Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Thái Thú “Trúng Gió”

                                                  Thư Cho Con

Thái Thú "Trúng Gió"

Giáo Già

 

Ngày 9 tháng 9 năm 2009

 

H,

Khởi đầu cho cái gọi là “mùa mừng 2 tháng 9” của Cộng sản Việt Nam, cũng là mùa “quốc nhục” của dân tộc Việt Nam, đoàn văn công Việt Cộng đến Melbourne, Úc Đại Lợi, tŕnh diễn hai buổi văn nghệ (ngày 28 và 30/08/09) có tên là “Tứ Đại Thiên Vương” coi như thất bại, v́ bị hơn 400 đồng hương của CDNVTD/Vic, CDNVTD/NSW và Hội Cựu Quân Nhân NSW biểu t́nh phản đối, khiến người vào xem chỉ có khoảng 100, giữa hội trường minh mông, có cả ngàn ghế để trống.

Chưa chịu lấy đó làm nhục, ngày 2 tháng 9, lợi dụng t́nh nghĩa “chị em” giữa 2 thành phố HCM và San Francisco, Lănh sự quán Cộng Sản Việt Nam tại địa phương đă vận động treo lá Cờ Máu trên lầu Ṭa Thị chánh; nhưng, tức thời đă bị các nhà đấu tranh và các tổ chức chống cộng địa phương quyết liệt phản đối, khiến vài giờ sau nó bị nhục nhă kéo xuống.

Trong khi đó, tin được phát đi từ Houston, Tiểu bang Texas, cho biết ngày 20 tháng 9 sắp tới, đích thân Thái thú Nguyễn Tấn Dũng sẽ đến khánh thành Ṭa Lănh sự của Cộng sản Việt Nam tại đây. Lập tức, tin được báo động khắp nơi, và sau đó có trên 30 cộng đồng Quốc gia Việt Nam trên toàn cỏi Hoa Kỳ chuẩn bị kéo về Houston phản đối, với dự trù sẽ có hàng trăm xe bus, hàng ngàn xe tư nhân tấp nập trên các xa lộ xuyên bang đến nơi, cộng với hàng vạn đồng bào địa phương tràn ngập thành phố, khiến Lê Dũng, kẻ được chỉ định làm Tổng Lănh sự, lúng túng chưa biết phải trốn lánh hay đối phó thế nào.

Trong khí thế đấu tranh của “mùa quốc nhục 2/9” người tù chánh trị Phạm Trần Anh, từ Nam California lên Bắc California, cho ra mắt tác phẩm “Sơn Hà Nguy Biến”, tại Khu Hội Cựu Tù Nhân Chánh trị Bắc California, toạ lạc tại số 775 đường 10th St., San Jose. Được mời phát biểu về tác giả và tác phẩm, Ba đă nhắc lại những giọt nước mắt của cố Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn khi dự buổi ra mắt tác phẩm “Cội Nguồn Việt Tộc” cũng của Phạm Trần Anh ở Hội Người Việt Vùng Đông Vịnh, Oakland, California, mà nhà văn quân đội Hải Triều đă ghi lại trong bài viết trên Nguyệt san Việt Nam, và Ba cũng có ghi lại trong tác phẩm “Thư Cho Con”; trước khi nói đến chuyện Phạm Trần Anh bị Việt cộng biệt giam 9 năm, trong suốt thời gian 20 năm tù, nếu không được như Đức Bồ Đề Đạt Ma “cửu niên diện bích” th́ nó cũng là 9 năm ông nh́n lên trần lao tù, nghiền ngẫm không chỉ thân phận của một người tù không tội mà c̣n là thân phận của một đất nước triền miên lao lung trước sự đô hộ của kẻ thù phương Bắc. Để, trong cảnh “Sơn Hà Nguy Biến”, niềm tin “Quốc phá Sơn hà tại” lúc nào là niềm tin cho sự sống c̣n và cho cuộc đấu tranh “Dân tộc Sinh tồn” của hơn 86 triệu dân quốc nội và hơn 3 triệu người Quốc gia Việt Nam ở hải ngoại.

Sau đó, đồng nhịp với sự lúng túng của Lê Dũng, kẻ mang danh Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, đứng đầu đám Thái thú độc đảng độc tài cầm quyền cai trị Việt Nam, rụt rè đến Úc Đại Lợi công du, cũng phải gục đầu nhận chịu sự phản đối của đông đảo số người bị chúng ve văn gọi là “khúc ruột xa ngàn dặm”. Đúng vậy, ngày Thứ Hai, 07/09/2009, dưới cái giá lạnh của những ngày cuối đông Miền Nam Bán Cầu, và giữa cơn mưa phùn tầm tă, từ sáng sớm đă có hơn 800 người Quốc gia Việt Nam tỵ nạn Cộng sản từ các thành phố lớn của Úc đă kéo nhau về thủ đô Canberra, tụ tập trước Quốc hội Liên bang để phản đối Nông Đức Mạnh.

Hiện diện trong cuộc biểu t́nh, Dân biểu Liên bang Luke Simpkin, thuộc đơn vị Cowan, đến từ Thành phố Perth (Tây Úc), lên tiếng cho biết: “Hồi đầu năm nay tôi đă có dịp đến VN trong một chuyến công tác và nhờ đó đă chứng kiến cảnh công an trù dập các nhà dân chủ, bất đồng chính kiến. Tôi rất ngưỡng mộ Hoà Thượng Thích Quảng Độ v́ sự đấu tranh bất bạo động, ḷng kiên nhẫn và nhân ái của Ngài”. Dịp này Dân biểu Luke Simpkin cũng “Lên án nhà cầm quyền CSVN liên tục vi phạm nhân quyền, đàn áp tự do tôn giáo... nên sớm muộn ǵ th́ Tự do - Dân chủ cũng sẽ đến với đất nước và dân tộc VN”.

Bên cạnh đó, Thượng Nghị Sĩ Gary Humphries, người đă giúp tổ chức buổi họp báo trong Quốc Hội, cũng nói rằng ông sẽ đặt vấn đề nhân quyền với Nông Đức Mạnh, và tin rằng sớm muộn ǵ VN cũng phải có dân chủ, vấn đề chỉ là thời gian thôi. Tin từ Đài ABC Radio tường thuật cuộc biểu t́nh đă nêu bật chi tiết khá lư thú là “trước khi quay gót, TNS Gary Humphries đă khoe với mọi người về chiếc cà vạt màu xanh dương đậm có h́nh lá cờ Vàng mới được tặng, và cho biết ông sẽ đeo nó trong buổi họp Quốc Hội cùng ngày”.

Dịp này, Bà Đặng Kim Ngọc, một phụ nữ có quan hệ nhiều với các chánh khách Úc, một thành viên của Đại Gia Đ́nh Nguyễn Ngọc Huy, đă gào thét lên án Nông Đức Mạnh và Cộng sản Việt Nam; đồng thời trực tiếp nói với Chánh phủ Úc là “Tiền thuế của chúng tôi không thể dùng để đón tiếp một tên độc tài”.

Hôm sau, lúc 4.30g chiều Thứ Ba, 8/09/2009, người Việt tỵ nạn tại Úc tiếp tục có thêm cuộc biểu t́nh phản đối Nông Đức Mạnh tại Sydney. Tại đây, 2 Thượng Nghị Sĩ của Đảng Tự Do tại Quốc Hội Tiểu bang NSW là David Clark và Charlie Lynn cũng tham dự. Trước số đông hơn 2 ngàn người, TNS David Clark nói rằng “Chúng ta có mặt tại đây hôm nay là để ghi nhớ công ơn của những người đă ngă xuống v́ hai chữ Tự Do... Nếu có dịp gặp Mạnh tôi sẽ hỏi: Tại sao lại có sự hiện diện của người Việt tỵ nạn tại Úc? Và khi nào nhà cầm quyền CSVN sẽ trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tôn giáo và những nhà bất đồng chính kiến?” Ông cũng cho biết thêm là “Khi chính phủ Úc đón tiếp phái đoàn Mạnh ở Canberra th́ chỉ có loe ngoe vài ba lá cờ đỏ, nhưng bên ngoài Quốc Hội Liên Bang, và giờ đây, trước mặt ông, là cả một rừng cờ Vàng... Đă có ngày Chủ nghĩa Cộng sản chấm dứt ở Nga, ở Đông Âu th́ cũng sẽ có ngày Chủ nghĩa Cộng sản phải tiêu tan tại Việt Nam và các nước Cộng sản c̣n lại”.

Cạnh đó, TNS Charlie Lyn, một cựu quân nhân Úc từng tham chiến tại VN từ năm 1967, cho biết: “Tôi và đồng đội đă có mặt ở đó (VN) để chiến đấu v́ Tự Do... Hăy tiếp tục đấu tranh v́ hai chữ Tự Do, và lá cờ Vàng mới là lá cờ xứng đáng được treo bên trong trụ sở Quốc Hội hôm nay thay cho lá cờ máu”.

Điều đáng lưu ư là các cuộc biểu t́nh chống Cộng sản Việt Nam trong thời gian sau này, đặc biệt là trong các cuộc biểu t́nh chống các phái đoàn Cộng sản Việt Nam công du hải ngoại, chống các cấp lănh đạo hàng đầu Đảng và Nhà nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam đi cầu lụy các quốc gia từng bị chúng cho là thù địch, người ta thấy hiện diện các thành phần rất trẻ, thành phần chống cộng không phải v́ thù hận Việt cộng mà v́ tội ác của Việt cộng gây ra cho đất nước Việt Nam, v́ những sai lầm của Việt cộng khiến đất nước Việt Nam cùng kiệt, dân tộc Việt Nam lầm than khốn khó, gồm đông đảo những thanh niên trong lứa tuổi trưởng thành, những em bé mới lên 10, có cả bà mẹ trẻ bồng đứa con thơ chưa “thôi nôi” [11 tháng].

  

Cũng trong thời gian sau này, ở trong nước, số thành phần trẻ đấu tranh Dân chủ hóa Việt Nam cũng càng lúc càng đông hơn. Lúc nào người ta cũng thấy có mặt lớp người trên dưới ba bốn mươi tuổi, những con người lỗi lạc như các Luật sư Lê Chí Quang, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Trần Luật, Lê Công Định, những nhà báo Nguyễn Vũ B́nh, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, các kỹ sư Nguyễn Phương Anh, Bạch Ngọc Dương..., Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, sinh viên Nguyễn Hoàng Lan... Và gần đây hơn nữa là các nhà viết blog Phạm Đoan Trang, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh [Mẹ Nấm], Người Buôn Gió... mà mọi sự bắt bớ, trù dập của công an chỉ khiến dư luận thấy rơ hơn vai tṛ hèn hạ của những tên Thái thú khốn nạn, thấy rơ những người bị bắt bớ giam cầm bị chúng kết tội “vi phạm an ninh quốc gia” chính là những con dân yêu nước của Tổ Quốc Việt Nam.

Nh́n về vấn nạn này, ngày 5-9-2009 phóng viên Đỗ Hiếu của đài RFA có liên lạc với ông Vincent Brossel, giám đốc điều hành RSF, tức Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới, đặc trách Châu Á, và được ông này cho biết: “Không ai muốn tin rằng sức mạnh của bạo quyền có thể khuất phục được những người cầm bút chân chính yêu nghề, tuy nhiên thực tế cho thấy, Hà Nội muốn sử dụng vơ lực để uy hiếp nhà báo, blogger, nhân vật bất đồng chính kiến. Bằng chứng hiển nhiên của những năm 2006, 2007, 2008 cho thấy, rất nhiều vị lănh đạo tinh thần, nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo đă bị giam cầm và lănh án tù nặng nề. Thật là đau ḷng khi phải nhắc lại điều đó, có nghĩa là con người phải đối mặt với hơi cay, dùi cui, roi điện, lực lượng công an hùng hậu, nhưng quả thật là Việt Nam muốn sử dụng nhà tù, bạo lực để kềm kẹp, khóa miệng những ai dám công khai phanh phui sự thật bất lợi cho họ. Có lẽ Hà Nội tin rằng vơ lực, tù đày là phương cách hay nhất để gây sợ hăi, gieo rắc kinh hoàng, khiến nhà báo hay nhà đấu tranh cho dân chủ phải cuối đầu, ngậm miệng. Tuy nhiên, cho dù có sách nhiễu, áp bức bằng đủ mọi cách, dường như phong trào đấu tranh trong nước vẫn âm ỉ, ngấm ngầm, chứ chưa bao giờ bị tàn lụi, hay phải bỏ cuộc, chịu thua, trái lại cứ tiếp tục được nuôi dưỡng và lan rộng”.

Phần ông Bob Dietz, Giám đốc Chương tŕnh Á châu của CPJ [Ủy ban Bảo vệ Phóng viên] th́ nói: “Việt Nam là một trong những ông cai tù tồi tệ nhất thế giới đối với bloggers và những hành động mới đây của họ chỉ nhấn mạnh thêm cái tiếng xấu này. Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không thể bị bắt v́ những bài viết đăng trên blog của ḿnh, không bao giờ; và chúng tôi kêu gọi với những ngôn từ mạnh mẽ nhất yêu cầu cô ta phải được trả tự do ngay lập tức.”

Điều này đă cho thấy rơ hơn nữa tội lỗi của đám Thái thú, khi chúng ngồi vào ghế của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc th́ chúng chỉ lo việc “bảo an” kẻ đô hộ Việt Nam là Trung Quốc mà không lo “bảo an Tổ Quốc Việt Nam” khi bị Trung Quốc lấn đất chiếm biển. Chúng tận tụy binh vực quyền lợi của bọn Tàu đô hộ Việt Nam khi chúng chiếm đóng và khai thác bauxite ở Cao Nguyên Trung Phần, bất kể nguy cơ diệt chủng đồng bào Thượng và cả dân tộc Việt Nam, v́ nạn ô nhiễm môi sinh về lâu về dài trên khắp miền đồng bằng và trên toàn đất nước Việt Nam.

Tấm gương sáng chói của người tù kiệt xuất Lê Thị Công Nhân rừng rực sáng trong lao tù Cộng sản đă được tiếp nối bằng những tấm gương cũng rực sáng bên ngoài nhà tù, trước ngưỡng cửa tù ngục, của những Đoan Trang, Như Quỳnh... mà trước khi vào tù, vào cuối tháng 7/2009 vừa qua, Như Quỳnh cũng bị bắt giam 6 tiếng đồng hồ v́ đă “mặc cái áo xanh mầu đọt chuối ở giữa phía trước nó có chữ ‘NO Bô-xít, Ḥang Sa Trường Sa là của VN’ c̣n sau lưng th́ nó có ḍng chữ ‘Người Việt Yêu Nước SOS, giữ mầu xanh và an ninh cho Việt Nam’.”

T́nh yêu nước của Như Quỳnh chẳng những không được đám Thái thú Cộng sản Việt Nam chấp nhận, ngợi khen, mà c̣n bị coi là một thứ “tội” đối với chủ Tàu đô hộ Việt Nam, khiến thân mẫu của Như Quỳnh phải đứt ruột chứng kiến cảnh con ḿnh bị đám ma đầu dạ quỷ bắt giam, qua lời thuật: “Đêm ngày 2 tháng Chín, gia đ́nh đang ngủ th́ khỏang 12 giờ thấy chồng của Quỳnh về kêu cửa, khỏang 15 người công an vào nhà, trong đó có tổ dân phố, công an khu vực, công an phường, công an tỉnh, công an thành phố, đọc lệnh bắt khẩn cấp, kư ngày 28/8. Lệnh bắt khẩn cấp là, con gái tôi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đă lợi dụng sự tự do dân chủ để vi phạm an ninh quốc gia, điều 258. Rồi họ cũng biểu là lấy quần áo đi theo luôn.”

Từ đó, dư luận dấy lên thắc mắc nghịch lư: “Người dân mặc áo có hàng chữ “Ḥang Sa Trường Sa là của Việt Nam” th́ bị xem là vi phạm an ninh quốc gia, c̣n nhà cầm quyền để Tàu xâm phạm lănh thổ và lănh hải Việt Nam th́ được gọi là yêu Tổ Quốc... Tàu

Được biết, ngoài ba blogger đă bị bắt, c̣n có một số blogger khác cũng bị an ninh Việt Nam triệu tập lấy lời khai, trong đó có blogger Bút Thép, ông kể với Trân Văn của Đài RFA rằng: “Tôi cũng mới bị mời lên làm việc chiều ngày 1 tây tháng 9, vụ áo xanh bảo vệ Trường Sa, bảo vệ Tây Nguyên...”

Cho tới nay, blogger Như Quỳnh c̣n ở trong tù, cho dầu Mẹ cô đă và đang tích cực vận động cho cô được tự do; c̣n 2 bloggers Người Buôn Gió và Đoan Trang đă được trả tự do, nhưng khi vào VietNamNet để t́m các bài viết của Đoan Trang, tuy thấy cả trăm tựa bài trên trang t́m kiếm, nhưng mở ra th́ tất cả đều trắng, coi như tất cả bài của Đoan Trang đă bị bóc sạch mà không hề có thông báo nào tới đọc giả.

Điều đặc biệt cũng đáng lưu ư là khi được phóng viên đài VOA phỏng vấn, hỏi: “Tổng biên tập báo điện tử VietNamNet từng cho báo chí biết rằng chị (Đoan Trang) bị bắt điều tra v́ ‘vi phạm an ninh quốc gia’ liên quan tới các hoạt động ngoài ṭa soạn. Đó có phải là nguyên nhân chị bị bắt hay không?” th́ Đoan Trang “xin phép không trả lời”. Nhưng, đến khi được hỏi: “Liệu sau này viết blog trở lại, chị có thay đổi hay tự kiểm duyệt ḿnh trước khi viết không?” th́ Đoan Trang thẳng thắn nói: “Không, tôi không thay đổi. Tôi sẽ không tự kiểm duyệt trên blog của ḿnh. Blog là một trang nhật kư cá nhân điện tử. Tôi đă nghĩ như thế nào th́ tôi sẽ viết như thế. Chứ tôi không thay đổi. Có thể tôi sẽ viết với một giọng điệu nhẹ nhàng hơn, c̣n về nội dung trước đây như thế nào th́ sau này vẫn vậy. Tôi có thể khẳng định rằng tôi không làm chính trị, và tôi chưa từng tham gia một phe nhóm, hay đảng phái nào cả. Chưa bao giờ”.

Điều này nhắc người theo dơi thời cuộc nhớ lại trường hợp Nhà dân chủ Nguyễn Ngọc Quang, thành viên khối 8406, vừa ra khỏi trại giam vào lúc 8 giờ sáng ngày 3/9/2009, sau 3 năm bị cầm tù về tội vi phạm điều 88 Bộ luật h́nh sự, bị cho là “Tuyên truyền chống phá nhà nước”. Hai ngày sau, 5-9-2009, trả lời phóng viên Trà Mi của đài RFA ông cho biết: “Tôi cùng với một số người bị biệt giam hoàn toàn, mà người ta gọi là ‘tù nhân chính trị’. (Nhà nước) Việt Nam không công nhận rằng họ có tù nhân chính trị, họ nói với quốc tế vậy thôi, nhưng ngay trong trại giam họ nói với chúng tôi rằng là tù nhân chính trị. Khi mà phát tất cả những khẩu phần thực phẩm họ cũng ghi ở trên những khẩu phần thực phẩm là “khu chính trị”, “khu biệt giam chính trị”. Tất cả các anh em tù nhân chính trị bị biệt giam không được tiếp xúc với tất cả các tù nhân khác...”

Như vậy chuyện tù chánh trị và sinh hoạt chánh trị ở Việt Nam đă quá rơ ràng; cho nên, dầu Đoan Trang nói cô không làm chánh trị và Như Quỳnh hay Người Buôn Gió cũng không có ai lên tiếng ḿnh làm chánh trị, nhưng các hành động của họ đều mang màu sắc chánh trị, hay đúng hơn đó là những hành động chánh trị nói lên ḷng yêu nước của ḿnh trước vận nước đang bị kẻ thù phương Bắc áp chế, các hải đảo Hoàng Sa Trường Sa coi như không c̣n của Việt Nam nữa... Nhưng, v́ bọn “lưu manh chánh trị” cầm quyền đă trong thời gian quá lâu khiến người dân sợ chánh trị, không dám có bất cứ việc làm ǵ, hay lời nói nào, liên quan đến chánh trị, để chúng độc quyền làm chánh trị, rồi độc quyền cai trị toàn dân cả nước, bằng độc đảng độc tài, như những Thái thú đă bị thuần hóa để chỉ c̣n biết tuân lịnh của chủ nô đô hộ Việt Nam, vừa bằng “Bạo lực Quyền Danh” vừa bằng “Kinh tế Thị trường Xă hội Chủ nghĩa”.

Điều này nhắc Ba nhớ tới Giáo sư Nguyễn Văn Bông. Cho tới nay Người đă qua đời 38 năm, di sản về văn hóa và chánh trị Người để lại không nhiều, nhưng qua cuốn Di Cảo Giáo sư Nguyễn Văn Bông được được Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy tuyển chọn và Cấp Tiến xuất bản [1972] một năm sau khi Người qua đời [1971], vừa được Nguyễn Ngọc Huy Foudation và Mekong-Tỵnạn tái bản để làm lễ vật kính dâng hương linh Người trong dịp giỗ năm vừa qua [10/11/2008] tại Nam và Bắc California, Người đă để lại tư tưởng chánh trị tuyệt vời. Nó đang được lớp người trẻ Việt Nam ở quốc nội và hải ngoại tiếp nối trên đường giành thế chủ động giải phóng dân tộc và đất nước khỏi “Đại họa Bắc thuộc lần thứ 5”.

Thật vậy, trong một bài viết nhận diện bọn “lưu manh chánh trị” Người đă thẳng thắn vạch trần xảo thuật đánh lừa của bọn chúng khi muốn đẩy người dân ra khỏi trường chánh trị cho chúng được tự tung tự tác cầm quyền, mà điển h́nh thấy rơ dưới sự cai trị của Đảng và Nhà nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam khi chúng khiến người dân sợ chánh trị để lánh xa chánh trị, cho chúng thực hiện vai tṛ Thái Thú cầm quyền cai trị Việt Nam theo lịnh của bọn người đô hộ Việt Nam, đem tài nguyên lợi lộc về cho chúng, bất kể đất nước có bị cắt mất bao nhiêu và dân tộc có bị điêu linh thế mấy, Người đă không ngần ngại nói:

Chánh trị thường có tiếng không tốt. V́ đó mà mọi vấn đề liên quan đến chánh trị đều không tốt cả. Và cũng v́ đó mà nhiều người hay phản đối rằng hành vi của ḿnh có tính cách chánh trị. Trong khi đó chánh trị là tất cả, là trọng tâm của sinh hoạt con người. Vấn đề đặt ra là làm sao khêu gợi cho công dân ư thức được sự hiện hữu của cuộc sinh hoạt cộng đồng và tầm quan trọng của chánh trị trong việc chuyển hướng quốc gia.

Thái độ phi chánh trị là nguyên nhơn của sự suy đồi chánh trị. Rất nhiều chế độ đă bị lật đổ v́ đă trốn chánh trị, đă từ khước sự tham gia của công dân. Thay v́ giữa chánh quyền và nhơn dân nên có một luồng điện thông cảm và cùng giải quyết các vấn đề, người ta chỉ thấy trong chế độ nầy những diễn văn rườm rà, những danh từ trống rỗng, một tinh thần vô trách nhiệm”.

Từ đó, người theo dơi t́nh h́nh Việt Nam nhận thấy điều rất may mà: “Sinh hoạt chánh trị tại Việt Nam đă dứt khoát với thái độ phi chánh trị” để lớp người trẻ tiến lên đương đầu với bạo lực chẳng những của bọn Thái Thú nhiệm quyền mà cả bọn người đang đô hộ Việt Nam ở bên kia biên giới phía Bắc, bọn Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo... và cả những tên dựa hơi Ṭa Đại Sứ lộng quyền lếu láo như Hồ Cẩm Tỏa... khiến bọn Thái Thú sợ hăi ra lịnh bắt khẩn cấp các bloggers trẻ đă hiên ngang đương đầu với chúng như các cô Đoan Trang, Mẹ Nấm Nguyễn Như Quỳnh, như Người Buôn Gió..., nhưng cuối cùng chẳng làm ǵ được, c̣n bị cả thế giới lên án gắt gao, khiến đám thái Thú lớn nhỏ phải hứng chịu những công kích từ khắp mọi nơi, từ quốc tế đến quốc nội, hứng chịu những hệ quả hiểm nguy như bị “Người Buôn Gió” tung “chưởng gió” đánh chúng trọng thương, khiến chúng như kẻ bị trúng gió độc, như con bịnh bị “trúng gió” [một căn bịnh bất ngờ mà theo quan niệm của người b́nh dân Việt Nam có thể đưa tới chết không kịp trối]. Bởi, như lời cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy từng nói, họ đă ư thức: “Không làm chánh trị th́ phải bị trị” hay “Muốn khỏi bị trị th́ phải tham gia chánh trị”.

 

Hẹn con thư sau,

Giáo Già


<< trở về đầu trang >>
free counters