Từ trường hợp tù nhân chính trị N.V.Túc đến chế độ "cải tạo" trong nhà tù CSVN
Lê
Nguyên Hồng
Trong
những ngày gần đây, độc giả thạo tin
dều biết về vụ việc nhà cầm quyền
CSVN đă đưa ra xét xử 9 nhà yêu nước
v́ tội giăng biểu ngữ, trong đó có
công dân Nguyễn Văn Túc quê Thái
B́nh. Cũng trong vài ngày gần đây,
theo thông tin từ bà Bùi Thị Rề vợ
anh Túc cho biết: Hiện anh Túc đang
được các bác sỹ của trại tù nghi là
bị mắc bệnh ung thư xương giai đoạn
cuối.
Trước hết, về nguyên nhân là do anh
Nguyễn Văn Túc bị giam giữ tra tấn,
đánh đập, hoặc bị công an tiêm thuốc
độc như nhiều người nói là hoàn toàn
không có cơ sở. Căn bệnh ung thư nói
chung là một loại bệnh nan y, nếu để
bệnh tự nhiên phát triển đến giai
đoạn cuối th́ mọi bệnh nhân đều tử
vong v́ không có thuốc đặc hiệu cho
giai đoạn này.
Bệnh ung thư xương của anh Nguyễn
Văn Túc cũng giống như các bệnh ung
thư khác, đều có thời gian ủ bệnh từ
rất lâu, có thể cách thời điểm bệnh
nhân tự phát hiên được do các triệu
chứng lâm sàng điển h́nh, kết hợp
với xét nghiệm tế bào của bác sỹ
hàng 5- 10 năm. Bệnh ung thư có thể
điều trị thành công khỏi bệnh chỉ
khi nó được phát hiện từ rất sớm (khoảng
3-5 năm) trước khi quá muộn. Nhưng ở
Việt Nam với mức sống chung là nghèo,
thậm chí dưới nghèo cho nên việc
phát hiện sớm căn bênh ung thư là
một điều không tưởng, nhất là đối
với những người dân nghèo khổ.
Bệnh ung thư xương có nguyên nhân từ
Gene di truyền hoặc từ những bệnh
ung thư khác di căn sang. Nhất là
đối với trường hợp bị ung thư vơng
mạc mắt. Bênh ung thư của anh Nguyễn
Văn Túc (nếu đúng là thật, hoặc bệnh
khác cũng vậy) th́ với chế độ ăn
uống thiếu dinh dưỡng, căng thẳng
thần kinh kéo dài trong nhà tù do bị
thẩm vấn, có thể bị đánh đập nữa
trong lúc lấy cung. Cho nên người tù
(nhất là giai đoạn đầu bị tạm giam
như anh Túc) sẽ xuất hiện sự suy
nhược thần kinh, suy nhược cơ thể…Đồng
thời việc người tù không được cung
cấp đủ dưỡng khí trong những buồng
giam chật hẹp, tối tăm, không bao
giờ có ánh nắng mặt trời chiếu vào
da thịt người, đă là điều kiện tốt
nhất để cho mọi loại bệnh tật (cũ và
mới) thỏa sức ḥanh hành…
Quan trọng đặc biệt đối với người tù
trong chế độ của CSVN đó là nếu chưa
được ra lao động tự giác, th́ không
bao giờ được tắm nắng. Tắm nắng là
một việc làm hết sức quan trọng, nó
giống như một liều thuốc bổ xúc tác
quá tŕnh chuyển hóa, trao đổi chất,
và tái tạo mô tế bào mới của cơ thể
như các mô cơ, xương, mỡ vv… Ánh
nắng mặt trời có thể cung cấp 85%
lượng Vitamin D cho cơ thể con người.
Tắm nắng thường xuyên sẽ cung cấp
đầy đủ lượng Vitamin D cho cơ thể.
Từ đó giúp cơ thể tránh được (hoặc
làm chậm phát triển) các loại bệnh
như béo ph́, huyết áp, tim mạch,
tiểu đường, ung thư vv…
Có người nói rằng: “Trong xă hội
Việt Nam ngày nay mạng người không
bằng mạng chó” đó là một câu nói hơi
quá! Nhưng trong nhà tù của chế độ
CSVN th́ đúng như vậy đấy!
Người viết bài báo này đă có vài lần
lái xe chở người thân của một phạm
nhân, đi thăm tù cải tạo bắt buộc
tại một trại ở Tam Đảo – Phú Thọ.
Nói người tù ấy là phạm nhân th́
không chính xác, v́ anh ta (người
được thăm nuôi), là một người tù
không có án, tức là không được xét
xử mà chỉ được công an đến nhà đọc
lệnh bắt giam của VKS rồi c̣ng tay
đưa đi luôn.
Tại trại tù nói trên, theo như lời
kể của một số tù nhân trong pḥng
thăm gặp, th́ đây là một trại tù
trong nhóm 3 trại giống nhau của khu
vực ấy. Người tù trong đó phải lao
động với một chế độ khoán theo sản
phẩm và công việc khủng khiếp ví dụ
như : Gánh 200 gánh nước một ngày
với quăng đường hàng trăm met. Gánh
5000 viên gạch mộc lên ḷ cao để vào
ḷ đốt gạch vv…Nếu tù nhân nào trong
ngày chưa hoàn thành khối lượng công
việc ấy th́ tiếp tục phải làm đêm
cho kỳ xong mới thôi!
Đành rằng, những tù nhân ấy, họ đă
có những hành vi gây hại cho xă hội.
Nhưng rơ ràng yếu tố cấu thành để có
một bản cáo trạng đối với họ là chưa
đủ. Dầu vậy họ vẫn bị đi tù, đó là
một việc làm của hệ thống hành pháp
đi ngược lại pháp luật của chính nhà
nước CSVN. Người viết bài này đă đọc
hết các chương và các điều của bộ
luật h́nh sự VNCS, chỉ thấy có phần
“cải tạo không giam giữ”, nhưng
không thấy có điều khoản nào ghi là
“tù không án” cả!
Trên đây chỉ là vài nét về chế độ
lao động khổ sai trong nhà tù nói
trên. C̣n về chế độ sinh hoạt ăn
uống th́ tù nhân được quyền nhận quà
thăm nuôi, thế nhưng trong buồng
giam nào cũng có những đại bàng, đầu
gấu làm “thủ lĩnh”. Mọi đồ ăn thức
uống ngon do người nhà tiếp tế đều
không đến miệng người tù (nếu họ
không phải là đại bàng hoặc băng
nhóm của đại bàng). Đối với bữa ăn
hàng ngày, người tù tại các buồng
giam chỉ được ăn mỗi người hai lưng
bát cơm (hai nửa chén) cộng với chút
canh lơng bơng nước, thịt th́ mỗi
tuần được một bữa có thịt, nhưng
cũng chỉ vỏn vẹn vài miếng mỡ bèo
nhèo mà thôi. Khẩu phần ăn của tù
nhân vốn đă quá ít ỏi nhưng chắc
chắn là nó c̣n bị quản lư và nhà bếp
cắt xén vô tội vạ nữa, nên bữa ăn
của người tù lại càng thê thảm hơn…
Cũng theo lời kể của một số tù nhân
ở trại tù không án nói trên, th́
tuần nào trại cũng tiếp nhận người
mới vào, và tuần nào trại cũng có
người chết, có tuần lễ tới vài ba
người. Những tù nhân xấu số nói trên
nếu quê ở tỉnh xa hoặc không có
người nhà th́ sẽ được chôn sơ sài
ngay tại gần trại, thậm chí c̣n
không có cả vài nén nhang nữa. Số
người chết nói trên thường là do
bệnh tật như bệnh ADS, lao phổi, và
các suy kiệt sức khỏe khác do lao
động khổ sai, cũng như bị quản giáo
đánh, đầu gấu đánh lâu ngày thành
bệnh…
Đấy là ở một trại tù “hạng nhẹ” của
chế độ XHCN. C̣n đối với tù nhân ở
trại tù “hạng nặng”, tức là trại tù
giam giữ những tù nhân có xét xử th́
sao? Chắc không cần b́nh luận ǵ
nhiều th́ quư vị độc giả cũng tự
h́nh dung ra sự khắc nghiệt sẽ khủng
khiếp như thế nào!
Người viết có một người bạn là một
mục sư Tin Lành hệ phái CMA, đó là
mục sư Trần Thế Thiên Phước, hiện
ông đang là quản nhiệm của Hội Thánh
Tin Lành Phú Lâm thuộc quận 6 Sài
G̣n. Mục sư Phước kể lại rằng: Năm
1986 ông bị công an bắt khi đang đi
làm chứng truyền đạo, giao giảng Tin
Lành cùng một số mục sư và tín hữu
khác. Lần đó ông đă bị giam cùng
buồng giam với các tội phạm h́nh sự,
ông đă bị đại bàng đánh trọng thương
(gẫy ba xương sườn, hai răng cửa).
Không biết việc đó có sự “bật đèn
xanh” của công an hay không, nhưng
nó đă nói lên tính chất thật trong
nhà tù của chế độ CSVN: Tính mạng
con người không có giá trị ǵ!
Trong nhà tù của chế độ CSVN có cụm
từ “giam cứu” để chỉ các nghi can bị
tạm giam. “Giam cứu” là giam giữ để
nghiên cứu, điều tra tổng hợp. Tức
là rất nhiều người bị “giam cứu” khi
chưa được xác định rơ ràng hành vi
phạm tội, đồng nghĩa với việc bắt
giam tùy tiện người vô tội. Chính v́
như vậy, cho nên nhiều trường hợp
không thể kết cung dù đă bị giam giữ
hàng 2-3 năm trời. Trong thời hạn đó
những tù nhân “giam cứu” đó đă bị
gia hạn lệnh tạm giữ (4 tháng) rất
nhiều lần. Có trường hợp khi đưa ra
xét xử th́ thời hạn tạm giam thậm
chí c̣n vượt quá cả mức án mà người
tù phải thi hành. Thế là để cho “hợp
lư” ṭa lại phải xử nặng thêm một
chút để thời hạn tạm giam vừa đủ
bằng mức án. Chính v́ vậy mới có
chuyện “phóng thích tại ṭa” v́ tù
nhân đă thi hành án xong trước khi
xét xử!
Trở lại với vấn đề của tù nhân
Nguyễn Văn Túc. Nếu căn bệnh ung thư
của anh Túc là sự thật th́ rất có
thể anh đă không mắc nó trong thời
gian bị tạm giữ. Anh Nguyễn Văn Túc
mới chỉ bị bắt cách nay vừa tṛn 1
năm. Căn bênh ung thư của anh Túc
rất có thể đă có mầm bệnh từ lâu.
Nhưng quan trọng là, với một chế độ
giam giữ “không ánh nắng”, ăn uống
thiếu dưỡng chất, cộng với Stress
kéo dài, đă là điều kiện tốt nhất để
cho căn bênh ung thư phát triển. Nếu
như anh Nguyễn Văn Túc không bị giam
giữ mà được tại ngoại, th́ căn bệnh
ung thư chưa chắc đă tấn công cơ thể
của anh mạnh được như vậy. Đây là
một trường hợp giống như nghĩa đen
của từ “giậu đổ b́m leo”.
Trên thực tế tại Việt Nam, trong các
trại tù có rất nhiều tù nhân thường
phạm dù chỉ phải chấp hành những án
tù nhẹ khoảng vài ba năm, nhưng họ
lại bất ngờ phải chịu một bản án tử
h́nh bởi họ đă phải chết trong tù v́
đói rét, bệnh tật, v́ bị đánh đập
trong lúc chưa kịp măn hạn tù!
Cụ thể gần đây báo chí của nhà cầm
quyền CSVN cũng loan tải hai nhân
vật trẻ trong khi thụ án và chờ xét
xử (giam cứu) cũng đă chết bất đắc
kỳ tử. Đó là các tù nhân Nguyễn Tiến
Dũng (trong vụ PMU18) chết trong
trại tạm giam v́ bệnh tiểu đường (?)
khi mới chỉ 39 tuổi. Trường hợp thứ
hai đó là ca sỹ Trí Hải (23 tuổi, án
tù 4 năm) chết trong trại tù với
bệnh án suy hô hấp (?).
Đối với các tù nhân chính trị th́
t́nh h́nh đối xử của công an quản
giáo có khá hơn đôi chút so với tù
h́nh sự, đó là một sự thật. Trong tù
th́ các anh chị em là chính trị phạm
thường yêu thương đùm bọc nhau,
không có cảnh đầu gấu, đại bàng như
tù h́nh sự. Nhưng chế độ ăn uống
cũng không khác ǵ tù h́nh sự là bao
nhiêu. Đặc biệt là họ đều không được
tắm nắng khi chưa được ra lao động
tự giác.
Trong mọi xă hội, nhà tù phản ánh
rất rơ hiện trạng xă hội và nền văn
hóa của xă hội ấy. “Xă hội nào th́
nhà tù ấy”, cho nên nhà tù của CSVN
không coi tù nhân là con người nữa.
Đúng ra, tù nhân chỉ là người mất tự
do và tạm thời mất quyền công dân mà
thôi, nhưng trong nhà tù của CSVN tù
nhân mất luôn quyền làm người, quy
định tù nhân phải gọi công an quản
giáo là ông , bà xưng cháu dù ḿnh
lớn tuổi hơn họ nhiều đă phần nào
nói lên điều đó…
Vấn đề của mọi vấn đề là ở chỗ, phải
thay đổi thể chế đang cầm quyền của
“xă hội chủ nghĩa…độc tài”, thành xă
hội đa nguyên dân chủ, th́ vấn đề
cải thiện đời sống và chế độ giam
giữ tù nhân, cũng như cải thiện
trong đối xử với người tù (nói chung)
mới có thể thực hiện cách khoa học
và nhân đạo.
Nhà tù là nơi cải tạo con người,
giam giữ tội phạm, chứ không thể là
nơi hủy hoại sức khỏe, nhân phẩm và
đặc biệt là tính mạng con người!