Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Vẫn Là Loại "Trí Thức" Ấy?

VẪN LÀ LOẠI “TRÍ THỨC” ẤY?

 

Sơn Tùng

 

Dư âm của cái gọi là “Đại Hội Viêt Kiều” (hay Đại hội người Việt ở nước ngoài) diễn ra trong ba ngày vào cuối tháng 11 vừa qua (21-23.11.2009) tại Hà-nội c̣n lại chỉ là một bài viết của Ông Nguyễn Hữu Liêm, một đại biểu từ San Jose, Hoa Kỳ, về tham dự. Bài này tựa là “Nơi giữa Đại hội Việt kiều: Một nỗi b́nh an” dài bốn trang được tác giả viết sau “đại hội” và được phổ biến trên blog Talawas.

Như tự giới thiệu nơi phần đầu bài, Nguyễn Hữu Liêm là một cựu quân nhân Quân lực VNCH đă di tản khỏi Việt Nam trưa ngày 30.4.1975, và nay là “chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt – Mỹ”. Ông Nguyễn Hữu Liêm c̣n có tên Mỹ là Henry Nguyen Huu Liem, và có bằng J.D. (1987), bằng M.A. Philosophy (1998).

V́ có bằng cấp về triết học nên hơn phân nửa bài được Ông Nguyễn Hữu Liêm dùng để viết về Hegel, Edmund Husserl, Derrida, Lư Đông A, Paul Ricoer... không ăn nhập ǵ tới “Đại hội Việt kiều”, mục đích không ngoài làm dáng trí thức và biện bạch quanh co cho sự đầu hàng và phản bội.

Sự đầu hàng và phản bội được diễn tả trong phần c̣n lại của bài viết, mà rơ rệt nhất và trơ trẽn nhất là phần cuối bài:

“Ngày thứ ba của Đại hội, ở cuối phần bế mạc, tôi cùng đứng dậy chào cờ. Bài ‘Tiến quân ca’ được vang cao trong cả hội trường. Lạ thật. Tôi chưa hề từng nghe Quốc ca Việt Nam (này) trong khung cảnh thể thức như thế. Từ ấu thơ đến bây giờ, tôi từng hát Quốc ca của miền Nam, trước 1963 th́ cùng với bài hát buồn cười ‘Suy tôn Ngô Tổng thống’. Ba mươi bốn năm qua là Quốc ca Hoa Kỳ xa lạ, Star Spangled Banner. Nay th́ tôi lại nghe và chào Quốc ca Việt Nam và lá cờ đỏ sao vàng. Con người là con vật của biểu tượng. Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước. Tôi cảm nhận được một ḍng điện chạy từ đáy lưng theo xương sống lên trên cổ trên đầu như là khoảnh khắc thức dậy và chuyển ḿnh của năng lực Kundalini. Tôi nh́n lên phía trước, khi vừa hết bài quốc ca, mấy chục cô và bà đại biểu từ Pháp đang chạy ùa lên sân khấu, vỗ tay đồng ca hát bài ‘Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng’. Tôi nh́n qua các thân hữu Việt kiều từ Mỹ, và ngạc nhiên khi thấy hầu hết – kể cả những người mà tôi không ngờ - đang vỗ tay hào hứng la to, Việt Nam ! Hồ Chí Minh! Cả hội trường, và tôi, cùng hân hoan trong tất cả (vẫn là) cái hồn nhiên mà dân tộc ta đă bước vào từ hồi thế kỷ trước.”

Thế đấy! Nếu cảnh trên đây diễn ra “từ hồi thế kỷ trước”, khoảng giữa thập niên 1940, nó có thể là cảnh thực. Nhưng, năm 2009 của Thế kỷ 21 là cảnh giả - giả từ bên ngoài đến trong tận đáy ḷng của mỗi người, do Đảng Cộng sản Việt Nam đạo diễn gồm những c̣ mồi và những kẻ xu thời v́ nhiều lư do.

Ông Nguyễn Hữu Liêm muốn tỏ ra là một người trí thức, nhưng lại chỉ là loại trí thức mà hàng thế kỷ trước đă được cộng sản dùng làm cảnh ở nhiều nơi để lừa gạt những người khác trên con đường cướp chính quyền và củng cố quyền lực. Trong lịch sử cướp chính quyền và củng cố quyền lực của Đảng Cộng sản VN hơn nửa thế kỷ qua cũng có sự tiếp tay của loại người này mà một tên tuổi lớn được Nguyễn Hữu Liêm nhắc tới trong bài là Trần Đức Thảo. Ông Thảo là một giáo sư Triết tại Paris đă mê chủ nghĩa Mác và nghe lời chiêu dụ của Hồ Chí Minh mà trở về Việt Nam hợp tác với chế độ cộng sản ở miền Bắc để rồi bị vỡ mộng, bị gạt ra bên lề và kéo dài kiếp sống cực kỳ khốn khổ cả về vật chất lẫn tinh thần cho đến lúc nhắm mắt.

So với Trần Đức Thảo th́ Nguyễn Hữu Liêm chỉ là một kẻ vô danh nhưng khôn hơn người đi trước. Ông Liêm chỉ đi Việt Nam tham dự “Đại hội Việt kiều” để được đón tiếp long trọng và lễ lạc linh đ́nh, sau đó lại trở về Mỹ mà ông ta gọi là “đi” Mỹ:

“Ngày hôm sau, thứ Ba, 24 tháng 11, trên suốt chuyến bay để ‘đi’ California – không phải ‘về’ như bao lần – tôi thấy chính ḿnh đang mang tiếp được một nỗi b́nh an ngày hôm trước. Quê nhà đă đón mừng và nhận lại ḿnh. Tôi không c̣n sợ tổ quốc, sợ chế độ, sợ công an, sợ cộng sản. Bạn thấy không? Con người tôi vẫn là con người của thời quán thứ nhất – một anh nông dân trong làng chưa bước qua được giai thoại của một thứ dân tộc chủ nghĩa thô sơ và đầy uẩn khúc. Tôi chưa phải là con người tự do.

Xin chân thành cảm ơn tất cả. Ôi hỡi quê hương Việt Nam . Lần này, tôi đă thực sự trở về!”

Bao giờ th́ Nguyễn Hữu Liêm “thực sự trở về” để làm công dân của nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ? Có lẽ không bao giờ, và nhà cầm quyền CSVN cũng không bao giờ hoan nghênh “nhà tŕ thức” Nguyễn Hữu Liêm trở về VN sinh sống, v́ khi ấy ông ta sẽ không c̣n “hữu dụng” nữa mà có thể c̣n “gây rắc rối” cho sự trị an - như Trần Đức Thảo đă bị buộc tội hơn nửa thế kỷ trước.

Vậy th́ nay Ông Nguyễn Hữu Liêm “đi” Mỹ với tư cách ǵ?

“Việt kiều”? Không. Ông Liêm không phải là Việt kiều v́ ông ta đă trở thành công dân Mỹ. Ông ta chỉ có thể là Việt kiều sau khi từ bỏ quốc tịch Mỹ, và lấy lại quốc tịch Việt Nam .

Nếu không làm như vậy, Ông Nguyễn Hữu Liêm ở trong t́nh trạng “vịt không ra vịt, ngan chẳng phải ngan”. Với những ǵ đă làm ở Hà-nội và đă viết trong bài báo, ông ta đă mặc nhiên tự coi ḿnh là một công dân của nước CHXHCN Việt Nam . Những hành động ấy đă chứng tỏ ông ta không trung thành với nước Mỹ - đất nước đă dung nhận ông ta và  ông ta đă tuyên thệ khi trở thành công dân – mà c̣n là một sự phản bội đối với những người trước đây đă tin ông ta, đă coi ông ta là “chiến hữu”, và những người đă chấp nhận ông ta là một người “tị nạn” cộng sản và cho ông ta cơ hội để trờ thành con người như hôm nay.

Nguyễn Hữu Liêm tự nhận là một người “trí thức” và cố viết lách một cách uyên bác, nhái giọng yêu nước của những trí thức Việt Nam thân cộng hơn nửa thế kỷ trước. Nhưng, thế giới của nửa thế kỷ trước đă khác xa với thế giới ngày nay, trong đó các  thuộc địa đă không c̣n, các chế độ cộng sản nguyên khởi đă hoàn toàn biến mất khỏi Âu Châu, vài chế độ cộng sản c̣n sót lại  – trong đó có Việt Nam – đă trở thành những con quái vật cổ lỗ bị biến dạng đang chờ bị diệt chủng trước phong trào dân chủ ngày một dâng cao.

Một người tự nhận là “trí thức” mà không thấy nổi bức tranh toàn cảnh ấy là thiếu sự minh triết, tự hiến thân làm chậu cảnh cho một bạo quyền cuối mùa là không có trí, không cảm thấy bất b́nh và không hề nhắc đến sự đàn áp những chiến sĩ dân chủ ở Việt Nam – trong đó có nhiều trí thức chính danh – là không có tâm. Không có sự minh triết, không có trí, và không có tâm th́ không phải là trí thức.

Nguyễn Hữu Liêm có vài mảnh bằng đại học nhưng không thể được gọi là trí thức, và thua xa những trí thức Việt Nam thân cộng hơn nửa thế kỷ trước mà trùm Cộng sản Nga Vladimir Lenin gọi là “những tên ngốc hữu dụng”, v́ dù sao có thể lúc ấy họ cũng là những người thực sự yêu nước và mê chủ nghĩa cộng sản từ trong tháp ngà.

Những giọng điệu yêu nước của người tự nhận là Việt kiều Nguyễn Hữu Liêm th́ có thể đọc được trên bất cứ tài liệu tuyên truyền nào phát xuất từ Hà-nội, do bồi bút viết.

 

Sơn Tùng


<< trở về đầu trang >>
free counters