Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Trung Quốc làm chủ, Việt Nam làm thuê

Trung Quốc làm chủ, Việt Nam làm thuê

Ngô Nhân Dụng


Gần đây chúng tôi mới nói chuyện với một người Việt từng tham dự những cuộc biểu t́nh trước ṭa lănh sự Trung Quốc để phản đối việc Bắc Kinh thành lập huyện Tam Sa ở đảo Hải Nam; anh đă từng bị công an đuổi bắt. Tôi hỏi đùa một câu vô duyên: Sao, đă biết sợ công an chưa? Câu trả lời của anh thật bất ngờ: Không sợ, v́ họ cũng là người Việt cả. Tôi chỉ sợ công an Trung Quốc!

Công an Trung Quốc làm ǵ những người Việt biểu t́nh ở Hà Nội hay Sài G̣n? Không, họ không cần làm ǵ cả. Họ chỉ cần theo dơi, ghi chép. Họ sẽ có tên tuổi, địa chỉ, t́nh trạng vợ con, kế sinh nhai, đường đi lối về hàng ngày của tất cả những người từng nói hay hành động chống quyền lợi Trung Quốc ở Việt Nam. Họ lập một cuốn sổ đen. Khi hữu sự, họ sẽ sẵn sàng. H́nh ảnh “cuốn sổ đen” đó đang ám ảnh rất nhiều người Việt yêu nước.

Nghe anh bạn nói, tôi ngờ vực không tin. Nhưng nếu quư vị được nghe cả giọng nói b́nh thản, dửng dưng không xúc động của anh, quư vị sẽ hiểu mối lo sợ này là có thật. Mạng lưới công an Trung Cộng đă hoạt động ở Sài G̣n-Chợ Lớn từ thời Việt Nam Cộng Ḥa. Dù bây giờ nó không bành trướng lên tới mức đáng sợ như trên, th́ mối lo sợ vẫn có thật. Không lẽ công an Việt Nam cũng cộng tác “chiến lược và toàn diện” với công an Trung Quốc trong mật vụ này hay sao?

Gần đây một nhà báo ở Sài G̣n mới bị một đám côn đồ “lạ mặt” hành hung vô cớ. T́nh cờ, anh cũng là một nhà báo từng viết trên mạng những bài về đ̣i bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Anh cũng viết rất nhiều về vụ Bô Xít, và những vụ “tầu lạ” đâm ch́m thuyền đánh cá Việt Nam ra biển. Đám “người lạ” đánh anh nhà báo và đám “tầu lạ” đâm thuyền ngư phủ Quảng Ngăi có liên hệ ǵ với nhau không?

Một điều chúng ta biết chắc là chính quyền Cộng Sản Trung Quốc quyết tâm bành trướng ảnh hưởng không riêng trong vùng Đông Nam Á mà ra khắp thế giới, ở bất cứ nơi nào trên thế giới có tài nguyên thiên nhiên để khai thác, Trong mục này đă có lần kể chuyện chúng tôi gặp một sinh viên người Congo ở Quảng Châu. Khi nói chuyện với nhau, anh ta bày tỏ nỗi ngạc nhiên không hiểu sao người Trung Quốc sang nước anh nhiều thế. Và họ đi khắp nơi, cả những vùng núi non xa xôi anh không bao giờ nghĩ đến mà họ cũng ṃ tới. Sau cuộc gặp gỡ đó, tôi đọc một bản tin cho biết hơn 200 nhà kinh doanh Trung Quốc ở Congo mới lén bỏ trốn về nước, để lại hàng ngàn công nhân bản xứ đến đập phá nhà cửa, máy móc, cơ xưởng v́ họ không được trả lương! Đám doanh nhân này là những người Trung Quốc sang Congo khai thác mỏ. Hồi đầu năm 2009 giá nguyên liệu kim khí tụt xuống khắp thế giới, các đại gia Trung Quốc chỉ tính làm ăn chụp giật, thấy lỗ vốn bèn bỏ của chạy lấy người!

Hôm rồi, một anh bạn từ Pháp qua chơi kể rằng anh đă đi khắp các nước Phi Châu v́ công việc của sở. T́nh cờ, anh cũng kể có lần đi đến thăm một chi nhánh của hăng anh ở Côte d'Ivoire, anh tới một thị xă xa xôi hẻo lánh. “Ông biết không? Ḿnh đang bước đi ngoài phố bỗng giật ḿnh thấy một da vàng mặc áo may ô ưỡn cái bụng phệ trên chiếc ghế trước cửa nhà! Ông ấy đang ngồi xỉa răng! Ở giữa cái xứ chỉ thấy toàn mầu da đen, ḿnh tưởng là gặp đồng bào Việt! Hỏi chuyện rồi mới biết ông ấy là một cố vấn cho chính quyền tỉnh, do Bắc Kinh gửi tới! Ông ấy được mang cả gia đ́nh vợ con sang Côte d'Ivoire để làm cố vấn!”

Không thể nói chính phủ Bắc Kinh chỉ nhắm riêng vào nước Việt Nam ḿnh khi họ đi t́m các nguồn tài nguyên để khai thác. Trung Quốc đang cần công nghiệp hóa. Họ đi tới bất cứ nơi nào t́m quặng mỏ. Họ vừa bị hụt vụ mua 18% cổ phần trong công ty Rio Tinto ở Úc Châu, bắt người đứng đầu công ty Anh-Úc này ở bên Tầu, gán cho tội “gián điệp.” Ở Trung Đông các nước Á Rập Hồi Giáo cũng chống Trung Quốc sau vụ đàn áp người Uyghur tại Tân Cương. Dân chúng những nước Trung Á cùng chung gốc Turk (Thổ) đă biểu t́nh chống Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh lo hối lộ chính quyền các nước này để mua dầu lửa và khí đốt. Dù ăn hối lộ, chính quyền các nước này cũng không dám đàn áp dân họ để bênh vực Thiên triều. Ở Algerie có những vụ tập kích đánh vào xe chở người Trung Quốc. Cũng v́ vụ Tân Cương cả. Nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu khiến chính quyền Bắc Kinh phải tiếp tục bành trướng, khắp thế giới. Đó sẽ là hiện tượng quan trọng nhất ở Á Châu trong thế kỷ 21, đặc biệt là trong vùng biển Đông của nước ta.

V́ Đông Nam Á vẫn là một trọng tâm của tham vọng bành trướng này. Chỉ v́ lư do địa dư; đó là những nước láng giềng, nhỏ, c̣n yếu, và quyền lợi c̣n khác biệt nhau rất nhiều. Trong các nước ASEAN có nước dân chủ, có nước độc tài, có nước Phật Giáo, có nước Hồi Giáo, có nước độc tài Cộng Sản, có nước độc tài quân phiệt, có nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa như Việt Nam, có nước theo Thiên Chúa Giáo như Phi Luật Tân. T́nh trạng này khiến ASEAN c̣n chưa thể liên kết chặt chẽ, và Bắc Kinh th́ đă gơ cửa xin vào tham dự, đến năm nay Mỹ mới bước vô. Người Mỹ từng coi Tây Bán Cầu với những nước Châu Mỹ La tinh, là “sân sau” của họ, không muốn cường quốc nào đụng tới. Bây giờ Trung Quốc có thể cũng mong tới ngày cả miền biển Đông Á và Đông Nam Á trở thành “cái ao trước cửa” cho họ thả câu.

Đứng về mặt đạo đức, chúng ta lên án tham vọng bá quyền này, của bất cứ quốc gia nào. Trên thực tế, bất cứ chính quyền độc tài một nước lớn nào cũng nuôi những tham vọng như vậy, và có khả năng khích động dân chúng ngả theo khuynh hướng đó. Thế kỷ trước, Nhật Bản đă làm như vậy. Ngay một Đảng Cộng Sản nho nhỏ của các ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ cũng có thời muốn làm bá chủ toàn cơi Đông Dương kia mà! Cho nên phải coi tham vọng bá quyền của Trung Quốc là một sự thật không thể tránh được, các nước Đông Á phải đối phó chứ không thể chỉ lên án suông mà thôi.

Trong cuộc phỏng vấn của Nhật báo Người Việt, đăng ngày hôm qua, Giáo Sư Carl Thayer đă nói, “Có Hoa Kỳ hiện diện, Trung Quốc không thể múa gậy vườn hoang.” Đúng như vậy. Các nước Đông Nam Á đều mong nước Mỹ trở lại vùng này để tạo thế cân bằng với Trung Quốc. Trung Quốc đă lập căn cứ hải quân ở đảo Hải Nam (Thời Tây Hán gọi tên là Châu Nhai và Đạm Nhĩ) với 6 hàng không mẫu hạm và 20 tầu ngầm nguyên tử. Chỉ có hạm đội Thứ Bẩy của Mỹ đáng vai đối thủ. Nhưng chúng ta đă có dư kinh nghiệm về cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc. Nước nào cũng chỉ nghĩ tới quyền lợi quốc gia của họ mà thôi. Người Việt Nam không thể trông nhờ vào ngoại lực. Muốn kháng cự được sức bành trướng của hơn một tỷ dânTrung Quốc th́ người Việt phải lo lấy nước Việt chứ không thể trông cậy vào ai khác. Trong hai ngàn năm lịch sử tổ tiên chúng ta vẫn sống như vậy, bây giờ cũng không khác.

Nhưng dân tộc Việt Nam muốn đủ sức cự địch với sức bành trướng của Trung Quốc nếu chính quyền cũng chứng tỏ quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc và toàn dân đoàn kết một ḷng kháng cự. Hiện nay chúng ta không thấy những dấu hiệu đó. Điều đáng lo ngại đối với dân tộc Việt Nam bây giờ không phải là những đoàn quân Trung Quốc tiến qua biên giới như hồi năm 1979. Phương cách xâm lăng đó đă lỗi thời rồi, mà không cần thiết nữa. Điều lo lắng nhất là một kế hoạch “tàm thực,” (tầm ăn dâu), hay nói theo kiểu bà con trong nước, gọi là Diễn Biến Ḥa B́nh. Cộng Sản Trung Quốc không cần gây chiến với Việt Nam. Họ đang gậm nhấm nước Việt Nam từ từ, như đă gậm dần dần cho tới khi nuốt chửng đất đai của người Uyghur, người Mông Cổ, nước Đại Lư, nước Tây Tạng.

Ngày hôm qua Nhật Báo Người Việt cũng đăng thiên phóng sự viết về chuyến đi thăm miền đất cực Đông của nước ta, mũi Sa Vỉ, bờ biển Trà Cổ, thành phố Móng Cái, giáp giới Trung Hoa. Kư giả Thiên Thư viết tựa đề: “Trung Quốc làm chủ, Việt Nam làm thuê.” Đó là “tám chữ vàng” mô tả một sự thật. Có những mảnh đất cho người Trung Quốc thuê 50 năm, c̣n dài hạn hơn nhiều nông dân Việt Nam chỉ được thuê đất 35 năm. Người Trung Quốc sang mở nhà hàng, khách sạn, sân Golf, và cả cờ bạc, đĩ điếm. Người Trung Quốc làm chủ, người Việt Nam làm thuê. Hai bên cùng có lợi. Các quan chức lợi nhất. Tổng cộng thành 20 chữ vàng, có thể coi là một chính sách, chủ trương lớn của đảng và nhà nước... Trung Quốc!

Nếu chưa đọc, xin mời quư vị đọc lại thiên phóng sự này. Nhiều nhà báo trong nước đă kể chuyện và chụp h́nh những “làng Trung Quốc” ở Việt Nam, từ miền Bắc vào tới miền Trung và Cao nguyên. Nhưng ở thành phố Móng Cái, ở mũi Sa Vĩ, có những trung tâm thương mại Trung Quốc mà người Việt muốn xin việc làm phải nói hai thứ tiếng. Con cháu người Việt khôn ngoan ở đây sẽ biết rằng muốn có tương lai phải học tiếng Quảng hay tiếng Phổ thông. Tiếng đầu ḷng con học nói có thể là “Nỉ Hào Ma?” Người bạn ở Sài G̣n đang sợ công an Trung Quốc, anh vẫn tin tưởng rằng anh không cần sợ công an Việt Nam. V́ họ cũng là người Việt như ḿnh cả. Niềm tin đó c̣n có cơ sở vững chắc hay không?

Nhiều người Việt ở Nam California đă nói đùa rằng có ngày Bắc Kinh sẽ đổi tên huyện Tam Sa thành Tứ Sa. V́ ngoài Hoàng Sa, Trường Sa của nước ta, cộng với Tây Sa của họ, họ c̣n muốn có thêm chữ Sa thứ tư là Bôn Sa (Bolsa) nữa! Trung Quốc sẵn sàng đầu tư sang Bolsa mở nhà hàng, khách sạn, thương xá, cư xá cho người già, khu giải trí, vân vân; chỉ cần lúc nào cũng theo đúng 8 chữ vàng: “Trung Quốc làm chủ, Việt Nam làm thuê.”

Nhưng tầm ăn dâu ở Á Châu th́ dễ, sang tới Mỹ sẽ khó hơn nhiều. V́ ngay người Hoa và người Việt gốc Hoa ở Mỹ cũng sợ Bắc Kinh xâm nhập. Cho nên dân Bolsa không cần lo. Nếu có một huyện Tứ Sa th́ chắc chữ Sa thứ tư sẽ là mũi Sa Vĩ trong tỉnh Móng Cái. Ở Quảng Châu đă có băi Sa Diện (Mặt Cát, sách thường in nhầm là Sa Điện), nay có thêm Sa Vĩ (Đuôi Cát) nối với nhau như khẩu hiệu “núi liền núi, sông liền sông” từ 50, 60 năm trước!

Tám chữ vàng “Trung Quốc làm chủ, Việt Nam làm thuê” không nhất thiết chỉ áp dụng trong các khách sạn, nhà hàng. Tại sao không áp dụng (hợp tác chiến lược và toàn diện), ngay trong hoạt động của ngành công an hai nước? Người Trung Quốc có thể c̣n muốn áp dụng tám chữ vàng trong tất cả mọi phạm vi, từ trên xuống dưới, như công cuộc trị quốc và b́nh thiên hạ mà họ vẫn theo đuổi từ thời Tần Hán đến giờ. Trong tâm thức, họ có thể nghĩ đó là sứ mệnh ông Trời đă buộc dân Hán tộc phải thi hành! Người Việt Nam tất nhiên nghĩ khác, hai ngàn năm nay vẫn nghĩ ngược lại. Vậy người Việt Nam phải làm ǵ?


<< trở về đầu trang >>
 free counters