Toán Học Xác Xuất Phát Biểu Về Tên Tác Gỉa Của Thông Cáo BBT WHD
Ts Hồng Lĩnh
Lời Mở Đầu
Mục tiêu của bài nầy không nhắm việc phê phán ư nghiă của thông cáo hay tác gỉa của thông cáo BBT WHĐ. Trái lại chỉ nên xem là một đóng góp của Toán Học Xác Xuất để vén màn ai là tác gỉa của thông cáo BBT WHD!
Giai Thoại Giám Mục Chủ Tịch Nguyễn Văn Nhơn Dùng Ống Loa Hồng Y Phạm Minh Mẫn
Sau khi linh mục Trần Công Nghị, Giám Đốc Diễn Đàn Vietcatholic, gửi thư tới HĐGMVN xin giải tỏa vấn đề có hay không, việc Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt xin từ chức. Đột nhiên Người Quan Sát (Giám mục Nguyễn Văn Sang) xuất hiện và tuyên bố:
“Đức Cha Chủ Tịch (Nguyển Văn Nhơn) đă khôn khéo nhường câu trả lời cho Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn và Đức Hồng y đă mau mắn trả lời ngắn gọn rằng: “Ngài đă được chính Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cho biết là ngài đă làm đơn với Toà Thánh xin được từ chức khỏi Tổng Giám Mục Hà Nội v́ lư do sức khoẻ…”.
Đó là một giai thoại trong muôn vàn giai thoại của cái ống loa dại dột HY Phạm Minh Mẫn như trong vụ cờ vàng vào dịp Đại Hội Giới Trẻ tại Sydney vào năm 2008. Trên chính trường, hiện tại là nối tiếp của các giai thoại đă xảy ra trong quá khứ.
Khảo Nghiệm Thông Cáo BBT WHD Và Bài Phỏng Vấn Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn
Vào dịp “Chủ Tặc” Nguyễn Minh Triết, mưu đồ ghé qua Vatican, chụp h́nh chung với ĐTC cho mục tiêu tung 'hỏa mù', che dấu các chuẩn bị của chiến dịch lưỡng điểm tấn công hiện nay tại Việt Nam (vừa đánh vào tôn giáo và vừa xử án các nhà Dân Chủ), Giám mục Chủ Tịch Nguyễn Văn Nhơn được hăng thông tấn Fides của Thánh Bộ Truyền Giáo phỏng vấn (đính kèm). Nay toán học xác xuất khảo nghiệm những nét tương đồng, được xem như thói quen dung chữ của hai tác giả của hai bài: thông cáo BBT WHD và bài phỏng vấn và đă dẫn tới qủa như sau:
Tương Đồng Về Hành Văn
Cách hành văn không khác nhau là bao nhiêu.
Con Số Của Cụm Từ Như: “xă hội” Hay Tỉnh Từ “tương kính” Trong Hai Bài
1.- Trong thông cáo BBT WHD, khào nghiệm t́m ra tác gỉa nào đó đă dùng tới 34 lần danh từ “xă hội” và 1 lần tỉnh từ “tương kính”. CSVN không bao giờ tôn kính ĐTC và GHCGVN qua các biến cố của mấy năm nay tại VN. Sao lại đem tỉnh từ “tương kính” vào đây? Như thế, sự hiện diện của tỉnh từ ấy trong hai bài phải là một cố ư tung hô CSVN. Không lẽ hai tác gỉa không biết nhau cùng đồng tôn kính CSVN như vậy?
2.- Trong bài phỏng vấn, được dùng làm tham chiếu cho so sánh, có tới 2 lần danh từ “xă hội” và 1 lần tỉnh từ “tương kính”. Một tỉnh từ ít ai dùng trong giao tế giữa GHCGVN và CSVN.
Phát Biểu Của Toán Học Xác Xuất Đi Từ Kết Quả Khảo Nghiệm Các Tương Đồng
Tuy c̣n nhiều các cụm từ tương đồng khác trong hai bài nêu trên và khảo nghiệm có thề tiếp tục để tăng phần chính xác của kết luận. Nhưng căn cứ trên sự tương đồng của danh từ đặc biệt như “xă hội” và tỉnh từ “tương kính” ít người dùng và không nên dùng bừa băi như trong hai bài, và dựa trên định đề: hiện tại là nối tiếp của các giai thoại đă xảy ra trong qúa khứ, toán học xác xuất phát biểu như sau:
1.- Với kết qủa khảo nghiệm được nêu trên, toán học xác xuất sẻ c̣n cần thêm chừng 29 khảo nghiệm nữa (normal distribution cần chừng 30 khảo nghiệm) để có thể xác quyết với 95% xác xuất:
“Hai tác gỉa ấy là cùng một người”. Hay nói cách khác: “Giám mục Chủ Tịch Nguyễn Văn Nhơn là tác giả của thông cáo BBT WHD”. Hiện nay chưa đủ con số khảo nghiệm, nên phải dùng phát biều số 2.- theo sau:
2.- Tuy với kết qủa khảo nghiệm ấy, toán học xác xuất có thể phát biểu vói 95% xác xuất:
“Thật khó khăn để xác quyết hai tác gỉa ấy không phải là cùng một người”. Hay nói cách khác: ”Giám mục Chủ Tich Nguyễn Văn Nhơn không khác tác gỉa của thông cáo BBT WHD”.
_________________________________
Hai tài
liệu đính kèm
1.- Thông cáo của BBT Web HĐGM Việt-Nam
Khi xảy ra vụ việc Đồng Chiêm cũng như các vụ việc Toà Khâm Sứ (Hà Nội), Tam Toà (Vinh) hay Loan Lư (Huế), Trang tin điện tử của HĐGMVN nhận được nhiều thư góp ư và một thắc mắc thường được nêu lên là: tại sao HĐGM không lên tiếng? Trong bối cảnh trên và trong tinh thần hiệp thông của Năm Thánh 2010, thiết tưởng một vài suy nghĩ cần được chia sẻ để soi sáng cho nhau trong đời sống của Hội Thánh.
Liên quan đến từng vụ việc cụ thể tại từng địa phương, hơn ai hết, vị giám mục sở tại vừa là người có trách nhiệm chăm sóc một phần Dân Thiên Chúa tại đây (x. GM số 11) vừa là người nắm rơ t́nh h́nh và bối cảnh của vấn đề, chính ngài là người đưa ra quyết định cụ thể để giải quyết. HĐGM không lên tiếng về từng vụ việc. Nói như thế không có nghĩa là HĐGM không quan tâm ǵ đến đời sống của Dân Chúa tại địa phương, và hoàn toàn im lặng trước những vấn đề liên quan đến đời sống của anh chị em tín hữu. HĐGM không lên tiếng về từng vụ việc nhưng HĐGM lên tiếng ở một tầm mức khác, bằng cách đưa ra những định hướng mang tính chủ đạo để mỗi địa phương áp dụng định hướng ấy vào hoàn cảnh cụ thể của ḿnh. Ở đây, chúng tôi muốn quy chiếu vào bài “Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay” để thấy được những định hướng căn bản này.
Trước hết, HĐGMVN lên tiếng nhằm mục đích góp phần xây dựng xă hội. Khi nhắc đến những vụ tranh chấp liên quan đến đất tôn giáo, HĐGM đặt những vụ tranh chấp này trong bối cảnh chung của toàn xă hội. Thật vậy, trong những năm gần đây, tranh chấp và khiếu kiện về đất đai là chuyện xảy ra hằng ngày trên mọi miền đất nước. Rất nhiều vụ tham nhũng liên quan đến đất đai bị phanh phui trên báo chí. Như thế, đây là vấn nạn chung của toàn xă hội chứ không của riêng giới công giáo. Có chăng v́ giới công giáo là một tập thể lớn, và nhiều phương tiện truyền thông trong cũng như ngoài nước loan tin về những vụ tranh chấp đất đai liên quan đến giới công giáo, nên dễ tạo cảm tưởng chỉ có giới công giáo mới có chuyện tranh chấp đất đai. Hiểu như thế là nh́n nhận vấn đề chưa đúng với thực tế; hơn nữa có thể tạo ngộ nhận rằng đây không phải là vấn đề xă hội mà là vấn đề chính trị, dù được tŕnh bày theo hướng bênh vực Nhà Nước hay chống lại Nhà Nước Việt Nam. V́ thế, khi HĐGM tŕnh bày bối cảnh chung của xă hội hiện nay, các ngài cho thấy việc tranh chấp đất đai là vấn đề xă hội chứ không mang màu sắc chính trị, và khi lên tiếng về vấn đề này, các ngài muốn góp phần xây dựng xă hội cho tốt đẹp hơn.
Xây dựng xă hội tốt đẹp hơn là cùng nhau xây dựng một xă hội v́ con người, một xă hội thực sự lấy dân làm gốc. Để giải quyết những vụ khiếu kiện về đất đai, cũng như bao Chính quyền khác trên toàn thế giới, Chính quyền Việt Nam phải dựa vào Luật và những Nghị định về đất đai để giải quyết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất nhiều người dân bất măn về cách giải quyết của Chính quyền, đồng thời t́nh trạng “ăn đất” tiếp tục diễn ra dựa trên chính lề luật của Nhà Nước. Chính v́ thế, câu hỏi căn bản được đặt ra là: Luật và những nghị định đó được xây dựng trên nền tảng nào? Luật lệ được đặt ra là để phục vụ con người và đời sống con người trong xă hội, sao cho ngày càng hài hoà và tốt đẹp hơn. Con người ở đây là mọi người dân chứ không chỉ là một nhóm hay một thiểu số nào đó được đặc quyền đặc lợi. Muốn xây dựng một xă hội v́ con người, muốn ban hành những lề luật nhằm phục vụ con người, th́ những lề luật đó phải được xây dựng trên nền tảng là những quyền căn bản của con người, những quyền căn bản được cả thế giới nh́n nhận và cả Việt Nam cũng nh́n nhận, ít là trên nguyên tắc. Chẳng nhẽ một đất nước tự hào ḿnh dân chủ gấp trăm lần các đất nước khác, mà ngay cả những quyền căn bản nhất của con người cũng không được tôn trọng sao?
Hiểu như thế mới thấy được tại sao HĐGM đưa ra đề nghị sửa đổi Luật về đất đai và yêu cầu việc sửa đổi này cần quan tâm đến quyền sở hữu của công dân, là một trong những quyền căn bản của con người, được khẳng định trong Hiến chương Liên hiệp quốc và được Việt Nam thừa nhận. Khi đưa ra đề nghị này, HĐGM thành tâm muốn góp phần xây dựng một xă hội v́ con người, v́ chỉ như thế mới có thể giải quyết tận gốc việc tranh chấp và khiếu kiện đất đai đang nở rộ khắp nơi, đồng thời lành mạnh hoá đất nước bằng cách xoá bỏ cơ hội của những người lợi dụng chức quyền để đàn áp người dân và kiếm t́m tư lợi.
Để thực sự xây dựng một xă hội v́ con người, cần phải xây dựng xă hội theo định hướng phát triển toàn diện. Phát triển con người toàn diện là phát triển cả về thể lư, tri thức lẫn đạo đức và tinh thần. Phát triển xă hội toàn diện là phát triển về cả kinh tế lẫn văn hoá và tinh thần. Một đất nước tự hào về lịch sử bốn ngàn năm sẽ không dễ dàng phá huỷ những di tích có chiều dài lịch sử. Một dân tộc kiêu hănh về bốn ngàn năm văn hiến sẽ không thể dễ dàng xoá bỏ các di tích tôn giáo và cơ sở thờ tự, v́ lẽ tôn giáo đă góp phần giữ hồn của đất nước. Một xă hội với bốn ngàn năm văn hoá sẽ không chấp nhận dung túng cho cách giải quyết các vấn đề xă hội bằng sức mạnh của cơ bắp. Một loạt những khẳng định như thế được đặt ra để muốn nhấn mạnh sự phát triển toàn diện. Và cũng khi ấy mới hiểu được tại sao khi bàn đến việc tranh chấp đất đai, HĐGMVN lại nói đến những chuyện văn hoá như tránh sử dụng bạo lực trong lời nói cũng như trong hành động, việc truyền thông phải tôn trọng sự thật và phẩm giá của con người; đồng thời, cổ vơ việc đối thoại chân thành [3] trong sự tương kính lẫn nhau. Bởi lẽ đó là cái làm nên nhân cách văn hoá của con người, làm nên nét văn hoá đáng kính của một dân tộc.
Với những suy nghĩ này, có thể khẳng định HĐGMVN đă lên tiếng và sẽ c̣n lên tiếng, không nhằm giải quyết từng vụ việc ở mỗi địa phương, nhưng đưa ra những định hướng căn bản nhằm góp phần xây dựng xă hội, một xă hội v́ con người và một xă hội phát triển toàn diện.
----------------------------------------------------------------------------
2.- Bai phỏng vấn
WHĐ (12.12.2009) – Ngay trước cuộc gặp gỡ của Chủ tịch Nhà nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết với Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI vào ngày 11-12-2009, hăng thông tấn Fides đă phỏng vấn Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục giáo phận Đà Lạt, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Sau đây là bản tin của Fides về cuộc phỏng vấn này.
AGENZIA FIDES (10-12-2009) – Đây là biến cố “mang lại niềm hy vọng” cho những con tim của người Công giáo Việt nam, mở ra những viễn tượng mới, khơi dậy những mong đợi lớn lao... Biến cố ĐTC Bênêđictô XVI gặp gỡ chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết dự tính vào ngày mai 11/12 tại Vatican lôi kéo sự chú ư của Giáo hội Việt Nam vừa mới khai mạc Năm Thánh và đang sống Mùa Vọng “vui mừng mong đợi Chúa đến”. Đó là lời Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục giáo phận Đà Lạt, chủ tịch HĐGMVN nói với hăng thông tấn Fides trong một cuộc phỏng vấn mới đây.
– Thưa Đức cha, Đức cha có cảm nghĩ và hy vọng ǵ trước cuộc gặp gỡ lịch sử này?
– Chúng tôi là vừa là người Việt Nam vừa là người Công giáo và chúng tôi hănh diện về điều đó. Lời kêu gọi của ĐHY Roger Etchegaray trong cuộc viếng thăm lịch sử Việt Nam vào năm 1989: “Các bạn hăy yêu mến Việt Nam! Hăy yêu mến Giáo Hội!” vẫn c̣n vang trong tim chúng tôi. V́ thế, cuộc gặp gỡ giữa ĐTC Bênêđictô XVI và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết là điều vinh dự cho chúng tôi. Đối với chúng tôi, cuộc gặp này là một dấu chỉ sự tương kính, đưa đến một cuộc trao đổi hữu ích. Mối tương giao đưa tới hiểu biết lẫn nhau để mở ra những hứa hẹn và hy vọng mới cho đất nước Việt Nam và cho Giáo Hội công giáo.
– Những đề tài nào sẽ được bàn tới?
– Theo những thông tin đang được loan đi, chúng tôi biết rằng Chủ tịch Triết tới thăm Vatican để thúc đẩy tiến tŕnh b́nh thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Ṭa Thánh. Chúng tôi không có tin tức đặc biệt nào khác về nội dung cuộc gặp này.
– Cộng đồng Công giáo ở Việt Nam mong đợi ǵ ở cuộc thăm viếng này?
– Khi các giám mục Việt Nam thăm viếng ad limina hồi tháng 6 vừa qua, Đức Bênêđictô XVI đă nhắc nhở các giám mục rằng “hợp tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị là điều có thể thực hiện được” và “về điểm này, Giáo hội mời gọi mọi phần tử của ḿnh dấn thân cách trung thành nhằm xây dựng một xă hội công bằng, liên đới và b́nh đẳng.” Trong tinh thần này, chúng tôi cầu nguyện nhiều cho cuộc thăm viếng này: mọi người Công giáo Việt Nam đều hy vọng rằng cuộc gặp mang lại những thành quả phong phú và lâu dài cho dân tộc và cho Giáo Hội Công giáo.
– Dưới ánh sáng của Năm Thánh của Giáo Hội tại Việt Nam th́ cuộc họp có ư nghĩa ǵ?
– Chúng tôi đang sống Năm Thánh, khai mạc ngày 24 tháng 11 với chủ đề: “Giáo Hội Chúa Kitô tại Việt Nam : mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ.” Việc cử hành này là một phần của truyền thống ngàn năm của Giáo Hội và là thời điểm thuận lợi của ân sủng, sám hối và ḥa giải theo Tin Mừng. Chúng tôi ư thức rằng Tin Mừng đă được các nhà thừa sai gieo trồng trong những thế kỷ trước và Giáo Hội chúng tôi được sinh ra từ máu của các vị tiền nhân tử đạo của chúng tôi. Ngày nay chúng tôi muốn sống xứng đáng với ân huệ được thừa hưởng. Với Năm Thánh, chúng tôi muốn làm phong phú t́nh hiệp thông trong Giáo Hội, kiến tạo thiện ích chung của xă hội. V́ vậy, chúng tôi hy vọng cuộc họp nhấn mạnh rằng Giáo Hội không hề có ư muốn thay thế chính quyền. Chúng tôi chỉ muốn đóng góp vào đời sống của quốc gia, phục vụ mọi người, một cách công bằng, trong tinh thần đối thoại tôn trọng và cộng tác.
– Hiện t́nh Giáo Hội tại Việt nam ngày nay ra sao?
– Đây là một cộng đồng, theo lời ĐHY Roger Etchegaray trong lễ khai mạc Năm Thánh, sống trong “ḥa giải và hy vọng.” Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam hoàn toàn chia sẻ số phận của tất cả anh chị em ḿnh tại Việt Nam và có một mục tiêu: yêu thương và phục vụ Chúa Giêsu Kitô của chúng ta, Đấng đă đem Tin Mừng đến thế gian, Tin Mừng đó là “Thiên Chúa là Cha chúng ta, Thiên Chúa là T́nh yêu.”