Về sự xâm nhập phá hoại của Việt Cộng
Phạm Quang
Tŕnh
1. Chuyện cũ trước
1975:
Năm
1968, tôi được dự một buổi nói chuyện về "T́nh Báo của Việt Cộng" do
Cục An Ninh Quân Đội tổ chức tại Sài G̣n. Diễn giả là Năm Công, nhân
vật thứ 8 của Cục R (Trung Ương Cục Miền Nam ) và Trung Úy Nguyễn
Minh Châu, Sĩ Quan Chiến Tranh Chính Trị Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.
Năm Công nói rằng ông
ta bị Sư đoàn 5 bắt tại B́nh Dương chớ không phải đầu hàng hay là
xin chiêu hồi. Ông cho biết v́ được Cục An Ninh Quân Đội đối xử tử
tế nên rất có thiện cảm và sẵn sàng đến tŕnh bày với cự tọa về "Phương
Châm Chiến Lược Ba Mũi Giáp Công" của Việt Cộng. Phương châm chiến
luợc "Ba Mũi Giáp Công" là phương thức đấu tranh qua ba lănh vực "Chính
trị, Quân sự và Binh Vận". Cuộc xâm lăng gọi là "Giải Phóng Miền Nam
" của Cộng sản Hà Nội được đặt nền móng và khai triển trên ba lănh
vực đó. Chính trị bao gồm tổ chức, vận động, ngoại giao. Quân sự là
xây dựng và đấu tranh bằng các lực lượng vơ trang. Và Binh vận là
công tác t́nh báo "xâm nhập và phá hoại" Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.
Năm Công đă tŕnh bày tỉ mỉ bằng những dẫn chứng cụ thể về "sách
lược đấu tranh" của Việt Cộng. Nói khác hơn, theo ông th́ Việt Cộng
đấu tranh có bài bản hẳn hoi. Cho nên muốn đối phó lại với âm mưu
xâm lược của Việt Cộng th́ phía Việt Nam Cộng Ḥa cũng phải có sách
lược tương xứng.
Trung Úy Nguyễn Minh
Châu nguyên là cán bộ Việt Cộng nằm vùng tại Miền Nam . Ông không
tập kết ra Bắc, nhưng được bố trí ở lại Miền Nam và xin vô học
Trường Sĩ Quan Thủ Đức khóa 5 (?). Ông cho biết vợ ông cũng là cán
bộ Việt Cộng hoạt động ở trong bưng. Học Trường Sĩ Quan Thủ đức, tốt
nghiệp, hoạt động trong ngành Chiến Tranh Tâm Lư, leo lên đến Trung
Úy mà Cục An Ninh Quân Đội vẫn chưa phát hiện th́ quả là một "kỳ
công" của anh cán bộ Việt Cộng. Nhưng lư do nào khiến cán bộ Việt
Cộng Nguyễn Minh Châu ra đầu thú mới là vấn đề. Ông cho biết trong
thời gian học tập và sau này ra trường phục vụ trong ngành Tâm Lư
Chiến thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, ông ta đă suy nghĩ rất nhiều. Nhờ được
học tập, đọc các tài liệu và quan sát cuộc sống của dân chúng trong
chế độ Đệ Nhất Cộng Ḥa, ông thấy nó khác với những điều Việt Cộng
tuyên truyền, nhồi sọ. Dưới mắt ông, cuộc sống của dân chúng trong
chế độ Việt Nam Cộng Ḥa sung túc, tự do. Cá nhân ông cảm thấy thoải
mái khác hẳn những ǵ là g̣ bó trong vùng Việt Cộng kiểm soát. Trong
khi đó, theo dơi tin tức vào trong bưng thị vợ ông "theo lệnh Đảng"
đă lấy một cán bộ khác. Sống trong sự dằn vặt về ư thức hệ và lư
tưởng đấu tranh, ông luôn cảm thấy cô đơn và rất đau khổ mà không
biết tỏ lộ cùng ai được. Cuối cùng, v́ không chịu nổi cảnh cô đơn và
dằn vặt đó, ông ra đầu thú với An Ninh Quân Đội. Nơi đây, họ cho ông
biết là Cục An Ninh đă và đang theo dơi một "tên cán bộ Việt Cộng
nằm vùng, bí danh là X...mà chưa biết tên này nằm ở đâu". Cán bộ
nằng vùng bí danh X. đó chính là Trung Úy Nguyễn Minh Châu.
Mới đầu, ông tưởng là
sẽ bị vô ngồi tù thời gian rồi cho giải ngũ. Nào ngờ Quân Lực Việt
Nam Cộng Ḥa đối xử tử tế và vẫn duy tŕ ông ở vị trí hiện tại là
Trung úy ngành Tâm Lư Chiến và dành cho ông nhiều công tác quan
trọng hơn. Ông cám ơn Chính Phủ và Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa và hứa
sẽ phục vụ chính nghĩa Quốc Gia một cách tích cực chống lại chủ
nghĩa Cộng sản độc hại.
Qua hơn một giờ nghe
tŕnh bày, cử tọa rất chăm chú và thầm phục Năm Công ăn nói lưu loát,
mạch lạc. Phần cá nhân tôi, tôi chú ư đến những mánh khóe xâm nhập
của Việt Cộng vào Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Những mánh khóe đó
không có ǵ mới lạ và có vẻ rất là b́nh thường đến độ tầm thường,
nhưng lại có công hiệu.
Sau phần nói về cá nhân
ḿnh cùng những hoạt động đặc biệt, hai diễn giả Năm Công và Trung
Úy Nguyễn Minh Châu nói về công tác Binh Vận, làm sao xâm nhập vào
hàng ngũ Quân Đội Quốc Gia. Phương cách hay mánh khóe rất đơn giản
và tầm thường từ xưa đến nay là Tiền và Gái. Ngoài ra, có thể dùng
cách "bắt địa hay bắt bí".
Dùng tiền để đánh vào
ḷng tham. Thường kẻ tham tiền sẽ dễ dàng bị mua chuộc, từ cái tầm
thường, vô thưởng vô phạt để cho đối tượng đi sâu vào ṿng kiểm soát
của ḿnh đến những cái khác cao hơn. Rồi cứ dần dần tăng lên, đi sâu
và lún sâu vào cái thế không sao thoát ra được, buộc phải theo và
hành động cho Việt Cộng. Dùng gái là "mỹ nhân kế". Chuyện này th́
mấy ai thoát khỏi, kể cả Tổng Thống, Thủ Tướng. Trong những đồn bót,
Việt Cộng dă dùng rất nhiều cán bộ phụ nữ được huấn luyện, làm sao
để những cán bộ nữ này lập được "quan hệ t́nh cảm" với binh lính
Quốc gia, từ binh nh́ đến các chức vụ cao hơn. Chuyện thanh niên nam
nữ yêu nhau rồi lập gia đ́nh là chuyện b́nh thường. Cho nên điều cần
là nữ cán bộ làm sao lập được quan hệ yêu đương với lính, rồi lấy
lính làm chồng, lọt vào trong hàng ngũ, ít ra là trong đồn bót để
làm nội công.
Công tác xâm nhập "b́nh
thường" này của Việt Cộng đă có kết quả ít nhiều. Nhưng thực tế cho
biết, thường đă có những phản ứng ngược lại, khi "quan hệ t́nh cảm
yêu thương" lấn thắng "quan hệ Đảng và đồng chí". Rất nhiều nữ cán
bộ Việt Cộng khi đă có chồng là lính Quốc Gia, lại đem ḷng yêu
thương thật sự. Rồi khi có con, có cuộc sống thoải mái th́ "thố lộ"
cho chồng biết mọi chuyện, nhất là vai tṛ của ḿnh và đồng ư "hợp
tác" với An Ninh Quân Đội để "tiêu diệt" lại Việt Cộng.
Trường hợp bị "bắt bí"
th́ cụ thể nhất là trường hợp một Trung Úy tùng sự tại Bộ Tư Lệnh
Hải Quân, Bến Bạch Đằng, Sài G̣n. Gia đ́nh Trung Úy Hải Quân này
sống ở vùng nông thôn Miền Tây. Khi c̣n là học sinh th́ Trung Úy này
lên tỉnh và Sài G̣n học. Sau khi đậu Tú Tài, thanh niên này thi vào
Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, ra trường và được phái đi phucï
vụ nhiều nơi. Sau cùng được bổ về Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Bến Bạch
Đằng. Cha mẹ ông Trung Úy này vẫn sống ở miền quê và vẫn bị Việt
Cộng địa phương theo dơi. Khi biết viên Trung Úy về Bộ Tư Lệnh Hải
Quân và thỉnh thoảng cũng về thăm nhà th́ cán bộ t́nh báo nằm vùng
đến "điều đ́nh" với cha mẹ của viên Trung Úy là nhờ mua giùm thuốc
Tây. Chuyện xem ra dễ dàng và vô thưởng vô phạt nên Trung Úy đă nhận
lời mua giúp. Rồi dần dần, Việt Cộng nhờ mua nhiều hơn hoặc nhờ làm
một vài việc khác xét ra cũng "vô thưởng vô phạt" như mua thuốc. Sau
cùng, Việt Cộng yêu cầu Trung Úy vẽ giùm bản đồ Bộ Tư Lệnh Hải Quân
ở Bến Bạch Đằng th́ viên Trung Úy này cảm thấy sợ hăi v́ đă lún sâu
vào ṿng kiểm soát của Việt Cộng mất rồi. Làm theo chúng th́ rất
nguy hiểm, mà không làm th́ cha mẹ sẽ bị Việt Cộng bắt vô bưng.
Quyết định cuối cùng là Trung Úy đó đă báo cho Cục An Ninh Quân Đội
biết và một kế hoạch phản gián được giăng ra bắt trọn ổ Việt Cộng
nằm vùng ở vùng 4.
2. Chuyện mới
sau 1975
Sau
năm 1975, Phong Trào Phục Quốc một thời bùng lên trong nước. Ngoài
việc đàn áp bắt bớ, Việt Cộng đă tung ra nhiều nhóm Phục Quốc giả để
gài bẫy bắt những chiến sĩ phục quốc thật. Chuyện này xẩy ra nhiều
lúc và nhiều nơi khắp trong lănh thổ Miền Nam Việt Nam . Chính v́
thế mà nhiều nhóm thật đă bị mắc bẫy và bị bắt giam. Sau khi chương
tŕnh đoàn tụ gia đ́nh (ODP) được tiến hành và nhất là sau khi quan
hệ ngoại giao Mỹ- Việt Cộng được thiết lập, Việt Cộng lại t́m cách
xâm nhập vào khối Người Việt Quốc Gia tại Hải Ngoại.
a). Khoảng năm 1991, một người tại Sài g̣n đang làm giấy tờ qua Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đ́nh tức là theo chương tŕnh ra đi có trật tự (Orderly Departure Program, viết tắt là ODP). Đang tiến hành giấy tờ th́ ông được Sở Công An Thành Phố gọi lên. Nơi đây hỏi ông có muốn đi sớm không? Ông tưởng rằng chúng muốn làm tiền, nên trả lời là muốn nhưng phải hoàn tất "thủ tục đầu tiên" là bao nhiêu. Công An bảo không cần tiền. Họ cần ông hợp tác làm việc. Ông hỏi hợp tác như thế nào? Công An trả lời rất rơ ràng: "Ông qua Mỹ viết cho một tờ báo chống Cộng". Ông giật ḿnh, trả lời rằng không có khả năng viết lách rồi từ chối khéo để ra về.
b). Ông TDV trong Lực Lượng X về Việt Nam hoạt động bị Việt Cộng bắt giam khá lâu. Chúng dụ giẫm bảo viết bản kiểm điểm cá nhân rồi sẽ được thả. Thời gian ở tù lâu quá, ông buồn chán và thất vọng, nên đă làm theo chúng, viết bản kiểm điểm rất thành khẩn đến độ nhận lỗi với mọi người từ "cha mẹ, vợ con, bạn bè, gia đ́nh, xă hội..." Không tội lỗi ǵ mà ông không nhận. V́ nghĩ rằng nhờ đó, ông sẽ được chúng thả. Vả lại viết kiểm điểm chỉ là hồ sơ cá nhân, có liên hệ khác đâu mà lo. Sau khi viết bản kiểm điểm đạt đúng tiêu chỉ chúng đặt ra, th́ ông được Công An dẫn ra ngoài ăn uống, chụp h́nh. Điều ông không ngờ là khi được thả th́ các bản kiểm điểm ông viết đă được đăng trên báo Công An, báo Tuổi Trẻ cùng với h́nh ông đang ăn uống, ngồi bên mấy người đẹp mà Công An bố trí trong tấn tuồng do chúng đạo diễn. Kết luận: Ông là con cua đă bị bẻ gẫy hết càng, hết gọng!
c) Ông DHH trong Đảng Y (có quốc tịch Hoa Kỳ) cũng về Việt Nam hoạt động bị Việt Cộng bắt nhốt hơn một năm. Ông bị Công an dụ giẫm, tố cáo các đồng chí, viết bản kiểm điểm thành khẩn nhận tội và cam kết làm một số công tác cho Việt Cộng tại hải ngoại sau khi được chúng thả ra. Ông B đă tham gia nhiều đoàn thể và đoàn thể nào có ông là y như có chia rẽ, nội bộ lủng củng.
d) Ông XVN trong Phong Trào Z về Việt Nam hoạt động bị Công an bắt. Chúng muốn thả với điều kiện nộp tiền chuộc mạng, viết lời cam kết và làm công tác báo chí tại hải ngoại. Trong trại giam, Công an chiếu Video cho ông coi sinh hoạt các Hội đoàn tại hải ngoại và nói: "Anh về hợp tác với chúng tôi. Anh được quyền tự do viết bài đả kích, chửi bới bất cứ ai, bất cứ cơ quan nào, ngoại trừ "Bác Hồ và Đồng chí Tổng Bí Thư".
e) Sau 30 tháng 04 năm 1975, khi phong trào vượt biên vượt biển lên cao, Cộng sản Việt Nam đă tổ chức nhiều chuyến vượt biên để làm tiền đồng thời đă gài một số cán bộ trà trộn trong đám người đó để xin tị nạn hầu làm công tác t́nh báo, giao liên. Ngay trong số những người vượt biên do Việt Cộng tổ chức, đă có những người phải cam kết làm một số công tác chỉ định khi định cư ở nước ngoài. Tất nhiên, Việt Cộng đă dùng nhiều mánh khóe kềm kẹp những người này để họ phải làm công tác, dù rằng họ không phải là Cộng sản nhưng ở thế kẹt, bắt buộc phải làm.
f) Bà DTPH. cho biết: "Quán Cà phê" kia là của tụi nó đấy. Tụi nó nhờ người đứng tên mở ra để kinh tài, làm ăn. Tụi nó c̣n một căn nhà "Văng Lai" ở đường Kird. Bất cứ ai cần đến tá túc đều đuợc tụi nó giúp đỡ. Nó bảo tôi cần xử dụng làm ǵ th́ cứ cho biết, chỉ lấy lệ phí tượng trưng. Sao tụi nó lắm tiền thế?"
3. Những suy tư
và thắc mắc
Những câu chuyện có
thật nêu trên đă làm người viết và nhiều người suy nghĩ. Chuyện
tuởng như đùa mà thật sự đă xẩy ra. Có nhiều người không tin. Nhưng
những người có con mắt t́nh báo th́ đó là chuyện thường t́nh, dù họ
không thấy trước mắt. Phần đông dư luận cho rằng chiến tranh Việt
Nam đă kết thúc. Đây là cái nh́n về quân sự. C̣n về những mặt khác
(chính trị, kinh tế, văn hóa) th́ trận chiến Quốc-Cộng thật sự chưa
chấm dứt. Nó đă biến thể hoặc chuyển sang một h́nh thức khác, từ
quân sự sang chiến tranh chính trị. Quan niệm đấu tranh thường trực
của Mao Trạch Đông khai triển từ chủ nghĩa Mác khẳng định điều đó:
"Chiến tranh là chính trị đổ máu. Chính trị là chiến tranh không đổ
máu." C̣n quan niệm của Chính Phủ Trung Hoa Quốc Gia th́ "Chiến
tranh Chính trị là sự kết hợp của Lục Đại Chiến. Đó là: Mưu lược
chiến, Tư tưởng chiến, Tổ chức chiến, Tâm lư chiến, T́nh báo chiến
và Quần chúng chiến" Quan niệm này được du nhập vào Quân Lực Việt
Nam Cộng Ḥa do Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị thuộc Bộ Tổng Tham
Mưu phụ trách.
Trở lại cuộc chiến
Quốc- Cộng tại Việt Nam , chúng ta thấy những điểm sau đây:
- Cuộc chiến
Quốc Cộng vẫn c̣n tiếp diễn? Cuộc chiến đó truớc đây xẩy ra
là do âm mưu xâm lược của Cộng sản Hà Nội qua công cụ bù nh́n của
chúng là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam . Cuộc chiến quân sự
Quốc-Cộng đă thật sự chấm dứt ngày 30 tháng 04 năm 1975. Nhưng bây
giờ cuộc chiến Quốc - Cộng đó tiếp tục diễn ra dưới nhiều h́nh thức
khác giữa bọn cầm quyền Cộng sản Hà Nội và Đại Khối Dân Tộc, cũng
gọi là Khối Người Việt Quốc Gia. Nếu như Cộng sản Hà Nội nắm ưu thế
trong nước th́ Khối Nguời Việt Quốc Gia nắm ưu thế tại Hải Ngoại.
- Những hiện
tượng không thể nghi ngờ: Cộng sản Việt Nam trước đây coi
những người vượt biên t́m tự do tức Khối Người Việt Hải Ngoại là bọn
phản quốc, phản động chạy trốn ra nước ngoài th́ nay chúng coi là
Khúc Ruột Ngàn Dặm, là Con Ḅ Sữa làm giàu cho Đất Nước bằng mọi
cách phải tranh thủ. Chính v́ thế, mà chúng tung ra Nghị Quyết 36 để
thực hiện chủ trương xâm nhập và lèo lái. Với việc vận động lập được
quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ từ hơn 10 năm nay, cộng thêm với việc
du lịch về thăm Quê Hương của đồng bào hải ngoại, Cộng sản Việt Nam
có bàn đạp pháp lư và có trớn để t́m cách xâm nhập Khối Người Việt
Hải Ngoại. Cộng sản chóp bu đă t́m cách cho con em chúng du học, lập
gia đ́nh với Việt kiều, gửi tiền ra nước ngoài, xây dựng cơ sở làm
ăn, buôn bán trong nhiều lănh vực. Cộng sản gửi các đoàn nghệ sĩ ra
hải ngoại trong chủ trương giao lưu văn hóa, mời phần tử hoạt đầu,
đầu cơ, và các chính khách xa lông về thăm Quê Hương trong chủ
trương ḥa hợp ḥa giải mà thực chất là củng cố chế độ và làm suy
yếu tiềm năng đấu tranh của Khối Người Việt Quốc Gia.
- Những hiện
tượng đáng nghi: Việc ông bạn ở Sài G̣n được Công An mời
lên đề nghị làm thủ tục cho đi sớm với điều kiện "viết cho một tờ
báo chống Cộng" là chuyện có thực. Điều đáng nghi là "những tờ báo
chống Cộng" nào là của Việt Cộng. Có người nói cho biết "đă chứng
kiến tận mắt thấy những tên làm trong Ṭa Lănh Sự Việt Cộng đậu xe ở
khu X... rồi đến họp ở ṭa soạn báo T... vào lúc 8 giờ tối..." Đáng
nghi v́ có những tờ báo viết bài chống Cộng đầy ḿnh, nhưng đồng
thời lại cũng đang những bài viết đánh phá, chụp mũ lung tung những
nhân vật và những hội đoàn Quốc Gia. Theo lập luận của Công An nói
cho ông C trong Phong Trào Z nói trên th́ "Anh có thể đả kích, phê
b́nh, chửi bới bất cứ ai, bất cứ cơ quan nào ngoại trừ "Bác Hồ và
Đồng chí Tổng Bí Thư" có nghĩa là Việt Cộng không quan tâm nhiều về
những bài viết chống Cộng của báo chí hải ngoại. Chúng biết Khối
Người Việt Hải Ngoại chống Cộng mạnh mẽ, cùng ḿnh. Mà dù cho có
viết thêm th́ trong nước cũng chẳng mấy ai biết. Nhưng Cộng sản cũng
biết sợ và chúng sợ cái ǵ? Cộng sản có hai cái sợ: sợ (1) Cộng Đồng
Người Việt đoàn kết và (2) sợ thần tượng bị sụp đổ.
Cái sợ thứ nhất của
chúng là Khối Người Việt Hải Ngoại ĐOÀN KẾT. Cho nên chúng ra sức
làm thế nào để cho Khối Người Việt Hải Ngoại CHIA RẼ và đánh nhau
loạn xạ. Cách hay nhất là gây mâu thuẫn, chụp mũ, bới móc, bôi bẩn,
đả kích, vân vân, nghĩa là làm thế nào trên những tờ báo chống Cộng
do Cộng Sản làm chủ trực tiếp hay gián tiếp, xuất hiện những bài báo
chống nhau, chống Cộng Đồng, chụp mũ những nhân vật Quốc Gia, các
Hội đoàn, Đoàn thể. Việt Cộng dư biết một số nhân vật ở Hải Ngoại
khi bị chửi, bị đả kích hay bị bôi bẩn là không dám tham gia hoạt
động nữa, t́m cách rút lui. Cộng sản lợi dụng vào nhược điểm đó để
cho tay sai viết bài bôi bẩn, chụp mũ đến độ phải rút lui để chúng
nhào vô chiếm cứ. Điểm này th́ Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận trong
bài nói chuyện tại các Giáo Xứ trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 đă
khuyên Giáo Dân phải b́nh tĩnh và dấn thân trong xă hội nhiễu
nhương. Nếu ḿnh không dấn thân th́ các phần tử xấu sẽ thừa cơ nắm
giữ và làm băng hoại xă hội.
Cái sợ thứ hai là sợ
thần tượng Hồ Chí Minh và kẻ kế vị bị sụp đổ. V́ như mọi người đều
biết chủ nghĩa cộng sản đă sụp đổ trên toàn thế giới, ngay chính tại
cái nôi sinh ra nó là Liên Sô. Cho nên để chống đỡ nguy cơ sụp đổ
tại Việt Nam, Việt Cộng phải bày ra cái gọi là Tư Tưởng Hồ Chí Minh
để làm điểm tựa cuối cùng. Chúng cố t́nh tô son điểm phấn cho thần
tượng Hồ có một tầm vóc tư tưởng khả dĩ làm nền tảng thay cho chủ
nghĩa Mác khi chủ nghĩa lỗi thời này bị quăng vào sọt rác của lịch
sử. Tất nhiên kẻ kế vị Hồ Chí Minh là những tên Tổng Bí Thư Đảng
Cộng Sản cũng cần được "thần tượng hóa" để làm điểm tựa giữ chế độ
cho vững. Cho nên muốn đánh thắng Cộng sản Việt Nam th́ trước hết
phải đánh đổ thần tuợng Hồ Chí Minh, sau đó kẻ kế vị Hồ. Trong nước
không ai dám công khai động đến Hồ Chí Minh th́ hải ngoại tha hồ lột
mặt nạ "thần tượng thúi tha này".
Trở lại nhưng chuyện
đánh phá chụp mũ, bôi bẩn ở hải ngoại th́ trên thực tế, chúng ta
chứng kiến một số tờ báo đă có hành vi y như lập luận của Cộng An
Việt Cộng nghĩa là đăng những bài chống Cộng đồng thời không tiếc
tay viết những bài đă kích thậm tệ bất cứ nhân vật quốc gia nào có
vẻ "nổi" một chút. Hiện tượng tung tin giả, chụp mũ, bôi bẩn đầy rẫy
trên báo chí. Bây giờ th́ việc sử dụng Internet phổ biến khá mạnh.
Ai có máy Computer đều có thể sử dụng dễ dàng. Có nhiều kẻ gian mang
nhiều Nicks khác nhau xuất hiện trên các Diễn Đàn Internets, đánh
phá lung tung. Cứ viết nhiều, viết bậy, nhắc đi nhắc lại nhiều lần
là có kẻ tin. Điển h́nh trong hai năm qua, hồi kư chiến tranh Trở
Lại Mật Khu Śnh Lầy của ông Nguyễn Bửu Thoại là một bằng chứng về
hành động phá hoại của kẻ gian. Ông Nguyễn Bửu Thoại chỉ nói đến
hiện tượng tiêu cực về chuyện "lăng nhăng của" một anh lính dưới
quyền với một cô thôn nữ mà cuối cùng anh lính đă cưới cô làm vợ.
Vậy mà kẻ gian và cũng là kẻ thù của ông dựng đứng cho rằng ông
Nguyễn Bửu Thoại mạ lỵ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, rằng Quân Lực
Việt Nam Cộng Ḥa chuyên hiếp dâm. Chuyện tung tin này rất dễ gây
xúc động và nếu độc giả chưa từng đọc Trở Lại Mật Khu Śnh Lầy th́
dễ dàng tin rằng ông Nguyễn Bửu Thoại đă mạ lỵ Quân LụcViệt Nam Cộng
Ḥa.
Trên thực tế, chúng ta
cũng chứng kiến một số phần tử xem ra không làm một việc ǵ nổi,
nhưng hễ những tên này t́m cách len lỏi vào bất cứ hội đoàn nào là y
như hội đoàn đó có chuyện lôi thôi. Điển h́nh là Tổng Hội Thủ Đức và
Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại th́ loạn từ
hơn 10 năm nay v́ những tranh chấp vô bổ. Nhưng nếu hiểu rơ chuỵện
ra th́ không lấy ǵ làm lạ cả. Đây là tiếng nói duy nhất của Khối
Nguời Việt Quốc Gia trên Diễn Đàn Văn Bút Quốc Tế mà Cộng sản Hà Nội
và Hội Nhà Văn của chúng th́ không được tham gia chỉ v́ chúng không
tôn trọng Nhân Quyền và quyền Tự Do Ngôn Luận của người cầm bút. Cho
nên chúng phải t́m cách len lỏi, xâm nhập để phá hoại. Đó là Văn.
C̣n bên Vơ, Tổng Hội Thủ Đức là hội quy tụ những cựu Sinh Viên Sĩ
Quan của một Quân Trường có tiếng là đào tạo số lượng sĩ quan đông
nhất cho Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa trong thời kỳ chiến tranh. Cho
nên chúng ta cũng không lấy làm lạ khi thấy Tổng Hội đang đà đi lên
th́ lại có những tranh chấp phá hoại.
Quan sát những buổi lễ
sinh hoạt của Cộng Đồng tại nhiều nơi, người ta thường chứng kiến
một số người h́nh như không ở trong Ban Tổ Chức, nhưng lại làm nhiệm
vụ quay phim, chụp ảnh. Câu hỏi cần đặt ra là những người này làm
ǵ, cho ai? Cho nên trở lại chuyện ông C trong Phong Trào Z được
Công An Việt Cộng cho coi Video về sinh hoạt Cộng Đồng Hải Ngoại th́
ta có quyền nghĩ rằng Việt Cộng đă bỏ tiền ra thuê bao một số người,
có thể là bọn nằm vùng, gián điệp, những kẻ cần tiền sẵn sàng làm
công tác đi chụp h́nh, quay Video cho chúng mọi sinh hoạt của Cộng
Đồng Việt Nam Hải Ngoại. Chỉ cần một số tiền nhỏ và dụng cụ quay
phim là "kẻ làm công" có thể thực hiện dễ dàng công việc thuê mướn.
Cách đây mấy năm, người viết được đọc một số báo của của Việt Cộng
từ một ông bạn có người nhà về Việt Nam . Tờ báo đó đă viết bài với
đầy đủ chi tiết đả kích một số nhân vật tên tuổi hoạt động tại San
Jose là những tên "ăn trợ cấp của Mỹ". Buồn cười là tác giả viết
những bài báo này không biết ǵ sinh hoạt của xă hội Mỹ mà dám viết
bừa viết bậy. Tất nhiên là những nhân vật bị báo Việt Cộng đả kích
đă có một số chất liệu do tay sai nằm vùng thâu thập và cung cấp.
Những điều
không thấy nhưng vẫn phải nhận là có thực: người viết muốn
nói đến chuyện t́nh báo, gián điệp. Bọn làm công tác gián điệp, t́nh
báo luôn được huấn luyện kỹ càng về kỹ thuật công tác. Chúng xâm
nhập rất hay, ngụy trang rất khéo, tổ chức rất giỏi, và phá hoại
cũng rất kinh hồn. B́nh thường chẳng mấy ai biết chúng. Nhưng các
chính phủ nào cũng có cơ quan chuyên môn về t́nh báo để theo dơi,
khám phá. Rồi khi khám phá ra kẻ phá hoại, những tên gián điệp được
công bố tên tuổi th́ lúc ấy chuyện đă đổ bể hay lộ tẩy th́ quần
chúng mới hay mới biết. Hăy nói về các nhân viên ngoại giao của bất
cứ chính phủ nào thường đều là những nhân viên t́nh báo. Chuyện
chẳng đâu xa, trường hợp Đinh Bá Thi đại diện của Cộng sản Việt Nam
tại Liên Hiệp Quốc và David Trương Đ́nh Hùng (con trai LS. Trương
Đ́nh Dzu) bị chính quyền Mỹ bắt quả tang tội làm gián điệp hồi năm
1977. David Trương Đ́nh Hùng bị tống giam c̣n Đinh Bá Thi bi trục
xuất. Lúc ấy, người viết c̣n ở Việt Nam thấy dư luận xôn xao làm cho
Việt Cộng bẽ mặt. Cái tin Đinh Bá Thi bị trục xuất đă làm người
trong nước nghĩ thầm rằng: "Tên này khôn th́ t́m cách trốn đi hoặc
đầu hàng Mỹ. Ngu th́ cứ về Việt Nam ." Quả nhiên là đúng, sau khi về
Việt Nam được mấy tháng, có tin Đinh Bá Thi bị xe đụng chết tại
Tuyên Đức.
Công tác xâm nhập phá
hoại Cộng đồng người Việt Hải Ngoại hiện nay do Tổng Cục Phản
Gián/Cục Đối Ngoại của Hà Nội phụ trách với ngân khoản cả hàng trăm
triệu Dollars mỗi năm. Tổng Cục Phản gián do tên tướng Nguyễn Chí
Vịnh cầm đầu. Nguyễn Chí Vịnh là con tướng VC Nguyễn Chí Thanh (bị B
52 ném bom chết trong chiến trường miền Nam năm 1967). Khi thực hiện
kế hoạch xâm nhập phá hoại, Việt Cộng sẽ dùng đủ mọi phương tiện,
mọi thủ đoạn: tiền bạc (Dollars), gái đẹp, thân nhân... Điều này dễ
hiểu như đă nói trên. Nhưng biết như vậy mà vẫn có thể mắc mưu.
Cũng cần phải nói thêm
về ngành t́nh báo của Việt Nam Cộng Ḥa trong thời chiến cũng đă tạo
được biết bao thành tích. Nếu như Việt Cộng đă cài được nhiều ổ gián
điệp vào trong Chính Quyền và Quân Đội mà điển h́nh là trường Sĩ
Quan Thủ Đức th́ nguợc lại phía Việt Nam Cộng Ḥa cũng cài ngược lại
vào nội bộ của Việt Cộng, thế nên bao nhiêu cơ sở gián điệp của Việt
Cộng bị tóm trọn ổ. Từ Phong Trào Tố Cộng đến Quốc Sách Ấp Chiến
Lược, rồi đến Chiến Dịch Phượng Hoàng, bao nhiêu ổ Việt Cộng bị
phanh phui. Nhân đây cũng phải khen sư đoàn 5 Bộ Binh một lần v́ đă
bắt được Nam Công, nhân vật thứ 8 của Cục R (Trung Ương Cục Miền
Nam). Rồi Việt Nam Cộng Ḥa c̣n bắt được vợ của Trần Bạch Đằng nhốt
trong Tổng Nha Cảnh sát Quốc Gia. Sau biến cố Mậu Thân 1968, Mỹ mượn
vợ Trần Bạch Đằng để khai thác, nhưng rồi đem đổi lấy tù binh Mỹ bị
Việt Cộng bắt. Sau ngày 30.04.1975, vợ Trần Bạch Đằng được chức Thứ
Truởng Tư Pháp đặc trách Miền Nam, một chức vụ bù nh́n làm kiểng,
chớ vợ Trần Bạch Đằng th́ dốt đắc cán mai biết ǵ luật lệ với tư
pháp. Chính Trần Bạch Đằng cũng thú nhận trong cuốn Kẻ Sĩ Gia Định
rằng y chút nữa cũng bị thộp cổ. May mà y ngâm ḿnh dưới nước trong
một bụi cỏ trên sông mà thoát. Rồi đến Phạm Thị Yến, một dược sĩ là
vợ của Trần Bửu Kiếm (Trung Ương Cục Miền Nam) cũng bị Việt Nam Cộng
Ḥa bắt nhốt ở Trung Tâm Cải Huấn Thử Đức. Sau Mỹ lại mượn khai thác
và trả cho Việt Cộng. Nhưng có lẽ cũng v́ thế mà sau ngày 30 tháng 4
năm 1975, Trần Bửu Kiếm bị nghi ngờ và ch́m luôn.
Trở lại Cộng đồng Người
Việt tại Hoa Kỳ hiện nay là đối tượng quan trọng của Cộng sản Việt
Nam . Đương nhiên là chúng phải t́m mọi cách len lỏi xâm nhập vào
trong mọi lănh vực, mọi hoạt động. Các đoàn thể ái hữu là dễ dàng
nhất. Ngay đến các đoàn thể chính trị, chúng vẫn có thể xâm nhập dễ
dàng. Lư do là v́ tổ chức lỏng lẻo, kết nạp đoàn viên bừa băi, chỉ
cần số đông. Mặt khác, người ta có quyền nghi ngờ một số đoàn thể mà
dư luận cho rằng "chống Cộng giả". Những đoàn thể đó có thể do chính
Việt Cộng nằm vùng tổ chức, cũng có thể do người Việt quốc gia tổ
chức rồi bọn cán bộ nằm vùng xâm nhập, lèo lái, rồi nhẩy lên nắm lấy
vai tṛ lănh đạo.
Một sự kiện nữa là
trong buổi giao thời, bao giờ cũng xuất hiện bọn "đón gió trở cờ",
bọn hoạt đầu chính trị, bọn cơ hội chủ nghĩa, vân vân. V́ không có
lập trường vững chắc, nhất là không có khả năng tổ chức mà chỉ ham
lợi lộc, chức quyền, nên bọn người này rất dễ dàng tự nguyện làm tay
sai cho giặc. Như t́nh h́nh hiện nay, bọn đón gió trở cờ đang âm
thầm hoạt động để may ra Việt Cộng "bố thí" cho chút cơm thừa canh
cặn. Thật là ngu xuẩn khi bọn người này đi đêm với Cộng sản mà không
biết rằng "không có thực lực mà xin nói chuyện với chúng th́ chỉ có
khả năng làm tay sai" mà thôi.
Câu hỏi đặt ra là tại
sao những đoàn thể chính trị mon men về biên giới dễ dàng bị chúng
tóm trọn ổ? Câu trả lời không khó v́ cái tật ồn ào phô trương "lạy
ông tôi ở bụi này" của một số đoàn thể đấu tranh. Ngoài ra, Thái Lan
là đất chứa đầy thứ t́nh báo, trong đó dại ǵ mà Việt Cộng không có.
Bây giờ chuyện đi lại giữa Hoa Kỳ- Việt Nam quá dễ dàng, những quan
hệ hôn nhân, buôn bán, đổi tiền, vân vân là cửa ngơ để chúng xâm
nhập. Tất nhiên là Mỹ dư biết và họ có đường lối xử sự riêng của họ.
C̣n khối Người Việt Quốc Gia th́ chúng ta đối phó ra sao?
Tạm kết luận
Chuyện Việt Cộng xâm
nhập phá hoại là điều hiển nhiên. Nhưng muốn phát hiện sự xâm nhập
của chúng th́ phải có cái nh́n về t́nh báo và để tâm theo dơi. Ai
lănh nhiệm vụ này, tất nhiên là các đoàn thể đấu tranh phải đi tiên
phong, sau đến mọi đoàn thể người Việt quốc gia ở hải ngoại. Kẻ thù
th́ làm việc 24 trên 24 và có nhiều phương tiện với ngân khoản cả
hằng trăm triệu Dollars. C̣n các đoàn thể ḿnh th́ đấu tranh theo
kiểu cuối tuần (Weekend). Trận chiến tuy không đổ máu những cũng
khốc liệt không kém. Phải làm sao đây? Tất nhiên ngoài công cuộc xây
dựng, đoàn kết th́ các đoàn thể đấu tranh phải tích cực hơn trong
mọi lănh vực. Ngay những hội đoàn ái hữu, nếu chịu dấn thân xa hơn
mục tiêu ái hữu th́ sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn. Và có lẽ đă đến
lúc chúng ta nên làm một cuộc tổng kiểm kê lại mọi thành quả và thất
bại của 30 năm lưu vong để biết vị thế và tương quan Địch-Ta như thế
nào. Nh́n đúng thực trạng, thấy rơ nhu cầu, mới có thể t́m ra phương
pháp hay sách lược đấu tranh hữu hiệu.
San Jose ngày 08 tháng
09 năm 2006
Phạm Quang Tŕnh
--------------------------------
* Nhân vật mà tác giả nói trên là Năm Cang (Nguyễn Văn Đông) Trưởng
ban Binh Vận Cục R của Trung Ương Cục Miền Nam. Xin đọc bài Văn Hoá
Nội Gián trong trang web sau
Văn Hóa Nội Gián
Cả hội trường im phăng phắc, gần hai trăm cặp mắt hướng về tấm bục gỗ trên sân khấu. Sau tấm bục đó là một cụ già, khoảng 70 tuổi, râu tóc bạc phất phơ. Cụ mặc bộ bà ba trắng đơn giản, đôi mắt linh lợi ẩn hiện sau cặp kính lăo. Dáng dấp cụ có vẻ hiền hoà, như một người ông, chân chất và khoan thai. Dù gặp ở bất cứ trong hoàn cảnh nào, chúng ta chắc chắn sẽ có cảm t́nh với cụ ngay.
Nhưng chúng ta lầm. Lầm to. Đàng sau khuôn mặt và dáng dấp hiền hoà đó, là cả một trí óc đầy mưu lược chết người. Cụ già đó không đứng trước mặt hai trăm cử toạ gồm 170 sinh viên sĩ quan và 30 cán bộ các cấp của trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị (CTCT) Đà Lạt để nói chuyện tâm t́nh của người ông từng trải và đám cháu trẻ tuổi đang háo hức việc đời, mà là những mưu mô thủ đoạn trong nghề binh vận, t́nh báo.
Cụ già đó là Nguyễn Văn Đông, bí danh Năm Cang; Trưởng ban Binh Vận của Trung Ương Cục Miền Nam (tức cục R). Nói rơ ra, đó là nhân vật số một trong ngành t́nh báo chiến lược của quân đội Viêt Cộng, tác giả và đạo diễn của những biến cố có tầm cỡ như vụ đột nhập, xâm chiếm Hậu Cứ của Thiết đoàn 1 Kỵ Binh ở G̣ Đậu, B́nh Dương mà đă gây cho quân lực VNCH những tổn thất to lớn vừa về nhân mạng, vũ khí và cả uy tín.
Cụ bị quân ta bắt trong
một cuộc hành quân càn quét ở miền Đông Nam phần và đang bị giam giữ
điều tra tại Cục An Ninh Quân Đội (ANQĐ). Để giúp cho các sĩ quan
tương lai có thêm hiểu biết về âm mưu thủ đoạn của Cộng Sản, Trường
Đại học CTCT đă dàn xếp với cục ANQĐ, mời cụ Năm Cang đến trường để
nói chuyện trong phạm vi của môn học về Binh Vận.
Cụ Nguyễn Văn Đông đă xác nhận rằng cụ không là một người
hồi chánh, mà là một tù binh. Câu nói đầu tiên là cụ chê bai ngành
an ninh t́nh báo của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa (QLVNCH) rất kém
cơi, và công tác giáo dục binh sĩ về binh vận, địch vận của ngành
CTCT chưa có hiệu quả tích cực. Do đó, phiá Việt Cộng đă rất dễ dàng
xâm nhập, mua chuộc, đe doạ để gài người và lập ra mạng lưới t́nh
báo, nội tuyến.
Cụ đă kể lại hai câu chuyện có thật về công tác binh vận và đă đưa ra những nhận xét rất chính xác về QLVNCH. Chuyện rất dài, nhiều chi tiết thú vị. Tôi chỉ xin kể sơ lược một chuyện mà tôi c̣n nhớ nhiều. Nhưng sau 40 năm thăng trầm, có nhiều chi tiết về thời gian, không gian, tên tuổi, tôi không thể nhớ hoàn toàn chính xác (xin các niên trưởng thuộc Thiết đoàn 1 Kỵ Binh và Sư Đoàn 5 Bộ Binh bổ túc, đính chính nếu có sai sót):
Thượng sĩ X quê quán ngay ở quận Bến Cát, tỉnh B́nh Dương. Tham gia Quân đội VNCH từ trước năm 1954 và đang phục vụ tại hậu cứ Thiết Đoàn 1 KB ở G̣ Đậu, tỉnh B́nh Dương. Quận Bến Cát cũng như hầu hết các quân khác của B́nh Dương nằm trong lănh thổ Chiến Khu D nổi tiếng của Việt Cộng. Đa số các gia đ́nh dân chúng đều có con cái theo phe Việt Cộng và bản thân họ cũng là thành phần rất tích cực. Dù chỉ cách Thủ đô Sài G̣n khoảng trên 30 cây số, vùng đất phiá Bắc tỉnh lỵ B́nh Dương được coi là vùng bất khả xâm phạm của VC từ nhiều năm cho đến khi Sư đoàn 1 BB Hoa Kỳ nhận lănh trách nhiệm hành quân. Những năm đó, Sư đoàn 5 BB của VN rất yếu kém, không có khả năng tác chiến và b́nh định trong một vùng lănh thổ rộng răi đầy dẫy mật khu của địch.
Thượng sĩ X có nhiều
bạn bè cùng quê, bạn học cũ, bạn nhậu, dĩ nhiên! Trong số bạn thân,
có một ông tên Y. Y chỉ là một nông dân thuần tuư, có vợ và các con
c̣n đi học. Hai ông X và Y quen nhau từ nhỏ, biết hết tính t́nh, sở
thích của nhau. Và chẳng có ǵ để nghi ngờ t́nh bạn trong sáng này.
Một hôm, trong buổi nhậu đă gần tàn, ông Y hỏi mượn ông X một cái bi
đông nhựa cho con trai sắp dự hai ngày cắm trại của trường Trung Học
Trịnh Hoài Đức tổ chức. Ông X. sốt sắng: “Tưởng ǵ. Chuyện nhỏ. Ngày
mai đi uống cà phê, tôi sẽ mang ra cho. Cả bi đông, cả bao vải, cả
cái ca nhôm nữa. Có cần gà mên không? Cắm trại xong, bảo thằng nhỏ
giữ lấy mà xài về sau, khỏi trả. Trong này thiếu giống ǵ.”
Đúng, chuyện nhỏ! thiếu giống ǵ! Bởi v́ quân đội VNCH ngày đó trang bị, tiếp liệu dồi dào kiểu con nhà giàu như bạn đồng minh Hoa Kỳ. Ngoại trừ việc mất mát vũ khí là phải khai tŕnh, lập biên bản, điều tra… C̣n những vật dụng linh tinh th́ cứ vào kho mà lấy, ngay cả chẳng cần thiết áp dụng nguyên tắc một đổi một. Các quân dụng loại này có thể t́m thấy bất cứ xó xỉnh nào: trong một góc nhà, gầm giuờng, xó bếp, hay tại các cửa hàng bán chợ trời….
V́ thế, Thượng sĩ X không mấy thắc mắc việc ông bạn Y lâu lâu xin cái này, cái nọ. Khi th́ tấm poncho, khi th́ đôi giày cũ… Đến độ c̣n xin cả cọc sắt kẽm gai về rào lại cái vườn. Có khi c̣n xin cả chất nổ dẽo C-4 nói là để mồi lửa, đun bếp cho mau bắt. Loại C-4 này có sức công phá rất dữ dội, anh em binh sĩ chúng ta khi hành quân vẫn xử dụng để đun nước pha cà phê cho nhanh.
Một hôm đẹp trời mùa hạ, ông Y rũ ông X đi bắt cá ở khúc sông vắng phía tây B́nh Dương. “Phải chi có vài ba trái nổ đem theo tha hồ mà bắt về nhậu.” Ông X. liền dúi cho bạn hai trái lựu đạn MK-2 và nói: “Ông ra trước đi, tui c̣n lo vài việc trong trại rồi theo sau cũng không muộn.”
Quan hệ giữa hai ông bạn vẫn thắm thiết. Ông X vẫn luôn hào phóng giúp đỡ bạn mỗi khi bạn cần xin xỏ các vật liệu quân đội mà không một chút nghi ngờ.
Một hôm, Thượng sĩ X nhận được một lá thư trên phong b́ không có tên người gửi. Ông lấy làm ngạc nhiên, chẳng biết cơ quan, pḥng ban nào gửi văn thư cho ḿnh. Ông lật đật xé phong b́ lấy thư ra đọc. Lá thư được đánh máy không rơ nét trên một tờ giấy cũng chẳng trắng trẻo ǵ. Khuôn mặt ông đang b́nh thường bỗng đỏ lên và tái dần lại. Đôi môi ông run run, hai tay lẩy bẫy. Mắt ông nhoà lên trước những hàng chữ trên đầu trang thư:
Mặt Trận Dân Tộc
Giải Phóng Miền Nam Việt Nam
Ban Chỉ Huy Quân Sự tỉnh Phước B́nh Thành
…
Thư cám ơn,
Thay mặt Tỉnh Uỷ Phước B́nh Thành, chúng tôi cám ơn ông Nguyễn Văn
X…. đă đóng góp giúp đỡ Mặt Trận trong thời gian qua một số quân
trang quân dụng như sau:
…
Chúng tôi ghi nhận tinh thần yêu nước chống Mỹ Ngụy của ông NVX… Và
mong rằng trong tương lai, ông X sẽ góp nhiều phần tích cực hơn cho
pḥng trào giải phóng dân tộc…
Kư tên
Thượng sĩ X ngồi phệt xuống, tay ṿ lấy lá thư. Tâm trí mê muội đi
một lúc lâu. Sao lại có chuyện này? Thằng Y có liên quan ǵ với VC?
Mà sao nó gài ta vào chuyện động trời thế này hở trời?
Thay v́ làm một việc khôn ngoan là tŕnh báo ngay với pḥng An Ninh
đơn vị để xin ư kiến. Ông X cứ băn khoăn suy nghĩ t́m cách tự gỡ rối
cho bản thân. Vả lại, cái việc mà chúng ta gọi là khôn ngoan đó cũng
chẳng dễ dàng ǵ. Ai ở trong quân đội cũng biết về ngành An Ninh. Nó
cũng giống như hoàn cảnh người tù cải tạo mà phải lên làm việc với
cán bộ trực trại, an ninh hay giáo dục vậy. Chỉ mua thêm lo âu, rắc
rối và nguy hiểm đến sự nghiệp và an toàn bản thân. V́ thế, chúng ta
không lạ khi rất nhiều anh em quân nhân dính vào các hoàn cảnh như
Thượng sĩ X. đành phải câm nín, tự lo liệu, hơn là lên gặp mấy khuôn
mặt lạnh lùng, đầy đe doạ của mấy ông An Ninh Quân Đội.
Thăm ḍ, theo dơi một thời gian, bọn Việt Cộng (VC) biết ông X đă không tŕnh báo ǵ với cơ quan an ninh. Biết đúng tẩy con bài, chúng bắt đầu áp dụng phương pháp vừa ve vuốt, vừa doạ dẫm để buộc Thượng Sĩ X phải dần dà sa chân vào băi lầy không lối thoát. Người ta thấy ông X có nhiều em cháu bà con từ quê lên thăm, vào tận khu gia binh, trú ngủ qua đêm. Họ lân la làm quen với anh em binh sĩ, mời mọc cà phê thuốc lá, nhậu nhẹt tưng bừng. Họ dần dần biết hết các ngơ ngách, các trạm gác, ụ súng, hầm hố, giờ giấc sinh hoạt, canh gác, thói quen của anh em binh sĩ trong đơn vị, sở thích của các sĩ quan chỉ huy… Trong lúc nhậu nhẹt nghiêng ngả, họ t́m cách hỏi cách xử dụng các loại xe tăng. Tưởng ai chứ con cháu ông Thượng sĩ thường vụ th́ ai mà e dè làm chi.
Xin cho phép bỏ qua giai đoạn này v́ nó kéo dài lâu lắm, và thêm nhiều t́nh tiết gay cấn, để kể đến đoạn kết thúc bi thương.
Thời này chiến tranh chưa leo thang ác liệt, nên chưa có lệnh cắm trại ứng trực 100%. Hôm đó, h́nh như là cuối tuần. Anh em binh sĩ đi phép 50%, chỉ c̣n lại 50% trong đơn vị mà một số đă nhảy dù ra chợ B́nh Dương nhậu nhẹt, thăm các em gái vườn chôm chôm, măng cụt. Trong trại, ông Thượng sĩ và một đám “con cháu” cũng bày tiệc nhậu nhẹt. Đến gần nửa dêm, toàn trại bỗng nghe nhiều tiếng nổ kinh hồn. Lửa cũng lan nhanh gây nhiều đám cháy lớn. Tiếng người chạy rầm rập. Đàn bà trẻ con trong trại gia binh khóc la um sùm. Người ta thấy những chiến xa nổ máy, vừa chạy ra phiá cổng vừa bắn xối xả vào các khu doanh trại. Quân sĩ choàng tỉnh sau cơn ngủ chưa bén nhưng không biết hướng nào mà chống đỡ. Một phần đă ngă gục trong đợt tấn công bằng chất nổ C-4, một phần bị ḱm lại v́ hỏa lực từ những chiến xa của “quân ḿnh”.
Đoàn xe tăng cứ như chạy vào chỗ không người. Chúng ḅ ra cổng và chạy qua thành phố định tấn công vào toà Tỉnh, Tiểu khu và Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 ở Phú Lợi, cách đó chừng mấy cây số.
May mắn thay, sau những giây phút hoang mang, hỗn loạn, binh sĩ ta lấy lại tinh thần. Họ nhảy lên những xe tăng c̣n lại chạy đuổi theo những xe đă bị địch cướp đoạt. Cuộc rượt đuổi và bắn phá như trong cinema. Bọn VC chạy măi rồi bị vướng vào đường cụt, hay sa vào các hóc hẽm mà không biết cách cài số de. Th́ ra, chúng đă chịu khó học nổ máy, lái xe… nhưng lại không biết cách lùi. V́ thế những con cua sắt đă làm mục tiêu lư tưởng cho các xạ thủ của Thiết đoàn 1 Kỵ Binh.
B́nh Dương được cứu thoát sau trận tập kích có đặc công, nội tuyến thần sầu đó. Quân Lực ta lẽ ra đă học một bài học đắt giá. Nhưng rồi vẫn có những đơn vị, những cá nhân tiếp tục rơi vào cạm bẫy binh vận của địch. Rải rác đó đây vẫn xảy ra những vụ nội tuyến mà đa số các quân nhân phản bội là do yếu đuối, bị ràng buộc t́nh cảm, tài chánh, bị đe doạ… hay v́ quá ngây thơ về kẻ địch, nên không nh́n thấy những diễn biến rất nhẹ nhàng, khôn khéo trong diễn tŕnh binh vận của VC.
Ngày nay, hơn 40 năm sau biến cố B́nh Dương vừa kể, chúng ta lại có dịp ôn lại để đánh giá đúng mức việc Cộng Sản đang t́m cách xâm nhập Cộng Đồng Người Việt hải ngoại một cách tiệm tiến, để áp dụng nghị quyết 36 qua việc tổ chức các buổi văn nghệ mà mới nh́n qua, có vẻ hiền lành, vô hại.
Cái khổ tâm của những tổ chức đoàn thể Cộng đồng Người Việt là e ngại bị gán cho những tĩnh từ “Cực Đoan, Độc Đoán”, “nh́n đâu cũng thấy địch”. Không phải chỉ những phụ nữ hiền lành, các thanh thiếu niên vô tư; mà ngay nhiều anh em cựu chiến sĩ từng bị lừa bịp, tù đày trong chế độ CS cũng đă thiếu cân nhắc khi nói: “Người ta tổ chức văn nghệ, có bài hát lời ca nào tuyên truyền đâu mà chống lại họ.” Chúng ta hoàn toàn thông cảm những nghệ sĩ trong nước t́m cách ra ngoại quốc du lịch, ca hát để đem giọng ca phô trương với đồng bào hải ngoại, hay để kiếm tiền, kiếm danh… Chúng ta không đem danh nghĩa Cộng Đồng, đoàn thể để chống lại những cá nhân nhỏ bé đó.
Nhưng chúng ta cần nhận định một nguyên tắc đầu tiến: Khi c̣n trong cuộc chiến (dù chiến tranh vũ lực trước 1975 hay đấu tranh chính trị hiện nay), th́ vẫn c̣n giới tuyến giữa hai bên. Chúng ta phải luôn cảnh giác về những âm mưu xâm nhập nhập của địch mà thường là khởi đi từ những việc nhỏ nhặt, nhẹ nhàng, vô hại để dần dà tiến đến những sự việc hệ trọng chính vào lúc mà chúng ta đă bị ru ngủ, vướng vào bẫy... một cách êm thắm nhẹ nhàng.
Những năm trước đây, chỉ có những nghệ sĩ đi qua một cách lẻ tẻ. Rồi đến những tổ chức rầm rộ hơn với những chương tŕnh văn nghệ có chủ đề rất thách đố (Người Ấy và Tôi, Em Chọn Ai?, Duyên Dáng Việt Nam, Thảm Đỏ). Từ những nghệ sĩ VN chưa có vấn đề, dần đến những nghệ sĩ từng bị cộng đồng lên án về những hành vi chính trị tiếp tay cho địch (Nguyễn Ngọc Ngạn trong vụ Paris 40, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, Trịnh Hội trong vụ Úc Châu mới đây. Chuyện bố con Nguyễn Cao Kỳ th́ đă quá rơ). Chúng ta có thể nh́n thấy những vụ tổ chức này không nằm ngoài kế hoạch tấn công văn hoá của CS. Có những bàn tay từ bên VN tiếp sức cho bọn đầu nậu ở hải ngoại. Cứ cho rằng những người tổ chức th́ v́ ham tiền ham danh mà vô t́nh làm công cụ cho CS đă đành. Chúng ta lại thấy có những cơ quan truyền thông trong cộng đồng, v́ thiếu thông tin về những thành phần bất hảo trên, mà loan tin, quảng cáo cho chúng, vô t́nh đi ngược lại tinh thần chung, gây ngộ nhận trong quần chúng, gây trở ngại cho kế hoạch chống Cộng của chúng ta.
Đôi lúc nh́n sinh hoạt cộng đồng, chúng tôi vẫn liên tưởng đến thời gian trước 1975. Vẫn những thách thức từ phía đối phương; vẫn những chiến sĩ ngày đêm lăn ḿnh trong lửa đạn chiến đấu; mà luôn luôn tồn tại nơi hậu phương là những con buôn thủ lợi, những tên phản bội đê hèn, làm nội gián cho địch, và luôn có một tầng lớp quần chúng rất “vô tư” hành xử hoàn toàn theo bản năng, thị hiếu, suy luận dựa trên những cảm tính đơn sơ trước một kẻ địch đầy mưu ma chước quỷ.
Chúng ta không phải ngây thơ mà không biết rằng Cộng Sản đă cài người của chúng trong những chuyến vượt biển một cách an toàn. Chúng ta không phải không biết trong thành phần cựu tù nhân trong chương tŕnh HO có nhiều anh em có những vướng mắc mà phải cam kết hoạt động cho CS để được đi định cư. Có những anh lỡ lầm làm ăng ten trong tù, c̣n lưu bút tích; CS chắc không ngu ǵ không lợi dụng họ để xử dụng ở hải ngoại. V́ thế, thời gian gần đây, nhiều tên đă bắt đầu lộ diện công khai, nhất là sau chuyến Mỹ du của Nguyễn Minh Triết. Bọn đón gió trở cờ từng ngo ngoe... nay cũng lên tiếng hoà điệu với loài ếch nhái kia.
Trong lănh vực báo chí, cũng có nhiều hiện tượng nổi lên. Vừa qua là các tờ báo Việt Weekly ở California, Vietnam Weekly News ở Dallas. Một tờ tạp chí phát hành rộng răi trên nhiều thành phố, mang một cái tên từa tựa tạp chí Tuổi Trẻ của đoàn Thanh Niên CS bên Việt Nam. Cùng một cách tŕnh bày tên báo, mẫu chữ. Họ là ai? Toàn là những người chưa hề có kinh nghiệm, khả năng viết lách, làm báo. Nhưng họ dám đứng ra làm những tờ báo rất đẹp, in bằng Digital, nhiều trang màu giấy láng mà lại biếu không. Thậm chí quảng cáo cũng rất rẻ. Chúng tôi là những người làm báo nhiều năm trên đất Mỹ, từng biết rằng nghề làm báo là v́ mục đích thông tin nghị luận chứ không thể trông cậy vào phần tài chánh thu nhập. Vậy th́ người khổng lồ nào đứng đàng sau để chi tiền cho những tờ báo trên? Hỏi tức là trả lời. Nhất là những bài vở lấy từ các trang mạng bên Việt Nam với cách hành văn và từ ngữ mà Cộng Sản thường xài. Có phải trước hết, họ muốn cho người Việt hải ngoại từ từ quen thuộc với ngôn ngữ trước, để rồi dần dà họ sẽ khôn khéo chuyển qua các thể tài chính trị xă hội tuyên truyền cho CS?
Dĩ nhiên, là những người đấu tranh cho tự do dân chủ, sống trên xứ sở dân chủ tự do, chúng ta không có quyền ngăn chặn những hoạt động như thế.
Nhưng với những ai từng thực sự lo âu khi bước chân lên chiếc thuyền mỏng manh dể vượt Thái B́nh Dương trong sóng gió và đe dọa của công an tuần duyên, của hải tặc Thái Lan; những ai từng đứng ngồi thấp thỏm chờ đợi trên lề đường Thống Nhất để nhận tấm “hộ chiếu” HO; xin hăy biểu lộ một thái độ Chính Trị đúng đắn của người quốc gia chống Cộng bằng cách tẩy chay, lên án những hoạt động văn hoá nội gián do CS tiến hành. Xin hăy tuyên truyền, giải thích cho thân nhân, bạn bè về những âm mưu ly gián của bọn nằm vùng, tay sai Cộng Sản.
Cuộc chiến vẫn c̣n tiếp diễn cho đến khi nào dân chủ tự do toàn thắng chế độ Cộng Sản độc tài trong nước Việt.
Đỗ Văn
Phúc