Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

  Tôi không cảm thấy tự hào khi là người Việt

Tôi không cảm thấy tự hào khi là người Việt

 

Đó là suy nghĩ của ông bạn già, nguyên là giảng viên đại học, sống và làm việc tại Đức từ năm 1964. Cũng theo lời kể của anh, từ ngày về hưu, có nhiều phái đoàn trong nước sang, hoặc các hội đoàn người Việt hay mời anh giúp, thông dịch tiếng Đức. Không hiểu tại sao, các hội đoàn, các bậc cha mẹ thường gắn vào miệng các cháu thanh thiếu niên, nói tiếng Việt chưa sơi câu  “Chúng cháu tự hào ḿnh là người Việt nam“ như một cái máy, khi trả lời phỏng vấn báo chí, hay truyền h́nh. Trong khi, các cháu cứ nằng nặc, đ̣i bỏ quốc tịch Viêt nam, nhập quốc tịch Đức. Ra đường hoặc đến trường học nhiều cháu không nhận ḿnh là người Việt. Ngay bản thân bậc cha mẹ các cháu cũng phải giấu biến cái đuôi Việt của ḿnh. Bằng chứng rất ít quán ăn, cửa hàng chủ người Việt, đặt tên cửa hàng bằng tên của quê hương, tổ quốc ḿnh, mà toàn lấy tên ông Thái, ông Nhật, ông Tầu. Tên Việt chỉ được sử dụng trong khu chợ người Việt với nhau.
Thật vậy, chúng ta - TỰ RU- ḿnh, không những ở trong nước, mà nó đă lan ra tới hải ngoại. Ông bạn già cảnh báo đó là sự nguy hiểm vô cùng, cho đất nước và thế hệ trẻ. Chúng ta tự hào sao được khi truyền h́nh Việt nam ra rả tŕnh chiếu các chương  tŕnh "trái tim cho em", kêu gọi ủng hộ các cháu nghèo hoàn cảnh khó khăn, thất học, v..v.v  (Cũng theo anh bạn già này, đây cũng là một kiểu ăn mày). Ngay sáng nay thôi, báo chí trong nước đồng loạt đăng tin, một thanh niên 25 tuổi ở ngay thủ đô Hà Nội bị rắn độc cắn không có tiền chữa trị, người vợ xin cho chồng ra viện để về nhà chết. Số tiền chữa trị cho thanh niên này tính ra, không bằng một bữa nhậu của một ông ĐẦY TỚ nhân dân. Nghĩ mà đau đớn, rẻ mạt, sinh mạng người dân quê tôi.  
Vấn đề đặt ra, trách nhiệm của chính phủ, xă hội ở đâu? Tại sao vô trách nhiệm như vậy. Đất nước cũng như một gia đ́nh, chính phủ phải là trụ cột, phải lo cho đời sống con dân của ḿnh. Không làm được, thay cho những lời tốt đẹp sáo rỗng, mời các vị đứng sang một bên, nhường đường cho người khác. Đành rằng đă nghèo là hèn (làm sao mà tự hào được). Nhưng tôi cho rằng các quan chức Việt nam không nghèo một chút nào, nh́n họ và con cái họ sinh hoạt th́ rơ thôi. Có một ông đứng đầu một ngành của tỉnh PT (tôi xin giấu tên cho ông), có con du học tự túc ở Đức, khi ông sang Đức thăm con, ăn tiêu của cha con ông, nếu bà thủ tướng hay các nhà đại tư bản Đức nh́n thấy cũng phải vái phục. Đấy chỉ là lănh đạo ngành, của một tỉnh nghèo.
Tự hào sao được, khi gần tám mươi phần trăm người dân quê hương tôi sống bằng nông nghiệp, không có bảo hiểm y tế, không có tiền hưu trí, mặc dầu họ đă đóng thuế hàng năm cho nhà nước. Dạ dầy nông dân quê tôi cũng bị thắt lại v́ mất đất cho đô thị hóa môt cách vô tổ chức, những sân golf, tennis của những ông tư bản trọc phú dưới vỏ bọc doanh nhân, những khu công nghiệp, nhà máy chứa đầy vi trùng, mầm mống của ung thư, đang hủy diệt sự sống trên quê tôi.
Ông Vũ Trọng Phụng có sống lại, tôi bảo đảm ông sẽ viết tiếp nhân vật Xuân tóc đỏ. Các quan hệ ḍng họ, làng xóm cũng đang được cân đo đong đếm bằng tiền bạc. Không hiểu tại sao cán bộ ở VN đă không làm được việc, thiếu trách nhiệm lại tham quyền cố vị đến thế. Nói ra lại bảo vạch áo cho người xem lưng, ngay trong ḍng họ tôi cũng vậy, sao mà nhiều ông làm cán bộ đến thế, ông nào cũng thích làm, máu làm. Đă lâu rồi, nhân có một đám giỗ trong họ, có đầy đủ các ông to bà lớn tham dự, trong lúc khật khừ bia rượu, tranh luận với mấy ông em họ, tôi hăng lên, thốt ra câu: Chẳng có cái nghề nào dễ làm bằng nghề cán bộ lănh đạo, ông nông dân cũng có thể làm bộ trưởng được, v́ có ông quái nào dám gánh trách nhiệm đâu... Tôi chưa nói hết câu, ở mâm trên tất cả ánh mắt dồn về phía tôi, mặt các bác phừng phừng:
- Cái thằng ăn nói hàm hồ, có im đi không. 
Tự hào sao được, khi người dân quê tôi đă phải xa hương cầu thực nhưng vẫn lạnh nơi t́nh người. Năm 1996, sứ quán Việt Nam vẫn c̣n ở Bonn, Berlin chỉ có lănh sự quán. Tệ nạn vợ con cán bộ sứ quán mở hàng bán báo, bán phở  ngay pḥng chờ đă dẹp bỏ. Nhưng tính trịnh thượng, công quyền như kiểu xin cho của cán bộ sứ quán với con dân của ḿnh vẫn không có chiều hướng giảm. Một nhân viên tiếp nhận hồ sơ của lănh sự quán Berlin tên Cường, năm ấy ông khoảng ngoài ba chục, mặt lúc nào cũng đỏ như gà chọi, ngón tay đeo hai ba loại nhẫn vàng chóe, cổ tay lủng liểng ṿng bạc, cổ đeo thêm dây chuyền vàng, chườm ra khỏi áo mầu mỡ gà. Gặp ông, người ta cứ ngỡ gặp ông chủ giầu có nào đó trong phim Hồng Kông. Ông hét ông mắng xa xả, những người đến nộp đơn từ, khi viết sai hay thiếu, hoặc làm phật ư ông. Từ bé đến lớn, từ già đến trẻ, từ người  học nhiều, đến kẻ ít học, ông chửi tuốt tuồn tuột, không kiêng nể một ai. Nhiều người yếu bóng vía, đưa giấy tờ cho ông, hai tay cứ run cầm cập. Có nhiều ư kiến phản ánh về đến cả Việt nam, nhưng chẳng ai làm ǵ được ông, v́ bố ông c̣n đương chức to vật vă ở bộ ngoại giao.
Cũng mùa đông năm ấy, trời rét lắm, ông khật khưỡng bia rượu đâu đó về khuya, bị trúng gió độc lăn đùng ra chết. Nghe nói, biết tin này, có nhiều người Việt ở Đức mở rượu ăn mừng. Ôi! Cái t́nh người Việt nỡ đối xử với nhau như thế này sao? Bây giờ sứ quán VN đă chuyển về Berlin, trông có vẻ khang trang, nhưng không có chỗ đỗ xe cho khách, như các cơ quan công quyền Đức. Chỉ khổ cho các bác ở các thành phố khác đến làm việc, chưa quen đường t́m măi mới có chỗ đỗ xe. Bẵng đi cũng đến gần chục năm, tôi cũng không đến sứ quán v́ chẳng có công việc ǵ. Lúc nào nhớ nhà quá, cần visa, đă có dịch vụ mang đến tận nhà. Năm ngoái, tôi có lên  sứ quán lấy cái giấy thôi quốc tịch của bà vợ (có lẽ về giấy tờ hành chính, Việt Nam làm lề mề chậm chạp, rắc rối nhất thế giới - thời gian từ ngày nộp đơn đến khi nhận kết quả hành nhau đến hai năm rưỡi).
Tôi đến pḥng chờ vào đầu giờ sáng, mọi người đă đứng ngồi thấy gần trật pḥng. Tôi đứng vào hàng sau ông tây, tay cầm tờ đơn xin visa du lịch. Nh́n lên, thấy có có hai ô cửa, một nhận hồ sơ, một trả hồ sơ. Phía hông bên trái có một cửa nhỏ, có dán biển báo -WC - (tức là nhà vệ sinh). Thỉnh thoảng lại thấy một nhân viên sứ quán tḥ đầu ra từ sau cánh cửa nhà vệ sinh, hai mắt đảo đi đảo lại t́m người, rồi vẫy gọi người ngồi dưới cùng, đang mải luyên thuyên chuyện tṛ. Họ cùng đi khuất vào sau cánh cửa nhà vệ sinh. Họ làm ǵ thế này, ban ngày ban mặt, hai ông kéo nhau vào nhà vệ sinh, (schwule), đồng cô chăng? Tôi thoáng nghĩ vậy.
Khoảng mươi mười lăm phút, người đàn ông khi năy hớn hở đi ra, ông nhân viên sứ quán lại tḥ đầu ra hiệu cho một chị mặt bự phấn son đi vào. Lúc này tôi không nghĩ ông nhân viên sứ quán bị mắc chứng đồng tính nữa, nhưng ông tây cạnh tôi lắc đầu cười, khó hiểu. Thấy lạ, tôi gửi chỗ ông tây, giả vờ vào vệ sinh xem sao. Mở cửa nhà vệ sinh, trời đất ơi, thẳng trước mặt tôi c̣n một pḥng làm việc, bên trái tôi mới là nhà vệ sinh. Không hiểu sao pḥng làm việc lại núp sau cái cánh cửa nhà vệ sinh như vậy? Sứ quán thay mặt cho nhà nước CHXHCN Việt Nam lại như thế này sao? Tại sao không thay tấm biển lớn –WC- bằng  chữ - Pḥng tiếp khách. Trên tường cạnh cửa bên trái treo biển, viết chữ nhỏ bằng ba thứ tiếng,Việt, Đức, Anh, hướng dẫn khách khi cần sử dụng nhà vệ sinh.
Ngay lúc đó tôi mang ư nghĩ này nói với nhân viên sứ quán khi năy, ông ta nh́n tôi từ đầu đến chân, mặt hầm hầm, khinh khỉnh, có lẽ ông nghĩ tôi cũng như mấy người v́ giấy tờ hay đến nhờ cậy xin xỏ ông, mà dám có ư kiến chăng? Qủa thật với phong cách làm việc này, người có những suy nghĩ vô tư, trong sáng đến mấy, cũng phải nghĩ đến những điều khuất tất trong đó. Và đến bao giờ chúng ta mới hết xấu hổ mỗi khi so sánh hoặc làm việc với cơ quan công quyền nước khác.
Tuần trước, mấy ông bạn có việc đến sứ quán về nói lại, cái biển  "WC" vẫn c̣n nằm ch́nh ́nh đó. Đến mười giờ tôi cũng rục rịch lên tới cửa tiếp nhận hồ sơ. Tŕnh giấy ủy nhiệm, giấy mời đến lấy giấy thôi quốc tịch và đưa trả cuốn hộ chiếu Việt Nam. Cô nhân viên bảo tôi:
- Ba giờ rưỡi chiều anh quay lại lấy, và nộp 185 €
- Khi nộp hồ sơ, vợ tôi đă nộp 115 € rồi?
- Đó là tiền dịch, công chứng sang tiếng Việt ba bộ hồ sơ thôi quốc tịch. (Cả ba bộ hồ sơ của vợ tôi đều ghi bằng tiếng việt, chỉ duy nhất có giấy bảo đảm cho nhập quốc tịch của Đức, in ngắn gọn trên một mặt giấy phải dịch sang tiếng Việt, đánh máy, copy  thành 3 bản mất khoảng mười lăm phút. Thành thật mà nói dân ta nghèo, nhất nh́  thế giới, nhưng tiền lệ phí cho các công sở đắt nhất thế giới).
- Tôi xem trên mạng của bộ ngoại giao, tiền lệ phí cho thôi quốc tịch có 150usd, tức hơn 100€ một chút, sao ở đây nhiều gần gấp đôi vậy?
Cô nhân viên không trả lời tôi, cầm hộ chiếu định đi vào phía trong, tôi hỏi tiếp:
- Chị có thể cho tôi xin giấy chứng nhận hủy hộ chiếu được không?
Cô nhân viên không quay mặt lai, gắt:
- Anh này rắc rối quá đấy, chúng tôi thu, rồi chúng tôi sẽ hủy, không cần giấy chứng nhận nữa.
Nằm khèo trên ô tô đánh một giấc dài, ba rưỡi chiều tôi ḷ ḍ quay trở lại sứ quán. Lúc này, trong pḥng chờ, đông nhộn nhạo như một cái chợ con. Thỉnh thoảng có mấy ông trẻ đến sau, cứ trèo tuốt lên trên, không chịu xếp hàng, làm cho mấy ông tây bà đầm đứng sau lắc đầu ngán ngẩm. Đến 5 giờ chiều, tôi cũng nhận được giấy thôi quốc tịch, sau khi thanh toán đúng 185€. Hỏi xin cái hóa đơn thanh toán tiền, cô nhân viên trả lời tôi:
-  Anh chờ đến năm giờ rưỡi mới có, bây giờ không có con dấu ở đây, tôi viết cho anh cái giấy đă nhận tiền.
Mấy người đứng dưới tôi hét toáng lên:
- Lẹ lên ông ơi, hóa đơn hóa từ cái con mẹ ǵ, chờ bao giờ mới lấy được, nhanh c̣n về, nhà xa lắm. 
Thu tiền không có hóa đơn chứng từ, không hiểu sứ quán quản lư và vào sổ sách như thế nào? Những đồng tiền này có vào ngân khố nhà nước hay lại chảy đi đâu? Báo chí trong nước mấy năm trước đưa tin Bộ ngoại giao lập quỹ ngoài ngân sách, nghĩ đến cứ thấy gai gai trong người.
Tôi viết đến đây mang cho ông bạn già đọc, đọc xong anh bảo:
- Chú viết ra như thế này, thế nào nhiều người không hiểu lại bảo anh em ḿnh nói xấu đất nước.
Từ lâu chúng ta có những quan niệm hoặc những khẩu hiệu kỳ quặc – yêu chế độ tức là yêu nước- Yêu nước tức là yêu chế độ-  Phê phán, góp ư cho là nói xấu đất nước, nói xấu tổ quốc, nặng nữa gán nghiến cho cái cái tội phản động. Tại sao chúng ta cứ nhập nhằng lẫn lộn khái niệm Tổ quốc và chế độ là một. Tổ quốc, quê hương ai mà chẳng yêu, chẳng thương, chẳng nhớ, nhưng yêu hay chán ghét chế độ lại là chuyện khác. Đất nước nghèo, dân trí thấp quả thật chẳng có ǵ để đáng tự hào, khi ta mang quá khứ ra để che lấp. 

Đức quốc, 2-10-09.
Đỗ Trường


<< trở về đầu trang >>
free counters