Tưởng niệm Trần Văn Bá
Đinh
Quang Anh Thái
Hai mươi lăm năm năm trước, ngày 8
Tháng Giêng năm 1985, nhà cầm quyền
cộng sản Hà Nội tuyên án tử h́nh ba
chiến sĩ phục quốc thuộc Mặt Trận
Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước
Giải Phóng Việt Nam. Đó là các ông
Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch và Trần
Văn Bá. Đây là một tin dữ đối với
người Việt trong và ngoài nước, cũng
như đối với các dân tộc yêu chuộng
tự do dân chủ trên thế giới. Mọi
người đều lên án chế độ cộng sản Hà
Nội và xem đây là một thái độ thách
thức lương tâm loài người. Riêng
trường hợp người thanh niên Trần Văn
Bá, hành động vị quốc vong thân của
anh là một đại tang đối với Tổng Hội
Sinh Viên Việt Nam tại Paris và với
những người trẻ khắp nơi trên thế
giới.
Trần Văn Bá sinh năm 1945 tại Sa Đéc.
Anh lớn lên với ruộng đồng miền Nam
và đă được un đúc, thừa hưởng tinh
thần bất khuất của cha ông. Năm
1966, thân phụ của anh là Dân Biểu
Trần Văn Văn đă bị cộng sản sát hại.
Cái chết của cha bắt buộc anh phải
rời bỏ quê hương, xa gia đ́nh, xa
bạn bè để sang Pháp sống và theo học
tại Paris. Anh tốt nghiệp cao học
kinh tế năm 1971 và sau đó làm giảng
viên của Đại Học Nantes. Song song
với việc học, anh tích cực hoạt động
trong phong trào sinh viên và trở
thành Chủ tịch Tổng hội Sinh viên
Việt Nam tại Paris trong nhiều nhiệm
kỳ, từ năm 1973 đến 1980. Chính Trần
Văn Bá đă đem đến cho Tổng hội Sinh
viên tại Paris một sinh khí mới. Để
un đúc ḷng yêu quê hương và tạo dịp
cho các sinh viên thành tài về phục
vụ đất nước, Trần Văn Bá đă tổ chức
các chuyến về thăm nhà trong mùa Hè
năm 1973. Từ đó, các hội đoàn ở Pháp
và các nước Âu Châu khác đă liên lạc
và gắn bó với nhau trong mọi sinh
hoạt để chuẩn bị cho sự ra đời của
Đại hội Việt Nam Âu Châu những năm
sau này.
Trong suốt mùa Hè năm 1973 tại quê
nhà, Trần Văn Bá hầu như không bao
giờ vắng mặt trong các hoạt động của
thanh niên sinh viên. Từ những đêm
hát cộng đồng, đi công tác ủy lạo
chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa tại các
tiền đồn ở Quảng Trị, ở Bastone, ở
Rừng Sát, cho đến cứu trợ nạn nhân
chiến tranh; đâu đâu cũng có mặt
Trần Văn Bá.
Trần Văn Bá thâm trầm nhưng không xa
cách. Trần Văn Bá ít nói, nhưng khi
lên tiếng th́ say sưa và nội dung
phát biểu rất sâu sắc. Trần Văn Bá
có cái bớt đỏ trên trán bên tay mặt,
khiến cho anh khó có thể bị lẫn lộn
với những người chung quanh.
Những ngày Hè năm đó, Trần Văn Bá
thường mặc chiếc áo lính mà anh xin
được của một binh sĩ tại đặc khu
Rừng Sát và đem chiếc áo khi quay
trở lại Pháp. Không biết sau này,
khi anh về khu chiến phục quốc,
chiếc áo lính bạc mầu đó có được
theo chân Trần Văn Bá hay không.
Ngày 30 Tháng Tư, năm 1975, cộng sản
chiếm miền Nam, đất nước bị quy về
một mối. Nói theo cách diễn đạt
trong thơ của thi sĩ Nguyễn Chí
Thiện, dân tộc bị d́m trong một mối
căm hờn, một mối oan khiên.
Trong giai đoạn bàng hoàng ngay sau
biến cố sẩy đàn tan nghé đó, Trần
Văn Bá đă bôn ba khắp nơi để kêu gọi
mọi người phải tiếp tục đấu tranh.
Anh thường thổ lộ với bạn bè rằng,
biết bao người đă nằm xuống, chúng
ta không thể ngồi yên được.
Một người bạn sinh viên từng gắn bó
với Trần Văn Bá trong giai đoạn sau
1975 và hiện đang sống tại Úc là chị
Phan Thị Ngọc Dung nói, “Tôi quen
biết anh Trần Văn Bá vào khoảng đầu
năm 1975 khi tôi bắt đầu hoạt động
với Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại
Paris, lúc ấy anh Bá là chủ tịch nên
tôi xem anh như một đàn anh vừa lớn
tuổi hơn, vừa kinh nghiệm hơn về
hoạt động. Điểm nổi bật của anh Bá
là sự triệt để và dấn thân của anh.
Tôi rất ngưỡng mộ anh ở điểm anh dám
sống tới cùng cho lư tưởng của ḿnh
đối với đất nước. Hầu hết anh em tuy
hoạt động nhưng cũng lo đi học, khi
ra trường, đi làm, có bạn trai, bạn
gái và lập gia đ́nh. Anh Bá th́ khác
hẳn, anh dấn thân triệt để và trọn
vẹn, anh bỏ rất nhiều th́ giờ để gặp
người này, người kia để liên lạc,
vận động, không phải chỉ riêng ǵ ở
Paris mà c̣n ở các nước khác ở Âu
Châu. Anh cũng là một người biết rất
nhiều tin tức và anh em luôn kinh
ngạc là tại sao anh biết nhiều thế,
không biết từ đâu mà anh có những
tin tức này. Sau 1975 th́ anh Trần
Văn Bá trầm ngâm hơn, lâu lâu trong
câu chuyện nói với tôi anh phải về
Việt Nam mới được.”
Tết năm Kỷ Mùi 1979, Tổng Hội Sinh
Viên Việt Nam tổ chức đêm văn nghệ
tại Paris, cờ vàng ba sọc đỏ bay
phất phới và tràn ngập cả hội trường
Maubere với sự tham dự của hàng ngàn
khán giả. Đây là một sự thể hiện
sống động nhất tinh thần của những
người không chấp nhận ngày 30 Tháng
Tư 1975 là sự kết thúc công cuộc đấu
tranh v́ hạnh phúc tự do của dân
tộc.
Đối với Trần Văn Bá, tất cả các hoạt
động tại hải ngoại cũng chỉ nhằm
chuẩn bị cho một ngày về chiến đấu
ngay tại quê nhà. Trong đêm văn nghệ
Tết năm đó, Trần Văn Bá nói những
lời cuối, trước khi anh về khu chiến
phục quốc,
“Kính thưa quư bác, anh chị em Tổng
Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris rất
hân hoan đón tiếp quư vị trong đêm
hội Tết Kỷ Mùi; sự hiện diện quư báu
của quư bác và quư anh chị là một
khích lệ lớn lao cho tập thể sinh
viên. Chúng tôi xin chân thành cảm
tạ quư vị đă luôn luôn dành cho sinh
viên sự ủng hộ nồng nhiệt nhất trên
mọi phương diện, cụ thể là đêm hôm
nay đă thành tựu với sự giúp sức tận
t́nh của các phụ huynh và nhất là do
sự đóng góp tích cực của hơn 1 ngàn
sinh viên trong ṛng ră 3 tháng
trời. Kính thưa quư bác, thưa quư
anh chị, cảm t́nh mà quư vị dành cho
sinh viên nói lên sự tín nhiệm và sự
mong ước của quư vị nơi giới trẻ để
đáp lại nguyện vọng thiết tha của
nhân dân trong 30 năm chiến tranh
tàn phá đang bị đè nén tại quê nhà,
ách thống trị khát máu đang áp đặt
đă tước đoạt mọi quyền làm người của
người dân Việt Nam, xô đẩy hàng trăm
ngàn đồng bào phải bỏ xứ ra đi bất
chấp mọi hiểm nguy; chính sự can
trường của đồng bào vượt biển trước
chết chóc và đời sống cơ cực trong
các trại tạm cư tại Đông Nam Á đă
làm chấn động dư luận thế giới, v́
thế nhiều quốc gia và đoàn thể không
nỡ làm ngơ trước thảm nạn của cả
trăm ngàn đồng bào, đă có hảo tâm
muốn cứu vớt và giúp đỡ người tị
nạn. Những thái độ cao thượng đó dù
sao cũng chỉ có tính cách nhất thời
nhằm xoa dịu thương đau của những
người ra đi chứ không giải quyết vấn
đề ở căn bản. Vấn đề tị nạn là hậu
quả của việc vi phạm nhân quyền tại
Việt Nam, người dân bỏ xứ ra đi là
v́ mọi quyền làm người của họ bị
tước đoạt, an ninh bị đe dọa; như
thế nguồn gốc của vấn đề tị nạn nằm
ở Việt Nam, vấn đề chỉ có thể giải
quyết tại Việt Nam mà thôi. Giải
pháp là người Việt Nam có thể sống
tại quê cha đất tổ mà nhân phẩm của
họ không bị chà đạp, người ra đi có
thể trở về và mạng sống của họ không
bị đe dọa. Mọi thay đổi trong chiều
hướng khả quan đó có thể có hay
không là do ở nơi anh em kháng chiến
đă hơn 3 năm lặn lội ở bưng biền
tranh đấu cho tương lai của dân tộc,
cứu văn nhân dân khỏi thảm họa diệt
vong. Chánh quyền Cộng Sản đang đưa
đẩy dân tộc đến bờ vực thẳm, làm
lính đánh thuê cho ngoại bang, đi
xâm lăng các quốc gia Lào và
Campuchia, đe dọa an ninh của cả
Đông Nam Á. Giải pháp cho vấn đề tị
nạn và ḥa b́nh tại Đông Nam Á hiện
nay tùy thuộc vào sự lớn mạnh của
kháng chiến để ngăn chặn những ư đồ
điên dại của những người cầm quyền ở
Hà Nội. Cho nên lúc nào chúng tôi
cũng dành sự ủng hộ của chúng tôi
cho các anh em kháng chiến tại quốc
nội, đó là để tiếp nối lại truyền
thống của dân tộc từ thời lập quốc,
lúc Lạc Long Quân và Âu Cơ chia ly
có hứa hẹn khi hoạn nạn sẽ về giúp
đỡ nhau. Trong hoàn cảnh thê thảm
của đất nước, những đứa con ra đi
như chúng ta sẽ giúp đỡ những đứa
con đang tranh đấu tại quê nhà đem
lại tự do cho nhân dân, giải phóng
dân tộc khỏi chiến tranh diệt vong
để sống chung ḥa b́nh với các quốc
gia láng giềng. Đó là “Đường Chúng
Ta Đi”, “Đường Chúng Ta Đi” cũng là
đề tài của đêm văn nghệ Tết Kỷ Mùi
nói lên truyền thống hào hùng của
dân tộc. Nếu trong phần tổ chức có
điều ǵ sơ xuất chúng tôi xin quư vị
niệm t́nh tha thứ cho chúng tôi và
Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại
Paris. Xin kính chúc quư vị một năm
an khang và thịnh vượng. Xin cám ơn
quư vị.”
Trần Văn Bá đă t́m đường về. Trần
Văn Bá về chiến khu phục quốc ngày 6
Tháng Sáu, năm 1980, âm thầm, không
một lời giă biệt. Anh trở thành một
trong các cấp lănh đạo của Mặt Trận
Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước
Giải Phóng Việt Nam. Anh từng chỉ
huy nhiều chuyến xâm nhập người và
vũ khí vào Việt Nam, trong khi ở hải
ngoại, nhiều người không tin rằng,
con người ốm yếu như anh có thể làm
được công việc đội đá vá trời đó.
Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại
Paris đă đóng góp rất nhiều trong
công cuộc đấu tranh chống cộng sản
trên đất Pháp, từ những năm tháng
trước thời điểm 1975 cho đến măi
những năm sau này và kể cả giai đoạn
hiện nay. Những năm Tổng hội dưới sự
lănh đạo của Trần Văn Bá đă để lại
những dấu ấn sâu đậm trong kư ức của
nhiều người, trong đó có anh Đỗ Đăng
Lưu hiện đang sống ở Úc, “Phải thành
thực mà nói là uy tín của Tổng Hội
Sinh Viên Paris tăng lên rất nhiều
là nhờ uy tín và khả năng cá nhân
của anh Trần Văn Bá. Lư do là v́ anh
Bá xuất thân từ một đại gia đ́nh rất
có thế lực về chính trị ở miền Nam
Việt Nam và nhờ anh có những quen
biết ở cấp cao nhất trong chính
quyền miền Nam lúc bấy giờ, thành ra
anh Trần Văn Bá có cơ hội nắm được
t́nh h́nh chính trị một cách rất là
vững vàng và do đó có khả năng hướng
dẫn dư luận về đường hướng chính trị
vào thời buổi bấy giờ.”
Trong một lá thư từ chiến khu quốc
nội gởi ra cho một chiến hữu tại
Pháp, Trần Văn Bá cho biết rằng, đời
sống trong khu chiến cơ cực, nhưng
anh không sờn ḷng và anh tin tưởng
mănh liệt là quê hương chắc chắn sẽ
có ngày bừng sáng. Đau đớn thay, chí
lớn chưa thành th́ Trần Văn Bá đă bị
cộng sản bắt năm 1984 tại Minh Hải,
sau đó bị kết án tử h́nh.
Trần Văn Bá bị cộng sản xử bắn ngày
8 Tháng Giêng năm 1985.
Trần Văn Bá đă vị quốc vong thân,
nhưng anh lúc nào cũng là một tấm
gương sáng và cái chết của người
thanh niên đầy nhiệt huyết này là
một mất mát lớn cho toàn thể dân tộc
Việt Nam.