T́nh trạng thiếu tự do ngôn luận cản trở phát triển ở Việt Nam
(RFI)
Đầu tư ngoại quốc vào việt Nam giảm đi mất 2/3 trong năm 2009
Trên đây là nhận định của các nhà tài trợ tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam khai mạc hôm nay tại Hà Nội. Đối với chính quyền Hà Nội, mạng Internet là nơi lan truyền mọi thông tin '' độc hại và có dụng ư xấu '' và là nơi tập hợp '' những lực lượng thù địch ''.
Đối với chính quyền Hà Nội, mạng Internet là nơi lan truyền mọi thông tin ''độc hại và có dụng ư xấu'' và là nơi tập hợp ''những lực lượng thù địch'', như lời của Bộ trưởng Thông tin và Truyền Thông Lê Doăn Hợp tuyên bố trước Quốc hội vào tháng trước.
Thực tế cho thấy là Internet ngày càng trở thành một không gian để người dân Việt Nam hành xử quyền tự do ngôn luận, điều mà họ không thể làm được trên các mặt báo chính thức. Nhưng ngay cả trên không gian này, quyền tự do ngôn luận đang ngày càng bị siết chặt, khiến các nhà tài trợ phương Tây nay phải lên tiếng.
Tuyên bố tại buổi khai mạc hội nghị thường niên các nhà tài trợ cho Việt Nam hôm nay, đại sứ Mỹ tại Hà Nội Michael Michalak đă cho rằng, ''tăng trưởng kinh tế và sự phát triển cần một môi trường thông thoáng và minh bạch cho mọi tác nhân Việt Nam cũng như quốc tế.''
Ông Michalak chỉ trích việc chính quyền Hà Nội gần đây ''siết chặt không gian dành cho các thông tin trung thực và đáng tin cậy". Đại sứ Mỹ bày tỏ mối quan ngại trước những thông tin theo đó, việc truy cập vào mạng xă hội Facebook ở Việt Nam trong thời gian gần đây rất khó khăn.
Theo ông, điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền trao đổi các thông tin, các ư tưởng cũng như ảnh hưởng đến quyền kinh doanh.
Về phần đại sứ Thụy Điển Rolf Berman cũng bày tỏ mối quan ngại tương tự và nhân danh Liên hiệp châu Âu, ông đă đă kêu gọi chính phủ Hà Nội băi bỏ các biện pháp kiểm soát Internet.
Tại hội nghị hôm nay (3-12), các nhà tài trợ cũng tỏ vẻ quan ngại về những quy định mới, mà theo họ, sẽ hạn chế chặt chẽ hơn các phương tiện truyền thông và các tổ chức phi chính phủ.
Theo lời đại sứ Thụy Điển Bergman, ''chính phủ Việt Nam phải cho phép báo chí giám sát các cơ quan quyền lực. Các tổ chức phi chính phủ phải được khuyến khích để tham gia giám sát", để có thể giúp Việt Nam đạt mục tiêu trở thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2020.
Đại sứ Mỹ Michalak cũng đề cập đến quyết định 97 của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nghiêm cấm các tổ chức nghiên cứu tư nhân công bố các ư kiến phản biện những đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Theo đại sứ Mỹ, quyết định nói trên "khiến Việt Nam bớt hấp dẫn hơn so với các đối tác ngoại quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, nhưng không chỉ trong lĩnh vực này".
Việc nghiên cứu và quyền tự do ngôn luận sẽ c̣n bị hạn chế hơn với nghị quyết 88 sửa đổi về thành lập hội. Cho nên, Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ thông qua một đạo luật không cản trở "sự phát triển nhanh chóng của xă hội dân sự xuất phát từ tiến tŕnh tự do hóa kinh tế''.
Về phần đại sứ Canada, bà Deanna Horton, yêu cầu chính phủ Việt Nam phải bảo đảm là ''mọi quy định luật lệ mới về các tổ chức xă hội dân sự và báo chí đều phải tạo điều kiện tốt hơn cho người dân tham gia vào sự phát triển của đất nước, thay v́ đặt ra thêm những hạn chế mới''. Bà Horton cũng phát biểu nhân danh các nước Na Uy, Thụy Sĩ và New Zealand.
Những lời kêu gọi nói trên được đưa ra vào lúc mà vào tháng trước, theo hăng tin AFP, một công ty cung cấp dịch vụ Internet cho biết đă nhận được lệnh của Bộ Công An ngăn chận việc truy nhập mạng xă hội Facebook ở Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng vừa chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền Thông "rào soát tất các các trang Web'', kể cả các trang Web đă được cấp phép và xử lư nghiêm khắc những trường hợp vi phạm.
Chính phủ Việt Nam cũng đang xem xét các quy định mới về xử phạt hành chính những tờ báo nào có những bài viết bị coi là có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước và "đi ngược lại lợi ích của dân tộc".