chọn con đường tự do và dân chủ để làm nền tảng cho sự thống nhất mau chóng của nước Đức.
Hôm nay, 19/8/2009 mừng lễ kỷ niệm 20 năm tại biên giới Spron - nơi đă xảy ra cuộc dă ngoại Picknick - nữ thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu: “Dân tộc Đức không bao giờ quên ơn nước Hungary, một dân tộc đă tác động để ngày hôm nay tất cả người Đức chúng tôi có thể sống trong tự do". Lịch sử nhân loại đă được nối lại chung với nhau “từng bước nhỏ của từng người" bà Merkel vừa tiến đến gần biên giới đặt ṿng hoa tưởng niệm và nhấn mạnh thêm: “Đây, nơi chốn này đă xảy ra một bước nhỏ của lịch sử" để có thể mở hẳn ra cánh cửa tự do cho toàn Âu Châu. Người phụ nữ đầy quyền lực nhất thế giới này trân trọng: “Nước Hungary đă tạo thêm đôi cánh cho người dân Đông Đức trên con đường t́m tự do".
Quá nhanh chóng, chưa đầy 3 tháng sau, ngày 09/11/2009 cộng sản Đông Đức đă phải phá sản hoàn toàn, toàn dân Đức xé tan bức màn sắt Berlin thành mảnh vụn.
Hungary là một dân tộc nhỏ bé nằm gần giữa Âu Châu với hơn 10 triệu dân số. Họ đă bị quan thày Liên Xô đàn áp giă man vào năm 1956 nhưng vẫn quật cường nuôi nấng tinh thần dân tộc. Từ một dân tộc nhỏ bé này đă biết chọn lựa đúng đắn đường hướng tự do dân chủ và là một dân tộc đă hiên ngang “xé rách bức màn sắt“ đầu tiên trong lịch sử nhân loại nhằm chống lại chế độ độc tài cộng sản Đông Âu dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Liên Xô để từ đó đóng góp công lao to lớn vào sự sập đổ chủ nghiă cộng sản vô luân. Một dân tộc đă viết lên được trang sử hào hùng thế giới.
Việt Nam với dân số lớn hơn 8 lần Hungary, hăy noi gương họ hiên ngang ǵn giữ giang sơn gấm vóc trước tên đồ tể to lớn Liên Xô. Hăy bắt chước họ xa dời ảnh hưởng của quan thày độc ác Tàu cộng và can đảm cải tổ quốc gia theo khuynh hướng tự do dân chủ như toàn cơi Đông Âu đă thực hiện.

 

Hà Long


<< trở về đầu trang >>
free counters