Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Trí thức bất khuất trước bạo quyền

Trí thức bất khuất trước bạo quyền


Ngô Nhân Dụng

Đời nay nói đến Hy Lạp người ta có thể không biết đến Vua Dionysius, nhưng phần lớn người có học đều biết các triết gia Socrate, Platon, Pericles, biết các nhà khoa học Euclide hay Archimede! Vua Dionysius I ngự trị ở thành Syracuse (ở phía Nam đảo Sicily bây giờ) vào thế kỷ thứ tư trước Công nguyên. Ngày nay người ta c̣n nhắc đến ông không phải v́ những cuộc chinh phạt, những chiến công, mà v́ ông đă thất bại khi muốn đàn áp giới trí thức đương thời.
Sử chép về Vua Dionysus I có những chuyện liên can đến giới trí thức và văn nghệ. Những người nghiên cứu khoa học, triết lư hoặc viết văn, làm báo thời nay nếu phải sống dưới các chế độ độc tài thường vẫn chịu sức ép phải uốn cong ng̣i bút theo lệnh các “lănh tụ anh minh.” Rất nhiều người can đảm chống lại, nhưng đa số th́ chịu thua, v́ miếng cơm manh áo; vả lại họ không biết chọn nghề nào khác kiếm ăn. Vua Dionysius I cũng là một người sính làm thơ, không khác ǵ các ông Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh thời họ nắm quyền sinh sát. Một hôm Dionysius đưa cho thi sĩ Philoxenus coi một tác phẩm mới của ông để chia sẻ.
Philoxenus lại mang tánh hay nói thật; ông nói thẳng, chê là thơ của nhà vua chẳng ra ngô ra khoai ǵ cả. Nhà thơ thành thật khuyên nhà vua đừng bao giờ làm thơ nữa. Giận quá, Dionysius ra lệnh bắt giam Philoxenus, cho đi lao động cải tạo ở một công trường khai thác đá. Chắc ở đó toàn những đá th́ nhà thơ có dịp dùi mài khả năng phê b́nh thơ vua.
Ngày hôm sau, Dionysius lại mời Philoxenus vào hoàng cung dự tiệc để coi nhà thơ đă được cải tạo tư tưởng hay chưa. Tiệc chiêu đăi văn nghệ sĩ tất nhiên là vui lắm, đại khái quư vị có thể tưởng tượng được, đủ các thứ sơn hào hải vị, có văn công giúp vui, vũ nữ ra múa may, chắc cũng tổ chức cả thi hoa hậu nữa! Sau khi đă uống rượu khá nhiều, thi hứng của nhà vua lại nổi lên, không cách nào cản được. Ông đứng dậy ngâm một bài thơ mới sáng tác. Đọc thơ xong, vua Dionysius quay lại nh́n thi sĩ Philoxenus, hỏi: “Sao, ông thấy bài thơ mới thế nào?” Philoxenus đứng dậy nghiêng ḿnh, cúi chào ông vua để tỏ vẻ kính trọng. Rồi ông lững thững đi ra bảo tên lính đeo gươm hầu phụ trách an ninh: “Chú làm ơn đưa tôi trở về hầm đá!”
Tại Việt Nam ngày nay, hôm 14 Tháng Chín năm 2009, Viện Nghiên Cứu Phát Triển (IDS), một viện nghiên cứu độc lập gồm các trí thức hàng đầu Việt Nam, đă tự động giải thể để phản đối Quyết Định 97 của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Hành động đó cũng giống như việc Philoxenus từ bỏ bữa tiệc của vua Dionysus để trở về làm công tác đập đá!
Những người trí thức tự trọng không thể chấp nhận việc kiểm soát tư tưởng. Nhất là người làm công việc nghiên cứu khoa học. Mục đích của khoa học là đi t́m sự thật, những sự thật khách quan, độc lập đối với tín ngưỡng và chính trị. Quyết Định 97 buộc các bài phản biện của giới khoa học phải tŕnh cho các cơ quan nhà nước trước khi công bố. Đây là một hành động phản khoa học, phản dân chủ, v́ chính quyền cộng sản không cho phép người trí thức được phép nghiên cứu độc lập. Cấm việc nghiên cứu độc lập và khách quan là phản tiến bộ, đặc biệt trong các đề tài liên can đến phát triển kinh tế và xă hội rất cần thiết cho đất nước bây giờ.
Người trí thức muốn nói thật th́ rất khó sống dưới ách độc tài, dù là chế độ quân chủ chuyên chế ngày xưa hay là chế độc đảng chuyên chính vô sản và vô học thời nay.
Một tháng sau, ngày 14 Tháng Mười, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lại ra một thông báo kết luận rằng việc ban hành Quyết Định 97 “là cần thiết, phù hợp với Hiến Pháp, pháp luật Việt Nam.” Không những thế, bản thông báo đe dọa giao Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội “xử lư những phát biểu thiếu tinh thần xây dựng của một số cá nhân thuộc Viện Nghiên Cứu Phát Triển.” Coi như các nhà trí thức danh tiếng nhất Việt Nam bị dọa có thể được “điều đi” làm công tác nghiên cứu ở hầm đá!
Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng IDS nói, “Thông báo của văn pḥng chính phủ có những lời lẽ đe dọa chúng tôi” và ông vẫn tiếp tục phê phán “Quyết Định 97 vi phạm nghiêm trọng luật pháp Việt Nam!” Tuyên bố như vậy cũng không khác ǵ nhà thơ Philoxenus ngày xưa đă bị trừng phạt rồi vẫn tiếp tục chê thơ của ông vua không ngửi được!
Giới trí thức thời xưa và thời nay đều là kẻ thù của các chế độ độc tài. V́ nhu cầu tự nhiên nhất của họ là được tự do suy nghĩ, tự do phát biểu.
Trong Tháng Mười, chính quyền Nguyễn Tấn Dũng lại đưa nhiều nhà trí thức Việt Nam “đi hầm đá” nữa. Tổng cộng có chín người bị bắt từ năm ngoái, nay bị đưa ra ṭa tại Hải Pḥng với cùng một tội danh: “lưu trữ, phát tán những tài liệu vu khống chế độ, sau đó chụp h́nh và phát tán lên mạng Internet.” Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, 60 tuổi, bị án nặng nhất đến 6 năm tù giam và 4 năm quản chế tại gia v́ “vai tṛ lănh đạo.”
Cũng trong Tháng Mười tại Hà Nội, ông Phạm Văn Trội, 37 tuổi, xử 4 năm tù giam và 4 năm quản chế tại gia. Nhà văn Vũ Hùng cũng bị 3 năm tù giam và 3 năm quản chế v́ vi phạm Điều 88. Nhà thơ Trần Đức Hạnh, 57 tuổi, hội viên Hội Nhà Văn Nghệ An bị xử án tù giam 3 năm và 3 năm quản chế.
Những nhà trí thức ở Hy Lạp thời xưa cũng như ở Việt Nam ngày nay có thể “đứng vững không khỵu chân” để bảo vệ lương tâm và sự thật v́ họ biết rằng sau cùng lịch sử sẽ ghi nhớ đến họ. Và ngay trong cuộc đời của họ, họ sống thanh thản v́ được mọi người kính trọng và yêu thương. C̣n những anh đóng vai độc tài chuyên chế, sau cùng lịch sử sẽ ghi tên trong sổ đen. Mà ngay khi c̣n sống họ cũng không được ai thành thật yêu thương hay kính trọng, trừ những kẻ nịnh thần!
Ngay xưa, Vua Dionysius bỏ tù Phintias, một triết gia phái Pythagore, sau cùng xử ông bị tử h́nh v́ những tội “phản biện” làm hại uy tín “chính quyền của nhân dân.” Trước khi chết, Phintias xin phép được về thăm gia đ́nh. Nhưng làm thế nào để bảo đảm là triết gia không đi trốn và sẽ trở lại thọ h́nh? Triết gia vốn nghèo khó, lấy vàng bạc, của cải đâu để làm vật thế chân? Một người bạn của Phintias là Damon đă tự ḿnh xin làm “bail bond,” vào ngồi tù thế mạng, nếu Phintias trốn th́ Damon sẽ chết thay. Sau khi thăm nhà rồi, Phintias lại trở vào nhà tù cho bạn ḿnh được thả. Hành động của hai nhà trí thức làm cho ông vua Dionysius kinh ngạc ngạc. Sống giữa đám nịnh thần và chỉ quen lừa gạt, dối trá ông không thể hiểu tại sao có những người bạn hết ḷng với nhau như thế! Dionysius trả tự do cho Phintias xin được kết bạn với cả hai nhà hiền triết. Không biết làm bạn được bao lâu?
Nền văn minh Hy Lạp để lại rất nhiều di sản. Ngoài những tư tưởng triết lư, khoa học, các pho tượng dựng trong các hư trường rộng lớn, c̣n có cả một định chế xă hội gọi là chế độ Dân Chủ. Chế độ Dân Chủ ở Hy Lạp không được tiến bộ như h́nh thức mà nhân loại hiện đang thi hành; nhưng phải ghi công người Hy Lạp đă đặt nên một số nền tảng chính. Dân Hy Lạp đă quên những ông vua Dionysius mà c̣n nhớ Pericles. Người Việt Nam cũng sẽ có ngày quên đi cái chế độ độc tài đảng trị tham nhũng thối nát, mà chỉ nhớ đến những nhà trí thức đang tranh đấu cho đồng bào được hưởng cuộc sống dân chủ tự do. Ngày nay chúng ta vẫn ghi nhớ những Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Khái Hưng, PhanVăn Hùm, đó là một truyền thống của giới trí thức trong dân tộc Việt Nam. Dù thời b́nh hay thời chiến, “nhưng hào kiệt đời nào cũng có”.


<< trở về đầu trang >>
free counters