Từ Cột Mốc Biên Giới Đến Cung Hữu Nghị Việt Trung
Trung Điền
Chiều ngày 30 tháng 11 vừa qua tại Hà Nội, ông Cao Viết Sinh, thứ trưởng thường trực bộ kế hoạch và đầu tư Cộng sản Việt Nam và ông Lỗ Kiến Hoa, trợ lư Bộ trưởng Bộ thương mại Trung Quốc đă kư một công văn liên quan đến dự án xây dựng Trung Tâm Hữu Nghị Việt Trung tại Hà Nội. Dự án này do Trung Quốc tài trợ không hoàn lại (tức là cho không) trị giá 30 triệu Mỹ Kim. Theo ông Lỗ Kiến Hoa th́ đây là dự án hợp tác lớn nhất của Bắc Kinh dành cho Hà Nội trong hơn ba thập niên vừa qua và cũng để đánh dấu cái gọi là 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt cộng và Trung cộng (18/1/1950 – 18/1/2010).
Dư luận tại Hà Nội không tin vào các phát biểu của ông Lỗ Kiến Hoa v́ cho rằng việc Bắc Kinh đă tặng không cho Hà Nội 30 Triệu Mỹ Kim để xây dựng Trung Tâm Văn Hóa vào dịp này chỉ là che đậy một thủ đoạn khác. Người ta cho rằng Bắc Kinh tặng 30 triệu Mỹ Kim cho Hà Nội là để “thưởng công” v́ đă hoàn tất việc cắm cột mốc biên giới phía Bắc mà hai phía đă tiến hành trong gần 2 thập niên vừa qua, kế từ khi ông Lê Khả Phiêu chỉ thị cho Bộ ngoại giao Cộng sản Việt Nam phải nhượng bộ các đ̣i hỏi của Bắc Kinh để kư Hiệp ước biên giới trên đất liền vào cuối năm 1999.
Qua Hiệp ước biên giới năm 1999, Cộng sản Việt Nam đă nhượng cho Trung Quốc 700 cây số vuông đất biên giới; trong đó có hai kỳ tích quan trọng của Việt Nam là ải Nam Quan và Thác Bản Dốc nay đă thuộc về Trung Quốc. Việc công bố số tiền 30 Triệu Mỹ Kim mà Bắc Kinh cho Hà Nội để xây Trung Tâm Văn Hóa, xảy ra 10 ngày sau khi hai bên đă kư kết ba văn kiện rất quan trọng, đánh dấu hoàn tất việc cắm 1971 cột mốc biên giới (gồm 1378 cột chính và 593 cột phụ) trên đoạn đường 1,400 cây số biên giới giữa hai nước ở phía Bắc. Ba văn kiện này có tên là Nghị định thư về phân giới cắm mốc, Hiệp định quy chế quản lư biên giới Việt Trung, Hiệp định về cửa khẩu và quản lư cửa khẩu trên biên giới đất liền Việt Nam và Trung Quốc.
Cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đă sử dụng bộ máy tuyên truyền để “ca ngợi” về chiến công “thống nhất” được con đường biên giới phía Bắc giữa hai nước. Đồng thời để trấn an dư luận, Hà Nội đă cho chiếu lại một số phát biểu của Thứ Trưởng ngoại giao Vũ Dũng hồi tháng 12 năm 2008 khi hai phía hoàn tất việc cắm cột mốc rằng: Việt Nam không mất một thước đất nào cho Trung Quốc. Tuy nhiên cho đến nay, Hà Nội vẫn không thể trả lời tại sao qua Hiệp ước mới này, Ải Nam Quan và Thác Bản Dốc lại nằm về phần đất của Trung Quốc?
Đổi 700 cây số vuông biên giới và hai kỳ quan của dân tộc (Ải Nam Quan và Thác Bản Dốc) để lấy 30 Triệu Mỹ Kim cho thấy lănh đạo Hà Nội không những mang tội bán nước, mà c̣n cố t́nh dối gạt dư luận và cả những người đảng viên đi theo họ, khi không dám công bố toàn bộ nội dung Hiệp ước về biên giới đă kư với Bắc Kinh vào năm 1999.
Trước khi Trung Quốc công bố việc tặng 30 triệu Mỹ Kim xây dựng Trung Tâm Hữu Nghị tại Hà Nội, Cộng sản Việt Nam đă chấp thuận cho Trung Quốc xây dựng một số thí điểm Học Viện Khổng Tử ở Việt Nam hồi tháng 4 năm 2009. Đây là những trung tâm truyền bá tư tưởng và văn hóa Trung Quốc tại Việt Nam. Những động thái này cho chúng ta nhận diện một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất là sau khi dụ được Lê Khả Phiêu để kư Hiệp ước biên giới, Trung Quốc đă từng bước hợp thức hóa sự xâm chiếm của họ trên 700 cây số vuông biên giới qua cái gọi là những đàm phán cột mốc kéo dài từ năm 2001 đến tháng 12 năm 2008. Sau khi hoàn thành xong việc cắm cột mốc th́ từ đầu năm nay, Trung Quốc bắt đầu biểu lộ những hành động bá quyền trên Biển Đông: Ra lệnh cấm đánh cá trên một diện tích 130 ngàn cây số vuông của Biển Đông (chiếm 75% diện tích Biển Đông bao gồm cả thềm lục địa 200 hải lư của Việt Nam) từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 8 hàng năm; bắt giữ và đánh đập hàng trăm ngư dân Việt Nam đánh cá trên vùng biển của đất nước ḿnh nơi họ đă từng đánh cá từ hàng chục thập niên qua. Đáng lư ra Hà Nội phải mạnh miệng lên tiếng chống Trung Quồc về những động thái nói trên nhưng họ lên tiếng rất yếu ớt và lên tiếng lấy lệ.
Thứ hai là khi xảy ra xung đột giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Hoa Kỳ gần đảo Hải Nam vào đầu tháng 3 năm nay, để lôi kéo Cộng sản Việt Nam không hùa theo Hoa Kỳ và các nước Mă Lai, Nam Dương và Phi Luật Tân trong vụ này, Bắc Kinh đă cấp tốc cho Cộng sản Việt Nam vay ưu đăi dài hạn (chừng nào có tiền mới trả) khoảng 300 triệu Mỹ Kim nhằm giải quyết những khó khăn tài chính do sự sụp đổ hệ thống tài chánh của Hoa Kỳ hồi tháng 11 năm 2008. Nhờ sự cho vay ưu đăi của Bắc Kinh, Hà Nội đă có thể cầm cự nền kinh tế trong mấy tháng đầu năm. Trong khi đó, theo các số liệu của Tổng Cục Thống Kề Cộng sản Viêt Nam th́ cán cân mậu dịch giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc trong năm 2008 chênh lệch rất xa. Trung Quốc đă nhập từ Việt Nam một lượng hàng hóa trị giá 5,6 tỷ Mỹ Kim; trong khi Cộng sản Việt Nam nhập từ Trung Quốc một lượng hàng hóa lên đến 16 tỷ Mỹ Kim – chênh lệch hơn 10 tỷ Mỹ Kim. Hiện chưa có một bản kết toán chi tiết, nhưng các chuyên gia quốc tế cho rằng mức nhập siêu của Cộng sản Việt Nam trong năm nay – 2009 - không thua ǵ năm 2008. Nghĩa là nền kinh tế của Việt Nam tiếp tục bị hàng hóa Trung Quốc khống chế.
Thứ ba là song song với việc khuyến dụ và hướng dẫn Cộng sản Việt Nam khai thác Bauxite tại vùng Tây Nguyên để cho Trung Quốc chế tạo Nhôm, Bắc Kinh đă xúc tiến xây dựng hai vùng kinh tế bao gồm các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) và Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh (Việt Nam) như một bước thử nghiệm trong việc trao đổi và hợp tác phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn với Cộng sản Việt Nam trong hai thập niên tới. Nếu dự án nói trên xúc tiến tốt đẹp, Trung Quốc sẽ mở rộng sự hợp tác kinh tế liên vùng và liên tỉnh thành giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nghĩa là ngoài những vùng kinh tế chung giữa hai nước ở các tỉnh phía Bắc, một số tỉnh và thành phố của Trung Quốc như Thượng Hải, Bằc Kinh, Thành Đô, Tứ Xuyên... sẽ hợp tác phát triển kinh tế với những thành phố khác như Sài G̣n, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ ... của Việt Nam.
Những diễn tiến nói trên cho thấy là Bắc Kinh, từ năm 1991 cho đến nay đă đưa Hà Nội vào trong ṿng khống chế một cách có kế hoạch. Trung Quốc đă không cần mang quân đội và người của họ vào Việt Nam chiếm đóng như dưới thời Bắc Thuộc, họ đă núp dưới những chiêu bài giải quyết xung đột biên giới, hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa, phát triển hữu nghị để qua đó buộc lănh đạo CSVN phải tự khép ḿnh vào trong ṿng ảnh hưởng của Bắc Kinh. Trong chuyến viếng thăm Tứ Xuyên hồi tháng 10 vừa qua, Nguyễn Tấn Dũng đă khẳng định: “Hợp tác đối tác toàn diện với Trung Quốc là chính sách nhất quán của Việt Nam”. Phát biểu của ông Dũng đă nói lên tất cả sự tự nguyện khép ḿnh của Hà Nội vào trong ṿng tay của Bắc Kinh.
Nhu cầu bành trướng thế lực, t́m thị trường tiêu thụ, t́m đất đai cư trú, canh tác và nuôi sống cho hơn 1 tỉ người (có ước tính con số thật là gần 2 tỉ người), nhu cầu khai thác tài nguyên đă khiến Bắc Kinh trở thành một mối đe dọa trầm trọng cho Việt Nam nói riêng và toàn vùng Á Châu nói chung. Mối đe dọa này cộng thêm bản chất ươn hèn, qụy lụy quan thầy của Hà Nội để giữ vững ngai vàng quyền lực, đă đặt nước ta vào hiểm họa Bắc thuộc với những mưu mô, trá h́nh và xảo ngôn của thời đại mới.
Đánh dấu 60 năm quan hệ Việt Trung vào ngày 18 tháng 1 năm 2010 tới đây, Việt Nam sẽ chính thức bước vào thời kỳ Bắc Thuộc với Trung Tâm Hữu Nghị Viêt Trung mà Thái Thú của Bắc Triều không ai khác là các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang.
Chừng nào dân ta mới khởi nghĩa giành lại độc lập dân tộc như Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo đă làm?
Trung Điền
Ngày 2/12/2009