Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Thức dậy đi nào gỗ đá ơi!

Thức dậy đi nào gỗ đá ơi!


Ngô Nhân Dụng

Thi sĩ trở về nhà sau khi sống 10 năm trong nhiều nhà tù cải tạo, có lúc thốt lên lời cầu cho phép lạ xẩy ra: Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi!
Chúng ta có thể tưởng tượng, khi trở về thành phố cũ nhà thơ thấy khung cảnh cuộc đời chung quanh đă thay đổi như thế nào (Mười năm thế giới già trông thấy... Mười năm người tỏ mặt nhau đây... Mười năm chớp bể mưa nguồn đó... Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay...) Nhà thơ tự nh́n thân phận ḿnh, “Ta về như giấc mơ thần bí” giữa một thế giới không những đă trở thành hoàn toàn xa lạ mà c̣n như một cơn mộng dữ bị quỷ ám. Cho nên, trong cơ mê thảng thốt, nhà thơ tự nhủ ḿnh, “Ta về khai giải bùa thiêng yểm,” rồi bỗng nhiên thốt lên câu thần chú: “Thức dậy đi nào gỗ đá ơi!”
Làm sao cho gỗ đá biết thức dậy? Tại sao phải hô thanh hoán vũ yêu cầu gỗ đá thức dậy? Có thể v́ nh́n thế giới chung quanh thấy toàn những gỗ đá vô tri.
Ở thời đại nào chúng ta cũng nên lắng nghe các thi sĩ. V́ họ nh́n thấy những h́nh ảnh thật hiện ẩn hiện đằng sau cuộc sống trong xă hội. Thấy bao nhiêu là gỗ đá. Toàn là gỗ đá. Khô. Cứng. Không có sự sống. Không thấy t́nh cảm. Một xă hội đang hóa thạch. Ḷng người đă hóa thạch, trơ ra, khô cứng. Người đối xử với người như gỗ đá. Người đi đường nh́n nhau thấy chỉ là gỗ đá. Thi sĩ là tiên tri. Họ kêu lên bằng những tiếng nói lạ. Họ là những tiếng kê trong đồng vắng: Thức dậy đi nào gỗ đá ơi! Thi sĩ không “nhân cách hóa” gỗ đá. Ngược lại, mong gỗ đá trở lại làm người.
Như thế nào là một xă hội biến thành gỗ đá? Ông Trần Quốc Việt viết trên blog talawas mô tả xă hội Việt Nam vào năm 2009, 24 năm sau khi thi sĩ viết những câu thơ trên: “...Cho nên ở Việt Nam có cảnh một em bé bị chủ của quán phở hành hạ dă man bao năm trời mà không ai lên tiếng. Cảnh đám người hiếu kỳ dửng dưng nh́n người bị đụng xe nằm trên đường phố. Cảnh đám đông bị lùa vào các quán cơm tù ngay khi các xe khách ghé vào. Cảnh đánh ghen mà nạn nhân bị lột trần truồng, bị xúc phạm thân thể trước hàng trăm cặp mắt thờ ơ bên lề. Cảnh bao thiếu nữ lui tới các nơi phá thai công khai như đi chợ.”
Trần Quốc Việt chưa kể đến những chuyện gần đây hơn: Ngày 8 Tháng Mười Hai, 2009, khi trong giờ giảng bài, giáo viên Đặng Ngọc N. ở B́nh Phước bị một học sinh lớp 10A9 lấy mă tấu trong cặp sách xông lên bục giảng chém nhiều nhát vào vai, vào lưng. Trước đó, ngày 1 Tháng Mười Hai, thầy Hoàng Minh Luận, giáo viên môn thể dục tại xă Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập, B́nh Phước cũng bị côn đồ xông vào trường chém trọng thương.
Tại sao đạo lư trong xă hội xuống thấp đến như vậy? Trần Quốc Việt giải thích: “Chế độ toàn trị sống được là nhờ bạo lực và dối trá. Hai cái này hợp lại và, qua thời gian, đă bào ṃn dần các lớp men lương tâm tích lũy từ thời sơ khai...” Một chế độ không có lương tâm biến xă hội thành khô, cứng, mất cả những xúc động b́nh thường của loài người. Ông viết thêm: “Nhân phẩm đă bị hủy diệt từ rất lâu... trong thời gian quá dài so với đời người, cho nên các sự kiện đàn áp tôn giáo vừa qua là giọt nước cuối cùng làm tràn cái ly vô lương tâm của chế độ khi nó dùng bạo lực trấn áp giới tu sĩ và những người thực hành tôn giáo.” Nhắc đến vụ chính quyền cộng sản Việt Nam đàn áp các tăng ni ở tu viện Bát Nhă, Ông Trần Quốc Việt viết: “Biến cố Bát Nhă là đỉnh cao của bạo lực v́ làm tổn thương đến nền văn minh tâm linh và đạo lư của con người.”
Bạo lực không diễn ra qua gậy gộc, giáo mác, gươm súng. Bạo lực lên tới đỉnh cao nhất khi nó hiện ra trong tâm con người. Những người đă bị guồng máy biến thành gỗ đá vô tri mà không tự biết. V́ thế, khi nói, khi làm, họ vô t́nh “làm tổn thương đến nền văn minh tâm linh và đạo lư của con người.”
Khi nghe Đinh Quang Anh Thái phỏng vấn một ni cô trong nhóm tăng ni Bát Nhă xuất gia ở Tu Viện Bát Nhă, Lâm Đồng và đang tị nạn ở chùa Phước Huệ, Bảo Lộc, chúng ta có thể cảm thấy có những người công an đă biến thành gỗ đá. Ni Cô trả lời điện thoại ngày 10 Tháng Mười Hai, năm 2009, trong lúc nhóm côn đồ đang tấn công chùa bằng khẩu hiệu và biểu ngữ, bao vây Thượng tọa trụ tŕ. Hàng trăm công an ch́m giả làm thường dân đang hô hoán những lời lăng mạ và treo những biểu ngữ đ̣i đuổi gần 200 tăng ni Bát Nhă c̣n sót lại đi nơi khác. Ni Cô nói các “các cô chú công an” đó hỏi những tăng ni trẻ tuổi rằng, “Tại sao các cô chú c̣n trẻ như thế mà đă đang tâm bán nước?” Ni Cô không thể hiểu họ muốn nói ǵ!
Bán nước? Gần 200 tăng ni phần lớn chưa tới 20 tuổi muốn sống đơn giản, giữa hạnh nguyện trang nghiêm, thanh tịnh. Họ không nghĩ xấu về ai, không nói, không làm tổn thương đến ai, gọi những người đến xua đuổi, đánh đập ḿnh là “các chú công an.” Họ cũng chưa hề ra khỏi nước Việt Nam một lần, không có nhu cầu tiền tài, danh vọng, quyền hành nào để thúc đẩy họ phải bán nước! Tại sao các cô chú công an này vu cho họ tội “Bán nước?” Họ đâu có khả năng “Bán nước” như các người lănh đạo vẫn ca ngợi “T́nh hữu nghị Việt Trung đời đời xanh tươi bất diệt” trong lúc chính quyền Bắc Kinh cho lính đánh đập, cướp bóc các ngư phủ Việt Nam tránh băo cập thuyền vào ḥn đảo thuộc Hoàng Sa vốn của Việt Nam?
Những người công an ch́m nổi tấn công các tăng ni Bát Nhă bằng cái tâm bạo lực đă hô lên hai tiếng “Bán nước” mà không suy nghĩ, chắc cũng không biết ḿnh nói dối, đáng hổ thẹn. Họ đă được biến thành gỗ đá. Những người đă ra lệnh cho công an làm việc đó, chính họ cũng đă biến thành gỗ đá.
Không thể nói vụ đàn áp tăng ni Bát Nhă là một hành động đơn lẻ xuất phát từ địa phương nữa. Đây là một chính sách được chỉ đạo từ Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Lúc đầu, họ tấn công tu viện Bát Nhă nhưng gán cho một vụ tranh chấp nội bộ giữa hai nhóm Phật Giáo, lấy cớ vị viện chủ tu viện đuổi các tăng ni này đi. Khi các chùa khác sẵn sàng đón nhận các bạn trẻ này, họ không c̣n lấy lư do đó được nữa, bèn bầy ra mưu khác. Họ không cho phép các chùa được cho các tăng ni này trú ngụ. Thượng Tọa Thái Thuận, viện chủ chùa Phước Huệ đă can đảm không chịu kư giấy đuổi các tăng ni thơ dại, cho nên bây giờ đảng Cộng Sản tổ chức cho công an đóng vai côn đồ đ̣i đuổi thượng tọa đi. Trong khi đó, vấn đề Bát Nhă đă trở thành quốc tế. Đức Đạt Lai Lạt Ma đă ngỏ lời thăm và khuyến khích các tăng ni Bát Nhă chuyên cần tu tập. Nghị viện Âu Châu đă nêu vấn đề Bát Nhă khi lên án cộng sản Việt Nam vi phạm tự do tín ngưỡng. Hội nghị các tôn giáo ở Úc Châu đă xúc động khi coi triển lăm h́nh ảnh và lắng nghe thuyết tŕnh về vụ Bát Nhă. Lấy lư do ǵ để đuổi những người trẻ tuổi chỉ muốn tu hành, chỉ niệm Phật khi bị tấn công? Họ bèn đặt ra hai chữ “Bán nước!”
Chỉ có những cán bộ “tư tưởng,văn hóa” cấp trung ương mới biết bầy ra tṛ vu tội này, cán bộ địa phương không có khả năng, cũng không có quyền sáng tác ra tṛ đó. V́ khi dùng đến tṛ vu vạ “Bán nước” là người ta đă sử dụng một thủ đoạn được sáng chế từ thời Hồ Chí Minh khi ông muốn tiêu diệt cán bộ các đảng phái quốc gia. Vu cho ai là “Bán nước” tức là tuyên án tử h́nh mà không cần ṭa án. Họ đă cho tay sai giết những Khái Hưng, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Huỳnh Phú Sổ, vân vân, bằng cách đó.
Hiện nay, đảng Cộng Sản Việt Nam đang nhắm vào Thiền Sư Nhất Hạnh, người đă chính thức yêu cầu họ giải tán Ban Tôn Giáo Chính Phủ, người đă “xúc phạm” Trung Quốc khi khích lệ người dân Tây Tạng hăy noi gương người Việt Nam bền bỉ tranh đấu hàng ngàn năm, rồi có ngày cũng thoát cảnh lệ thuộc dân Hán.
Để triệt hạ ảnh hưởng của vị thiền sư này, Cộng Sản Việt Nam đă nghĩ ra cách dùng hai chữ “Bán nước.” Trong khi hô hoán cũng như khi viết khẩu hiệu, họ gọi các tăng ni Bát Nhă là “Tăng ni Làng Mai,” mặc dù những bạn trẻ này đă xuống tóc xuất gia tại Tu viện Bát Nhă, Lâm Đồng. Bởi v́ Làng Mai là một tu viện ở Pháp, ở ngoại quốc. Gắn cho tên gọi như vậy, dễ vu cáo họ là “gốc từ nước ngoài” hơn.
Phương pháp tu tập ở Làng Mai thực ra không mới, đó chính là phương pháp tu hành của Phật Giáo Việt Nam đă có từ thời Trần Nhân Tông, từ thời các Thiền Sư Lâm Tế, Liễu Quán, nay đem áp dụng lại. Làng Mai chính thức thuộc ḍng Liễu Quán, xuất phát từ Huế, giống như nhiều tự viện ở Việt Nam. Nhưng khi gắn danh hiệu một tu viện ở nước ngoài, người ta dễ vu cáo hai chữ “Bán nước” hơn!
Đây là một thủ đoạn có tính toán, có sách lược, phải do trung ương chỉ đạo. Những anh chị em công an vậng lệnh vu cáo các tăng ni Bát Nhă tội “Bán nước” họ không biết ǵ cả. Họ đă được huấn luyện để biến thành gỗ đá. Những người Việt đứng ngoài bàng quan tọa thị không thấy xúc động trước cảnh chế độ bạo tàn cấm đoán và đàn áp các người tu hành, chính họ cũng đă biến thành gỗ đá. Cũng giống như những người trơ mắt nh́n “cảnh một em bé bị chủ của quán phở hành hạ dă man bao năm trời mà không ai lên tiếng. Cảnh đám người hiếu kỳ dửng dưng nh́n người bị đụng xe nằm trên đường phố” như ông Trần Quốc Việt đă kể. Ông Trần Quốc Việt giải thích hiện tượng “lương tâm hóa thạch này: “Quyền lực xui khiến những kẻ bên trên cam tâm đi ngược lại hướng tiến hóa của lương tâm con người, c̣n sự sợ hăi làm đa số ở phía dưới câm lặng và nhẫn nhục trước bao cảnh bất công cá nhân trong đời thường, rồi tiếp tục ngoảnh mặt trước những cảnh bất công lớn hơn ngoài xă hội, rồi dần biến thành một đám đông thầm lặng cùng khiếm khuyết một phần lương tâm b́nh thường, như lương tâm b́nh thường của người dân trong các nước theo thể chế dân chủ và tự do.
Trong t́nh cảnh đó, tiếng chuông đại hồng do các tăng ni Bát Nhă thỉnh lên báo động chùa Phước Huệ bị tấn công chính là những tiếng chuông tỉnh thức lương tâm của tất cả mọi người. Ông Trần Quốc Việt viết, “Qua các vụ trấn áp tôn giáo gần đây, đặc biệt qua sự hành xử của chế độ trong vụ Bát Nhă, niềm hy vọng về một sự thức tỉnh lương tâm trong tầng lớp cầm quyền của chế độ đă thành ảo vọng.”
Nói như vậy quá bi quan. Chúng ta phải tin tưởng trong mỗi con người đều có “nhất điểm lương tâm. Như Nguyễn Du từng thấy đá có khả năng chia sẻ những xúc động với con người, “Dẫu là đá cũng nát gan, lọ người.” Gỗ và đá cũng có khi tỉnh dậy làm người. Cho nên, cứ theo lời thi sĩ kêu gọi: Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi!

Chú Thích: Các câu thơ in nghiêng trong bài này trích từ bài “Ta Về” của Tô Thùy Yên, viết năm 1985.


<< trở về đầu trang >>
free counters