Trung quốc đứng đằng sau các
vụ đàn áp ở Việt Nam
Shawn W Crispin
Một đợt đàn áp gần đây đối với các
tư tưởng chống Trung quốc ở Việt Nam
đang báo hiệu cho thấy có một cuộc
đấu đá mang tính bè phái chính trị
bên trong Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)
trước kỳ Đại hội Đảng toàn quốc sắp
tới và làm cho dư luận càng chú ư
nghiêm trọng hơn đến Tổng cục 2
(TC2), một cơ quan t́nh báo bán tự
trị thân Trung quốc, có nhiệm vụ
theo dơi những mối đe dọa đến t́nh
h́nh an ninh trong nước.
Nhà cầm quyền Việt Nam trong vài
tuần qua đă bắt giữ và tạm giam một
số nhà báo và blogger là những người
đă viết nhiều tài liệu chỉ trích
Trung quốc, bao gồm các bài báo liên
quan đến việc đầu tư của Bắc Kinh
vào một dự án khai thác quặng bô-xít
ở trong vùng Tây Nguyên có vị trí
địa lư chiến lược và vụ tranh căi
lâu đời về các tuyên bố chủ quyền
của hai nước trên hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa trên biển Đông.
Vụ đàn áp này có khuynh hướng đi
theo một đường lối đang gia tăng của
giới cầm quyền nhằm trù dập các nhà
tranh đấu và các b́nh luận gia là
những người lên tiếng kêu gọi cho
một tinh thần quốc gia dân tộc để
đối đầu với Trung quốc, là nước mà
Việt Nam có chung một lịch sử thường
là rất thù nghịch. Cái xu hướng trù
dập người dân để bảo vệ cho h́nh ảnh
của Trung quốc trước công luận đă
bắt đầu rất sớm sau cuộc họp của
Diễn đàn Kinh tế Á châu Thái B́nh
Dương được tổ chức ở Hà Nội, là nơi
các nhà lănh đạo thế giới gặp gỡ và
tán thành việc Việt Nam được gia
nhập vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới
hồi đầu năm đó.
Nhà cầm quyền Việt Nam hồi năm ngoái
đă bỏ tù blogger Điếu Cày về một tội
danh bịa đặt là trốn thuế, sau khi
anh ta tổ chức trên mạng một cuộc
biểu t́nh chống rước đuốc luân lưu
trong thời gian chuẩn bị cho Thế vận
hội Bắc Kinh. Trong vụ đàn áp gần
đây hơn, kư giả Phạm Đoan Trang bị
câu lưu và thẩm vấn về các bài phóng
sự của cô về tranh chấp lănh thổ
Việt-Trung; các bài báo của cô trên
mạng đă bị chặn lại ngay sau khi cô
bị bắt.
Mạng lưới các nhà báo tự do Việt Nam
ở hải ngoại cho rằng cô Trang bị
chọn làm mục tiêu v́ cô đă báo cho
các cơ quan truyền thông báo chí
khác biết về vụ một cố vấn chính phủ
Trung quốc, được biết là đă gây áp
lực lên phía Việt Nam đ̣i phải "kỷ
luật" các tờ báo và những trang blog
đă nặng nề chỉ trích Trung quốc.
Nhiều blogger khác đă bị bắt giữ và
tra hỏi chỉ v́ đưa lên mạng Internet
h́nh ảnh của họ đang mặc các áo thun
tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên
các quần đảo đang tranh chấp.
Có nhiều giả thuyết trái ngược về lư
do tại sao giới cầm quyền Việt Nam
phải vội vă bảo vệ cho Trung quốc
một cách hung hăng như vậy. Một nhà
phân tích rủi ro chính trị xin được
dấu tên cho rằng v́ Việt Nam gần như
bị phá sản hồi đầu năm nay, ngay
giữa một cuộc khủng hoảng thanh
khoản gây ra bởi nguồn ngoại tệ dự
trữ xuống thấp đến mức nguy hiểm, và
trong sự khốn cùng đó đă quay sang
Trung quốc giàu tiền lắm bạc để được
một sự bảo kê bí mật về tài chánh.
Theo giả thuyết này, để đáp lại, th́
Trung quốc được đối xử ưu đăi trong
vấn đề giao dịch làm ăn khai thác
bô-xít ở quy mô lớn.
Nhiều người khác th́ coi vụ đàn áp
như một phản ánh của các cuộc vận
động chính trị nội bộ giữa các phe
phái bảo thủ và cấp tiến vốn đă bị
chia rẽ nghiêm trọng, trước đại hội
đảng toàn quốc lần thứ 11, là nơi mà
các vai vế chức vụ quan trọng cùng
đường lối chính sách sẽ được quyết
định vào đầu năm 2011. Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, một nhà vô địch về
cải cách kinh tế đồng thời là thủ
lănh của phe cấp tiến, được biết là
có một số phần tử bảo thủ nào đó
hiện đang nâng cao mối quan hệ với
Trung quốc cho lợi thế chính trị của
họ .
Một vài người th́ cho rằng ông Dũng
có thể bị phe bảo thủ đẩy ra ngoài
ŕa trước khi có đại hội đảng toàn
quốc sắp tới, một phần v́ các chương
tŕnh cải tổ kinh tế của ông ta bị
coi là quá hăng hái (v́ ảnh hưởng
của Hoa Kỳ), làm cho cả nước bị đặt
vào t́nh thế nguy hiểm trước sự xáo
trộn kinh tế và tài chánh toàn cầu
mới đây, cũng như kiểu cách lănh đạo
cá nhân của ông ta giữa một đảng có
truyền thống lănh đạo kín đáo bằng
uỷ ban.
Nhưng với các cuộc tranh căi giáo
điều trong quá khứ về đường hướng tư
bản của đất nước phần lớn đă được
giải quyết, các tranh chấp nội bộ
bây giờ được lèo lái thêm nhiều hơn
nữa bởi sự theo đuổi t́m kiếm quyền
lực và lợi nhuận của các phe tranh
chấp. Và như một vài nhà b́nh luận
gợi ư th́ việc chuyển hướng khỏi các
giáo điều đă đưa sự tranh giành giữa
Trung quốc và Hoa Kỳ về ảnh hưởng
trong khu vực đến đằng trước các
sinh hoạt chính trị phe phái của
ĐCSVN.
Mối quan hệ phức tạp
Việt Nam có một mối quan hệ phức tạp
với Trung quốc, bị rắc rối bởi những
kư ức vẫn chưa phai mờ về cuộc chiến
biên giới tuy ngắn ngủi nhưng đẫm
máu mà hai bên đă đánh nhau vào năm
1979. Gần đây hơn, Việt Nam đă theo
các điều gợi ư cải cách từ khuôn mẫu
của Bắc Kinh về kinh tế tự do trộn
lẫn với độc tài chính trị, nghĩa là
tăng trưởng kinh tế là chính sách ưu
tiên và bất đồng chính trị trong
quần chúng bị cấm đoán nghiêm ngặt,
kể cả trong giới truyền thông báo
chí.
Các nhà tranh đấu dân chủ cho rằng
Trung quốc, gần đây đă khuếch trương
rộng lớn các mối làm ăn thương măi
tại Việt Nam, đóng một vai tṛ trong
vụ đàn áp của nhà nước đối với các
tư tưởng chống Trung quốc vừa qua.
Họ chỉ ra vai tṛ của cơ quan t́nh
báo bảo thủ, ở Việt Nam được biết
dưới cái tên Tổng cục 2, đă được
nâng cấp với sự trợ giúp của kỹ
thuật Trung quốc trong thập niên
1990s, để truy t́m tốt hơn các đầu
mối bị coi là đe doạ đến an ninh
trong nước.
Tổng cục 2 được biết là đă chỉ đạo
công tác theo dơi ở trong nước - kể
cả việc theo dơi các đảng viên cao
cấp - và là một công cụ có hiệu quả
trong các vụ đàn áp các nhà tranh
đấu dân chủ và tự do tôn giáo trước
đây. Có sự suy đoán trong giới quan
sát t́nh h́nh Việt Nam cho rằng
Trung quốc gần đây đă trợ giúp TC2
cải tiến các hoạt động theo dơi mạng
Internet bằng các kỹ thuật mới mẻ.
"Được biết một cách rộng răi rằng
Tổng cục 2 là một trong những phương
tiện chủ yếu cho Trung quốc áp đặt
ảnh hưởng tại Việt Nam", theo ông
Hoàng Tứ Duy, một đảng viên cao cấp
của Đảng Việt Tân cho biết. "Ảnh
hưởng của Bắc Kinh trên việc đưa ra
các quyết định ở Hà Nội là một điều
có tính nhậy cảm cao đối với chế độ
và bị lên án mạnh mẽ trong xă hội
Việt Nam.”
Thứ trưởng Quốc pḥng Nguyễn Chí
Vịnh đă từ lâu là kẻ đứng đầu TC2,
mà một số nhà b́nh luận cho rằng ông
ta điều hành TC2 như một tổ chức cá
nhân. Điều đó tương tự như ông bố vợ
thân Trung quốc Vũ Chính (tức Đặng
Văn Trung) của ông ta, đă từng cầm
đầu cơ quan t́nh báo quân đội trong
thời kỳ cao điểm của cuộc Chiến
tranh lạnh khi Việt Nam c̣n đang
tung hứng lựa chọn mối quan hệ giữa
Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa.
Ông Vịnh là một thành viên trụ cột
của phe thân Trung quốc trong đảng
do tay bảo thủ Tô Huy Rứa đứng đầu,
vừa mới đây được đưa lên thành một
uỷ viên Bộ chính trị kiêm bí thư
Trung ương đảng, và Phạm Quang Nghị,
cũng là một uỷ viên Bộ chính trị
đồng thời là cựu bộ trưởng thông tin
văn hóa. Ông Rứa là trưởng ban Tuyên
giáo Trung ương thuộc Ban chấp hành
Trung ương đảng và làm việc chặt chẽ
về các vấn đề tư tưởng với Đảng cộng
sản Trung quốc.
Ông Carl Thayer, một chuyên gia về
các vấn đề Việt Nam thuộc Học viện
Quốc pḥng Úc Đại Lợi, đă tiên đoán
chính xác trong một bài phân tích
hồi Tháng Giêng rằng "Việc ông Rứa
được đưa vào Bộ chính trị sẽ có
nghĩa là một sự siết chặt các gọng
kềm tư tưởng trong giới trí thức,
bao gồm các nhà trí thức khoa bảng,
kư giả và thành phần trẻ có tầm hiểu
biết cao về máy tính". Ông Rứa được
cho là có tham vọng -mặc dù so sánh
qua các kỳ đại hội trước đây th́
tuổi c̣n quá trẻ- trở thành tổng bí
thư đảng kế tiếp khi ông Nông Đức
Mạnh về nghỉ hưu vào năm 2011.
Một số nhà quan sát t́nh h́nh Việt
Nam đánh gía rằng ông Vịnh, là một
tướng 3 sao đang trong tư thế sẵn
sàng để nhận ngôi sao thứ tư, có thể
qua sự vận động phe phái sẽ được đề
bạt vào uỷ ban trung ương đảng gồm
160 uỷ viên và thậm chí có thể là bộ
trưởng quốc pḥng ở Đại hội đảng
toàn quốc kỳ tới, mà các thành phần
bảo thủ đang đẩy mạnh để kiểm soát
nghị tŕnh. Hồi năm 2006, ông Vịnh
bị ngăn chặn trong gang tấc một dịp
được đề bạt lên Uỷ ban Trung ương
đảng, mà một số nhà quan sát lúc đó
xem như là một sự khiển trách nhẹ
nhàng phe thân Trung quốc, vào thời
điểm các cuộc tiến hành cải cách do
Thủ tướng Dũng cầm đầu rơ ràng là
đang trên chiều hướng đi lên nhiều
hơn.
TC2 đă khuấy động lên nhiều tranh
căi trong nội bộ đảng trong quá khứ,
trong đó có nhiều tiết lộ được đưa
ra công khai hồi năm 2001 rằng cơ
quan t́nh báo này đă nghe lén điện
thoại của những cán bộ đảng viên cao
cấp nào đó. Một vài nhà quan sát
chính trị hiện nay đang tự hỏi rằng
với cái quá tŕnh lịch sử đó th́
liệu TC2 có lập ra một hồ sơ chi
tiết về cá nhân ông Dũng và các mối
lợi ích thương măi bị cho là của phe
nhóm đang đi lên của ông ta, trước
kỳ Đại hội đảng lần tới, để giành
lợi thế cho việc đề bạt các đảng
viên thân Trung quốc trong phe nhóm
của họ hay không?
Nhiều luận điệu không chứng cớ được
loan truyền rộng răi trên internet
nhưng chưa được xác nhận, cáo buộc
rằng ông Dũng nhận được nhiều quyền
lợi cá nhân từ mối thầu của chính
phủ, dự án khai thác quặng bô-xít do
Trung quốc đầu tư. Nhiều lời chỉ
trích khác trên mạng đă đưa ra một
sự mâu thuẫn về quyền lợi có thể xảy
ra trong vai tṛ chỉ đạo của văn
pḥng thủ tướng trong việc điều hành
"cổ phần hóa" các doanh nghiệp nhà
nước và vị trí lănh đạo của đứa con
gái lẫn con rể ông ta ở một công ty
đầu tư địa phương chuyên về các mối
làm ăn tư nhân hoá.
Cơ sở quyền lực bí mật
TC2 đă chơi tṛ chính trị trong quá
khứ, mặc dù có nhiều nỗ lực liên tục
để đem cơ quan này xuống dưới sự chỉ
huy trung lập. Cựu tổng bí thư Lê
Khả Phiêu đă dùng các hồ sơ chi tiết
cá nhân thu thập được bởi một toán
nghe lén đặc biệt được biết qua cái
tên A-10, nằm trong TC2,để gây ảnh
hưởng lên vị trí của phe nhóm ông ta
vào trước thềm Đại hội đảng toàn
quốc lần thứ 9, theo một nghiên cứu
do ông Thayer biên soạn.
Nhiều cáo buộc cho rằng t́nh báo
quân đội đă dùng TC2 để can thiệp
vào các sinh hoạt chính trị đảng và
lũng đoạn các phe phái trong đảng
cho các mục đích phe nhóm riêng đă
phát sinh hồi năm 2004, khi hai
tướng hồi hưu vốn rất được quư trọng
là Vơ Nguyên Giáp và Nguyễn Nam
Khánh, yêu cầu mở một cuộc điều tra
nhắm vào cơ quan bí mật này. Theo sự
nghiên cứu của ông Thayer th́ tướng
Khánh lúc đó đă cáo buộc cơ quan
t́nh báo TC2 là "bôi lọ, đe doạ, tra
tấn, và ám sát chính trị" dựa theo
những tài liệu trích dẫn từ Bản tin
mật của TC2.
TC2 cũng được biết là đă cho tiết lộ
một tài liệu nêu lên tên tuổi của
nhiều lănh đạo đảng trong quá khứ
cũng như hiện thời bị cho là đă cộng
tác làm việc có lănh lương với cơ
quan t́nh báo trung ương Hoa Kỳ
(CIA). Được biết khắp nơi là vụ
x́-căng-đan T-4, những cáo buộc này
đă gây lên nhiều sóng gió lớn trong
kỳ Đại hội đảng lần thứ 10, mặc dù
TC2 ám chỉ cố thủ tướng kiêm nhà cải
cách Vơ Văn Kiệt và vị anh hùng
chiến đấu cho độc lập dân tộc Vơ
Nguyên Giáp, cùng nhiều lănh đạo
đảng khác, là thành phần hợp tác với
CIA.
Tướng Giáp đă mạnh mẽ phủ nhận các
cáo buộc này và vào Tháng Sáu đă gởi
một lời kêu gọi nữa cho Bộ chính
trị, Uỷ ban Trung ương đảng và Ban
bí thư trung ương yêu cầu mở lại
cuộc điều tra đặc biệt nhắm vào quan
hệ giữa TC2 và Trung quốc. Các đảng
viên tích cực trong đảng đă liên tục
tŕ hoăn bất cứ cuộc điều tra nào
vào các hoạt động của TC2, có lẽ v́
lo ngại rằng kết quả của cuộc điều
tra có thể sẽ khuấy động lên sự bất
ổn định và xung đột bên trong đảng
mà sự hợp nhất chỉ có trên danh
nghĩa.
Mặc dù có nhiều biện pháp để đem các
cơ quan an ninh và t́nh báo xuống
dưới sự kiểm soát của quốc hội và
chủ tịch nước, bao gồm một luật vào
năm 2004 đă ghi rơ ràng về nhiệm vụ
và trách nhiệm của các cơ quan an
ninh, nhưng nhiều nhà quan sát t́nh
h́nh h́nh Việt Nam cho rằng TC2 vẫn
hoạt động dưới quyền ông Vịnh và ảnh
hưởng của phe nhóm thân Trung quốc.
Về sự tranh giành với Hoa Kỳ về ảnh
hưởng trong khu vực, một vài phân
tích gia tin rằng Trung quốc đă đặt
một lợi ích chiến lược trong việc
gài độ cho phe nhóm này chơi phe
nhóm kia trong nội bộ ĐCSVN. Sự phân
tích đó được xác định trên vẻ lo sợ
của Bắc Kinh rằng một thành phần
lănh đạo ổn định và hợp nhất có thể
sẽ đưa đến một biện pháp xây dựng
một quan hệ đồng minh chiến lược với
Hoa Thịnh Đốn, và điều này sẽ cho
phép lực lượng quân sự Hoa Kỳ được
vào Vịnh Cam Ranh là hải cảng có mực
nước sâu của Việt Nam mà Trung quốc
rất thèm thuồng.
Giới lănh đạo ĐCSVN hiện nay rất tỉ
mỉ và cân bằng một cách rơ ràng quan
hệ ngoại giao của họ giữa Hoa Kỳ và
Trung quốc. Thí dụ điển h́nh là bất
cứ lúc nào mà có một tàu chiến hải
quân Hoa Kỳ được dự trù thăm viếng
một hải cảng Việt Nam, th́ Việt Nam
lại bảo đảm rằng tàu chiến Trung
quốc cũng được mời vào cập bến. Khi
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng theo
chương tŕnh đến thăm Hoa Thịnh Đốn
hồi năm ngoái th́ tổng bí thư đảng
Nông Đức Mạnh lại đi Trung quốc
trong một chuyến thăm viếng thiện
chí một tháng trước đó.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ông
Michael Michalak đă nêu lên mối quan
ngại của Hoa Thịnh Đốn về các vụ bắt
giữ và đàn áp báo chí mới đây, mà
ông ta mô tả như là một mưu toan
nhằm "tội phạm hóa tự do ngôn luận",
nhưng lại ngưng không nói ǵ về cái
phạm vi thân Trung quốc của sự trù
dập đó. Trong khi đó, 16 dân biểu đă
cùng nhau đồng bảo trợ một nghị
quyết của Hạ viện Hoa Kỳ vào tuần
này kêu gọi nhà nước Việt Nam hăy
phóng thích các blogger đang bị giam
giữ và tôn trọng quyền tự do được xử
dụng Internet.
Nhưng với sức mạnh kinh tế đang nổi
lên của Trung quốc, bao gồm việc đầu
tư ra nước ngoài, và là một kẻ có
tiềm năng cho vay mượn, đối với Việt
Nam, như một nơi nương tựa cuối
cùng, đồng thời với sự ủng hộ phe
phái ngày càng gia tăng mạnh mẽ
trong nội bộ đảng, th́ việc bày tỏ
thái độ bất măn chống Trung quốc
trong tương lai tại Việt Nam có thể
sẽ gặp phải một phản ứng nghiêm khắc
và thân Trung quốc tương tự.
Khưu B́nh phỏng dịch theo
Chinese shadow over Vietnamese
repression
(Shawn W Crispin, Asia Times)