Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Trung Quốc muốn áp đặt chính sách kiểm duyệt của ḿnh đối với nước ngoài

Trung Quốc muốn áp đặt chính sách kiểm duyệt của ḿnh đối với nước ngoài

 

Bảo Thạch

 

Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và thủ tướng Đức Angela Merkel

Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và thủ tướng Đức Angela Merkel

Các phương pháp kiểm duyệt của Bắc Kinh đă được tổ chức Freedom House nghiên cứu. Trong báo cáo mang tên ‘‘Lũng đoạn Dân chủ : Những nhà độc đoán thế kỷ 21", tổ chức này ghi nhận : Mượn tay các Nhà nước sẵn sàng khấu đầu Bắc Kinh, Trung Quốc toan kiểm duyệt hoặc ngăn chặn những kẻ dám đương đầu với họ
 

Hội chợ sách tại Frankfurt, nước Đức, đă khai mạc ngày hôm qua, với Trung Quốc ở ngôi vị khách mời danh dự.
Vào giữa tháng chín, trong một cuộc hội thảo chuẩn bị cho Hội chợ Frankfurt, hai nhà văn ky khai của Trung Quốc là Đới T́nh (Dai Qing) và Bối Lĩnh (Bei Ling) được mời tham dự, việc này đă khiến phái đoàn của Trung Quốc đe dọa tẩy chay Hội chợ. Sau đó, hai nhà văn này không c̣n được ghi trong danh sách khách mời chính thức của Hội chợ Frankfurt nữa. Cho dù sau sự cố kể trên, cả hai nhà văn ly khai vẫn được tổ chức PEN Club mời đến Hội chợ sách Frankfurt, nhưng toàn bộ câu chuyện lại minh họa một lần nữa cho những sức ép đến từ Bắc Kinh, muốn kiểm duyệt luôn những chính kiến không chính thống, cho dù ở nước ngoài hay ở trong nước.

Một trường hợp khác cũng mới xảy ra vào cuối tháng chín, cho thấy sức mạnh của màng lưới kiểm duyệt Trung Quốc, đó là việc bà Rebiya Kadeer, cuối cùng đă không nhận được giấy nhập cảnh của Đài Loan, để tham gia Liên hoan phim tại Cao Hùng (Kaohsiung). Xin nhắc lại là Liên hoan phim tại Cao Hùng, thành phố lớn thứ nh́ của Đài Loan, sẽ chính thức khai mạc trong hai ngày nữa, vào ngày 16 tháng 10. Cuối tháng 9, chính quyền Đài Loan đă bị khuất phục bởi những lời đe dọa của Bắc Kinh.

Một mặt, họ quyết định không tŕnh chiếu bộ phim tài liệu của bà Rebiya Kadeer trong khuôn khổ Liên hoan phim, mà tổ chức 4 buổi chiếu phim ngoài khuôn khổ Liên hoan, trong tuần lễ cuối tháng 9. Mặt khác, chính quyền của tổng thống Mă Anh Cửu, thân Trung Quốc đă chiều ḷng Bắc Kinh và quyết định không cấp visa cho bà Rebiya Kadeer. Xin nhắc lại, bà Rebiya Kadeer đứng đầu tổ chức Đại Hội Duy Ngô Nhĩ Thế Giới (World Uighur Congress) và bị Bắc Kinh lên án là người giật dây cuộc nổi dậy tại Tân Cương mùa hè vừa qua. Vào giờ chót, nghe nói là ban tổ chức Liên hoan Cao Hùng vẫn muốn chiếu bộ phim tài liệu về bà Kadeer, một lần nữa, trong khuôn khổ liên hoan. Chúng ta sẽ chờ xem vụ việc này diễn tiến ra sao.

Cũng xảy ra vào tháng 9, một sự kiện khác liên quan đến một nhà hoạt động người Duy Ngô Nhĩ, bị cấm không được nhập cảnh vào Hàn Quốc. Người này tên là Dolkun Isa, quốc tịch Đức. Vậy mà Dolkun Isa bị tạm giữ tại sân bay quốc tế Seoul trong hai ngày, sau khi bị từ chối visa nhập cảnh. Trường hợp này vô cùng ngọan  mục, bởi lẽ, trên nguyên tắc Dolkun Isa sang Seoul tham dự một hội nghị chuyên đề về Dân chủ. Chính quyền Hàn Quốc chẳng những đă ngăn cấm nhập cảnh đối với một công dân Đức (v́ Dolkun Isa đă vượt biên rời khỏi Trung Quốc năm 1997 và được công nhận quy chế tỵ nạn tại Đức), mà c̣n tạm giữ người này hai ngày mà không đưa ra lư do.

Các nhà phân tích, như báo Far Eastern Economic Review, không khỏi đặt nhiều câu hỏi : phải chăng Hàn Quốc đă chiều ư Bắc Kinh, người bạn hàng quan trọng nhất của nước này ?

Việt Nam : cái bóng của Trung Quốc đằng sau hàng loạt vụ án

C̣n tại Việt Nam, thiết tưởng cũng nên nhắc lại hàng loạt vụ bắt giữ hay xét xử blogger và ly khai gần đây, đều mang thông diệp : không được đụng chạm đến Trung Quốc. Từ trường hợp Bùi Thanh Hiếu (Người buôn gió) đến Phạm Đoan Trang và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) vào tháng 9, đến loạt xét xử 9 nhà họat động dân chủ vào đầu tháng 10 vừa qua, thêm vào đó, các phiên toà sắp tới đối với 5 người khác, trong đó có luật sư Lê Công Định và ông  Nguyễn Tiến Trung, gần như toàn bộ các nhà phân tích và các nhà báo quốc tế đều nêu bật cái cái bóng của Bắc Kinh ẩn hiện một cách đáng sợ đằng sau sự kiện vừa nêu.

Điều chắc chắn là Trung Quốc đă triển khai cả một hệ thống kiểm duyệt đối với các tiếng nói khác họ, hay chỉ trích họ, ở các nước ngoài. Vừa can thiệp vào nội bộ công việc các nước khác, vừa mua chuộc hoặc gây sức ép, các phương pháp kiểm duyệt của Bắc Kinh đă được nghiên cứu bước đầu trong báo cáo của tổ chức Freedom House, mang tên ‘‘Undermining Democracy : 21st century Authoritarians’’ Lũng đoạn Dân chủ : Những nhà độc đoán thế kỷ 21, công bố vào tháng 6 vừa qua tại Washington.

Mượn tay của những Nhà nước sẵn sàng khấu đầu Bắc Kinh, v́ bị ép về kinh tế hay chính trị, Trung Quốc c̣n toan kiểm duyệt hoặc ngăn chặn những kẻ dám đương đầu với họ như Đức Đạt Lai Lạt Ma hay bà Rebiya Kadeer, ngay tại các nước Tây Phương và các nền dân chủ lâu đời. Gần đây, Bắc Kinh đă hết sức khó chịu bởi v́, mặc dù đă gây rất nhiều sức ép, Liên hoan phim Melbourne vào tháng 8 vừa qua, vẫn tŕnh chiếu bộ phim của bà Kadeer. Ngược lại, vào tháng 10 vừa qua, chắc hẳn là Bắc Kinh đă măn nguyện sau khi Nhà Trắng đă từ chối không tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma, trước chuyến công du của tổng thống Mỹ Obama sang Trung Quốc vào tháng 11 sắp tới.


<< trở về đầu trang >>
free counters