Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Trấn áp không thể giải quyết được bất đồng

Trấn áp không thể giải quyết được bất đồng


Lê Nguyên Hồng


Một vài năm gần đây, dồn dập các sự kiện lên tiếng của các nhà đấu tranh dân chủ, của nhiều nhà bất đồng chính kiến đă làm cho không khí bất đồng chính trị của Việt Nam có những sắc thái mới. Biểu hiện chùn tay của nhà cầm quyền CSVN đă lộ rơ trước những tiếng nói đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân trong nước, có sự ủng hộ của kiều bào ta ở nước ngoài. Đặc biệt là sự lên tiếng ủng hộ của nhiều tổ chức và chính giới của các quốc gia dân chủ trên thế giới về đề tài dân chủ ở Việt Nam.
Nếu như cách nay khoảng hơn 10 năm trở về trước, chỉ cần một phát biểu của ai đó có ư không đồng t́nh với quan điểm chính trị của chế độ CS. Th́ ngay lập tức họ có thể bị bắt bớ, quy cho cái tội là làm phản động và bỏ tù ngay, thậm chí không cần xét xử, với những mức án nặng nề có thể lên đến hàng chục năm tù.
Ngày nay, kể cả những người công khai chỉ trích sự thối nát của thể chế độc tài CSVN, thậm chí lập ra các tổ chức và đảng phái đối lập với ĐCS, cũng chỉ bị xét xử với những mức án trung b́nh vài ba năm tù. Những loại “tội” này, nếu trước đây rất có thể sẽ bị xử tù chung thân hoặc tử h́nh…
Và bộ máy công an của CS đă phải áp dụng cả đến những biện pháp khủng bố giấu mặt, đàn áp giấu mặt – Điều mà trước đây hầu như chưa hề, hoặc đặc biệt ít khi họ cần sử dụng. Tuy nhiên, t́nh h́nh đó không phải là sự thể hiện một tiến bộ nhân quyền nào của chế độ độc tài CSVN, mà đó đơn thuần chỉ là những bước lùi của chế độ CS trước sự thật hiển nhiên về quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm chính trị của công dân, rộng hơn th́ đó là quyền con người (nhân quyền) đă bị triệt tiêu hàng mấy chục năm qua trên đất nước Việt Nam, dưới chế độ CS.
Viêc nhà cầm quyền CSVN ra tay bắt bớ hàng loạt các nhà đấu tranh dân chủ, các nhà bất đồng chính kiến, thậm chí là cả một vài Blogger tự do cũng đă bị câu lưu. Đă thể hiện sự bế tắc trong mục đích dập tắt các tiếng nói đấu tranh của các nhà dân chủ trong chế độ CS trị tại Việt Nam.
Trước hết, có thể mỗi nhà đấu tranh có những lư do và hoàn cảnh riêng, thúc đẩy họ đi đến quyết định tham gia đấu tranh chống CS, và họ có thể có những động cơ tham gia đấu tranh khác nhau. Nhưng tựu chung lại, họ đều có chung một mong muốn đó là đưa đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam (đại chúng), thoát khỏi ách cai trị của chế độ độc tài CS trị trên tổ quốc của ḿnh.
Việc lực lượng công an an ninh “bảo vệ chính trị” của nhà cầm quyền CS hiện nay không từ một thủ đoạn nào, bằng mọi giá áp dụng những biện pháp phi pháp nhất để trấn áp những nhà đấu tranh dân chủ. Họ quên rằng, chính họ- Lực lượng công an, có trách nhiệm bảo vệ sự công bằng cho người dân, song song với trách nhiệm bảo vệ tổ quốc. Điều đó chứng minh rằng. ngành công an an ninh chỉ là một công cụ chuyên quyền của ĐCSVN với mục đích duy nhất là bảo vệ cho sự độc tài của CS mà thôi.
Hàng chục năm qua, với hàng trăm công dân Việt Nam vô tội đă bị giam cầm trái phép, bỏ tù trái luật chỉ v́ bị quy chung trong một loại “tội” là làm phản động, được diễn giải nào là làm gián điệp, nào là âm mưu lật đổ chính quyền, tuyên truyền chống nhà nước vv…Bởi vậy nhiều nhà đấu tranh đă phải chịu những mức án “không thành có” đến hàng chục năm tù, chưa kể là vài ba năm quản chế (cũng là một h́nh thức tù khác mà có lẽ chỉ có trong chế độ độc tài CS, chứ không có ở nơi nào khác trên thế giới áp dụng).
Nhưng một kết quả ngược với mục đích “giáo dục” bằng những h́nh phạt nặng nề của nhà tù, th́ hầu hết các tù nhân chính trị sau khi măn hạn tù, họ vẫn không từ bỏ con đường đấu tranh. Cũng có thể họ sẽ rút kinh nghiệm và chọn những cách đấu tranh khác nhau cho phù hợp với sở trường và năng lực của ḿnh. Nhưng rơ ràng là mục đích trấn áp bằng bạo lực, bằng nhà tù đă không đem lại kết quả như mong muốn cho chế độ CS. Bạo lực trấn áp đôi khi chỉ làm cho những người đối kháng tỏ ra sợ hăi một cách giả vờ, bởi trong ḷng họ th́ không bao giờ tâm phục những cách hành xử phi pháp của cả một thể chế chính trị cầm quyền.
Ngành công an của nhà cầm quyền CSVN đang rất vất vả trong việc trấn áp các nhà đấu tranh dân chủ. Thử làm một phép tính đơn giản, qua quan sát thực tế của người trong cuộc th́ mỗi một nhà đấu tranh trong nước mà công an cho là thành phần nguy hiểm, sẽ có khoảng trung b́nh là 6 viên công an an ninh thường trực luân phiên theo dơi và canh gác. Vậy nếu có 1000 người đấu tranh như vậy th́ phải cần 6000 viên công an, và nếu số lượng người đấu tranh lên đến 10 ngàn, 100 ngàn th́ ngành an ninh của CSVN sẽ bị vỡ trận v́ không đủ lực lượng để mà “quản lư”. Vậy th́ tương lai biện pháp trấn áp của chế độ CS sẽ hoàn toàn bị phá sản là điều đương nhiên!
Vấn đề rơ ràng ở chỗ: Các nhà đấu tranh sau khi ra tù th́ lại càng đấu tranh mạnh mẽ hơn trước. Có thể kể ra những ví dụ là những nhà đấu tranh có tên tuổi như linh mục Nguyễn Văn Lư (đang thụ án tù lần thứ ba), linh mục Phan Văn Lợi, linh mục Nguyễn Hữu Giải (cùng thụ án ba năm tù), nhà báo Nguyễn Khắc Toàn (thụ án 4 năm), hay các nhà đấu tranh như bác sỹ Phạm Hồng Sơn, nhà báo Nguyễn Vũ B́nh, công dân Hồ Thị Bích Khương vv.., khi ra tù cũng vẫn đang được coi là những nhà đấu tranh tiêu biểu, mạnh mẽ, có chính kiến vững vàng. Riêng một vài trường hợp cá biệt như của luật sư Lê Chí Quang - Một người rất giỏi trong nhận định “hăy cảnh giác với Bắc Triều” từ những năm 2001- 2002. Th́ v́ lư do sức khỏe (bị bệnh thận nặng từ trước khi đi tù) cho nên hiện nay chưa thấy anh hoạt động công khai trở lại…
Những ngày đầu tháng 9/ 2009 này, gia đ́nh các thành viên đấu tranh dân chủ lại vui mừng đón nhận chiến sỹ đấu tranh Nguyễn Ngọc Quang, một thành viên của Khối 8406 vừa măn hạn tù ba năm trở về. Ngay sau khi ra tù và c̣n đang trong thời hạn quản chế hai năm, thế nhưng anh Nguyễn Ngọc Quang đă có những lời phát biểu đanh thép và rất mạnh mẽ trên các đài phát thanh như RFA, VNSR về quan điểm đấu tranh của ḿnh và tuyên bố sẵn sàng chấp nhận tiếp tục bị bắt bớ tù đày. Dù có nguy cơ sẽ tiếp tục bị đàn áp nhưng anh vẫn khẳng định rằng: “Tôi chưa ra khỏi nhà tù khổng lồ h́nh chữ S” (ư nói đó là nhà tù mang tên Nước CHXHCNVN).

Như vậy, dù có việc xuất hiện những Video nhận tội của các nhà đấu tranh mà truyền h́nh của nhà cầm quyền CSVN rùm beng phổ biến, như các trường hợp luật sư Lê Công Định, thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung, cử nhân Trần Huỳnh Duy Thức, cựu trung tá CS Trần Anh Kim, mà thật giả vẫn c̣n chưa ngă ngũ. Nhưng có thể khẳng định rằng, trong ḷng những nhà đấu tranh nói trên sẽ không tắt lửa đấu tranh. Hay nói cách khác là, họ không bao giờ có thể đứng về cùng phía với chế độ độc tài CS. Dù sắp tới rất có thể họ sẽ bị áp đặt những bản án cực kỳ bất công, nhưng tin rằng sau khi ra tù, họ sẽ tiếp tục con đường tranh đấu chống chế độ độc tài CS.

Tại sao chúng ta lại có thể qủa quyết như trên? Bởi v́ một điều rất đơn giản: Quan điểm của nhà cầm quyền từ cấp địa phương ở Việt Nam trong bao năm qua luôn xếp những người từng có tiền án là dạng công dân loại hai (có trong danh sách sổ đen). Hệ lụy của những người có tiền án là ǵ? Đó là bản thân họ không thể có cơ hội thăng tiến trong xă hội về danh vị, chức vụ hành chính công quyền. Hầu như tất cả những ai từng bị đi tù (dù v́ bất cứ tội danh nào) đều bị loại khỏi các cơ quan hành chính của nhà nước. Con cái của những người này khi làm lư lịch để đi học hành, công tác nếu có cha (mẹ) từng là tù nhân (nhất là tù chính trị phản động), th́ không mấy cơ quan đơn vị hay nhà trường nào dám tiếp nhận, họ sẽ bị từ chối khéo léo từ những đơn vị cơ quan nhận người ấy.
Bị đẩy sang hẳn thế bắt buộc đối lập với chế độ độc tài CS, do bị kỳ thị và phân biệt trong đối xử xă hội như vậy, không c̣n con đường nào khác là các cựu tù lại tiếp tục con đường đấu tranh. Động lực của họ mạnh hơn lên, khi luôn xác định ḿnh có chính nghĩa, và con đường duy nhất đúng là con đường tiếp tục đấu tranh để đưa xă hội trong đó có gia đ́nh của ḿnh, đến bến bờ của sự tự do, công bằng, dân chủ đích thực.
Nh́n rộng ra thế giới, tại các nước độc tài đă bị sụp đổ như Ba Lan, Hungaria, Bungaria, Cộng Ḥa Czech, Serbia, và đặc biệt tại Chi Lê, trước khi sụp đổ và trong cơn bấn loạn của ḿnh, các chế độ độc tài đều tăng cường bạo lực trấn áp. Tại Chi Lê, Pinochet đă có những lúc điên cuồng cho bắn giết hàng loạt người biểu t́nh và cao điểm nhất là vào năm 1986 tên độc tài này đă xuống lệnh bắt giam cùng lúc hơn 40 ngàn người vô tội. Nhưng cuối cùng, người dân Chi Lê vẫn vượt qua sự sợ hăi, kiên quyết đấu tranh và hoàn thành việc giải thể thể chế độc tài Pinochet, được cho là vô cùng dă man và tàn bạo trong lịch sử phát triển của đất nước Chi Lê.
Nh́n lại vấn đề tại Việt Nam hôm nay, dù ĐCSVN đang cố tỏ ra cho thế giới thấy những nỗ lực cải thiện dân chủ của ḿnh, và sắp tới sang năm 2010 th́ vấn đề về dân chủ sẽ chính thức là đề tài bắt buộc phải đặt lên bàn nghị sự của trung ương ĐCSVN và Quốc Hội của họ (tất nhiên là không phải của dân). Nhưng mặt khác, ĐCSVN lại đang chỉ đạo cho ngành công an ra tay bắt bớ hàng loạt những người yêu nước, những nhà đấu tranh, trong đó kể thêm cả các Blogger tự do. Đó là một sự mâu thuẫn giữa chủ trương trên giấy và hành động thực tế khác xa nhau, đối nghịch nhau của chế độ CS. Chúng ta có thể thấy chế độ độc tài CS ở Việt Nam cũng như tất cả các chế độ độc tài khác từng thống trị tại nhiều quốc gia trên thế giới, nó không bao giờ tự thay đổi theo chiều hướng tích cực có lợi cho nhân dân. Nó chỉ chịu chấp nhận bước lùi khi vấp phải một lực đấu tranh mạnh hơn sức trấn áp của nó mà thôi…
Trong cơn hấp hối và giăy chết của chủ nghĩa độc tài tại nhiều nước trên thế giới, các chế độ độc tài đều tỏ ra hung hăn hơn, tàn bạo hơn. Nhưng đó cũng chính là dấu hiệu đến hồi chế độ ấy đang ở đỉnh cao của sự suy tàn!
Khi một thể chế cầm quyền không c̣n đủ chính nghĩa để cầm quyền bằng những nguyên tắc căn bản chân chính nữa, nó buộc phải dùng những mánh khóe, thủ đoạn, thậm chí bất chấp cả hệ thống luật pháp mà chính nó đă xây dựng nên. Th́ trước hết những cấp thuộc quyền của chế độ đó, sẽ bất măn với chính những người lănh đạo của nó. Mất đi sự tôn trọng của cấp dưới, cấp dưới chỉ chấp hành lệnh của cấp trên theo h́nh thức mang tính đối phó, chính là lúc cái thượng tầng kiến trúc cơ bản của một xă hội đă lung lay đến tận gốc rễ và chờ ngày sụp đổ!


<< trở về đầu trang >>
free counters