Tức nước tất sẽ vỡ bờ
Lâm Thế
Nguyên
Bước vào năm 2010, t́nh h́nh nước ta
có nhiều điểm đáng chú ư. Nh́n mặt
ngoài, nhà cầm quyền có vẻ thắng thế
và giữ được cái gọi là “ổn định
chính trị”. Nhưng phân tách và nh́n
kỹ lại mọi góc cạnh của vấn đề,
người ta thấy đảng CSVN đang vô cùng
lúng túng, lo âu. Chưa có lúc nào mà
đảng cầm quyền lại tỏ ra mất tự tin
ở sự ủng hộ của quần chúng bằng hiện
nay. Thực tế đó có thể nh́n thấy khá
dễ dàng qua các luồng thông tin phổ
thông của Việt Nam và quốc tế.–
Sự kiện nhà cầm quyền bắt giữ những
người đấu tranh ôn hoà, và kêu án họ
một cách nặng nề, chứng tỏ là đảng
CSVN thật sự quan ngại với sự vùng
dậy của các tổ chức đấu tranh dân
chủ. Cùng lúc đó, rơ ràng là họ lo
sợ sự bộc phát của các phong trào
quần chúng đang bất măn chế độ cùng
cực. Đảng cầm quyền càng phản ứng
thô bạo bấy nhiêu, càng chứng tỏ là
họ thiếu tự tin; và cái gọi là “ổn
định chính trị” giả tạo đang lung
lay tận gốc rễ. Hành động đàn áp
những người đối lập ôn hoà tự nó
chứng tỏ rơ ràng t́nh h́nh chính trị
Việt Nam đang sôi sục hơn bao giờ
hết. Khi lúng túng và mất tự tin,
bản năng sinh tồn đă thúc đẩy đảng
cầm quyền phản ứng một cách thô bạo
hơn đối với những người đối lập.
Song song với việc đàn áp người đấu
tranh đ̣i dân chủ, nhà cầm quyền
cũng đang đối đầu với nguy cơ đối
kháng lớn từ các tôn giáo.
Dù đến nay không ai hiểu rơ được các
uẩn khúc bên trong của sự kiện Bát
Nhă, cũng như của những vụ tranh
chấp lớn giữa nhà cầm quyền CSVN và
các giáo xứ Thiên Chúa giáo, song
việc công an CSVN dùng bạo lực để
trấn áp những tu sĩ, tín đồ là một
vấn đề không ai có thể chấp nhận
được. Thái độ mạnh bạo đó đúng ra
phải dùng để đối đầu với những kẻ
đang xâm lấn đất nước ta.
Đến nay, Hoà thượng Thích Nhất Hạnh
đă có thái độ chính trị rơ ràng hơn
đối với đảng CSVN. Trong lá thư ký
tên Giáo sư Nguyễn Lang, phổ biến
trên các mạng toàn cầu Làng Mai
và Phù Sa, người sáng lập ra
Pháp môn Làng Mai đă đề nghị ông
Chủ tịch NNVN phải “ngăn chận hành
động trái chống luân thường đạo lư”
của công an Lâm Đồng. Ngày 2/10,
vị thiền sư nổi tiếng thế giới
lại cho phổ biến tiếp thư gửi
nhân sĩ, trí thức trong và
ngoài nước, kêu gọi họ “kịp thời
lên tiếng để che chở cho 400 người
trẻ đang bị bao vây và đàn áp tại
chùa Phước Huệ ở Bảo Lộc.” Những lời
nói ôn ḥa nhưng sâu sắc với nhiều ư
nghĩa của HT. Thích Nhất Hạnh, đă
khẳng định cái nh́n và thái độ của
một tập thể Phật Giáo, sau một thời
gian gây nhiều tranh căi về thái độ
chính trị của ông.
Riêng đối với Thiên Chúa Giáo, những
ǵ đă và đang xảy ra ở Việt Nam cho
thấy phần nào sự mâu thuẫn xảy ra từ
hai cuộc hội kiến của hai người lănh
đạo cao nhất của Việt Nam là ông
Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Minh
Triết với Đức Giáo Hoàng đương thời.
Tại sao nhà cầm quyền bất ngờ bắt
giữ LM. Nguyễn Văn Lư vào tháng
3/2007 sau khi Nguyễn tấn Dũng viếng
thăm Đức Giáo Hoàng Benedict XVI vào
ngày 25/1/2007? Tại sao nhà cầm
quyền CSVN tấn công thô bạo vào các
giáo xứ sau khi Nguyễn Minh Triết
viếng thăm Đức Giáo Hoàng Benedict
XVI vào ngày 11/12/2009? Những bất
đồng sâu xa ǵ đă xảy ra giữa Hà-Nội
và Vatican khiến chuỗi tấn công của
nhà cầm quyền vào các giáo xứ Thiên
Chúa Giáo đă phải xảy ra? Và với
chiều hướng này, sự chịu đựng của
các tín đồ và giáo hội Thiên Chúa
Giáo bao giờ sẽ đạt đến mức “vỡ bờ”?
Những mâu thuẫn của sự liên hệ đầy
bí ẩn giữa hai khối quyền lực này
chắc chắn sẽ được phơi bày bằng diễn
tiến tự nhiên của nó trong một ngày
không xa. Có thể nói, Giáo hội Thiên
Chúa Giáo La-Mă chắc chắn có những
đối sách thích hợp hơn đối với chế
độ CSVN trong thời gian tới. Tác
động của nó sẽ tiếp tục âm ỉ và trở
lại sôi sục hơn khi t́nh h́nh có sự
thay đổi thuận lợi.
Tóm lại, phản ứng nghịch lư và tồi
tệ của đảng cầm quyền càng ngày càng
khiến cho những người đấu tranh ư
thức được rằng: Đảng CSVN hoàn toàn
không có thiện chí muốn đổi mới thực
sự, và con đường thay đổi đất nước
duy nhất là phải thay đổi chế độ độc
đảng toàn trị thành một chính thể
dân chủ đa đảng.
T́nh h́nh dân chủ hoá Việt Nam đang
đứng trước những thử thách hết sức
cam go và phức tạp.
Cam go là dù bị khủng hoảng nặng nề,
đảng CSVN vẫn là một thế lực đáng
ngại, với một bộ máy nhà nước bao
gồm cả quân đội, công an, và toàn bộ
cơ quan truyền thông, báo chí. Cho
đến nay, ngoại trừ Ban Tổ chức Trung
ương đảng, khó ai biết được chính
xác con số đảng viên và ngân sách
tồn quỹ của đảng CSVN hiện thời là
bao nhiêu. Tuy nhiên, bằng nhận xét
khách quan, người ta có thể nh́n
thấy được là tuy đảng CSVN càng ngày
càng mất chính nghĩa nhưng họ có một
bộ máy cầm quyền với hàng triệu con
người khả dụng, một mục tiêu phải
gắn bó nhau để cùng tồn tại, và một
sách lược cho giai đoạn hiện tại lẫn
tương lai đă được nghiên cứu, chuẩn
bị kỹ càng. Mặt khác, họ có một ngân
sách khổng lồ, và có quyền sử dụng
toàn bộ phương tiện quốc gia cho mục
tiêu bảo vệ đảng và chế độ tới cùng.
Và phức tạp là đảng CSVN chắc chắn
đă có những chuẩn bị tinh vi và đầy
đủ cho những t́nh huống chính trị có
thể xảy ra ở Việt Nam, kể cả bối
cảnh đảng CSVN không c̣n nắm quyền
lănh đạo độc nhất và đất nước đă có
tự do sinh hoạt chính trị. Có thể
nói, đảng CSVN đă học được kinh
nghiệm tiền và hậu biến cố Đông Âu
vào cuối thập niên ’80; đă có đủ
khôn ngoan và chuẩn bị để sẵn sàng
tham gia sinh hoạt dân chủ trong thế
thượng phong. V́ lẽ, trong bối cảnh
đó, họ đă có sẵn con người, phương
tiện và kế hoạch cần thiết để tranh
giành ảnh hưởng trong chế độ chính
trị mới, với danh xưng và chiêu bài
mới.
Đó là chưa kể, nhà nước CSVN hiện
đang có chính danh trước cộng đồng
thế giới, có sự bang giao và quan hệ
kinh tế một cách sâu đậm với nhiều
quốc gia, kể cả những cường quốc vốn
có quá tŕnh mâu thuẫn quyền lợi
chiến lược với CSVN. Danh nghĩa và
sự ràng buộc quyền lợi này là một
lợi thế cho sự tồn tại của đảng
CSVN, và cũng là của chế độ đương
thời. Quan hệ tương quan quyền lợi
này chỉ thay đổi khi t́nh h́nh chính
trị Việt Nam đă chuyển đổi rơ nét,
và biến chuyển thay đổi chế độ đă
gần kề.
Trước bối cảnh đó, các tổ chức đấu
tranh đang phải đối đầu với thử
thách không thể tránh khỏi là trả
lời câu hỏi: Dùng sách lược nào để
dân chủ hoá đất nước, khi đảng CSVN
nhất quyết không nhân nhượng trước
cao trào dân chủ, không quan tâm đến
những đ̣i hỏi đổi mới hay tôn trọng
nhân quyền một cách ôn hoà, và ngay
cả không chấp nhận tinh thần chống
ngoại xâm của những người yêu nước?
Nếu cuộc dân chủ hoá này chỉ tuỳ
thuộc vào nỗ lực của các nhà dân chủ
đối lập công khai, th́ tiến triển
của nó rơ ràng lệ thuộc vào thái độ
và phản ứng của chế độ. Họ nới lỏng
th́ phong trào bùng lên, họ thắt
chặt th́ phong trào co cụm lại.
Trong hoàn cảnh bị cô lập nặng nề
như hiện nay, những người đối lập
công khai không có nhiều điều kiện
để vận động hay tổ chức phong trào
quần chúng. Khó khăn hơn nữa, họ có
thể bị bắt giam bất cứ lúc nào, và
gán cho bất cứ tội danh ǵ, kể cả
tội phản quốc. Bản án đối với 5
người đấu tranh dân chủ vào tháng
1/2010 là một thách thức rất lớn.
Tuy nhiên, dù t́nh trạng đàn áp này
nhất thời có thể gây khó khăn cho
một số hoạt động đối lập công khai
song nếu nh́n qua lăng kính tranh
đấu tích cực, nó là “chất liệu” vô
cùng cần thiết để thúc đẩy tinh thần
đấu tranh quyết liệt hơn, đặc biệt
là đối với các lực lượng đối kháng
bí mật ở trong nước. Đảng cầm quyền
càng có nhiều hành động nghịch lư,
tai hại và tàn bạo bao nhiêu, th́
càng giúp cho công cuộc đấu tranh
dân chủ hoá đất nước thuận lợi thêm
bấy nhiêu. Cuộc đấu tranh dân chủ
hoá Việt Nam sẽ thuận lợi hơn một
khi t́nh trạng nghịch lư do nhà cầm
quyền gây ra trở nên to lớn hơn một
cách bất thường. Nhưng t́nh trạng đó
có trở thành yếu tố thuận lợi và khả
dụng hay không vẫn tuỳ thuộc vào mức
khai dụng của các tổ chức tranh đấu.
Trên trường đấu tranh trực diện, các
tổ chức có mạng cơ sở ở trong nước
chỉ c̣n có hai sự lựa chọn là: 1. Nỗ
lực bằng mọi h́nh thức và phương
tiện để giành lại quyền chủ động
t́nh h́nh chính trị của đất nước,
bằng cách nhắm đánh vào yếu điểm lớn
nhất của chế độ là sự “ổn định chính
trị” giả tạo; 2. Chấp nhận t́nh
trạng bị động để bảo toàn an ninh cơ
sở, chờ đợi thời cơ thuận lợi hơn.
Đối với Đảng V́ Dân, đấu tranh là
phải chủ động tiến hành theo sách
lược tổ chức đă vạch ra , là tiếp
tục kêu gọi sự thành h́nh một giải
pháp chính trị cho Việt Nam, song
đồng thời vẫn thúc đẩy các hoạt động
đấu tranh quyết liệt để tạo các áp
lực chính trị cần thiết cho tiến
tŕnh thay đổi thể chế.
Chỉ có sự chủ động mới giúp cho lực
lượng quốc gia vượt thắng được các
trở ngại do đảng cầm quyền gây ra và
từ đó, điều hướng cuộc đấu tranh dân
chủ hoá đất nước theo con đường
thuận lợi nhất cho đất nước.
Trong t́nh h́nh này, mọi ư hướng đấu
tranh tích cực đều có thể phải trả
một giá rất đắt, nhưng trong thực tế
lịch sử, thành công của các cuộc đấu
tranh đều có cái giá to lớn của nó,
kể cả bằng máu xương khi cần thiết.
Chúng ta cố gắng hết sức để không
gây ra đổ vở, mất mát cho đất nước,
đồng bào, và luôn nỗ lực t́m kiếm
các giải pháp ôn hoà nhất cho những
vấn đề chung. Tuy nhiên, ôn hoà
không có nghĩa là chấp nhận để đảng
CSVN tiếp tục sự thống trị độc tài,
tham ô, bất công; cũng như tiếp tục
sống trên mồ hôi, nước mắt và máu
của nhân dân.
Cuộc đấu tranh giải thể chế độ độc
tài toàn trị CSVN không c̣n là một
cuộc vận động dân chủ b́nh thuờng,
mà là một cuộc đấu tranh quyết liệt
để cứu nước và cứu dân. Cứu nước
khỏi nạn nô lệ Bắc phương để phục
hồi lănh thổ quốc gia, cứu dân khỏi
nạn độc tài, tham ô và bất công, là
nhiệm vụ của các tổ chức đấu tranh
thực sự v́ nước, v́ dân.
Lâm Thế Nguyên (ĐVDVN)