Tháo "gông phát triển"
Trung Điền
Ngày 22 tháng 9 vừa qua, trang điện
tử TuanVietNam đă đăng tải một bài
viết có tựa đề: “Tháo
gông phát triển” với lập
luận rằng nạn hành chính quan liêu,
phức tạp, nặng nề đă trở thành chiếc
gông đeo cổ của Việt Nam trên con
đường phát triển. Báo này cho rằng
hệ thống hành chính là xương sống
của hệ thống chính trị. Muốn cải
cách hành chính th́ phải cải cách
chính trị theo hướng thực tế: lấy
hiệu quả phục vụ cho bộ máy công
quyền là mục tiêu cải cách. Để cải
cách hành chính thành công, báo
TuanVietNam cho rằng chỉ có con
đường phải làm là quyết tâm cải cách
hệ thống chính trị.
Báo TuanVietNam không cho biết là
cải cách hệ thống chính trị sẽ tiến
hành ra sao và làm như thế nào,
nhưng báo này kết luận rằng: phải
tháo gỡ những nút cổ chai th́ gông
cùm mới được loại bỏ. Tuy không nói
ra, người ta đều hiểu rơ nút cổ chai
mà TuanVietNam nêu ra chính là những
cơ chế của đảng Cộng sản Việt Nam
đang chi phối mọi sinh hoạt xă hội.
Vậy những nút cổ chai này là ǵ và
đang cản trở con đường phát triển
Việt Nam ra sao?
Nghị quyết đại hội toàn đảng Cộng
sản Việt Nam kỳ thứ X vào tháng 4
năm 2006 đă đưa ra hai quyết tâm về
con đường phát triển Việt Nam:
Thứ nhất là đến năm 2010, Việt Nam
phải ra khỏi hàng ngũ của những quốc
gia nghèo và chậm phát triển.
Thứ hai là đến năm 2020, Việt Nam
trở thành một quốc gia công nghiệp
đă phát triển.
Theo thống kê của IMF vào năm 2006,
GDP toàn thế giới tính theo đầu
người vào năm 2005 là 7,263 Mỹ Kim;
Việt Nam chỉ đạt 650 Mỹ Kim. Thống
kê của IMF vào năm 2009, Việt Nam
chỉ nhích lên được 695 Mỹ Kim. Chỉ
nh́n vào thống kê này, người ta thấy
rơ là khoảng cách giàu nghèo giữa
Việt Nam và thế giới c̣n quá xa.
Việt Nam vẫn c̣n loay hoay trong
vũng lầy của các quốc gia nghèo và
chậm phát triển.
Trong chiến lược phát triển Việt Nam
vào tháng 4 năm 2006, đảng Cộng sản
Việt Nam đă coi nền công nghiệp tin
học là mũi nhọn để tạo bước đột phá
trong nền kinh tế tri thức, đồng
thời ban hành “Nghị quyết về xây
dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”. Qua Nghị quyết này, lănh
đạo Hà Nội đă nhấn mạnh “thực hành
dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do
tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu,
sáng tạo của trí thức v́ mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xă hội công
bằng, dân chủ, văn minh”. Lănh đạo
Hà Nội đă không tiến hành chiến lược
như họ đă vạch ra.
Thay v́ mở rộng cánh cửa thông tin
trên các mạng Internet để người dân
có thể truy cập các tin tức, kiến
thức, hầu gia tăng tŕnh độ hiểu
biết góp phần thúc đẩy sự tiến bộ
của nền công nghiệp tin học, nhà cầm
quyền Hà Nội đă không những dựng lên
bức tường lửa ngăn chận các trao đổi
trong ngoài mà c̣n cho bộ máy công
an truy bức, khống chế những người
sử dụng mạng tin học để quảng bá các
thông tin về những nhu cầu thay đổi
của đất nước. Đặc biệt mới đây, ông
Nguyễn Tấn Dũng đă kư Quyết Định 97
ban hành danh mục các lănh vực cá
nhân được thành lập tổ chức khoa học
và công nghệ, có hiệu lực từ ngày 15
tháng 9 năm 2009. Việc nhà cầm quyền
Hà Nội bắt các chuyên gia, trí thức
chỉ được nghiên cứu những lănh vực
mà nhà nước cho phép cho thấy là họ
không hề thực hành dân chủ và cũng
không hề phát huy tự do tư tưởng
trong hoạt động nghiên cứu sáng tạo.
Nhưng điều quái gở nhất trong Quyết
Định 97 và đă làm bùng nổ sự bất măn
tột độ của giới trí thức, dẫn đến
quyết định tự giải thể của Viện
Nghiên Cứu Phát Triển do 16 chuyên
gia, trí thức như Giáo sư Hoàng Tụy,
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Tiến sĩ
Nguyễn Quang A… sáng lập cách nay 2
năm, là mọi phản biện về đường lối
chính sách chỉ nộp cho cơ quan liên
hệ, không được công khai phổ biến ra
bên ngoài. Nhiều người cho rằng lănh
đạo Hà Nội không cho giới chuyên
gia, trí thức phản biện, tức là chỉ
trích, phê phán công khai những
chính sách, đường lối của các cơ
quan đảng và nhà nước v́ sợ làm mất
uy tín lănh đạo và làm suy yếu tiềm
lực của đảng. Điều này chỉ đúng trên
mặt hiện tượng khi cái dốt của cấp
lănh đạo bị phơi bày, nhưng về bản
chất th́ Quyết Định 97 biểu hiện chủ
trương cốt lơi của Hà Nội vẫn là
Hồng hơn Chuyên.
Nghĩa là lănh đạo Hà Nội vẫn cố bám
chặt vào các nguyên tắc của chủ
nghĩa Mác – Lênin trong mọi chính
sách cải tổ và không chấp nhận bất
cứ ai “giỏi” hơn đảng. Chính lề thói
suy nghĩ này mà Hà Nội luôn luôn chủ
trương đảng phải “cầm chịch” mọi
quyết định, kể cả những quyết định
sai và không ai được quyền phê phán
nó. Tất cả những phê phán chỉ trích
dù đúng đi nữa đều bị quy kết là
phản động, chống phá đảng và bị lôi
vào tù với tội danh “vi phạm điều
88” (tuyên truyền chống phá nhà
nước). Với một chế độ coi thường trí
tuệ của dân tộc và kết án bất cứ ai
không nói theo “ngôn ngữ của đảng”
là phản động, cho thấy họ không muốn
xă hội tiến bộ, đất nước phát triển.
Bởi v́ họ coi sự tiến bộ của người
dân và phát triển của đất nước là
những nguy cơ dẫn đến sự tan ră
quyền lực độc tôn của họ.
Cho nên khi TuanVietNam đề xướng
việc giải quyết các cổ chai trong hệ
thống hành chính hiện nay như là một
bước đầu của nhu cầu cải cách hệ
thống chính trị Việt Nam, cho thấy
chỉ giải quyết nhu cầu ở ngọn. “Gông
Phát Triển” không phải là cơ cấu
hành chính hay hệ thống chính trị
hiện nay mà chính là thành phần lănh
đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Giải
quyết thành phần lănh đạo này th́
mọi gông cùm ở Việt Nam sẽ được tháo
gỡ ngay tức khắc. Thành phần này
thật sự không đông. Họ là những
người đang nắm giữ quyền lực chính
trị ở bộ chính trị, trung ương đảng
và những cơ chế kinh tế thương mại ở
các Bộ. Họ cấu kết và chia chác với
nhau những đặc quyền và đặc lợi, tạo
thành một giai cấp đặc biệt ở trong
đảng. Nếu tất cả mọi người quyết tâm
tranh đấu bằng cách cô lập thành
phần này bằng phương pháp bất phục
tùng dân sự và vạch trần các tội ác
của họ trước công luận, chắc chắn sẽ
đẩy họ rơi vào thế tiến thoái lưỡng
nan.
Khi giới cầm quyền ở vào thế bị động
và bị đẩy vào vị trí là vật cản
đường của những bước tiến xă hội,
sớm muộn ǵ họ cũng bị tan ră. Những
phản ứng gần đây của Cộng sản Việt
Nam về vụ Biển Đông, vụ khai thác
Bauxite, vụ bắt thả 3 Bloggers, vụ
xử và ngưng xử những nhà đối kháng
và nhất là vụ tự bắn vào chân qua
Quyết Định 97, cho thấy là giới lănh
đạo Hà Nội đang bị chúng ta đẩy vào
ngơ cụt của con đường “Hồng hơn
chuyên”. Những diễn biến này sẽ ảnh
hưởng rất lớn lên sự sống c̣n của
đảng Cộng sản Việt Nam xuyên qua đại
hội đảng lần XI mà họ đang chuẩn bị
từ đây cho đến tháng 1 năm 2011. Nếu
chúng ta cùng nhau quyết tâm đẩy
mạnh phương thức đối đầu bất bạo
động, phá vỡ trận tuyến “Hồng hơn
chuyên” hiện nay của CSVN, “gông cùm
phát triển” sẽ tháo gỡ trong ba năm
trước mặt.
Trung Điền