Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Từ “Nhà Thờ Tưởng Niệm (Gedächtnis Kirche) Berlin” nghĩ đến “Nhà Thờ Tam Ṭa”

Từ “Nhà Thờ Tưởng Niệm (Gedächtnis Kirche) Berlin” nghĩ đến “Nhà Thờ Tam Ṭa”
 

Hà Long

VietCatholic News (25 Jul 2009 19:04)
 

BERLIN – Thành phố thủ đô Berlin là một thành phố đẹp cho du khách và có bề dày lịch sử về văn hóa, kinh tế và đặc biệt về chính trị, sau thống nhất Berlin c̣n được gọi là thủ đô văn hóa của châu Âu. Hàng triệu người đổ vào Berlin thăm viếng hàng năm.

Công trường Breitscheidplatz ở Bá Linh nơi có nhà thờ "cụt đầu" *

Vào hè 2009 những khách du lịch đến Berlin và di chuyển theo giao thông công cộng, nhất là với xe điện ngầm th́ có thể gặp khó khăn đôi chút v́ theo kiểm tra an toàn định kỳ cho các xe điện ngầm các nhà kỹ thuật khám phá bánh xe sắt có các vế nứt ngầm, từ đó có thể xảy ra tai nạn cho người dân v́ thế hơn 2/3 xe điện ngầm phải nằm ụ chờ ngày thay bánh xe. An toàn tuyệt đối của Tây phương là như thế và đôi khi thái quá, trách như vậy thôi chứ tốt cho người dân v́ họ hưởng được sự an toàn tuyệt đối. Khơi mào bằng cuộc trật đường rầy của xe điện ngầm ngày 01-5-2009 ở đoạn đường Berlin-Kaulsdorf, may là lúc ấy xe chạy chậm hẳn lại v́ sắp gần đến bến ga. May mắn không một ai bị thương tích. Từ lâu phương tiện giao thông dưới ḷng đất của Berlin thật hoàn hảo, các loại xe điện ngầm (được gọi là U-Bahn) và xe cao tốc (S-Bahn) chạy chồng chéo lên nhau và dày đặc theo ṿng tṛn và xuyên tâm theo bốn hướng. Có những đường hầm ở trạm Potsdam hoặc nhà ga trung tâm mới của Berlin xâu thăm thẳm trong ḷng đất. Sự cố này chưa giải quyết được làm cho khoảng 400.000 hành khách hàng ngày phải t́m các phương tiệc di chuyển khác. Thông thường hệ thống xe điện ngầm tại Berlin chuyên chở 1.300.000 khách di chuyển mỗi ngày với 552 xe điện. Một điều thú vị khi được biết khoảng 100 năm nay chưa bao giờ có hiện tượng xe điện phải nằm ụ đợi sửa chữa lâu như thế.
Công trường tại Bá Linh nơi "nhà thờ cụt"Berlin đă được trở lại thành thủ đô của nước Đức thống nhất. Đông Tây chia cắt trong 40 năm đă trở thành một khi chủ nghĩa cộng sản khát máu bị đánh đổ bằng biểu tượng toàn dân giật sập bức tường ô nhục Berlin vào tháng 11/1989. Như con cờ Đôminô toàn khối Đông Âu cùng sụp đổ tan ră. Tuy nhiên không ai phải đổ máu, không ai phải chết cho cuộc cách mạng diệu kỳ, tưởng chừng chỉ được thực hiện trong một giấc mơ.
Cách mạng dân chủ tự do đến với Đông Đức, đến với toàn khối Đông Âu thật tuyệt vời: không khát máu hận thù, không trại cải tạo, không bắt bớ, không cướp đất, không lộng quyền, không trí trá, không công an mật vụ, ngược lại được diễn tiến trong tự do dân chủ, trong nhân bản t́nh người, trong trật tự luật pháp. Đến ngay tên tội đồ lớn nhất là chủ tịch Erich Honecke c̣n được dung tha để có một cái chết b́nh yên vào ngày 29-5-1994 tại Santiago nước Chí Lợi, ngay cả vợ ông ta vẫn c̣n hưởng được chế độ lương bổng nghỉ hưu cho đến bây giờ. Nhân bản như thế trong một xă hội tự do dân chủ, như chưa bao giờ có trong một thế giới cộng sản luôn được bao trùm trong chiếc áo trả thù, đầy đọa ngục tù, đánh người bịt miệng…

Nhà thờ "cụt đầu" tại Bá Linh

Thủ đô Berlin thật đẹp, cả thế giới đă được đón chào thân thiện qua World Cup 2006. Các tàn tích lạc hậu, nghèo đói của Đông Berlin đă được xóa nḥa rất ngắn trong 20 năm sau thống nhất. Khó có thể tưởng tượng được người Đức xây dựng và tiến mau quá, tiến tŕnh thống nhất được xúc tiến như tên bắn và các công tŕnh xây dựng lớn nhất Âu Châu hầu như đă được kết thúc hoàn hảo: nào là cơ sở hạ tầng qua các xa lộ nối liền Đông Tây, nào là nhà quốc hội lịch sử, phủ thủ tướng, nha ga trung tâm hiện đại nhất thế giới, trung tâm thương mại Potsdamer Platz, v.v…
Theo sử sách Berlin luôn là một thành phố lịch sử quan trọng, nh́n vào bản đồ Âu Châu th́ chính địa điểm này là trục chính cho toàn khối Châu Âu, nơi thông thương trong khối Liên Hiệp Âu Châu. Hiện nay thành phố Berlin không chỉ đơn thuần là trung tâm kinh tế của Đức mà c̣n là thủ đô văn hoá của châu Âu.
Trong quá khứ cũng chính nơi Berlin đă gây ra tai họa cho Thế Chiến I và Thế Chiến II rồi nơi này chịu biết bao đau thương đổ nát v́ thua trận.
Khi Hồng Quân Nga tiến vào Berlin treo cờ chiến thắng trên ṭa nhà quốc hội vào ngày 09-5-1945 là lúc đó Berlin chỉ c̣n là một đống tro tàn, hơn 70% nhà cửa, hệ thống hạ tầng cơ sở bị chiến tranh san bằng. Khoảng 2,5 triệu dân Berlin đă phải sống khổ sở trên đống tro bụi này. Từ lúc này thành phố Berlin bị chia đôi giữa Đông và Tây. Nửa phía Tây do phe đồng minh Mỹ, Anh, Pháp kiểm soát theo khối tự do dân chủ và nửa phía Đông do Liên Xô vây quanh trong bức tường ô nhục của chủ nghĩa cộng sản.
Rũ được tro tàn của chiến tranh, Berlin lại tỏa sáng trong xây dựng và ổn định. Tuy nhiên mọi nơi vẫn c̣n lưu giữ lại những chứng tích chiến tranh để cho hậu thế nh́n vào đó nhận ra chiến tranh là phi nghĩa. Có những dấu tích chiến tranh dùng để phục vụ cho sự ḥa giải và tha thứ, tiêu biểu nhất là nhà thờ Kaiser-Wilhelm-Gedächtniskirche (Nhà thờ tưởng niệm vua Wilhelm) nằm bên công trường ngày xưa gọi là Auguste-Viktoria-Platz (ngày nay Breitscheidplatz).

Nhà thờ nguyên thủy Kaiser-Wilhelm-Gedächtniskirche

Nhà thờ Kaiser-Wilhelm-Gedächtniskirche được khánh thành ngày 01-9-1895 để tưởng niệm hoàng đế Wilhelm I. Nhà thờ đă bị dội bom trong Thế Chiến II ngày 22-11-1943, tất cả tan tành chỉ c̣n tháp chuông nhà thờ đứng vững và bị cụt đầu. Từ đó tháp chuông được giữ nguyên trạng cụt đầu để thành một nơi nhắc nhở dân tộc Đức về tội phạm chiến tranh và cuối cùng tháp chuông cụt này cũng trở thành biểu tượng của Tây Berlin tự do, một điểm du lịch quan trọng sau cổng thành Brandenburger Tor.
Người Việt không quen đọc tên Kaiser-Wilhelm-Gedächtniskirche, quá dài và phát âm lại khó cho nên đă đặt cho một tên gọi dễ nhớ theo h́nh thù là "Nhà thờ cụt đầu Berlin".
"Nhà thờ cụt đầu Berlin" là gia sản của Giáo Hội Tin Lành, nhà nước không có một chút quyền nào về đất đai ở đây và cũng chẳng cướp được của người dân viện lư do giữ ǵn di tích. Bởi thế theo nhu cầu của giáo dân vào đầu thập niên 1960 giáo xứ đă bàn thảo về việc phá đi xây dựng nhà thờ mới hoặc muốn giữ lại chứng tích. Giáo xứ muốn giữ lại di tích và xây dựng nhà thời mới theo kiểu tháp chuông bát giác cộng thêm toà nhà 8 tầng nằm kế bên. Ngày 17/12/1961 khu nhà thờ mới đă được khánh thành.
Di tích "Nhà thờ cụt đầu" do giáo dân trong giáo xứ quyết định, nhưng bằng khôn ngoan và lợi ích cho cả dân tộc Đức. Cả đạo lẫn đời đều hài ḷng về dấu tích của chiến tranh được bảo quản này.
Điểm nhấn ở đây khu đất "Nhà thờ cụt đầu" thật đẹp và có thể nói đắt giá nhất Berlin, một con đường thương mại xầm uất với nhiều cửa hàng hiệu nổi tiếng, với rất nhiều khách sạn, tụ điểm văn hóa và nhà hàng. Không v́ thế mà chính phủ Đức lại áp đặt cướp đi với danh nghĩa di tích cần phải giữ lại hoặc giáo xứ tham tiền chạy theo lợi nhuận để phá hủy di tích để cho mặt bằng sử dụng lớn thêm ra. Người Đức thực tế, khôn ngoan biết ǵn giữ lịch sử và cũng tôn trọng quyền tư hữu của người dân. Chính quyền biết tôn trọng tự do tôn giáo, biết ǵn giữ kỷ cương luật pháp. Chính v́ thế nước Đức trở nên hùng mạnh mau chóng, ngay cả các đau thương tuyệt vọng đổ vỡ trong chiến tranh đă được họ khôn khéo xóa sạch và vươn lên trong tự do, dân chủ và phú cường.
Nh́n vào "Nhà thờ cụt đầu Berlin“ chúng ta có thể nghĩ đến nhà thờ Tam Ṭa tại Đồng Hới: cả hai đều bị bom đạn chiến tranh tàn phá. Tại Berlin nhà thờ chỉ c̣n một tháp chuông cụt đầu cũng như nơi Tam Ṭa c̣n lại một tháp chuông h́nh tṛn nguyên vẹn và hơn Berlin một bức tường và một cây cột gạch đỏ đứng chơi vơi giữa trời. Cả hai nơi đều nằm trên một khu phố đẹp, có lẽ Tam Ṭa đẹp hơn v́ nằm bên cạnh ḍng Nhật Lệ có một vị trí thật đẹp và lư tưởng.
"Nhà thờ cụt đầu Berlin“ chỉ cần sau 10 năm chiến tranh được giáo xứ xác định là một di tích chiến tranh phải được bảo quản ǵn giữ. Tuy nhiên không phải là một tố cáo tội phạm chiến tranh nhưng dùng nhà thờ thành một nơi ḥa giải cho dân tộc Đức với nhau và với thế giới bên ngoài, nhất là với dân tộc Do Thái. Một mục đích thật cao cả, người ta t́m đến đây để ăn năn thống hối và chung bàn tay kiến tạo ḥa b́nh.
Nhà thờ Tam Ṭa tại Đồng Hới đă bị tàn phá năm 1968, đúng 41 năm, chính quyền cộng sản VN đă làm được ǵ? Họ quan tâm điều ǵ nơi nhà thờ đổ nát? Khát vọng của giáo dân không có nhà thờ tại Đồng Hới được chính quyền đối xử ra sao? Một điều quan trọng thế giới biết rằng cả nước Việt Nam trong một thành phố không có một nhà thờ để giáo dân thể hiện quyền tự do tôn giáo, đó là Đồng Hới. Điều này là lời tố cáo mạnh mẽ nhất về vi phạm tôn giáo của csVN. Sau 1975 tất cả nhẫn nại từ ṭa Tổng giám mục Huế đến giáo dân Đồng Hới đều bị chính quyền địa phương độc địa từ khước không cho một bóng dáng linh mục nào về Đồng Hới phục vụ giáo dân với một lư do vu vơ không có giáo dân ở đấy. Đó là nguyên nhân làm cho giáo dân Tam Ṭa bơ vơ như đàn chiên thiếu bóng chủ chiên.

Nhà thờ Tam Ṭa di tích lịch sử quá khứ

Đến tháng 5-2006, Đức TGM giáo phận Huế, Đức Cha Têphanô Nguyễn Như Thể quyết định cho sát nhập giáo hạt Nam Quảng B́nh (trong đó có giáo xứ Tam Ṭa) vào giáo phận Vinh. Từ đó cha Linh mục Lê Thanh Hồng được cử về giáo xứ Sen Bàng cách thành phố Đồng Hới 15 km về hướng Tây.
Một chi tiết thật quan trọng được Gia Minh, phóng viên RFA cho biết trong cuộc phỏng vấn cha Phạm Đ́nh Phùng, gốc Tam Ṭa vào ngày 22-7-2009:
„Từ năm 1997 khi Tổng giám mục giáo phận Huế nhờ Giáo phận Vinh cử linh mục vào giúp. Nhưng lúc đó vào giúp một cách kín thôi v́ chính quyền không nhất trí.
Năm 2006, Ban tôn giáo chính phủ yêu cầu Giáo Phận Huế phải bàn giao cho Giáo Phận Vinh th́ mới cho linh mục vào làm mục vụ. Ngày 15-5-2006 hai giám mục theo yêu của UBND tỉnh Quảng B́nh gặp nhau tại ủy ban tỉnh Quảng B́nh kư bàn giao sự quản lư về mặt đạo.
Sau đó chúng tôi có đề nghị tái lập lại giáo xứ Tam Ṭa tại nhà thờ bị bom phá; lúc đầu th́ chính quyền nói tại Đồng Hới không có giáo dân, nhưng sau đó chúng tôi đưa ra giáo dân gồn 600 tín hữu, và sau đó có thêm nhiều người nhập cư làm ăn và sinh viên nên số giáo dân lên đến 1.000.
Sau đó chính quyền thừa nhận có người có đạo sau đó mời ṭa giám mục vào và nhất trí cho làm lễ nhưng chỉ cho làm lễ Noel thôi; nhưng chúng tôi vẫn phải làm liều và sau đó th́ họ cho làm lễ tại một nhà dân; nhưng rồi số giáo dân đông lên nên không thể làm lễ tại nhà giáo dân đó.
Chúng tôi đề nghị phải được làm lễ trên nền nhà thờ cũ; sau đó th́ đức giám mục và cha tổng đại diện cũng vào làm lễ tại đó mấy lần.
Vừa rồi tỉnh Quảng B́nh nói nên để phần đất đó để làm di tích chiến tranh, c̣n nếu ṭa giám mục muốn phần đất nào th́ họ sẽ cấp cho nơi đẹp nhất, thuận lợi; Ṭa giám mục có đề nghị một số lần mà họ không trả lời, nhưng sau đó th́ họ chỉ cho 5 phần đất nhưng rất xa có muốn xây nhà thờ cũng không xây được v́ quá xa thành phố.
Vừa rồi th́ Cha Lê Thanh Hồng phụ trách giáo xứ đề nghị xây dựng một lán trại để làm lễ tạm nhưng khi công việc gần xong th́ công an đến phá, rồi đánh đập giáo dân một số bị trọng thương và bắt đi“.

Cộng sản VN có thực sự chăm lo cho đời sống nhân dân không? Có chăm lo đến các di tích quan trọng không? Chỉ nh́n vào tháp nhà thờ Tam Ṭa trên một mặt bằng chơ vơ đổ nát v́ không một ai bảo quản cho đúng nghĩa một di tích lịch sử suốt 41 năm qua th́ người dân dễ dàng nhận ra bẳn mặt độc ác của người csVN c̣n thua kém hơn cả chế độ thực dân về nhân bản, quyền tư hữu, tư pháp lẫn tôn giáo. Đúng ra csVN qua UBND tỉnh Quảng B́nh đă cướp đi nhà thờ Tam Ṭa của giáo dân, cướp đi quyền sở hữu của giáo xứ Tam Ṭa từ năm 1997 chỉ v́ vài chữ mỹ miều làm „di tích tội ác chiến tranh của Mỹ“. Danh gọi này chỉ gây thêm hận thù thay v́ t́m cách ḥa giải. Điếm nhục thay luôn chửi Mỹ, bây giờ lại ngửa tay cầu viện như một đứa ăn mày cho đến cả việc rước Mỹ vào VN hợp tác quốc pḥng song phương để làm le với giặc Tàu phương Bắc.

Các linh mục Quảng B́nh thăm Tam Ṭa sau khi kh giáo dân bị bắt

CsVN thô bạo đàn áp, đánh đập, bắt bớ giáo dân Tam Ṭa, họ phô trương một thế lực công an mật vụ trước những giáo dân tay không tấc sắt. Thế lực này làm việc thật hoàn hảo cà thu dọn hiện trường không c̣n một vết tích, cả cây thánh giá cũng bị cướp mất đi. Nếu họ thực hiện kiên quyết như thế trong những trường hợp trị an th́ đất nước được nhờ rất nhiều. Bài báo Tiền Phong ra ngày 25-7-2009 nói đến trách nhiệm của tỉnh Quảng B́nh về vụ „Lâm tặc làm chủ Rào Tre“: „Chỉ cách trung tâm xă Trọng Hóa, Quảng B́nh khoảng bảy kilômét đường chim bay, khu vực Rào Tre được xem là địa điểm khai thác gỗ trái phép lớn nhất từ trước đến nay ở huyện Minh Hóa… Tận mắt chứng kiến hệ thống đường kéo gỗ chằng chịt như ô bàn cờ và hàng chục băi tập kết gỗ lớn, tỷ lệ thuận với những cánh rừng pḥng hộ nơi đây, mới thấy lơi rừng pḥng hộ đầu nguồn đang chỉ c̣n một lớp vỏ bao. Ở khu vực Rào Tre, lâm tặc xây dựng nên một hệ thống đường vận chuyển gỗ liên kết với nhau như ô bàn cờ, mỗi chặng đều có trạm dừng chân và khu vực tập kết gỗ với khối lượng lớn. Điểm dừng của tất cả các tuyến đường vận chuyển gỗ đều ở ven khe Rào Tre. Đặc biệt, ở một số điểm tập kết gỗ, lâm tặc c̣n đào hố, trữ nước cho trâu tắm để lấy lại sức sau một ngày vất vả kéo gỗ… Những ǵ mà các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng B́nh đang tận thấy tại hiện trường chỉ mới là mặt nổi của một vụ phá rừng quy mô đại công trường, có thâm niên tồn tại… Câu hỏi đặt ra là, lực lượng hữu trách Quảng B́nh không biết hay cố t́nh làm ngơ, cùng bắt tay với lâm tặc và các chủ nậu gỗ để phá rừng pḥng hộ? Họ có vô can trước tài sản của quốc gia giao cho họ ngày một cạn kiệt, và để cho một nhóm nhỏ ngang nhiên trục lợi?“
Hỡi nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Quảng B́nh, thay v́ xua quân hùng dũng đánh phá giáo dân Tam Ṭa, xin UBND tỉnh Quảng B́nh hăy để sức mạnh giải quyết tận gốc nạn lâm tặc Rào Tre, đó mới là trách nhiệm chính đáng của lực lượng công an. Chắc chắn nếu đưa số lượng công an hùng mạnh đến Rào Tre như đă từng đàn áp người dân tại Tam Ṭa th́ bọn lâm tặc Rào Tre đă không c̣n lộng hành từ nhiều năm nay.
Trở lại Berlin, người Đức gây ra chiến tranh, hối hận về chiến tranh và nh́n thấy tương lai phải bằng mọi cách ngăn chặn chiến tranh qua việc ḥa giải với chính ḿnh và với thế giới. Qua tư duy này giúp họ mau chóng xây dựng đất nước hùng mạnh. Nhà thờ cụt đầu Berlin đă giúp dân tộc Đức không ít trong quá tŕnh tiến triển này ngay trong hiện tại mà c̣n cho cả tương lai nước Đức thống nhất và cho Liên Hiệp Âu Châu nữa.
Nhà thờ Tam Ṭa sẽ làm được vai tṛ ḥa giải như Nhà thờ cụt đầu Berlin nếu giáo dân Tam Ṭa được thực hiện quyền tự do tôn giáo, trên hết csVN phải tôn trọng quyền sở hữu đất đai. Tam Ṭa sẽ có ích lợi cho VN nếu được giáo dân ở đây xây dựng thành một trung tâm ḥa giải theo phương cách của "Nhà thờ cụt đầu Berlin".
 

Hà Long

 

*  Tên "Nhà Thờ Cụt Đầu" là do người Việt Tỵ Nạn tại Berlin đặt.


<< trở về đầu trang >>
 free counters