Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Tết nói chuyện giàu nghèo

Tết nói chuyện giàu nghèo
 

- Trần Việt Tŕnh -


Đất nước Việt Nam đang chuẩn bị đón mừng một năm mới âm lịch. Năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ xuân về, gần Tết, các gia đ́nh VN lại chuẩn bị tạm biệt một năm cũ và đón chào một năm mới. Với truyền thống tự ngàn đời, Tết Nguyên Đán với người VN dù ở đâu cũng có nhiều ư nghĩa lớn lao, cũng có những thiêng liêng sâu sắc, mà mọi người trân trọng, nguyện cầu cho sức khỏe, an b́nh, ấm no và nhiều thành công cho năm mới. Tết cũng là một dịp để con cháu nhớ đến gia đ́nh, tổ tiên, anh em, bè bạn, gặp nhau qua rượu chè trà mứt sau một năm dài làm việc.
V́ vậy, mọi người, mọi gia đ́nh đều háo hức đón chờ và chuẩn bị Tết rất chu đáo và công phu. Khắp cơi VN những ngày này, từ đô thị đến những vùng nông thôn hẻo lánh xa xôi, nơi nơi chuẩn bị đón Tết. Nhưng đâu phải gia đ́nh nào cũng có thể chuẩn bị được một cái Tết vui vầy, ấm cúng! Rất nhiều gia đ́nh không thể tự lo Tết được. Họ là những người nghèo quá đâm ra sợ Tết hay nghèo quá không dám nghĩ đến Tết!
Tôi có quen một người, anh làm nghề hớt tóc ở ngoại ô thành phố Nha Trang. Mỗi ngày anh kiếm được khoảng 70.000 đồng, vợ th́ lo việc nội trợ và trông nom đứa cháu ngoại, c̣n hai đứa con th́ đang học trung học. Tháng Chạp lại là tháng cưới hỏi giỗ quảy liên miên. Mỗi đám bỏ b́ cũng cả trăm ngàn. Anh nói “Tết của tui ở tận đâu đâu … nếu cứ đứng núi này trông núi nọ. Thôi th́ thu vén trong vài trăm ngàn lo vài đ̣n bánh tét, ít thịt heo, chút mứt, hạt dưa tiếp khách và nhang đèn cúng tổ tiên cũng được rồi. Ḿnh c̣n thong thả hơn biết bao người khác”, anh buồn buồn an phận chấp nhận.
Tôi cũng có biết trường hợp một gia đ́nh nghèo khác ở một huyện nhỏ ở Quảng Nam Đà Nẵng. Anh mất vợ, có ba con chẳng học hành nhiều v́ đời sống gia đ́nh quá khó khăn. Anh lại đau yếu luôn nên việc làm không ổn định. Mỗi ngày đạp xe bỏ nước đá kiếm được vài chục ngàn. Cái quần tây và chiếc áo sơ mi của một người bạn tặng Tết năm kia, anh vẫn mặc khi giỗ hội. Tết năm nay anh sẽ phải mặc lại. “Tết tới bên lưng rồi ông ơi, mà nhà tôi th́ trống hoác”, anh chỉ nói được chừng ấy rồi ứa nước mắt!
Mới đây báo chí trong nước có đưa tin về một gia đ́nh “Nhà nghèo quá nên sợ… Tết”. Đó là gia đ́nh bà Phan Thị Nga (50 tuổi) ở ấp Thị Tứ, huyện Phong Điền, Cần Thơ. Nhà của bà là của cha mẹ để lại trước khi mất. Căn nhà vốn đă nhỏ hẹp, tồi tàn và lụp xụp c̣n phải bị ngăn ra làm 3 gian. Mỗi gian một gia đ́nh. Bốn mẹ con bà chen chúc với nhau trong một gian.
Bà Nga bị viêm khớp nặng, hàng ngày ngồi một chỗ trước nhà bày bán nước đá và thuốc lá lẻ mong kiếm chỉ vài ngàn đồng mua gạo. Ba đứa con, 2 trai 1 gái, th́ đă có 2 đứa bị bệnh. Con trai lớn của bà là Phan Văn Cường (27 tuổi) cách đây 2 tháng đi làm hồ bị bụi sắt bay vào mắt và do không có tiền chữa trị nên đă bị mù một mắt phải. Hàng ngày Cường vẫn cùng đứa em kế là Huỳnh Bá Dư (25 tuổi) lang thang khắp nơi lượm bao ni long và phế liệu để bán lấy tiền phụ mẹ nuôi sống gia đ́nh. Cô con gái út Huỳnh Thị Trúc Mai (10 tuổi) th́ bị bệnh tim bẩm sinh nên sức khỏe rất yếu. Cũng v́ quá nghèo, lo từng miếng ăn c̣n vất vả nên bệnh tật của mẹ con bà Nga không được chữa trị đến nơi đến chốn.
Trong khi chung quanh nhiều gia đ́nh đang sửa soạn lại nhà cửa để chuẩn bị đón Tết th́ mẹ con bà Nga ngồi lặng lẽ, hiện rơ những nỗi buồn trên gương mặt. Bà Nga buồn bă tâm sự: “Từ lúc chồng mất đi, do không có tiền nên Tết đến, tôi đành đi mua thiếu người ta gạo với ít thịt ăn Tết. Đợi qua Tết, con nó đi lượm bọc kiếm tiền rồi mới trả. Năm nay chắc cũng vậy, lâm vào hoàn cảnh này rồi gia đ́nh tôi có mong ǵ Tết nữa đâu”. Khi nói đến Tết giọng bà thật buồn cho biết không năm nào gia đ́nh bà được đón một cái Tết đầy đủ, vui vẻ. Bà Nga thổ lộ, có nhiều năm đến 29, 30 Tết rồi mà trong nhà không có lấy một hạt gạo để nấu cơm. Bà phải chạy qua hàng xóm để mượn đỡ về nấu cho cả nhà ăn. Ngày Tết cũng chỉ ăn chao, tương, đậu hũ chứ cũng chẳng có thịt cá ǵ. Bà nói “Năm nay chắc cũng như mọi năm khác, cận Tết mà trong nhà trống không. Nhà nghèo, con cái cứ ngớ ngẩn như thế th́ có ăn Tết cũng buồn lắm”.
C̣n bao nhiêu người nghèo như những người tôi vừa kể rải rác trên khắp đất nước này? Đối với họ, cái Tết sẽ không c̣n hương vị của một ngày lễ hội mang tính văn hóa truyền thống, mà là một gánh nặng. Họ vẫn sống âm thầm khổ nhọc với cái nghèo như một thứ định mệnh.
Trớ trêu thay, bên cạnh những mảnh đời bất hạnh đó, bên cạnh những khó khăn cùng cực đó là những cuộc liên hoan xa hoa tốn kém, những bữa chè chén bạc triệu ở các nhà hàng sang trọng khi các cán bộ tiếp khách. Những cuộc rượu chè xa xỉ đua nhau nốc bia rượu cho đến ói mửa, đến say xỉn không c̣n biết đường về. Dọc đường phố đông đúc của Hà Nội và thành phố HCM có lắm người ăn bận quần áo đắt tiền, lái những chiếc xe hơi sang trọng nhất thế giới, và hàng ngày dùng những bữa tiệc no say tại những khách sạn huy hoàng tráng lệ.
Thời gian gần đây chuyện đại gia ở VN tậu xe hơi “siêu sang” là những chuyện mà độc giả dễ dàng t́m thấy trên báo chí, trên internet ở ngoài nước cũng như ở ngay trong nước. Với khả năng tài chính vô hạn các đại gia ồ ạt nhập siêu xe về cho ḿnh, toàn là loại có một không hai trong nước, loại hàng “độc” thật đắt giá, cho bằng được, bất kể giá cả là bao nhiêu. Theo quy định hiện hành tại VN, xe mới nhập khẩu phải chịu 3 loại thuế, gồm thuế nhập khẩu 70%, thuế tiêu thụ đặc biệt 50% và VAT 10%. Tổng cộng các loại, giá chiếc Rolls-Royce Phantom khi tới tay người sử dụng trong nước lên đến con số 1 triệu USD. Ấy vậy mà hiện nay ở VN danh sách xe “siêu sang” có đến mười mấy chiếc Rolls Royce và trên 20 chiếc Bentley. Thậm chí có đại gia đă bắt đầu sắm máy bay riêng cho ḿnh.



 


Vừa rồi trang báo điện tử VietnamNet ở VN đưa tin con của một cán bộ cao cấp sắm một xe hơi trị giá 1 triệu 500 ngàn Mỹ kim dù trong tay đă có đến 5 chiếc cùng một loại.
Trước hàng loạt tin tức về việc các đại gia ồ ạt nhập siêu xe về cho ḿnh, nay đến lượt giới văn nghệ sĩ “thể hiện đẳng cấp sống”. Tuần rồi, ca sĩ “Đờm” Vĩnh Hưng đă “gây sốc” khi bỏ tiền ra tậu 1 căn apartment sang trọng ở khu Sunrise City, khu đô thị mới Him Lam Tân Hưng, có giá lên đến 5 triệu Mỹ kim. Đây là một trong những căn Penthouse lớn và sang trọng bậc nhất VN.
Cao cấp hơn th́ lên tới các vị lănh đạo nhà nước. Không cần phải nh́n đâu xa, cái nhà thờ gia tộc ở Kiên Giang của đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đáng giá hàng chục tỷ. Nếu chỉ căn cứ vào mức lương theo qui định của nhà nước th́ hàng tháng ông chỉ nhận được chừng 5, 4 triệu đồng. Nếu có tính thêm tiền phụ cấp, tiền ăn trưa ở cơ quan nữa th́ cũng chỉ chừng 6 triệu đồng mà thôi. Vậy th́ cái nhà thờ họ của ông, khối tài sản kếch xù của ông ngày nay, con cái ông du học bên Mỹ tiền ở đâu ra? Ông là người được Đảng giao cho làm trưởng ban chỉ đạo chống tham nhũng TW mà vậy, các ông “quan” khác th́ sao!?
Nhưng thôi, mặc ai nghèo th́ cứ nghèo, ai kiếm được th́ cứ cố mà kiếm, kiếm được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Ai biết được ngày mai sẽ ra sao phải không mấy “quan”!?
Chủ nghĩa Cộng Sản được phát triển mạnh nhờ chiêu bài “xóa bỏ giai cấp” để đưa đến thế giới đại đồng, nhưng thực tế hôm nay cho thấy hoàn toàn ngược lại. Không những không “xóa” mà c̣n “thêm” để cho sự cách biệt giai cấp tồi tệ hơn: giai cấp của tham quan th́ giàu nứt vách c̣n giai cấp của nhân dân th́ nghèo mạt rệp. Ở VN ngày nay người nghèo th́ quá nhiều và người giàu cũng không ít. Người nghèo th́ nghèo đến khốn cùng c̣n người giàu th́ giàu đến mức không thể tưởng tượng nỗi. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. “Thiên đường XHCN” là đây! Địa ngục XHCN cũng là đây! Cả Thiên đường và Địa ngục đều hội tụ và đang hiện hữu trên đất nước VN. Thiên đường và Địa ngục đó dễ dàng bắt gặp nhiều nơi trên đất nước, ngày càng rơ rệt.

Trần Việt Tŕnh
9 tháng 2, 2010

(26 tháng Chạp Âm lịch năm Kỷ Sửu)


<< trở về đầu trang >>
free counters