Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Theo dơi cuộc phỏng vấn cựu TBT Gorbatchev

Theo dơi cuộc phỏng vấn cựu TBT Gorbatchev.

 

Do Isabelle Lasserre, Caroline de Malet và Philippe Gélie Fifaor của Le Figaro thực hiện tại Gènève (12/10/2009)

Hồng Lĩnh (lược dịch)

 

Gorbatchev: «Chúng ta đă tránh được đại chiến thứ ba»

Tổng Thống đầu tiên và cũng là cuối cùng của Liên Bang Xô Viết nói về những biến cố đă dẫn tới việc sụp đỗ bức tường Bá Linh và việc đỗ vở của khối cộng sản. Và phát biểu suy nghĩ của ông ta về các TT Obama, Medvedev và Poutine.

 

LE FIGARO : Cách đây 20 năm, vào lúc bức tường Bá Linh sụp đổ, ông nắm quyền tại Liên Xô. Ông thấy sự việc xảy tới hay ông sự kiện ấy bất chợt ông ?

Mikhaïl GORBATCHEV : Sự kiện có lẽ khó bất chợt tôi vào giai đoạn ấy. Những biến cố ấy là kết qủa của một tiến tŕnh dài dẵng. Đă từ lâu tôi ở trong bộ máy chính quyền và tôi biết rất rơ t́nh h́nh. Hồi tôi trở thành lănh tụ của Liên Xô, một trong các vấn đề căn bản của viễn kiến của tôi là xem Âu-Châu như một chung cư. Hơn nữa vào dịp thăm viếng nuớc Pháp, chúng tôi xây đắp chung cư ấy. Và vấn đề Đức quốc là thành phần của viễn kiến ấy. Thống nhất Đức quốc là việc rất có thể,v́ trước đó đă có những thay đổi tại Liên Xô, tại Trung Âu và Đông Âu trong liên lạc với các quốc gia Tây phương và đặc biệt với Hiệp Chủng quốc Mỹ. Với Hiệp chủng quốc Mỹ, chúng tôi trong qúa khứ không mấy thân thiện. Lúc tôi lên nắm chính quyền tại Liên Xô, các nhà trách nhiệm Liên Xô vả Mỹ đă không gặp nhau từ sáu năm qua. Vài năm sau đó, chúng tôi đă thay đổi sự kiện ấy. Và chính toàn diện của các thay đồi ấy kéo theo sự khả dĩ việc thống nhất. Lúc tôi thăm viếng Đông Đức vào năm 1989, vào dịp kỷ niệm 40 năm của Cộng Ḥa Dân chủ Đông Đức, tôi rất xúc cảm trước những cái tôi thấy. Tôi nói chuyên rất lâu với Chủ Tịch Erich Honecker và ông ta làm tôi ngạc nhiên. Tôi có cảm nghĩ là ông ta không hiểu cái đang xảy ra. Hay là ông ta không chấp nhận tiến tŕnh đang xảy ra và tiên tŕnh ấy lẽ đương nhiên đặt vấn đề thống nhất Đức quốc. Có một cuộc duyệt binh to lớn, có đại diện của của 28 miền của Đông Đức. Các thanh niên tham gia diễn hành hô to các khẩu hiệu chứng tỏ đất nuớc đang sùng sục và sẽ có những thay đối lớn rất gần. Thủ tuớng Ba Lan Mieczyslaw Rakowski xích lại gần tôi và hỏi xem tôi có biết tiếng Đức không ? Tôi trả lới : « Vừa đủ để biết các biểu ngữ và các khẩu hiệu nói ǵ». Ngay lúc ấy ông Mieczyslaw Rakowski nói nhỏ với tôi :<<Thế là xong rồi>>. Tôi : <<thưa vâng>>.

 

LE FIGARO: Nghe ông nói, h́nh như chính ông đă hoạch định sự kiện ấy ?

Mikhaïl GORBATCHEV : Không, tôi không hoạch định nó. Hơn nữa tháng sáu năm 1989 vào dịp thăm viếng Đống Đức, sau khi nói chuyện với thủ tướng Helmut Kohl, một nhà báo hỏi tôi là có đề cấp vấn đề Đức quốc không ? Tôi trả lời là có. Tôi tuyên bố vấn đề chia cắt Đức quốc là một di sản của lịch sử, của đại chiến thế giới lần thứ II. Nhưng chính lịch sử phải nói cái ǵ sẽ xảy ra. Các nhà báo không bằng ḷng và họ năn nỉ hỏi là khi nào có thồng nhất. Tôi trả lới vấn đề có lẽ sẽ đuợc giải quyết vào thế kỷ XXI. Và lịch sử sẽ định đoạt. Qúy vị phải thấy đó là vị trí của tôi vài tháng trước khi bức tuờng Bá Linh sụp đổ. Và sau đó có những thay đổi tại Liên Xô, Trung-Âu và Đông-Âu « Cách mạng nhung», các liện hệ mới với Mỹ quốc, tài giảm binh bị. Tất cả các yếu tồ ấy đă kéo theo một giây xoắn các biến cố, dầu cho Đông Đức c̣n là một ḥn đảo trong cái Đại dương đang thay đổi.

 

LE FIGARO : Ông có bị cám dỗ dùng sức mạnh để chặn đứng các vận chuyển đang xảy tại Đông âu không ?

Mikhaïl GORBATCHEV: Ông xem, khi người tiền nhiệm của tôi là ông Konstantin Tchernenko qua đời vào năm 1985, các lănh tụ của các quốc gia thuộc thỏa ước pḥng thủ Varsovie tới phúng điếu tại Moscou. Chúng tôi họp nhau lại tại văn pḥng của tôi. Tôi cám ơn họ và nói với mấy vị ấy : « Chúng ta sẽ không làm ǵ hết có thể làm rối ren mối liên lạc của chúng tôi với qúy ông ». Chúng tôi tôn trọng những bó buộc, những qúy ông chịu trách nhiệm chính trị của qúy ông, của qúy quốc và chúng tôi chịu trách nhiệm chính trị của chúng tôi, của xứ sở chúng tôi. Vào năm 1985, chính tôi đă hứa là chúng tôi (tức Liên Xô) không can thiệp và chúng tôi đă không bao giờ can thiệp. Nếu chúng tôi đă can thiệp, thời có lẽ ngày hôm nay tôi đă không có ở đây với các ông. Cái đó tôi có thể cam đoan với các ông.

 

LE FIGARO: Cái ǵ đă có thể xảy ra theo ư ông ?

Mikhaïl GORBATCHEV : Có lẽ chúng ta đă có đại chiến thứ ba. Vào lúc Âu-Châu tràn đầy vũ khí hạch nhân. Mỗi bên của màn sắt có tới hai triệu binh sĩ. Qúy vị thử tưởng tượng cái ǵ đă xảy ra nếu chúng ta dùng vũ lực ?

 

LE FIGARO : Vào thới điểm ấy, đâu là viễn kiến của ông cho tương lai của Liên Xô ?

Mikhaïl GORBATCHEV : Đó là viễn kiến dẫn chúng tôi vào những thay đổi dân chủ, mở cửa xứ sở, cải tổ Liên Bang và kinh tế của chúng tôi, trả lại tự do đi lại cho người dân, tiến dẫn tự do ngôn luận và tôn giáo. Vào lúc ấy, tôi đă không ngần ngại, tôi biềt đó là con đường phải theo. Và tôi tin rằng chúng tôi có thể kéo dài Liên Bang Xô Viết như cũ. Nhưng, sau các tuyển cử tự do của năm 1989, một số người trong hàng ngũ của đảng CS đă phản ứng dữ dội chống lại các cải tổ. Lúc ấy đảng chia rẽ : 84% nghị viên là đảng viên CS, nhưng thành phần ưu tú của đảng Cộng sản thất cử. Tôi có tất cả lư do để tin rằng chiến lược cải tổ ( Perestroïka) được sự ủng hộ của đa số. Nó chỉ làm trở ngại việc thành phần ưu tú của đảng đă nhiều lần thử lật đổ tôi, cách chức tôi vào các dịp hội nghị của trung ương đảng. Các kẻ chống đối cải tổ không có khả năng chống chúng tôi trên pháp lư và chính trị. V́ lư do ấy mà họ tổ chức cuộc đảo chánh vào năm 1991. Chúng tôi đă đánh giá qúa thấp sự nguy hiểm. Chúng tôi đáng lư phải hành xử cứng rắn hơn để ngăn cản sự việc ấy. Tôi nghĩ rằng những người ủng hộ cải tổ, gồm có tôi, chúng tôi đă qúa tin tưởng. Chúng tôi tin là đúng hướng. Vào thời điểm ấy, chúng tôi đă soạn thảo một chương tŕnh để tu bổ t́nh trạng kinh tế tại Liên Bang Xô Viết. Chương tŕnh ấy đựơc tất cả các nước Cộng Hoà, cho tới các nước Cộng Ḥa thuộc biển Bantic (Balte) ủng hộ. Vào đầu tháng tám, chúng tôi cũng soạn thảo một thỏa uớc mới cho Liên Bang Xô Viết. Vào tháng mười một 1991, chúng tôi muốn tổ chức một đại hội để cải tổ đảng CS. Chúng tôi nghĩ rằng trong t́nh thế ấy thật là vô trách nhiệm cho bất cứ ai tổ chức đảo chánh. Thật khốn nạn là họ đă làm và một số những người tổ chức đảo chánh là xung quanh tôi, thuộc thân cận của tôi.

 

LE FIGARO : Hôm nay ông giải thích ra sao nỗi luyến tiếc quyền lực và Liên Bang Xô Viết đuợc biểu lộ trong giới lănh đạo và quần chúng Nga ?

Mikhaïl GORBATCHEV : Tôi biết t́nh thế. Tôi nghĩ rằng không nên phóng đại khuynh hướng ấy. Trong một thăm ḍ thực hiện vào năm 2005 nhân kỷ niệm hai mươi năm chiến lược cải tổ (perestroïka), 55% số người thẩm định rằng các cải tổ là rất cần thiết, trong lúc họ thuộc thiểu số mười năm trước đó (1995). Hai phần ba dân Nga ủng hộ tuyển cử tự do, kinh tề thị truờng, tự do đi lại...

 

LE FIGARO : Đồng ư, nhưng hiện nay ông Staline đuợc ḷng dân hơn trong qúa khứ ?

Mikhaïl GORBATCHEV : Tôi không nghĩ thế. Thật thế là có một số biểu t́nh với chân dung Satline. Điều ấy chứng tỏ rằng Nga chưa thành công hoàn toàn tiến tŕnh cải tổ. Nhưng chuyện ấy chúng tôi đă biềt. Dầu cho sao đi nữa, không có vấn đề quay lại qúa khứ. Người ta không thể đi giật lùi. Cái đó sẽ không xảy ra.

 

LE FIGARO : Đâu là phê phán của ông về chính trị của bộ song mă Medvedev-Poutine ? Hai ngựi ấy đang dẫn dắt nước Nga đúng hướng không ?

Mikhaïl GORBATCHEV : Nhiệm kỳ đầu của Vladimir Poutine xem thuận chiều. Ông ta đă chặn đứng tiến tŕnh thoái hóa của nước Nga, tiến tŕnh ấy rất nguy hiềm. Ông ta ổn định được t́nh thế. Ông ta sẽ có chỗ của ông ta trong lịch sử chỉ nhờ thế. Nhưng tôi không thấy những cố gắng canh tân thực sự, đó là bài toán căn bản. Các điều kiện rất thuận lợi, nhờ giá dầu tăng. Nhưng tôi tự vấn về cách thức dùng hàng triệu Đô La do dầu lửa tạo ra. Tôi tin là số tiền ấy đă cho phép các bạn của bộ song mă mua lâu đài Chams-Élysées và cái c̣n lại của nước Pháp. Tôi nói đùa, nhưng tôi nghĩ rằng một phần lớn của số tiển ầy bị lăng phí và không được dùng vào canh tân đất nước. Bộ song mă ấy có lẽ phải hành động sớm hơn để tu bổ t́nh trạng kinh tế, canh tân nước Nga và luôn thể cho dân chủ hóa. Phía này hai ông dập tắt đám cháy, phía kia hai ông phạm nhiều lỗi lầm.

 

LE FIGARO : Theo ư ông, vấn đề chính là do chính trị kinh tế hay tham nhũng ?

Mikhaïl GORBATCHEV : Cái mà quốc gia cần, đó là một hệ thống mới, một kiểu mẫu mới cho phát triển. Và để xây dựng nó, cần dẹp xong vấn đề tham nhũng. Cho hiện nay, tôi đồng ư là chưa phải thế. Nhưng ai sống sẽ thấy.

 

LE FIGARO : Ông có nghĩ rằng TT Medvedev và TT Poutine sẽ đón nhận bàn tay do TT Barack Oboma đưa ra không ?

Mikhaïl GORBATCHEV :   Không những Barack Obama là nguồn cội của cái thích nghi ấy trong giao tế  Nga-Mỹ. Nhưng chính ông là một con người nghiêm túc, ông ta hiểu t́nh h́nh phát chứng, ông tranh đấu cho giải giới hạch nhân và ông đă thẩm định vấn đề môi trường. Đó là một người đối thoại tốt đối với các vị lănh đạo của chúng tôi, v́ chính đó là cái mà các nhà lănh đạo ấy muốn. Tôi có cảm nghĩ tích cực đối với Tổng Thống Mỹ. Và là thế, tôi tin chắc là Nga muốn nắm lấy may mắn ấy, nhưng không biết chừng ra sao.

 

LE FIGARO : Ông đă nhận giài thưởng Nobel ḥa b́nh năm 1990. Ông có nghĩ là giải thưởng vừa được trao tặng cho Barack Obama có xứng đáng hay qúa sớm ?

Mikhaïl GORBATCHEV : Tôi đă có thư chúc mừng ông ta. Tôi bảo đó là một lựa chọn tốt, v́ tôi càm thấy gần gủi với viễn kiến của ông ta về thế giới. Ông cần cương quyết, uy thế quốc tế và tài ba truyền đạt để khởi công. Tôi chúc ông ta thành công.

 

LE FIGARO : Ông đă rút lui quân sĩ Nga ra khỏi Á Phú Hăn. Hai mươi năm sau, Barack Obam sắp sửa quyết định có hay không gừi thêm viện binh Mỹ tới xứ ấy. Ông sẽ khuyên ông ta cái ǵ ?

Mikhaïl GORBATCHEV : Chúng tôi đă phải trải qua một giai đoạn tương tự như Obma đang gặp phải tại Á Phú Hăn. Chính chúng tôi đă san bằng chiến lược của chúng tôi và chính trị của chúng tôi. Tôi nghĩ rằng mục tiêu tối hậu của người Mỹ phải là rút lui quân lực. Nhưng tôi không khuyến cáo ông ta ǵ hết. Tất nhiên có lẽ đă không nên vào cuộc tại chỗ ấy. Trong lúc chúng tôi rút lui khỏi Á Phú Hăn. Người Mỹ làm việc chung với các người Hồi (Pakistanais) để tạo ra các phần tử Talibans, tuy người Mỹ đă xác nhận với chúng tôi là muốn một đất nước « tự do và ổn định », thân thiện với hai quốc gia chúng tôi. Ngày nay, người Mỹ đang gặt hái kết qủa của việc ấy. Phần khác, tôi nh́n nhận là cần hành động chống các ổ khủng bố.

 

LE FIGARO : Ông đứng đầu tổ chức Thánh Gía Xanh (Green Cross), một tổ chức vô chính phủ (ONG) có mục đích bảo vệ môi trừơng : Ông c̣n giữ niềm tin không, trước hội nghị quốc tế được dự tính vào tháng mười hai này tại Copenhague về hâm nóng khí quyển?

Mikhaïl GORBATCHEV : Tôi cũng muốn tin rằng đó là một giai đoạn chính trong hướng đi đúng. Những công việc chuẩn bị vững chắc đă có. Các vần đề môi trường đang bóp ngẹt chúng ta. Chúng ta phải hành động để tránh một thảm họa, thoát khỏi tai biến. Nhiệt độ trung b́nh của địa cầu không được tăng qúa 0.2%: dầu cho mục tiêu ấy khó đạt đuợc. Ngày từ bây giờ, các quốc gia phải lấy các biện pháp quyết định.


<< trở về đầu trang >>
free counters