Vài suy nghĩ về tin Hà nội đổi tội danh các ông
Trần Anh Kim, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định vân vân
Tuệ Vân
Tâm Thức
Việt Nam
Tin từ các đài BBC và RFA cho biết rằng ngày 28 tháng 12 năm 2009 những
nhân vật chính trị bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt vào các tháng 6 và
tháng 7 năm 2009 như Luật sư Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Anh
Kim, Nguyễn Tiến Trung vân vân sẽ bị đưa ra ṭa với tội danh: “Âm mưu
lật đổ nhà nước đương quyền,” và có thể bị kết án tử h́nh. Những người
này sẽ không tập trung vào để xử ở một chỗ mà là ở các toà án điạ phương
khác nhau.
Những người này đă bị bắt với tội tuyên truyền chống nhà nước XHCN Việt
Nam, theo điều 88 Bộ luật h́nh sự. Nay theo tin chưa chính thức thông
báo, tội danh được đổi thành “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân,” theo Điều 79 Bộ Luật hình sự. Tội này mức án có thể là
tử h́nh. Căn cứ vào đâu mà tội danh được nâng lên mức trầm trọng như vậy,
nhất là đối với những người đă nhanh chóng nhận tội và xin được khoan
hồng, trên truyền h́nh nhà nước, như các ông Nguyễn tiến Trung, Lê công
Định, Trần anh Kim, Trần Huỳnh Duy Thức. Phải chăng nhà nước có những
bằng cớ mới thu lượm được?
Trong trường hợp của Luật sư Lê Công Định và của Nguyễn Tiến Trung những
người mà từ đầu cho đến cuối luôn khẳng định là muốn giúp cho nhà nước
Cộng sản Việt Nam phát triển tốt hơn, làm cho đúng hơn những điều đang
làm, chứ không chủ trương lật đổ chế độ, th́ việc nâng cao tội danh đối
với họ là một hành động khó hiểu, v́ khó có thể chứng tỏ trước toà nếu
không có chứng cớ cụ thể. Mà chứng cớ cụ thể, th́ cho tới nay không có
chỉ dấu ǵ là nhà nước có thêm, ngoài những lời tuyên ngôn hay những bài
viết mà ai theo rơi thời cuộc th́ cũng đều biết cả, v́ được phổ biến
rộng răi trên mạng điện tử toàn cầu. Dĩ nhiên là nhà nước Hà nội vẫn có
thể chế ra những tài liệu hay là đưa an ninh ra làm chứng gian. Nhưng
chuyện này ngày nay khó có thể làm.
Có người cho rằng lư do thầm kín của việc này là những dàn xếp giữa các
giới lănh đạo Cộng sản VN biến thái và các thế lực tài phiệt quốc tế, để
cho chính t́nh Việt Nam mang mầu sắc đa nguyên, qua việc khoác lên ḿnh
những người bị bắt những chiếc áo đối lập hạng nặng để tham dự vào một
sân khấu chính trị tương lai
Đọc bản Thông Báo Số 04 Của Đảng Dân Chủ Việt Nam do phó tổng thư kư
đảng Trần Anh Kim kư tên ngày 5 tháng 7, sau khi Lê công Định bị bắt,
trong đó có đoạn: “ĐDCVN- một tổ chức chính trị tại quốc nội là đối
trọng với ĐCSVN ! Trong khi BCT - ĐCSVN đang cai trị dân tộc, th́ họ là
thủ phạm chính tổ chức khủng bố các lực lượng đối lập bằng mọi giá. Bởi
vậy, ĐDCVN chưa thể công khai hoạt động rộng khắp trong cả nước. Mong
các đảng viên ĐDCVN đặt niềm tin, giữ vững tinh thần đoàn kết, nhất trí
cao, tích cực, chủ động hoạt động theo đúng cương lĩnh điều lệ đă được
công khai. Phải kiên định lập trường, chấp nhận mọi sự rủi ro, sẵn sàng
hy sinh quên ḿnh để phục vụ cho quyền lợi của Tổ Quốc, dân tộc và nhân
dân.” Đoạn văn cho thấy ông Trần Anh Kim đă khẳng định đảng Dân chủ
là đối trọng với đảng CS, mà đường lối là: Đấu tranh hoà
b́nh bất bao động, thực hiện mục tiêu dân chủ, đoàn kết, phát triển. Cực
lục phản đối mọi hành vi dùng bạo lực, bạo động, quá khích, khủng bố
dưới bất kỳ h́nh thức nào”.
Công khai nói như thế th́ không thể nào mà có thể gọi là lật đổ chính
quyền nhân dân. Bản thông báo số 04 c̣n kết án mạnh mẽ Trung cộng và bộ
chính trị đảng CSVN, là theo TC. Cho nên nếu mà có người nói rằng TAK
trong số những ngựi CS biến thái hướng theo Mỹ hay là rằng các thế lực
tài phiệt thổi những người này lên th́ cũng không có ǵ là quá đáng.
Nhiều người thất vọng v́ chỉ hơn một tháng sau khi bị bắt, ông Trần Anh
Kim, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, cũng như Lê Công Định, đă
ra trước truyền h́nh nhà nước, nhận ḿnh "vi phạm pháp luật của Nhà nước
Cộng ḥa XHCN Việt Nam" và mong "hưởng khoan hồng". Thất vọng, v́ tưởng
rằng những người này là những người tranh đấu đối đầu. Nhưng nếu nghĩ
rằng họ được sửa soạn để trở thành những nhà chính trị đấu tranh nghị
trường, bất bạo động công khai, th́ hiểu ngay rằng sự tuyên bố mạnh bạo
không có nghĩa là đấu tranh quyết liệt và không có ǵ thất vọng khi họ
xuống nước. Việc nâng tầm quan trọng tội danh của họ lên sẽ làm cho uy
tín của họ phần nào được vớt vát. Án tử h́nh hay án chung thân hay một
bản án nào khác chẳng có nghĩa lư ǵ v́ đàng nào th́ họ cũng cần phải ở
tù một thời gian cho tới khi được thả ra, c̣n tử h́nh th́ không thể nào
thi hành trước những phản ứng chắc chắn sẽ ồn ào của thế giới và cái tư
thế không có bao nhiêu cân lượng của lănh đạo Hà nội hiện nay.
V́ thế không nên quá lo sợ cho những nhà chính trị này.
Tuệ Vân
Ngày 23 tháng 12 năm 2009