Vào Danh Sách CPC?
Trần Khải
Vào danh sách CPC thực ra là khó. Không dễ. Thậm chí tới như trường hợp nhà nước CS Việt Nam biểu diễn bàn tay sắt đối với nhiều hồ sơ tôn giaó, mà vẫn thoát nhẹ nhàng các năm gần đây. Tuy nhiên, lần này không khí đang trở nên u ám, và viễn ảnh vào CPC đă gần hơn, có thể nói là thấy rơ.
Điều chúng ta sẽ suy nghĩ, rằng, chỉ có trong hai năm liên tiếp, 2004 và 2005, Việt Nam bị đưa vào danh sách CPC và sau đó là thoát hiểm tới giờ. Nhưng t́nh h́nh lại bất ổn rồi.
Dấu hiệu gần nhất, mới hôm Thứ Hai 13-7-2009, nhiều vị dân biểu liên bang kêu gọi Bộ Ngoại Giao Mỹ đưa VN vào lại danh sách các nước quan ngại CPC v́ các hành vi đàn áp tôn giáó. Bản tin từ văn pḥng Dân Biểu Loretta Sanchez hôm 13-7-2009 viết:
“Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez (CA-47) cùng các dân biểu Hạ Viện kêu gọi bà Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Hillary Clinton đưa Việt Nam vào lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC List) v́ đă không cải thiện t́nh trạng đàn áp tự do tôn giáo của họ. Danh sách CPC List dành riêng cho các quốc gia, "tham gia hoặc dung túng các hành vi vi phạm tự do tôn giáo," Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao có quyền lựa chọn các biện pháp như ngoại giao, kinh tế, bao gồm cả chế tài hoặc thỏa hiệp về đầu tư song phương giữa hai quốc gia.
Lá thư đă được một nhóm dân biểu thuộc lưỡng đảng kư tên vào như: Dân Biểu Christopher Smith, Dân Biểu Zoe Lofgren, Dân Biểu Anh "Joseph" Cao, Dân Biểu Ed Royce, Dân Biểu Dana Rohrabacher, Dân Biểu Frank Wolf và Dân Biểu Daniel Lundgren...” (hết trích)
Đó là chuyện của các dân biểu. Cũng cần nhắc rằng, một lá thư kư tên 37 Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Hoa Kỳ mới tuần trứơc đă yêu cầu nhà nước CSVN trả tự do cho Linh Mục Nguyễn Văn Lư tức khắc và vô điều kiện. Số đông Thượng Nghị Sĩ kư tên có vẻ như sẽ mở màn cho Bộ Ngoại Giao Mỹ dễ dàng tăng áp lực với Việt Nam đề đ̣i cởi mở tôn giáo. Nhưng tại sao đ̣i trả tự do cho Linh Mục Nguyễn Văn Lư cụ thể? Có phải, bắt giam linh mục là một điều dễ gây cảm xúc với người Mỹ.
Nhưng c̣n một hồ sơ đang nóng bỏng tại Việt Nam, và chắc chắn sẽ được nêu ra để cân nhắc khi Bộ Ngoạị Giao Mỹ thiết lập danh sách CPC năm nay (hay cho đầu năm tới, tùy theo lịch tŕnh Bộ Ngoại Giao Mỹ sẽ ấn định). Tuy nhiên, luật liên bang yêu cầu Bộ Ngoại Giao phải duyệt xét về t́nh h́nh tự do tôn giaó toàn cầu trước ngày 1 tháng 9 mỗi năm (nghĩa là vài tuần nữa). Dự kiến bảng CPC sẽ phổ biến sau ngày này, hoặc sớm là vài tuần hoặc trễ là vài tháng sau, có thể qua đầu năm sau -- thời hạn không nhất định bắt buộc.
Đó là hồ sơ Tu Viện Bát Nhă, tại Lâm Đồng, nơi đang tăng áp lực để giảỉ tán nhóm 400 tăng ni tu học theo Pháp Môn Làng Mai. Cần nhắc rằng, mới hai tuần trứơc, có 2 viên chức ṭa đại sứ Mỹ đă tới tận Tu Viện Bát Nhă để xem xét, và chắc chắn sẽ có khuyến nghị như thế nạ̀ đó về Bộ Ngoại Giao Mỹ.
Đích thân Sư Cô Chân Không Nghiêm trả lời phỏng vấn trên Đài RFA loan hôm Thứ Hai 13-7-2009, trích:
“...Và bữa nay là ngày thứ 12 mà mấy thầy mấy sư cô không có điện, không có nước, không có điện thoại. Ngày 13 tháng 7 nghe cái tin đó th́ tôi không biết làm thế nào, tôi mới lật đật viết liền một cái thư cho ông Bộ Trưởng Bộ Công An. Tôi viết đại một cái thư như vậy và gửi cho Toà Đại Sứ và nhờ Đại Sứ chuyển cho ông Bộ Trưởng Bộ Công An.
Tôi cũng có gửi qua Toà Đại Sứ Hoa Kỳ, tại v́ chính quyền Obama có những vị rất thân cận với chính quyền cũng rất là thương Sư Ông, và họ nói là con đường của Sư Ông quá từ bi nên chắc có cái ǵ hiểu lầm đó. Thành ra tôi cũng tin là chắc chắn có sự hiểu lầm...”(hết trích)
Như thế, Sư Cô đă gửi thư trực tiếp cho Đại Sứ Mỹ, và như thế là Đạị Sứ Michael Michalak không thể nào nói rằng t́nh h́nh tôn giáo tại VN hiện nay là diễn tiến tốt đẹp, như Đạị Sứ này đă nói mấy năm qua.
Như thế, nếu trừng phạt CS Việt Nam v́ có tên trên danh sách CPC, Mỹ sẽ trừng phạt những ǵ? Trừng phạt mậu dịch, như bớt nhập cảng chẳng hạn? Hay là từ chối cấp giấy visa vào Mỹ đối với các quan cán bộ gộc và gia đ́nh các quan?
Thực tế, chúng ta không thề biết. Nhưng điều cần ghi nhận rằng nhà nước CSVN không thích có tên trong danh sách CPC. Bởi v́ trong quá khứ, Hà Nội đă từng phản đối việc đưa CSVN vào CPC, và chính ông Lê Dũng, người phát ngôn Bộ Ngoạị Giao CSVN, hồi cuối tháng 10-2005 đă yêu cầu Mỹ rút tên VN ra khỏi danh sách các nước đàn áp tôn giáo. Và các phản đối này cứ mỗi năm có bản văn đó (2004 và 2005) là Hà Nội lạị phản đối. Và nếu bạn c̣n nhớ, đă có ít nhất một lần, một phái đoàn nhiều vị tu sĩ đại diện cho nhiều tôn giáo tại VN đă được nhà nứơc Hà Nội đưa sang Washington DC để vận động xin gỡ tên VN ra khỏi CPC. Nghĩa là, cũng biết sợ danh sách CPC.
Nhưng các hồ sơ năm nay có vẻ như khó gỡ. Tuy rằng, trứơc giờ Mỹ vẫn “đưa cao, đánh khẽ” đối với CS Việt Nam. Nghĩa là, ngay cả ông Bush ồn ào thế giới về nhân quyền, nhưng vẫn nhẹ tay với CSVN. Một bản tin trên báo Mạch Sống (machsong.org) có nhan đề “Dân Biểu Hoa Kỳ: Đại Sứ Michalak Là Một Thất Vọng Lớn” đă viết về chuyện ông Bush từ bi với Hà Nội:
“...Trong hai năm liên tiếp, 2004 và 2005, Việt Nam bị đưa vào danh sách CPC và do đó đă phải hứa hẹn sửa đổi để được ra khỏi danh sách. Trong cả hai năm này Tổng Thống Bush đặc miễn cho Việt Nam không bị chế tài, với hứa hẹn là sẽ gia tăng áp lực để Việt Nam phải cải thiện t́nh trạng tự do tôn giáo. Năm 2006, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ rút Việt Nam ra khỏi danh sách CPC bất chấp sự phản đối của Uỷ Hội. Năm ngoái và năm nay, Đại Sứ Michalak tuyệt nhiên cản trở việc đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC.
Ts. Nguyễn Đ́nh Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, nhận xét rằng ở Hoa Kỳ hiện nay chỉ có hai đạo luật nối vấn đề nhân quyền với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với biện pháp chế tài dành cho các quốc gia vi phạm trầm trọng: Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Buôn Người và Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, và Đại Sứ Michalak đă t́m cách chống đỡ cho Việt Nam trong cả hai lănh vực này...” (hết trích)
Như thế, một câu hỏi cần nêu lên: nếu vị đạị sứ Mỹ tương lai, sắp thay Đạị Sứ Michalak đă hết nhiệm kỳ, cứng rắn với Hà Nội, th́ các hồ sơ hợp tác đă có sẽ giảỉ quyết như thế nào. Và nếu trừng phạt CPC, th́ nên cứng rắn tới mức nào với Hà Nội?
Thí dụ, TT Obama có thể kư giấy từ chối cấp giấy chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ đối với ông Nguyễn Tấn Dũng, và cả gia đ́nh con cái của ông Dũng? Hay là chận bớt luồng cá basa vào Hoa Kỳ? Hay là, rút bớt học bổng đối với sinh viên VN?
Vậy rồi c̣n hồ sơ Biển Đông, mà Mỹ muốn hợp tác với VN sẽ ra sao? Quyết định nào cũng khó. Nhưng ta có thể đoán: nếu Mỹ đưa CSVN vào danh sách CPC, th́ cũng sẽ đồng thời ra quyết định đặc miễn trừng phạt, y hệt như trứớc giờ đối với Saudi Arabia. Có thể sẽ là như thế. Nghĩa là kể tội, nhưng phạt th́ không. Có thể sẽ như thế.