Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Tối 9-11-1989, ông Sarkozy (Tổng Thống Pháp) ở đâu?

Tối 9-11-1989, ông Sarkozy (Tổng Thống Pháp) ở đâu?

 

 

Câu chuyện buổi tối lịch sử 9-11-1989 bức tường Berlin sập đổ, ông Nicolas Sarkozy hiện là tổng thống Pháp, hồi ấy là nghị sỹ đảng RPR đang ở đâu, mấy ngày nay làm náo động cả làng báo Pháp.

V́ sao vậy? Tối chủ nhật 8-11-2009, trước khi lên đường sang Berlin dự lễ hội kỷ niệm 20 năm bức tường Berlin sập đổ, tổng thống N.Sarkozy công bố trên internet trong Blog "Facebook" riêng, bài viết kể rằng: đúng 20 năm trước, vào tối 9-11-1989 ông đă đích thân có mặt ở Berlin, tại bức tường ấy để chứng kiến tận mắt giờ phút lịch sử này. Ông kể rằng sáng 9-11, được tin bức tường sắp đổ, ông liền rủ ông Alain Juppé cùng trong ban lănh đạo đảng RPR, từ Paris phóng ngay sang Berlin bên Tây Đức, đến điểm Check-point Charlie do phía Hoa kỳ kiểm soát, và tối ấy đă sang Đông Đức, ḥa trong không khí sôi động của quần chúng ở Cổng Brandebourg. Ông kể tại đây ông c̣n gặp ông François Fillon, đương kim thủ tướng Pháp.

Chắc ông "Sarko" muốn làm vui ḷng bà A.Merkel và dân Đức (!). Một sáng kiến?!

Lập tức từ trưa 9-11-2009, một số nhà báo Pháp lên tiếng, nhận xét rằng tổng thống Pháp đă cố t́nh nói dối, hoặc đă lầm lẫn trong trí nhớ, cần cải chính để giữ uy tín nhà lănh đạo cao nhất nước Pháp, dù trên đây là tin riêng công bố trên internet.

Nhà báo Alain Auffray, phóng viên báo Libération, ngày 9-11-1989 có mặt tại Berlin cho rằng suốt từ sáng đến chiều ngày ấy, không có ai ở Berlin hay ở Paris có thể nhận được tin bức tường Berlin sắp đổ. Việc bức tường Berlin đổ chỉ được biết sau cuộc họp báo ở Berlin chiều 9-11, khi đại diện đảng Cộng sản là Chabrowski trả lời các nhà báo: việc qua lại Đông-Tây được tự do, và sau đó trả lời thêm: "ngay từ lúc này".  Lúc ấy đă tối, Berlin đă lên đèn. Do đó ông Sarkozy kể rằng sáng 9-11 ở Paris nhận được tin bức tường sắp đổ là chuyện không thể có thật.

Nhà báo thứ hai phản biện lời của tổng thống Pháp là Ulysse Gosset của đài phát thanh TF1, cho biết là ngày 9-11-1989 ông ta có mặt ở Moscowgặp ông F.Fillon tại đó. Vậy th́ tối 9-11 ông Sarkozy không thể gặp ông F.Fillon ở Berlin.

Một số nhà báo phóng ngay đến hỏi ông Alain Juppé ở Bordeaux, ông này giở sổ sách ra xem lại và cố nhớ lại, cuối cùng công nhận ông có sang Berlin vào dịp ấy, nay không c̣n nhớ đích xác ngày nào, nhưng là vài ngày sau khi bức tường sập đổ, có thể là vào ngày 13 hay 14-11, chứ không phải vào tối 9-11. Thế là tẽn ṭ !

C̣n ảnh ông N.Sarkozy cùng ông bạn J.J.de Perretti đang nh́n vào bức tường có những h́nh họa th́ không thể xác định chụp tối 9-11-1989, v́ sau đó hàng vài tháng, vẫn c̣n những đoạn tường Berlin được lưu giữ làm chứng tích cho khách du lịch.

Hai ngày nay, các báo Pháp đăng hàng chục, rồi hằng trăm bài báo tự do của các Bloggers bàn luận sôi nổi, người th́ cho là chuyện nhỏ, chuyện vặt, không đáng bàn, ké th́ cho là chuyện lớn, cực lớn, về tư cách, nhân cách của nhà chính trị, là thuộc bản chất huênh hoang, cá nhân của ông tổng thống. Một số bloggers mỉa mai: "Sarko kể từng gặp Neil Armstrong trên mặt trăng ngày 21-7-1969", "Sarko cùng 2 quư tử Pierre và Jean có mặt ở Hội nghị Yalta lịch sử", và "Sarko cũng có mặt khi phá nhà tù Bastille năm 1789", "v́... tổng thống của chúng ta có biệt tài biến mọi sự phi lư nhất thành... sự thật"!

Làm chính trị, cần lắt léo, muu mẹo, hay cần trung thực, ngay thật?  Xưa nay đều có 2 loại, 2 phái đối lập. Khôn hay dại là ở đó. Trên đây là một bài học sống, phải không các bạn.

 

Bùi Tín                     

Paris 11-11-2009.


<< trở về đầu trang >>
free counters