Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Tệ Trạng Ca Sĩ Hải Ngoại về Ca Hát ở Việt Nam
 

Đỗ Văn Phúc


Trách Chi Những Kẻ Chỉ Biết Lợi Nhuận
Ngày xưa, ông Đào Duy Từ tuy là một nhân tài lỗi lạc, nhưng v́ là con của một đào hát cô đầu, nên không được đi thi để ra làm quan như các sĩ tử khác. Xă hội Việt Nam cho đến thời Cộng Hoà, vẫn coi những người hoạt động trong giới ca hát là thấp kém nhất; không có trong sự xếp loại “Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh”. V́ thế, mới có chữ “Xướng Ca Vô Loài”.
Khác với xă hội Tây Phương mà nghệ thuật tŕnh diễn đă được coi trọng từ hàng trăm năm trước, nhất là khi có quan điểm tân tiến về b́nh đẳng xă hội; Việt Nam ta vẫn coi nhẹ nghề ca hát, kịch trường. Một phần do ảnh hưởng phong kiến, một phần cũng do tự những giới trong nghề tŕnh diễn phần lớn xuất thân kém cỏi và ít chịu thăng tiến về kiến thức và phẩm cách. Họ thường nổi lên do chút tài thiên phú. Có một số ít học, mà không qua các lớp đào tạo để có những kiến thức cơ bản trong nghề và các kiến thức về xă hội. V́ thế, một phần của giới này có lối sống buông thả, thiếu phẩm hạnh, thiên về lợi danh.
Theo làn sóng người di tản tị nạn Cộng Sản, các ca sĩ nhạc sĩ cũng có mặt rất sớm trên mảnh đất tự do. Sau đó, những chuyến vượt biên, đoàn tụ đă đem lại thêm rất nhiều người tài danh để đủ khả năng h́nh thành một sinh hoạt văn nghệ sống động tại Hoa Kỳ và các nước tự do – là món ăn tinh thần không thể thiếu được của những người Việt mới định cư, chưa hội nhập vào đời sống văn hoá hoàn toàn khác lạ của các nước sở tại.
Những năm khi c̣n ở trong các trại tù Cộng Sản, chúng tôi luôn luôn nuối tiếc về sự “khai tử” của nền văn hoá văn nghệ phong phú của miền Nam Tự do. Nhưng nhờ các ca, nhạc sĩ di tản, nền văn hoá, văn nghệ đă được hồi phục và phát triển mạnh. Các bản nhạc được ghi chép lại, tŕnh diễn và phổ biến rộng răi đă trở thành niềm vui và hy vọng cho hàng triệu người Việt chúng ta không những ở hải ngoại mà cả ngay trong nước. Đó là điểm son mà chúng tôi không hề quên.
Người Việt hải ngoại đă trả công xứng đáng cho các ca, nhạc sĩ, các chương tŕnh Thúy Nga, Asia, các đại nhạc hội tổ chức khắp nơi bằng sự tham dự đông đảo, bằng các bài báo vinh danh, quảng bá. Những tưởng rằng tấm ḷng của họ sẽ chung thủy với sự cổ vũ, đùm bọc của đồng hương.
Nhưng mấy năm gần đây, làn sóng những ca (có vài nhạc sĩ) quay bước trở về Việt Nam để mua nhà, mở tiệm, ca hát càng ngày càng tăng. Thậm chí có những ca nhạc sĩ c̣n lếu láo tuyên bố ca tụng Cộng Sản và được Cộng Sản ban cấp bằng khen ve vuốt. Những người này không lâu trước đây c̣n đứng trên sân khấu Asia, Thúy Nga, mặc áo lính, hát những bài ca tụng chế độ Cộng Hoà, vinh danh người lính miền Nam; th́ đùng một phát, trở mặt xuất hiện trên sân khấu Sài G̣n. Có những ca sĩ trở mặt nhiều lần, từ đỏ sang vàng, kiếm được chồng sang, kiếm được chút vốn, lại trở từ vàng sang đỏ. Có kẻ sau khi về đỏ, bị lừa bịp, hất cẳng lại từ đỏ sang vàng nhanh đến chóng mặt.
Sự trở cờ, quay mặt này làm hao tốn không ít bút mực lời bàn trên các trang web, báo chí hải ngoại. Người ta lên án, chê bai thậm chí thoá mạ bằng nhiều chữ rất tàn độc. Đa phần là do các ca sĩ đă luống tuổi, giọng ca về chiều không c̣n hơi. Ở hải ngoại, khan giả c̣n chút cảm t́nh mà chấp nhận. Họ tưởng có thể ṃ về Việt Nam để được vỗ tay v́ chút dư âm của dĩ văng xa xưa. Người ta đă miệt thị những kẻ này bằng các chữ khó nghe như “con Nhện Trắng G̣ Công”, “Nguyễn Cao Kỳ Cẩu”, “Trịnh Hủi” …
Người viết bài này đă hơn một lần lên tiếng đề nghị không nên mất th́ giờ về những ca sĩ này. V́ xét cho cùng, họ không phản bội điều ǵ cả. Họ không tôn thờ lư tưởng nào mà chỉ là những người làm tiền, kiếm danh vọng. Ngoài một số ít các ca nhạc sĩ có tŕnh độ, có ư thức chính trị như Lê Dinh, Duy Khánh, Lam Phương, Ngọc Minh… đa số không hề có chút lập trường, nhận thức chính trị nào. Họ ra đi khỏi Việt Nam là để trốn chạy một chế độ mà họ không thể sống thoải mái được như trong một xă hội tự do. Điểm này có vẻ nghịch lư, v́ kinh tế cũng là một phần trong phạm trù chính trị. Nhưng trong thâm tâm họ, họ không có cái tầm nh́n như thế. V́ thế, khi có cuộc sống thoải mái ở nước ngoài, mà lại được đi về Việt Nam ca hát, th́ họ tận dụng ngay cơ hội. Mục đích của họ chỉ là tiền và danh thôi.
Lỗi là tại chúng ta đặt quá nhiều kỳ vọng vào họ và đánh giá họ cao hơn nhiều thực chất của họ. Đơn thuần, họ là những nghệ sĩ, chỉ biết đồng tiền và danh vọng.
Những nhạc sĩ khi viết bản nhạc do t́nh cảm thắm thiết với đối tượng, âm điệu nhạc sẽ có hồn, và lời nhạc sẽ thanh thoát (đó là Chiều Mưa Biên Giới, Anh Đi Chiến Dịch, Ngày Trở Về, Quê Nghèo…) ; trái lại th́ chỉ là những nốt sol, đô, mị ráp vội vàng cho đủ một bài ca, cho đúng nhạc lư, và lời th́ chắp vá, ngọng nghịu đến vô duyên.
Người ca sĩ khi hát v́ sự đồng cảm với nội dung bài hát th́ giọng hát tuyệt vời, thấm vào từng thớ thịt, gịng máu người nghe, làm cho họ xúc động đến rơi lệ. Ngược lại, th́ chỉ là một giải trí cho qua thời gian mà không để lại một ấn tượng nào.
Trong cuốn phim “From Here to Eternity”, khi Binh Nh́ Angelo Maggio (do Frank Sinatra đóng) bị tên Thượng Sĩ Ph́ Lũ Fatso Judson (Ernest Borgnine) bắt nhốt và đánh chết; người bạn rất thân là Binh Nh́ Robert Lee Prewitt (Montgomery Cliff) đă thổi ba hồi kèn tiễn biệt lúc sáng mai với nước mắt ràn rụa. Âm vang thổn thức từ đáy con tim của người lính nghệ sĩ đă làm cho cả doanh trại đều ngồi dậy nh́n ra và cảm xúc tột cùng.
Chúng ta đang sống trong một xă hội tư bản do chúng ta lựa chọn và chấp nhận (dù ch́ là sự lựa chọn bắt buộc giữa hai chế độ Tư bản và Cộng sản). Chế độ Tư bản dựa trên lợi nhuận, và luật cung cầu. Khi có cầu, th́ mới có cung. Hết nhu cầu về phương diện này, th́ nhà sản xuất xoay qua cung cấp cho mặt khác đang có nhu cầu nổi lên. Họ làm thế v́ lợi nhuận chứ không hoàn toàn v́ ḷng yêu thương phục vụ khách hàng. Dù rằng trên các quảng cáo, luôn luôn mở miệng nói :”We are here for you”. Phải nói rằng “we are here for money!” mới đúng.
Các ca nhạc sĩ, các nhà sản xuất băng đĩa không là ngoại lệ. Họ phải sống trước đă. Ngay cả anh chị em cựu tù nhân chính trị cũng thế thôi. Những năm mới qua Mỹ, đi làm thuê cho các hăng xưởng, họ rất hăng hái chống cộng. Họ lên án văn hoá phẩm VC, họ chê trách những ai nghe nhạc VC, đọc báo VC. Nhưng sau khi có một số vốn bỏ ra đầu tư, những người kinh doanh về sách báo, băng nhạc, phim ảnh đă sớm chiều theo thị hiếu khách hàng mà nhập cảng những băng nhạc, DVD từ Viêt Nam với nội dung ban đầu là những bài hát cho trẻ em, rồi đến những băng hài hước rẻ tiền, và sau đó, không ngần ngại nhập luôn những băng phim truyện mà chắc chắn có ít nhiều tuyên truyền cho CS.
Câu trả lời của họ luôn luôn là: “Ḿnh buôn bán, th́ khách hỏi ǵ phải t́m cho có!!!”
Các vị chủ chợ, địa ốc, chuyển tiền th́ khỏi nói. Làm sao mà họ không bị quyến rũ bởi mức lời hàng chục, hàng trăm ngàn đô la mỗi tháng?
Chúng ta thử nghe một đoạn của ông Nam Lộc, một MC chuyên nghiệp mà nhiều người tị nạn rất ngưỡng mộ khi trả lời phóng viên Xuân Hồng của đài BBC trong chương tŕnh “Lá Thư Hàng Tuần” phát thanh sáng Thứ Bẩy 26 tháng 5, 2007 tại Hoa Kỳ.


Trích: Xuân Hồng: Xin ông Nam Lộc cho biết các chương tŕnh ca nhạc của Trung tâm Asia thường dựa vào những yếu tố nào để thực hiện?
Nam Lộc: Thưa anh, Asia Entertainment là một trung tâm ca nhạc và sinh hoạt nghệ thuật tư nhân phục vụ cho khán thính giả người Việt tại hải ngoại. Do đó khi thực hiện các chương tŕnh ca nhạc, chúng tôi hoàn toàn dựa vào cảm quan cùng nhu cầu thưởng ngoạn của người tiêu thụ. Chính v́ thế mà hầu hết các nhạc phẩm được sử dụng và tŕnh bày trong mọi đĩa nhạc đều là những ca khúc được khán th́nh giả yêu thích hoặc yêu cầu, v́ nó phản ảnh đúng tâm trạng, hoàn cảnh cùng nỗi niềm và thị hiếu của người nghe. Có thế th́ khán thính giả mới mua DVD và trung tâm mới có lợi nhuận để tiếp tục thực hiện các sản phẩm mới.

Ngưng trích


Vậy th́ khi Cộng Đồng tị nạn chống Cộng tích cực th́ họ làm băng nhạc, hát các bài chống Cộng. Khi Cộng Đồng chống Cộng yếu đi, và có thể kiếm tiền ở quốc nội, th́ họ đi hai hàng. Khi Cộng Đồng hải ngoại không c̣n là con ḅ sữa, do những đợt di dân sau này với hàng loạt khán thính giả mới đến Hoa Kỳ càng ngày càng đông không thiết tha ǵ với nhạc cũ miền Nam th́ họ bắt buộc phải chuyển qua loại nhạc khác mà có thể là nhạc từ Việt Nam; hay ṃ về Viêt Nam quay phim, ca hát ca tụng Việt Cộng để kiếm tiền ở Việt Nam.
Tóm lại, một khi đă bước vào ṿng doanh thương, chỉ có tiền là "mục tiêu tối hậu". Tổ quốc, đồng bào chỉ là những khái niệm xa lạ, mơ hồ. Tiền đếm được, mua được những ước muốn, áo quần, nữ trang đua đ̣i v́ nhu cầu ăn diện của giới nghệ sĩ rất cao.
Cái lỗi là do chúng ta đă kỳ vọng vào những điều mà họ không hề có; và đánh giá họ quá cao so với tầm vóc của họ. Nhưng cũng xin đừng quơ đũa cả nắm mà mắng mỏ người ta là xướng danh vô loài, tội nghiệp cho những nghệ sĩ có ḷng và có tư cách.

Đỗ Văn Phúc

Cuối Đông năm Kỷ Sửu, Jan. 2010.


<< trở về đầu trang >>
free counters