Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Thư ngỏ gởi anh Huỳnh Tấn Mẫm

Thư ngỏ gởi anh Huỳnh Tấn Mẫm và các anh chị lănh đạo

phong trào sinh viên Sài G̣n trước 1975

 

Nguyễn Văn Nam

 

Thân gởi anh Huỳnh Tấn Mẫm và các anh chị,

 

Trong những năm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 của thế kư trước, tôi là một sinh viên, lúc đó anh Mẫm là chủ tịch tổng hội sinh viên Sài G̣n.  Hồi đó, tôi hết sức ngưỡng mộ anh và đă theo gương anh tham gia biểu t́nh chống chính quyền Nguyễn Văn Thiệu bởi v́ không ai chối cải rằng đó là một chính quyền thối nát, tham nhũng và cũng v́ cảnh lính Mỹ nghênh ngang trong thành phố Sài G̣n, cùng những chuyện Mỹ Lai, Sơn Mỹ. 

Cũng như các anh chị, tôi những mong sau khi đất nước thống nhất, mọi người dân Việt Nam sẽ được sống trong ḥa b́nh dưới một chính quyền thực sự “của dân, do dân và v́ dân”.  Nhưng hơn 34 năm trôi qua, thực tế không phải như vậy.  Những sự thối nát của nhà nước cọng sản Việt Nam hiện nay c̣n tồi tệ hơn nhiều so với chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa trước đây, đáng buồn là tôi không thấy các anh chị lên tiếng!  Thực tế xảy ra hàng ngày trước mắt, nên tôi nghĩ không cần thiết phải tŕnh bày với các anh chị.  Vả lại, có lẽ các anh chị c̣n rơ hơn tôi bởi v́ đa số các anh chị đang nằm ở “trong chăn”.  Tuy vậy, có quá nhiều câu hỏi làm tôi vô cùng bức rức. 

Về kinh tế, báo chí thường đưa tin rằng thu nhập b́nh quân đầu người của Việt Nam tăng nhanh, tỷ lệ gia đ́nh nghèo giảm một cách ngoạn mục, nhưng trên thực tế chênh lệch giàu nghèo ngày càng cách biệt một cách kinh khủng.  Chuyện ăn chơi xa xỉ của các đại gia tư-bản đỏ th́ báo chí hằng ngày đă đưa tin nhiều rồi, tôi không cần trích dẫn. Trong khi đó, lương trung b́nh của một công nhân là 800 ngàn đến 1 triệu đồng/tháng, tức khoảng 30 ngàn đồng/ ngày.  Một gia đ́nh hai vợ chồng và một đứa con, may mắn lắm cả hai vợ chồng đều đi làm, đổ đồng thu nhập đầu người là 20 ngàn đồng/ngày.  Với cái giá sinh họat ở các thành phố chưa trừ các chi phí như học phí cho con, v.v... và v.v..., cuộc sống của họ như thế nào các anh chị cũng hiểu.  Ở nông thôn, t́nh h́nh càng bi đát hơn!  

Về y tế, anh Mẫm là bác sĩ, vừa là chủ tịch Hội Hồng Thập Tự TP. HCM, chắc anh biết rơ t́nh h́nh y tế Việt Nam hơn ai hết.  Giữa chỗ bạn bè, tôi không biết anh Mẫm nghĩ sao, chứ tôi c̣n nhớ trước 1975, một bác sĩ cho vợ ra ngồi làm thư kư để thu tiền bệnh nhân th́ bị người ta chê cười.  C̣n bây giờ, bác sĩ sau khi ra toa, tự bán thuốc, tự thâu tiền là chuyện “b́nh thường”.  Trong toa của các bác sĩ thường có một mục “multivitamin one-a-day” trong 7-10 ngày!  Không biết uống 7 đến10 viên multivitamin bệnh nhân có bổ béo được chút nào không, nhưng nếu nhân với con số vài chục bệnh nhân đến khám pḥng mạch tư mỗi ngày, một bác sĩ cũng kiếm được kha khá!  Không biết hiện nay có bác sĩ nào c̣n treo lời thề Hippocrate trong pḥng mạch của ḿnh không?

Về giáo dục, thế hệ lứa chúng ta, ai cũng có nhiều anh chị em.  May mắn trước 75 có hệ thống trường công cho nên tất cả anh chị em tôi đều học hết trung học, có người tốt nhiệp đại học.  Ở chỗ thân quen, xin hỏi các anh chị, với cái mức học phí hiện nay, ai trong số các anh chị vẫn có thể trở thành bác sĩ, tiến sĩ như anh chị bây giờ không?

Chuyện tham nhũng, trước 75, chúng ta đă từng xuống đường chống tham nhũng cùng với Mặt Trận Nhân Dân chống Tham Nhũng của Linh Mục Trần Hữu Thanh. Nay t́nh trạng tham nhũng đến mức độ nào?  Trước 75, không có vụ tham nhũng nào chấn động cả thế giới như vụ PMU18 hay PCI, đến mức chính phủ Nhật phải quyết định tạm thời ngưng viện trợ để làm áp lực với chính phủ Việt Nam đưa Huỳnh Ngọc Sỹ ra ṭa.  Thế nhưng bao nhiêu năm đă trôi qua, hai vụ tham nhũng đầy tai tiếng này vẫn chưa được giải quyết hay đă giải quyết nhưng không nghiêm chỉnh, khiến cho dư luận vẫn c̣n thắc mắc!

Nhưng hai sự kiện gần đây khiế n cho tôi phải viết thư ngỏ này gởi đến anh Mẫm và các anh chị là chuyện Bâu Xít và Trường Sa - Hoàng Sa.

Hơn 60 năm kể từ ngày đảng cọng sản Việt Nam cướp chính quyền cho đến nay, chưa có một cuộc tập hợp trí thức đông đảo để chống lại những quyết định sai trái, phản dân hại nước của chính phủ như vụ bâu xít!  Những bài phản biện, luận cứ khoa học về kinh tế, chính trị, quân sự, an ninh quốc pḥng, môi trường v.v... liên quan đễn việc chính phủ giao cho nhà thầu Trung Quốc khai thác bâu xít tại Tây Nguyên đă được đăng đầy đủ trên trang nhà bauxitevietnam.info.  Trong đó, tôi chỉ thấy tên của anh  Lê Hiếu Đằng nhưng vắng bóng anh Mẫm và các anh chị trong phong trào sinh viên cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970!

 Nhưng quan trọng hơn hết là vụ Trung quốc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa.  Tôi hết sức ngạc nhiên về hai điều.  Trước hết, nhà nước Việt Nam tuyên bố Hoàng Sa - Trường Sa là chủ quyền của Việt Nam và phản đối việc Trung Quốc thành lập đặc khu hành chánh Tam Sa, đồng thời đặt Hoàng Sa và Trường Sa dưới sự quản lư của đặc khu hành chánh Tam Sa.  Tôi không hiểu tại sao một nhà nước lại đi đàn áp người dân ḿnh khi họ ủng hộ tuyên bố của chính nhà nước. 

Và điều thứ hai làm tôi ngạc nhiên hơn là thái độ im lặng của các anh chị trước việc Trung Quốc chiếm Trường Sa – Hoàng Sa!  Nói một cách công b́nh, sự tồn tại của chính quyền Sài G̣n trước 30 tháng 04 năm 1975 được quyết định bởi Nhà Trắng, nhưng trên văn bản và thực tế, người Mỹ chưa bao giờ muốn chiếm và sát nhập miền Nam Việt Nam vào lănh thổ của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.  Trong khi đó, cũng trên văn bản và thực tế, người Tàu đă chiếm Trường Sa, Hoàng Sa và đă tuyên bố sát nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào lănh thổ của Trung Quốc!   Vậy mà trước đây, các anh chị đă xuống đường biểu t́nh hô vang khẩu hiệu “Americans, Go Home!” c̣n bây giờ các anh chị lại im lặng, một sự im lặng khó hiểu. 

Trong các buổi gặp mặt những người bạn trong phong trào sinh viên trước đây, các anh chị vẫn ồn ào kể những câu chuyện tiếu lâm về đủ mọi mặt tiêu cực của đời sống nhưng tất cả chỉ dừng ở đó!  Tại sao vậy?  Trước đây anh Trần Long Ẩn đă viết về sự hy sinh, dũng cảm của các anh chị khi tham gia tranh đấu:

Ai cũng một thời trẻ trai
Cũng từng nghĩ về đời ḿnh
Phải đâu may nhờ rủi chịu ?
Phải đâu trong đục cũng đành.

Tôi vẫn hiểu rằng mỗi người, mỗi thời đều có hoàn cảnh riêng, nhưng tại sao thời trai trẻ các anh chị có thể hy sinh thời gian đẹp nhất của đời người, c̣n bây giờ, ở tuổi trên 60 cả rồi, các anh chị lại im lặng một cách đáng sợ như vậy?  Phải chăng bây giờ các anh chị đă có gia đ́nh, địa vị trong xă hội?  Phải chăng sự đàn áp của nhà cầm quyền hiện nay dă man hơn thời Nguyễn Văn Thiệu, hay “trại học tập cải tạo” bây giờ đáng sợ hơn “chuồng cọp” Côn Sơn trước đây? Thực t́nh tôi không hiểu nổi!  Hy vọng rằng anh Hạ Đ́nh Nguyên, tiến sĩ về Tâm Lư Xă Hội có thể t́m ra câu trả lời cho những câu hỏi “tại sao” này.

Kính chúc anh Mẫm cùng các anh chị luôn luôn sức khỏe.

Nay thư,

 

Nguyễn Văn Nam


<< trở về đầu trang >>
free counters