Thợ TQ Tràn Ngập VN
Trần
Khải
T́nh h́nh công nhân Trung Quốc tại
Việt Nam đă tới mức đáng ngại: có
nhiều làng bây giờ toàn là công nhân
Trung Quốc cư ngụ, theo lời báo động
của bà Phạm Chi Lan trên báo New
York Times hôm 21-12-2009. Báo này
cũng cho biết chính phủ Hà Nội bắt
đầu chịu giảm làn sóng công nhân
Trung Quốc tràn về phương Nam bằng
biện pháp hạn chế cấp visa, nhưng
cán bộ địa phương khi nhận tiền hối
lộ vẫn mở cửa cho “kẻ lạ” vào đất
Việt ào ạt.
T́nh h́nh thực là đáng ngại. Thế cho
nên, khi nghe tin một công ty Úc
chịu vào khai thác mỏ bauxite ở Việt
Nam, phản ứng đầu tiên của thính giả
là sự an tâm. Cả hai đà́ phát thanh
VOA ởû Mỹ và RFI ở Pháp hôm Thứ Ba
22-12-2009 loan tin rằng công ty
Atlantic Ltd có trụ sở tại Úc Châu
cho hay công ty này đă kư kết bản
ghi nhớ với Việt Nam để khai thác mỏ
bauxite tại tỉnh Lâm Đồng và Đắk
Nông.
Bản tin đà́ VOA viết rằng: “công ty
Atlantic sẽ phối hợp với phía Việt
Nam trong công tác khai thác khoáng
sản, xây dựng đường sắt nối với mỏ,
và các cơ sở hạ tầng liên hệ. Đôi
bên hy vọng sẽ kư kết một thỏa thuận
hợp tác chính thức vào nửa đầu năm
sau.
Các dự án khai thác quặng bauxite ở
Tây Nguyên đă khơi ra nhiều quan
ngại trong dư luận trong và ngoài
nước về những tác hại cho môi
trường-đời sống xă hội của cư dân
địa phương, cũng như sự xuất hiện
ngày càng nhiều các công nhân Trung
Quốc tại khu vực.” (hết trích)
Thông tấn BusinessGhana th́ viết
rằng, theo thông báo của Atlantic
Ltd., hăng này dự kiến khai thác mỏ
bauxite ở VN với sản lượng hàng năm
25 triệu tấn, trong khi “tiếp cận
khối lượng lên tới 1.5 tỉ tấn
bauxite ở 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk
Nông.”
Điều để suy nghĩ, Đài RFI tường
thuật, “Theo nhà báo Lưu Tường Quang
tại Sydney, điểm đáng nói là công ty
Atlantic Ltd rất nhỏ, lại không
chuyên về khai thác bauxite.”
Tất cả chúng ta đều biết rằng dân số
Úc rất ít, và không bao giờ c̣
chuyện đưa công nhân Úc sang VN làm
nghề khai thác mỏ. Do vậy, khi công
ty Úc sang VN, tất nhiên sẽ chỉ thuê
công nhân Việt Nam, và sẽ giúp giảỉ
quyết vấn đề thất nghiệp. Nhưng, từ
kế hoạch vẽ ra, cho tới thực hiện
như ư muoôn, cũng là cả nan đề. Thêm
nữa, các công ty Trung Quôc trong
khi cạnh tranh, có thể sẽ hối lộ cán
bộ CSVN để chèn ép công ty Úc. Đó là
điểm để quan sát.
Thực sự, khai thác bauxite chỉ là
một khía cạnh để nêu ra, v́ quan tâm
lớn nhất của dân Việt là lo sợ ngùi
Trung Quốc tràn vào chiếm đất, chiếm
biển và đồng hóa -- một hiện tượng
đă và đang diễn tiến ở Tây Tạng, Tân
Cương.
Bài báo nhan đề “China’s Export of
Labor Faces Scorn” (Xuất Cảng Lao
Động của TQ Bị Coi Thường) trên tờ
New York Times viết bởi Xiyun Yang
và Sun Huan từ Bắc Kinh đă cho thấy
nỗi lo đó của người Việt Nam.
Bài báo kể về làng Trung Sơn ở miền
Bắc VN, nơi dân chúng tưởng là trúng
mỏ vàng khi một hăng TQ và một hăng
Nhật tới liên doanh xây một nhà máy
điện chạy than. Nhiều ngàn việc làm
sẽ tạo ra, theo hy vọng của người
dân.
Nhưng, bài báo kể, rằng vào bốn năm
sau, Nhà máy Nhiệt Điện Hải Pḥng
gần hoàn tất, nhưng chỉ có vài trăm
người Việt là t́m được việc làm. Hầu
hết công nhân là người Trung Quốc, ở
nơi đỉnh cao là có tới 1,500 công
nhân TQ. Bây giờ th́ vẫn c̣n hàng
trăm công nhân TQ đó oỏ lại, hàng
ngày làm việc ở công trường xây cất
đầy bụi. Và đêm về th́ tụ tập ở các
khu nhà ngủ tăm tối.
Báo NYT kể lời ông Nguyễn Thái Bằng,
một thợ điện Việt Nam 29 tuổi, “Công
nhân Trung Quốc đông tràn ngập so
với công nhân VN ở đây.”
Tất nhiên là giới trí thức đă lên
tiếng, theo bài báo NYT kể. Một luật
sư (Cù Huy Hà Vũ) đă kiện Thủ Tướng
Nguyễn Tấn Dũng v́ đă chấp thuận cho
hăng TQ vào làm dự án khai thác mỏ
bauxite.
Báo NYT c̣n ghi lời của bà Phạm Chi
Lan, cựu Phó Giám Đốc Pḥng Thương
Mại và Kỹ Nghệ VN, “Bây giờ đă có
những ngôi làng toàn người Trung
Quốc. Chúng tôi chưa bao giờ thấy
các công ty nứơc khác có kiểu cách
thực hiện như thế đối với các dự
án.” Ư của bà Phạm Chi Lan là, Trung
Quốc là nước duy nhất trên thế giới
thầu làm các dự án và đưa thợ vào
tràn ngập các làng xă của nước kư
kết hợp đồng.
Báo NYT kể rằng tại nơi công trường
phía đông bắc thành phố Hải Pḥng,
một thế giới Trung Quốc đă mọc lên:
4 khu nhà ngủ có tường vây quanh,
các tiệm ăn mang bảng hiệu chữ Tàu
quảng cáo cơm chiên và món điểm tâm,
mời gọi đổi tiền và tiệm mát-xa nữa.
Thậm chí, có một bản chỉ đường viết
chữ “Guangxi Road” (Đường Quảng
Tây); Quảng Tây là tỉnh nhà của hầu
hết các công nhân này.
Một đêm, 8 công nhân mặc đồng phục
xanh ngồi ở một tiệm ăn nhỏ hẹp
nguyên mở ra bởi một người từ Quảng
Tây dựng theo yêu cầu của công ty
thầu lại của dự án: Công Ty Xây Cất
Điện Lực Quảng Tây. Mặt họ đỏ lừ v́
uống rượu đế TQ. Ông Lin Dengji, 52
tuổi, nói, “Tôi được gửi tới đây. Và
tôi đang thi hành bổn phận yêu nước
của tôi.”
Báo NYT nhắc rằng, hồi tháng 7-2009,
một cán bộ cao cấp thuộc Bộ Công An
noí là có 35,000 công nhân Trung
Quốc có mặt tại VN, theo lời báo
Tuổi Trẻ. Con số này làm chấn động
nhiều người việt.
Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh nói,
theo tờ NYT, “Sự hiện diện kinh tế
của Trung Quốc tại VN th́ sâu hơn,
rộng hơn nhiều và lan nhanh hơn là
người ta có thể nhận thấy.”
Thế đấy. Có phải triều đại nối dơi
nhà Hồ này sẽ là triều vua cuối cùng
của Việt Nam? Bao giờ th́ công tác
ngăn chận sự xâm chiếm và đồng hóa
này được chính phủ Hà Nội công khai
cho toàn dân ư thức, và bao giờ cuộc
kháng chiến lặng lẽ cần thiết sẽ
được nêu lên thành một “chủ trương
lớn”?
Hay có phải, Bộ Chính Trị CSVN đă bị
mua chuộc và khống chế bởi t́nh báo
Trung Quốc? Nếu đúng như thế, việc
đưa công ty Úc vào Lâm Đồng chỉ là
để tŕnh diễn thôi.
TRẦN KHẢI