Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Tư Tưởng Quân Thần hay Năo Trạng Bút Nô?!

Tư Tưởng Quân Thần hay Năo Trạng Bút Nô?!
(Phản biện bài Cái tát Lê Công Định của tác gia Đông La)

 

Như Hà

 

Đâu rồi cái truyền thống phê phán hiện thực!

Nhớ lại cái thời ngày xưa, khi ngồi trên ghế nhà trường nghe các thấy cô dạy văn sử, họ đề cao tính phê phán hiện thực của các nhà văn thời trước cách mạng, mô tả đời sống người dân qua các tác phẩm như Tắt Đèn, Lều Chơng,  Số Đỏ, Sống Ṃn v.v.. Khi đó, các nhà văn đă lấy chế độ thực dân, phong kiến làm mục tiêu công kích, kể tội chế độ, và bao giờ họ cũng đứng về phe những người dân lao động, những người bị áp bức bất công để bảo vệ. Đó cũng chính là cách sống chân chính và khẳng khái của văn sĩ xưa nay, không chịu sống cúi đầu trước bất cứ cường quyền nào. Nghệ thuật vị “nhân sinh”. Nhân sinh ở đây là tầng lớp lao động quần chúng, chứ không phải là nhân sinh mũ cao áo dài, quan tham mặt sắt...

Thế mà, trải qua bao năm tháng dưới sự dẫn dắt và “lănh đạo tài t́nh, sáng suốt” của đảng CSVN, cái lớp người đó và lớp hậu duệ sau này của họ đă đánh mất đi phần di sản quí báu của cha ông lớp trước để lại và thay vào đó một cái chân lư của kẻ bút nô đă trở thành năo trạng, đó là “che đậy hiện thực”.

 O bế, bao che, bợ đỡ cho những kẻ có xuất thân đứng dưới họ nhiều cấp. Đó là thành phần “bần cố nông”. Những tưởng nhật kư “Thằng Hèn” của Tô Hải là một cái tát vả vào miệng những kẻ bồi bút. Những tưởng một cha Lành, một Nguyễn Đ́nh Thi đă trở thành nỗi sỉ nhục của giới văn sĩ, là đề tài chê cười của nhân gian cho một nền văn học bút nô.

Vậy mà có những kẻ bị tát vẫn chưa thấy ngấm cái tát đó, đă vội quên đi, để gán cho người khác bị tát. Trong lúc xă hội c̣n bao vấn nạn cần phải phê phán, lên án. Không nói đâu xa, chỉ cần thâm nhập vào thế giới mạng điện tử, người ta thấy nổi lên hai vấn nạn nhức nhối nhất, đó là vào bất cứ trang mạng nào, đều thấy những h́nh ảnh quảng cáo khiêu dâm lơa lồ, những bài viết về đề tài sex được đang tải tràn lan và những tin tức giật gân về các vụ cướp giết người, những vụ tai nạn lao động, tai nạn giao thông ngày nào cũng tràn ngập. Vậy mà người ta cứ tỉnh bơ, cứ đi t́m cái đề tài để tiếp tay cho chế độ Cộng Sản Việt Nam (CSVN), nhằm t́m và tiêu diệt kẻ gây hại cho chế độ, đó là những nhà dân chủ mà không thấy hổ thẹn là cớ làm sao. Hôm nay vào website : hoinhavanvietnam.vn , đọc mục người đọc nhiều nhất có bài viết “Cái tát của Lê Công Định” của tác giả có tên Đông La làm tôi chú ư.

 Khi đọc xong bài viết, điều làm tôi buồn là trong lúc những nhà trí thức, giới văn nghệ sĩ đă có những cái nh́n phản tỉnh, đă có những bức xúc, thậm chí đă có những bước đột phá rất quan trọng. Họ đă tỉnh ngủ và đang đi t́m chỗ đứng cho ḿnh hiện nay, th́ lại gặp một bút nô vẫn cố t́nh bám giữ đạo “quân thần” hủ lậu.

Trước khi đọc bài viết tôi đă nghe người ta chê Đông La nhiều cái không được hay cho lắm, nói là ông ta là loại tậm tịt về chính trị, là lẩm cẩm hay tráo trở v.v...

Xin miễn bàn về chuyện nhân thân, tính cách riêng tư của một người ra để công kích, mà tôi lại đánh giá rất cao tŕnh độ nhận thức chính trị của tác giả Đông La, những vấn đề ông ta nêu ra đang là đề tài mà đảng CSVN lập lờ đánh lận con đen, khiến rất nhiều người mơ hồ hiểu lầm, cũng như ông ta đánh tráo khái niệm để ḥng che đậy, xóa nḥa ranh giới chính tà, lấy hiện tượng để bào chữa đánh bóng cho chế độ. Sau đây tôi xin có một vài ư kiến phản biện lại quan điểm của tác giả Đông La!

 

Tư tưởng “quân thần” hay năo trạng bút nô?

Vào đề ông ta đă đưa ra cái tít “thế giới hiện tại hiện không c̣n tính đối kháng về ư thức hệ chính trị nữa”.  Để dẫn chứng cho cái tít quảng cáo trên, ông ta đưa ra một loạt chứng cứ nào là Trung Quốc hiện nay đang thực hiện một nước hai chế độ, rồi phó TT  VNCH  Nguyễn Cao Kỳ, nhà văn hóa, nhạc sĩ Phạm Duy đă được chào đón một cách trọng thị. Lại nữa là TT  Mỹ sang thăm Việt Nam, chủ tịch nước  CSVN sang thăm Mỹ được chào đón hết sức nồng nhiệt…. Để rồi chốt lại một câu là kẻ thù trở thành bạn bè !

Để tiến xa hơn nữa và cũng cố cho cái luận điểm bút nô của ḿnh. Đông La sẵn sàng gán cho những nhà dân chủ những mỹ từ của thời “cách mạng văn hóa” bên CS Tàu, những người tích cực đấu tranh như những kẻ vĩ cuồng, mộng tưởng làm vĩ nhân, là không hợp thời, là là rất chi là phản động…

Ông ta cho rằng cái sự “bất đồng chính kiến” nó phải được đi trong cái khuôn khổ là chấp nhận sự tồn tại của đảng CSVN. Cái năo trạng  “bất đồng chính kiến” theo kiểu “quân thần” có nghĩa là “Tâu bệ hạ!  thần mạo muội dâng sớ tŕnh lên để can gián bệ hạ...”.  Đó là bổn phận của thân phận kẻ tôi tớ, hưởng bổng lộc của vua ban mất rồi. Cái thời “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” cũng như kẻ bề tôi chỉ cung cúc biết đến chữ trung, mà không dám nghĩ xa hơn. Đă quá xưa rồi thưa ông Đông La. Đau ḷng thay cái năo trạng tôi tớ lại rơi vào chính những kẻ được coi là đại diện cho tinh hoa dân tộc trong thời đại này hay sao!?  Tư tưởng văn minh hiện đại và dân chủ của ngày hôm nay, người ta đă coi quốc gia dân tộc là của chung, không ai có quyền độc chiếm. Việc phản biện hay bất đồng chính kiến bây giờ nó không c̣n nằm trong phạm trù quân thần như xưa nữa, mà nó đ̣i hỏi phải thay thế, thay đổi.  Người này, đảng này làm không tốt, không hiệu quả, th́ sẽ bị nhân dân thay thế bằng người khác đảng khác. Chứ không thể chỉ “bất đồng chính kiến theo kiểu” quân thần bất lực được.

Những sự “bất đồng chính kiến” của Vơ Nguyên Giáp hay Vơ Văn Kiệt…vv... cũng được thể hiện ở cái năo trạng của những kẻ một đồng một cốt là chỉ đường cho sói đi mà thôi!!!

Những nhà dân chủ chân chính và có tầm suy nghĩ triệt để họ đang làm cái việc quá b́nh thường như ở các quốc gia dân chủ khác.  Họ có quyền hoạt động chính trị, họ có quyền thành lập và hoạt động đảng phái. Họ đều là người Việt Nam, họ phải được đối xử công bằng và b́nh đẳng. Xin hỏi ông Đông La, tại sao ông và những người khác có quyền tham gia cũng như hoạt động đảng, như đảng Cộng Sản hiện nay, hà cớ ǵ những người khác như Lê Công Định, hay Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim…vv.. lại không được???  Trong khi đó động cơ và mục tiêu của họ c̣n sáng ngời và chính nghĩa hơn đảng CSVN hiện nay???

Mọi vật khi xử dụng cũng đều có thời hạn, trí tuệ và năng lực con người cũng vậy cũng đều bị hao tổn qua thời gian. Một Washington đă sớm nh́n nhận ra điều đó. Ngay cả đến cơ chế của đảng CSVN hiện nay cũng phải thừa nhận và áp dụng cho chính sách luân chuyển cán bộ lănh đạo, không vượt quá hai khóa. Vậy hà cớ ǵ đảng CSVN cứ khư khư giữ măi quyền lực, tự coi quốc gia là của riêng đảng của ḿnh để nắm giữ măi được sao???

 Tôi cho rằng, những nhà dân chủ hiện nay, ngoài việc họ đ̣i lật đổ thay thế đảng CSVN bằng h́nh thức ôn ḥa bất bạo động có tính cực đoan, c̣n có rất nhiều cá nhân tổ chức dân chủ không có ư định đó, mà họ đ̣i hỏi sự cạnh tranh chính trị lành mạnh trong môi trường dân chủ. Có nghĩa là họ rất tôn trọng đảng CSVN, việc lựa chọn ai, ai xứng đáng nhận lănh quyền lănh đạo đất nước, đều do nhân dân quyết định. V́ vậy ở đây không có ngôn từ đối kháng. Chỉ có những kẻ sợ mất quyền lănh đạo bằng con đương dân chủ, mới có những hành vi đối kháng, nhằm dùng vũ lực bắt giam khống chế những người đối lập mà thôi.

Thứ hỏi ông Đông La, nếu đảng CSVN tự tin cho rằng họ vẫn nhận được sự tín nhiệm của quần chúng, th́ việc ǵ phải đàn áp bắt bớ những người đối lập!   Hăy tự tin để nhân dân phán xét những kẻ đó, nếu họ tự cho là ḿnh đúng!  Chỉ những kẻ gian ác mới có hành vi vũ lực để bảo về quyền lợi quyền lực mà thôi.  Cũng ví như trong hội nhà văn của ông, một Đông La nhận được sự tín nhiệm của tập thể, do tập thể bầu chọn, th́ cần ǵ phải có áp lực từ trên dội xuống, bắt mọi người phải để cho Đông La làm Tổng Thư kư.  Làm bất cứ việc mà để cho mọi người “tâm phục khẩu phục” th́ đó mới là chính đáng. C̣n dùng vũ lực chỉ thể hiện sự không minh chính mà thôi.

Một ngộ nhận sai lầm nữa của ông Đông La khi cho rằng, kẻ thù trở nên bạn bè qua các buổi thăm viếng lẫn nhau.  Thưa ông người ta tôn trọng người đại diện cho một quốc gia, có nghĩa là người ta tôn trọng quốc gia đó “mặc dù người ta biết rằng kẻ đó tiếm quyền”, chứ người ta không cần biết cá nhân kẻ đó là ai. Trong nghi lễ ứng xử ngoại giao đó là chuyện thường t́nh. Có ai biết được sau cái bắt tay xă giao đó, đối tượng của họ phải ra sau hậu trường rút khăn mu soa ra để lau tay và vứt vào thùng rác vi sự ghê tởm khi bắt tay cá nhân độc tài???  Tại sao TT Nixon lại nồng nhiệt bắt tay Mao Trạch Đông. Hay gần đây là T.T. Hoa Kỳ - Barack Obama lại bắt tay kẻ thù địch Iran v.v.. V́ vậy, quan hệ ngoại giao nó chỉ mang tính biểu tượng quốc gia theo thông lệ quốc tế mà thôi, c̣n chuyện chính trị lại hoàn toàn khác. Nếu một TT Bush đón chào Nông Đức Mạnh mới là chuyện lạ đó đây !

 

Chớ lấy hiện tượng ra để ngụy biện

Một điều dễ nhận thấy là ông Đông La thường dựa vào những hiện tượng để dẫn chứng mà không biết rằng Nguyễn Cao Kỳ là kẻ như thế nào!  Tôi cho rằng một nhân cách tầm thường cũng không bao giờ lại hạ ḿnh như ông ta. Chắc chắn ông ta sẽ là đại diện cho một “phế nhân” của lịch sử.  Ông Phạm Duy cũng vậy, cái tâm nguyện cuối đời là được chết trên mảnh đất quê hương khi đă sức tàn lực kiệt, để rồi phải có một vài thỏa hiệp nho nhỏ mà thôi.

C̣n gần như tuyệt đại đa số người Việt tha hương họ đă sợ CSVN hơn cả sợ bom đạn để trốn chạy tị nạn, cũng như những người có nghĩa khí, họ sẽ không bao giờ đầu hàng kẻ bán nước. (Xin lưu ư từ bán nước ở đây tôi chỉ hành vi, chỉ v́ phụng sự chủ nghĩa CS mà những người CSVN đă bất chấp, không đếm xỉa ǵ đến lợi ích dân tộc, làm hại đất nước, kéo lùi và làm chậm bước tiến của dân tộc th́ cũng không khác ǵ kẻ bán nước).

Cho đến cái hiện tượng là “điểm tối” Lê Công Định. Ông Đông La nếu ra dẫn chứng cho hành động đầu hàng “nhận tội” quá nhanh của Ls Lê Công Định (LCĐ) sau khi bị bắt giam chưa đầy 5 ngày. Rồi khen Ls Định là người khôn ngoan, biết nhận tội sớm là chọn cái tội nhẹ!!!

Thực t́nh mà nói nếu Ls LCĐ là người nhận thức được những việc ḿnh làm là có tội th́ có đến các thành vàng anh ta cũng không bao giờ làm những việc đó.  Một người có học vị, có vợ đẹp, có tương lai sáng ngời sao lại nỡ dại dột để “phạm tội” trong khi anh ta là luật sự hiểu quá rơ về các loại luật. Với tài học và kiến thức rộng, kèm theo những toan tính luồn cúi thỏa hiệp chính trị, anh ta sẽ đi theo con đường “chính thống” để trở thành chủ tịch đoàn luật sư hay đại biểu quốc hội, xa hơn nữa anh ta có thể làm đến chức chủ tịch quốc hội không chừng. Vậy tại sao anh ta chọn con đường khó, chông gai và nguy hiểm ???

Vậy th́ ở đây ta lên hiểu là động cơ của Lê Công Định trước hết là tinh thần hiệp sĩ “yêu nước” bất chấp những khó khăn, Lê Công Định muốn đem lư tưởng của ḿnh ra phụng sự đất nước bằng con đường cách mạng dân chủ trong tương lai.

Bằng không khi anh ta đầu hàng quá sớm là do áp lực, do quá non nớt không đủ độ lỳ đ̣n trước sức “tấn công như vũ băo” của các “đồng chí” trong ban chuyên án. Với mệnh lệnh là bằng mọi giá bắt Lê Công Định đầu hàng càng sớm càng tốt, để phục vụ cho công tác ngoại giao chính trị cua CSVN.

Không biết ông Đông La đă có những cảm giác đó chưa. Nếu chưa th́ tôi khuyên ông nên viết thư hỏi ông Vũ Thư Hiên, hay ông hỏi những tù nhân thường phạm cũng được, họ sẽ mô tả cho ông những chiến công thầm lặng của các "chiến sĩ an ninh" trên mặt trận tiêu diệt dân chủ.

 

Vài lời kết nhắn gửi!

Đoạn cuối tôi cũng xin trích nguyên văn câu nói của ông đại sứ Pete Peterson để xin có vài lời với ông Đông La trước khi kết thúc bài viết: “Không có nước nào là hoàn hảo về nhân quyền. Tôi chưa thấy có nước nào được vậy. Chúng ta cần xem xét tiến bộ của Việt Nam trong 10, 20 năm qua, và như thế, ta thấy có tiến bộ quan trọng về nhân quyền, tôn giáo và quyền tự do cá nhân. Tôi nghĩ điều cần làm là đo lường sự tiến bộ của một quốc gia từ năm nay sang năm khác, chứ không phải so sánh họ với một thang điểm lý tưởng, vì không có sự hoàn hảo trong vấn đề nhân quyền...”

Vậy tôi xin hỏi cả ông đại sứ (Pete Peterson) lẫn ông Đông La là các ông lấy cái thước đo về thời gian từ năm này sang năm khác để đo lường sự tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam. Nếu mỗi năm chế độ độc tài điều tiết cho quyền một số người được thể hiện quyền tự do của ḿnh trong một phạm vi hẹp, cá thể đơn lẻ mà không vi phạm đến quyền và lợi ích của nhà nước của cá nhân như hiện nay th́ bao nhiêu năm nữa Việt Nam mới có được  tự do dân chủ như 180 quốc gia khác trên thế giới ???  Với khoảng 80 triệu dân, mỗi năm chế độ CSVN ban quyền tự do cho phép 1000 công dân, được công khai chỉ trích, nhưng không làm tổn hại đến lợi ích của nhà nước, th́ có lẽ thuyết tương đối của ông Albert Einstein cần phải xem xét lại, v́ như vậy VN sẽ vĩnh viễn không bao giờ có dân chủ, v́ mỗi năm số sinh, số tử tuất hàng trăm vạn người, số người được quyền  tự do sẽ chết đi, để thay thế cho 1/100 số người khác, chưa kể cái quyền đó mới dừng lại ở cái mốc là không ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước. Ố là là!

Một điều tôi xin nhắn gửi tới hai ông là hai ông không nên quá ngây thơ như vậy. Đảng CSVN không hề đặt ra lộ tŕnh nhân quyền dân chủ cho nhân dân, mà để tồn tại, họ bất buộc phải có một số cơ chế mở rộng về nhân quyền. Cũng ví như trước kia người dân bị trói giật “cánh tiên” bị siết cổ bằng tḥng lọng, th́ ngày nay họ được cởi trói và được nhốt trong chuồng có hàng rào kẽm gai xung quanh, mồm th́ bị dán băng dính thay cho việc nhét giẻ ngày xưa mà thôi.

Tất cả sự so sánh đều là khấp khiễng, khi người ta cố t́nh t́m cách che đậy, bao biện cho một hành vi ngoan cố. Hăy ưỡn ngực ngẩng mặt mà đi hỡi tự do!

 

Hà Nội, ngày 12/8/2009

Như Hà 


<< trở về đầu trang >>
free counters