VAI TR̉ QUÂN ĐỘI VIỆT NAM
TRONG TIẾN TR̀NH CỨU NGUY TỔ QUỐC
Ngô Đức Diễm
Báo Quân Đội Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng CSVN , ngày 18 tháng 10 năm 2009, đă cho phổ biến bài viết của Đại Tá Nguyễn Đức Độ, tựa đề “ Làm thất bại chiến lược diễn biến ḥa b́nh, không có quân đội trung lập, siêu giai cấp”. Bài bào đă có tác dụng như tiếng chuông báo động tinh trạng khủng hoảng tinh thần trong quân đội CSVN hiện nay, kêu gọi gấp rút chấn chỉnh tinh thần quân đội để cứu nguy chế độ. Nhưng đàng sau tiếng chuông báo động đó, người ta không khỏi nh́n thấy một sự rạn vỡ và đổi mới trong tư duy chính trị của quân đội các cấp, và từ đó, dọn đường cho một sự trở về của quân đội Việt Nam với đại khối dân tộc.
Hiển nhiên rằng, sự an toàn và hùng mạnh của một quốc gia tùy thuộc nhiều yếu tố, như chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật và đăc biệt là quân đội và lănh đạo. Trên nguyên tắc, quân đội thiết yếu là sức mạnh bảo vệ chủ quyền và độc lập cũng như sự phát triển của một quốc gia chống lại đe dọa từ mọi phía. Là sức mạnh bảo vệ quốc gia, quân đội không bị lệ thuộc vào chế độ chính trị nhất thời. Thế nhưng, tại các nước cộng sản trước đây và tại Việt Nam hôm nay, quân đội hoàn toàn bị chính trị hóa, trở thành khí cụ bảo vệ chế độ thay v́ bảo vệ quốc gia. Điều 4 Hiến Pháp CSVN xác quyết “Đảng CSVN là lực lựợng lănh đạo nhà nước và xă hội”, th́ tất nhiên, quân đội Việt Nam, dù mang danh nghĩa là “quân đội nhân dân”, cũng chỉ là tay sai của Đảng, chỉ để phục vụ quyền lợi của Đảng và chế độ. Chủ trương là thế, nhưng qua sự tiết lộ của báo Quân Đội Nhân Dân, hiện nay, tinh thần quân đội đang thật sự bị dao động, niềm tin vào đảng giảm sút và quyết tâm bảo vệ đảng cũng đang lung lay: “ Nhiều năm qua, các thế lực phản động luôn thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội, một thủ đoạn trong chiến lược “diễn biến ḥa b́nh” nhằm tước bỏ sự lănh đạo của đảng đối với quân đội, làm cho quân đội “tự diễn biến”, mất phương hướng,, mục tiêu, lư tưởng chiến đấu, xa rời bản chất giai cấp công nhân, dẫn đến suy yếu về chính trị, tiến tới làm cho quân đội bị vô hiệu hóa.”
Trước t́nh trạng chuyển biến đang trở thành nguy cơ đối với chế độ, CSVN phải vạch kế hoạch chặn đứng khuynh hướng tách quân đội ra khỏi chính trị, nhằm nới lỏng dây trói của Đảng trên quân đôi. Chủ trương của CSVN là muốn kéo quân đội trở về với ư thức tôn thờ đảng một cách tuyệt đối và trở về với cái gọi là “bản chất công nhân”, ư nói là trở về với “tính nhân dân” của quân đội nguyên thủy. Phải nói ngay rằng, cụm từ “nhân dân” được ghép vào các cấu trúc chính quyền đă thể hiện rơ ràng chủ trương tuyên truyền dối gạt của CSVN. Thật vậy, Nói là chính quyền nhân dân th́ phải do dân và v́ dân. Thế mà chính quyền CSVN chỉ là một áp đặt, không do dân bầu qua những cuộc bầu cử tự do, mà chỉ là một sắp xếp từ nội bộ hay ngoại vi của đảng, và chỉ phục vụ quyền lợi của đảng. C̣n quân nói là quân đội nhân dân, th́ phải bảo vệ quyền lợi của dân. Thế mà quân đội CSVN đă thật sự xa rời nhân dân, trở thành công cụ của đảng, nhiều khi để đàn áp nhân dân, như trường hợp quân đội hành hung dân oan và các tín đồ tôn giáo cũng như các nhà đấu tranh dân chủ mới đây. Thật ra, thời kháng chiến chống thực dân Pháp, quân đội Việt Nam đă có những lúc sát cánh với nhân dân, bên cạnh những bà “mẹ già cuốc đất trồng khoai, nuôi con đánh giặc đêm ngày”. Thế nên mới có các bà mẹ chiến sĩ, mới có bà mẹ Gio Linh của Phạm Duy. Buồn thay, hôm nay th́ chẳng c̣n các bà mẹ chiến sĩ như xưa, v́ các con đă bỏ mẹ, ruồng rẫy và thậm chí đă nhẫn tâm giết mẹ! Bà mẹ Gio Linh nay cũng đă chết trong tâm tưởng dân Việt cũng như trong chính tâm tư Phạm Duy!
Trở lại vai tṛ của quân đội trong tiến tŕnh cứu nước và dựng nước, chúng ta không thể quên những dấu tích lịch sử tại Thiên An Môn Trung Hoa và Cẩm Linh Nga Sô trước đây. Tại Thiên An Môn, chính v́ quân đội theo lệnh chính trị thẳng tay đàn áp mà trên 3000 người trẻ tâm huyết đă bị phơi thây dưới họng sung bạo tàn. Vết nhơ lịch sử đó cho đến nay vẫn c̣n rướm máu, làm nhức nhối những người xả thân tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền tại Trung Hoa. Ngược lại với Thiên An Môn, những họng sung hồng quân năm nào đang chỉa vào toà nhà Quốc Hội Nga và Yeltsin đang đứng trên mui xe thiết giáp hô hào dân chủ tại Cẩm Linh, bỗng dưng trở ngược, quay về phía những người chủ trương đàn áp dân chủ. Kết qủa, sự căng thẳng đă được hóa giải và Yeltsin đă toàn thắng, chính thức đưa nền dân chủ lên ngôi tại cộng ḥa Nga. Lúc ấy, nhiều người Việt đă mơ ước có được một Yeltsin Việt Nam, và có được những đơn vị quân đội biết hướng mũi súng bảo vệ dân chủ như quân đội Nga, th́ t́nh h́nh Việt Nam đâu đến nỗi khốn đốn như ngày nay!
Nh́n về Việt Nam, cho đến nay, sau gần 40 năm xâm chiếm miền Nam và thống nhất đất nước, quân đội vẫn hoàn toàn bị chi phối bởi chính trị và nằm trọn trong tay đảng cộng sản. Dân Việt đang tự hỏi, trước hiểm họa ngoại xâm từ phương Bắc với hành động xâm lấn biên giới, tiến chiếm lănh hải và hải đảo, nhất là kế hoạch lấn chiếm Tây Nguyên bằng giao kèo khai thác Bauxit, quân đội Việt Nam có thể làm được ǵ để cứu nguy dân tộc? Hẳn nhiên, đă có những trường hợp quân đội thức tỉnh, biết đề cao cảnh giác và lên tiếng khuyến cáo lănh đạo về hiểm họa ngoại xâm; nhưng h́nh như những tiếng nói khẳng khái đó không được lắng nghe, mà c̣n bị lănh đạo xuyên tạc lên án là bị các thế lực phản động mua chuộc và đầu độc. Một Trần Độ khi c̣n tại thế, một Vơ Nguyên Giáp và Nguyễn Trọng Vinh hôm nay, cùng với bao sĩ quan binh sĩ tâm huyết khác, đang muốn dóng lên tiếng chuông cảnh tỉnh dân Việt về hiểm họa ngoại xâm cũng như nội xâm có thể nhận ch́m Việt Nam một ngày không xa. Nhưng thay v́ lắng nghe và hành động theo những khuyến cáo khôn ngoan đó, CSVN lại phác họa những kế hoạch chống chế và triệt hạ bằng cách đưa ra những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, gọi là để chấn chỉnh tinh thần quân đội, mà thực ra là để lấy cớ đàn áp những tiếng nói yêu nước trong quân đội các cấp. Kế hoạch đối phó với những diễn biến ḥa b́nh trong quân đội gồm 4 trọng điểm như sau:
Thứ nhất là “tăng cường giáo dục, giác ngộ bản chất giai cấp công nhân, nâng cao bản lănh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ trong quân đội.” Mục tiêu của chủ điểm này là làm cho quân đội “thấm nhuần tư tưởng Lênin và Hồ Chí Minh, tuyệt đối trung thành với đảng..”. Đây chỉ là nhai lại Điều 4 Hiến Pháp. Thực tế, tư tưởng Mác Lê đă trở nên lỗi thời và đă bị đẩy lui vào kho rác lịch sử. C̣n tư tưởng Hồ Chí Minh th́ lại càng hỡi ôi, v́ Hồ Chí Minh chỉ cóp nhặt tư tưởng Mác Lê, chứ thực ra ông chẳng có tư tưởng nào gọi là của riêng ông và chính ông đă xác nhận như thế “Bác Lê Bác Mao đă nói hết cả rồi!” Thế th́ CSVN có muốn nhối nhét tư tưởng Mác Lê và Hồ Chí Minh cho quân đội, cũng chỉ là một cố gắng đem muối bỏ biển, khi niềm tin đă hoàn toàn tan ră, và ư thức hệ đă trở thành tṛ hề lịch sử.
Thứ hai là “giữ vững và tăng cường sự lănh đạo của đảng đối với quân đội, nâng cao năng lực lănh đạo và sự chiến đấu của các tổ chức đảng trong quân đội”. Mục tiêu của chủ điểm này là triệt để chính trị hóa quân đội, siết chặt gọng ḱm của Đảng trên quân đội để tránh t́nh trạng bất đồng quan điểm như hiện nay với các góp ư xây dựng của một số tướng lănh và sĩ quan các cấp. Thực tế, vai tṛ chính ủy trong quân đội đang dần dần mất hiệu lực, và tư duy chính trị của quân đội các cấp đang thật sự thay đổi. Ư thức phục vụ tổ quốc đang dần dần lấn lướt ư thức phục vụ quyền lợi của đảng. Một khi ư thức quốc gia dân tộc vượt trên ư thức đảng, th́ đó là dấu hiệu bừng dậy của dân chủ trong quân đội, và là con đường đẩy lui CSVN vào bong tối.
Thứ ba là “coi trọng xây dựng môi trường văn hóa trong sạch lành mạnh ở các đơn vị quân đội.” Mục tiêu của chủ điểm này là chặn đứng sự xâm nhập của các tư tưởng văn hóa bị coi là xấu độc, làm lung lạc tinh thần quân đội, tuơng tự như chủ trương cấm phổ biến “nhạc vàng” lúc mới chiếm đoạt miền Nam Việt Nam. Thực ra, những tư tưởng bị coi là xấu độc lại chính là những tư tưởng tiến bộ, nhân bản và dân chủ, cần thiết cho sự vững mạnh của quân đội cũng như của quốc gia dân tộc. Với những tưởng tiến bộ này, quân đội sẽ phục hồi được con tim khối óc, làm sống lại nhân tính và t́nh người trong những thây ma mà Nhân Văn Giai Phẩm đă tặng cho danh hiệu là những tên khổng lồ, những con người máy hay hơn nữa là những bộ máy chém giết không tim không óc.
Thứ tư là “cương quyết đấu tranh trêm mặt trận tư tưởng, vạch trần bản chất phản động phản khoa học của âm mưu phi chính trị hóa quân đội.” Có thể coi đây là chủ điểm then chốt, bởi lẽ nếu quân đội độc lập với chính trị, th́ gọng ḱm của đảng đâu c̣n hiệu lực nhằm biến quân đội thành công cụ của chế độ. Phải nói rằng, phi chính trị hóa quân đội là điểm bị CSVN coi là phản động nhất, bởi lẽ nếu Điều 4 Hiến Pháp là điểm tựa pháp lư cuối cùng, th́ quân đội cũng chính là điểm tựa thế lực căn bản, v́ càng ngày, CSVN càng mất thế nhân dân cũng như thế dựa quốc tế do những đàn áp dân chủ thô bạo và những xâm phạm nhân quyền trắng trợn. Mọi người đều nhận chân rằng, cộng sản chiếm quyền bằng dối gạt và nắm quyền bằng bạo lực. Tại những nước cộng sản Đông Âu cũng như Liên Sô trước đây, sự thật đă chiến thắng dối gạt và dân trí đă thắng cường quyền, đẩy lui cộng sản vào hậu trường. Tại Việt Nam, con cháu Bác Hồ, Bác Mao và Bác Lê vẫn chưa chịu mở mắt, vẫn mù quáng tin vào bạo lưc và dối gạt, nên họ vẫn măi đi trong “thiên đường mù” của Dương Thu Hương hay ṃ mẫm trong bóng “đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên!
Câu hỏi đặt ra là kế hoạch chấn chỉnh tinh thần quân đội cũa CSVN nói trên có làm thay đổi được t́nh thế không? Sự thể là CSVN đang bối rối, dồn nỗ lực báo động và níu kéo quân đội; nhưng chắc chắn, một khi tư duy chính trị của quân đội đă thay đổi th́ dù có dụ dỗ hay hù dọa, cũng khó mà xoay chuyển được t́nh thế. Con đê đang bị xói ṃn từ bên trong. Bức tường đang bị rạn nứt từ dưới chân. Rồi đây, một ngày không xa, điểm tựa vào sức mạnh quân đội sẽ bật ngă, và CSVN sẽ chới với trong cơn băo dân chủ. Lúc ấy, lời tiên tri của thi sĩ Nguyễn Chí Thiện sẽ ứng nghiệm “Rồi đây, khi đất trời gió nổi, tàn hung ơi, băo lửa, trốn vào đâu, bám vào đâu?” Lúc ấy, quân đội Việt Nam nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung sẽ ca bài khải hoàn ca, như thể bài quê hương ngạo nghễ, mừng chiến thắng của tự do dân chủ trên đất nướcViệt Nam.
Ngô Đức Diễm