T́nh trạng các luật sư bị cầm tù ở Việt Nam
Thanh Phương
Ngày 8/2 tại một pḥng họp của Quốc hội Pháp, tổ chức Quan sát quốc tế các luật sư (OIA) và Liên hiệp quốc tế các luật sư (UIA) tổ chức một cuộc họp báo để đánh động dư luận về t́nh trạng của giới luật sư ở Việt Nam.Giới luật gia quốc tế đặc biệt quan tâm đến trường hợp của các luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài và Lê Công Định hiện đang ngồi tù v́ đă hành xử quyền tự do ngôn luận theo đúng các công ước quốc tế về nhân quyền.
Tham gia họp báo c̣n có ông Noel Mamère dân biểu Quốc hội Pháp, thuộc đảng Xanh, và ông Vơ Văn Ái, chủ tịch Uỷ ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam.
Trong cuộc họp báo, bà Nathalie Muller, thành viên của tổ chức OIA cho biết đă theo dơi t́nh trạng của hai luật sư Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài ngay từ khi hai luật sư Việt Nam này bị bắt giữ vào năm 2007.
Tháng 11 năm ngoái, OIA đă điều một phái đoàn đến Việt Nam để t́m cách tiếp xúc với gia đ́nh của các luật sư bị cầm tù, cũng như t́m hiểu về những điều kiện hành nghề ngày càng khó khăn của các luật sư ở Việt Nam. Nhưng tổ chức Quan sát quốc tế các luật sư đă gặp rất nhiều khó khăn do bị chính quyền cản trở.
Cho nên, các tổ chức luật sư quốc tế muốn có sự hỗ trợ của Quốc hội và chính phủ Pháp và rộng ra hơn là của chính giới các nước châu Âu, để bảo vệ hiệu quả hơn các đồng nghiệp ở Việt Nam.
Về phần dân biểu Noel Mamère, cũng là một luật sư, ông đặc biệt nhấn mạnh là Việt Nam vừa kết thúc nhiệm kỳ 2 năm làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an và nay lại là chủ tịch ASEAN, cho nên nước này lại cần phải tôn trọng nghiêm chỉnh hơn các cam kết quốc tế về nhân quyền.
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, ông Noel Mamère cho biết :
'' Những luật sư nào đ̣i tự do ngôn luận, đ̣i dân chủ hoặc bảo vệ những người đấu tranh cho dân chủ đều không thể hành nghề được ở Việt Nam. Những luật sư này bị xét xử chóng vánh trong các phiên ṭa, mà thật sự là một sự nhạo báng công lư, rồi sao đó bị giam giữ nhiều năm.
Mục đích cuộc họp báo hôm nay (8/2) chính là nhằm đánh động báo chí, để họ giúp chuyển tải một thực tế trái ngược với điều mà nhiều người vẫn nghĩ đó là Việt Nam là một nước đang tăng trưởng mạnh và cùng với đà phát triển kinh tế, nước này sẽ có dân chủ.
Theo tôi, đối với một số người, Việt Nam có thể là một nơi làm ăn lư tưởng, nhưng đa số th́ vẫn sống trong cảnh nghèo khó, mà lại là sống dưới chế độ Cộng sản, giống như ở Trung Quốc, những chế độ độc đoán chuyên đàn áp, tra tấn, vi phạm nhân quyền. Trong những quốc gia như vậy, các luật sư không thể hành nghề b́nh thường, có thể bị mất tự do và thậm chí bị đe doạ tính mạng như tại Trung Quốc.
Tôi đă mở cửa ṭa nhà Quốc hội để hai tổ chức Quan sát quốc tế các luật sư và Liên hiệp quốc tế các luật sư mở cuộc họp báo hôm nay chính là nhằm đánh động chính giới Pháp, mà trước hết là các đồng nghiệp của tôi ở Quốc hội, mà rất nhiều người cũng là luật sư, kế đến là chính phủ Pháp, để họ không v́ vấn đề quan hệ thương mại mà bỏ quên vấn đề nhân quyền.
Tôi sẽ đề cập vấn đề này với ông Axel Poniatowski, chủ tịch Uỷ ban Ngoại giao của Quốc hội Pháp, với các đồng nghiệp của tôi trong Nhóm Hữu nghị Pháp Việt, để đề nghị họ cùng với tổ chức Quan sát quốc tế các luật sư, với Luật sư đoàn Paris, lập một phái đoàn đi Việt Nam thăm các luật sư bị cầm tù và đề cập với chính phủ Việt Nam về những vụ vi phạm nhân quyền''