Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Tam Ṭa - nơi nhuốm máu nhiều người con quả cảm

Tam Ṭa - nơi nhuốm máu nhiều người con quả cảm

 

Alfonso Hoàng Gia Bảo

VietCatholic News

 

Trước hết xin được nói ngay rằng, tựa đề bài viết này không phải do chúng tôi đặt ra, mà là ‘quà tặng’ tờ Công an Nhân dân v́ được chúng tôi trích ra từ bài viết “Không ai được phép đứng trên luật pháp” [1] nhằm xuyên tạc sự thật vụ Tam Ṭa khi viết rằng “hàng trăm người dân Đồng Hới có cả giáo dân Đồng Hới đă cương quyết ngăn cản không cho dựng nhà, làm lễ” nhưng thực tế lại là chuyện hàng chục giáo dân, những con người quả cảm của giáo phận Vinh, đă bị đổ máu bởi đ̣n roi của công an.

Đáng lo ngại!
Vụ Tam Ṭa mới chỉ nổ ra có hơn một tuần lễ nhưng mức độ gia tăng bạo lực của nó với 10 giáo dân bị đánh và bắt, hàng chục giáo dân khác cũng bị bầm dập bởi dùi cui và mới hôm qua 27/7 lại thêm hai linh mục bị đánh trọng thương… những sự việc này cho thấy Tam Ṭa đă bỏ xa vụ Thái Hà cả về qui mô lẫn tầm vóc, và v́ thế khó ai có thể nói trước vụ này rồi sẽ trôi về đâu?
Điều đáng chú ư của vụ việc là mặc dù nó xảy ra trong bối cảnh đang có nhiều lời kêu gọi đưa VN trở lại danh sách CPC từ Hạ viện Mỹ và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đang quan tâm theo dơi, thế nhưng nhà cầm quyền Csvn vẫn không hề ‘ngán ngại’ trong việc dùng công an và vũ lực đàn áp thẳng tay tu sĩ, giáo dân Quảng B́nh.
Thái đô ấy, một mặt đă nói lên sự sợ hăi của nhà cầm quyền đă lên đến cực điểm trước làn sóng đ̣i hỏi công lư và sự thật của giới công giáo đang lan rộng ra nhiều nơi, đă khiến họ hành động một cách ‘điên cuồng’ bất chấp tất cả. Nhưng mặt khác, đây có thể là dấu chỉ cho thấy Csvn đă nhận được một sự đảm bảo nào đó từ các quan chức ngoại giao và quân sự bên hành pháp Mỹ rằng họ sẽ không bao giờ để chuyện CPC xảy ra.
Những lời phát biểu bênh Csvn ra mặt của ông đại sứ Mỹ Michael Michalak thời gian gần đây là rất đáng ‘nghi ngại’ v́ có vẻ như nó đang phát huy tác dụng như những lời động viên khuyến khích Csvn hành xử càng lúc càng thô bạo hơn. Một dấu hiệu ‘thân thiện’ khác nữa là mới trong tuần rồi quan hệ quân sự Việt-Mỹ đă đạt đến một đỉnh cao mới về hợp tác không quân.
Tất cả đă làm cho cách hành xử (và cả nói năng) của Csvn bỗng thay đổi một cách ‘hứng khởi’ lạ thường.
Khi ra tay bắt bớ hàng loạt các gương mặt trí thức và nhà đấu tranh cho dân chủ qua các vụ Ls.Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim v.v… chẳng những Csvn không sợ bị Mỹ làm khó dễ, mà ông Lê Dũng người phát ngôn bộ ngoại giao Csvn c̣n như muốn ‘quát nạt’ lại họ khi tuyên bố “Mỹ không nên can thiệp vào chuyện nội bộ của VN”. Những lời lẽ như thế, chỉ một vài năm trước khó ai nghĩ nó lại có thể xảy ra.
Rơ ràng mối đe dọa trực diện từ TQ nhắm vào quyền lực của Hoa Kỳ ngoài biển Đông thời gian gần đây đă buộc người Mỹ đang phải t́m cách lấy ḷng Csvn bằng một chính sách, có thể sẽ rất giống với thời tổng thống R.Nixon những năm 70s: đó là ve văn ḥa dịu với TQ để cầm chân LX bành trước xuống phía nam để bỏ rơi Sàig̣n. Nay là đến lượt chính phủ B.Obama đang ve văn VN để cầm chân TQ.
Phải hơi dài ḍng như thế để chúng ta thấy rằng, ‘gió có thổi theo chiều nào’ th́ thái độ hung hăn của Csvn do ‘giăy chết’ hoặc do ‘hứng khởi’ cũng đều trở nên rất đáng lo ngại cho giáo phận Vinh.
Mặc dù vậy, chúng ta có thể xác tín một điều là khác xa với cái kiếp ‘vắn số’ của chủ nghĩa cộng sản chỉ bằng cỡ một đời người vài chục năm mà sớm muộn ǵ Csvn cũng sẽ phải chung số phận, giáo hội công giáo VN đă hiện diện và tồn tại trên mảnh đất này tới những gần 500 năm, trải qua biết bao phen bị bách hại đạo đạo dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức … bằng đủ loại tử h́nh, cực h́nh, nhục h́nh từ chém đầu cho đến cho voi giày xéo, cho cọp dữ xé xác v.v… như thế cái ác vẫn không bị tiêu diệt đạo, ngược lại c̣n phát triển mạnh hơn.
Lẽ ra Csvn phải nhận ra cái điều mấu chốt hết sức căn bản và quan trọng này để chọn cho họ cách hành xử sao cho vừa phải. Đánh đập tu sĩ, giáo dân Quảng B́nh như vừa qua chắc chắn sẽ không đem lại điều ǵ tốt đẹp hơn ngoài thương tổn mối quan hệ đạo đời giữa nhà nước và giáo hội mà thôi.

“Chứng tích chiến tranh” Tam Ṭa, đâu mới là sự thật?
Vấn đề cốt lơi của vụ Tam Ṭa hiện nay như chúng ta đă biết là nằm ở việc tỉnh Quảng B́nh ra quyết định trưng dụng đất nhà thờ Tam Ṭa để làm ‘chứng tích chiến tranh và tội ác Mỹ’ mà không thèm hỏi han ‘khổ chủ’ giáo hội lấy một lời.
Chỉ măi đến măi sau này khi có cơ hội thuận tiện giáo hội lên tiếng đ̣i lại th́ UBND tỉnh này mới mời Ṭa Giám Mục Xă Đoài để “trao đổi và ư kiến của giáo phận Vinh”. Nhưng những ǵ mà báo Công An Nhân Dân trưng ra hôm 23/7 cho đến nay vẫn chỉ là “Bản Ghi Nhớ” kư kết giữa tỉnh này với Ṭa TGM Xă Đoài hồi cuối năm 2008 vừa qua, khi họ thấy đă đến lúc ‘không nên có ǵ đó để làm bằng chứng đă có nói chuyện với giáo hội’ !!!
Nay trước t́nh thế căng thẳng hiện nay chính quyền tỉnh, chắc hẳn Quảng B́nh sẽ phải xem xét lại quyết định này. Bởi v́ nó đang đặt ra trước công luận một số câu hỏi:
1./ Một công tŕnh hay vật thể để được trở thành “di tích lịch sử” bản thân nó phải hội đủ những điều kiện tự nhiên và thủ tục pháp lư ra sao?
2./ Thứ đến, nếu ‘chẳng may’ công tŕnh, vật thể được chọn ấy như nhà thờ Tam Ṭa được xây dựng từ năm 1887 bởi linh mục Clause Bonin, với bề dày thời gian xấp xỉ tuổi nhà thờ Đức Bà Sàig̣n tự nó cũng đă đủ xứng đáng được xem là di tích lịch sử của giáo hội và cũng là của đất nước, vậy tại sao nhà nước không cho khôi phục mà lại đ̣i ‘xóa sổ’ nó để giữ lại chút xíu cái hoang tàn đổ nát ấy để làm di tích chiến tranh phục vục cho tuyên truyền chính trị? Làm như thế liệu có ‘o ép’ giáo hội quá đáng không?
Như chúng ta biết, theo ḍng thời gian mọi thứ đang hiện diện trên cơi đời này vài chục năm, vài trăm năm nữa đều mặc nhiên trở thành những ‘chứng nhân’ và ‘chứng tích’ của lịch sử. Ai muốn cưỡng lại cái qui luật đào thải tư nhiên này cũng chẳng thể được. Thế nhưng, để có thể xứng đáng được tôn làm ‘di tích’ hay ‘di sản’ th́ vật thể ấy phải có thêm những yếu tố mà những con người và sự vật cùng thời với nó không hội đủ.
Điều này cũng giống như trong số hàng ty tỷ con người, vât thể từng hiện diện trên mặt đất này vài ngàn năm qua, nhưng những ǵ chúng ta biết về quá khứ chỉ là một phần rất nhỏ nhoi là các danh nhân nhờ sự nổi bật của bản thân họ mà đă được đi vào lịch sử. C̣n hầu hết đại đa số con người và sự vật c̣n lại đều là ‘vô danh’ khi trở về cùng cát bụi.
Sự sàng lọc rất khắc nghiệt của qui luật đào thải mặc dù chỉ là tự nhiên nhưng lại là một sự chọn lựa đầy ‘cân nhắc’ nhờ vậy mà nhiều tên tuổi dù rất cổ xưa, cỡ Platon, Descartes hay Archimed vẫn c̣n giá trị đến ngày nay. Muốn cho di tích có được giá trị giống như vậy rơ ràng không thể chọn lựa bằng ‘cảm tính’, đố kỵ, ‘ôm đồm’. Càng nhiều càng tốt hoặc ít quá th́ đi ‘giật gấu vá vai’ cho ‘bằng chị bằng em’ rằng tỉnh ta cũng anh hùng một thời như thường thấy ở VN sau 1975.
Hơn nữa, nói đến ‘chứng tích tội ác’, chắc rằng cái ‘tội ác Mỹ’ mà Csvn đang lăm he đ̣i giữ cho bằng được lại tháp Tam Ṭa đổ nát hiện nay, chắc chắn không thể nào so sánh về mức độ khủng khiếp của quân khủng bố trong vụ tấn công hai cái tháp đôi của thành phố New York hồi năm 2001. Thế nhưng tại sao nước Mỹ không muốn giữ lại cảnh hoang tàn đổ nát của nó để dạy cho trẻ em Mỹ sau này biết về tội ác của quân khủng bố Al-Queda, mà họ lại chỉ lập một đài tưởng niệm nhỏ trong khu vực này và nhanh chóng dọn dẹp để xây dựng cái mới?
Phải so sánh đến thế để chúng ta thấy rằng chuyện tỉnh Quảng B́nh đ̣i lấy nguyên cả khu đất rộng lớn vài trăm mét vuông, mà hiện nay trên ấy chỉ c̣n trơ trọi có mỗi cái tháp để lấy làm “chứng tích chiến tranh” xem ra không c̣n hợp với thời cuộc lắm.

‘Đô Mỹ’ thích cầm nhưng ‘tội ác Mỹ’ chẳng chịu buông!
Giữ lại ‘chứng tích’ Tam Ṭa với hơn 90% đă đổ nát trong lúc Csvn lại luôn rêu rao lời ông Hồ “xây dựng lại một nước VN đàng hoàng to đẹp hơn” rơ ràng họ đang là chuyện ‘trống đánh xuôi kèn thổi ngược’
V́ vậy mà ngay cả bây giờ mặc dù đă sau hơn 10 năm Tam Ṭa được mang danh ‘chứng tích chiến tranh’ nếu có du khách nước ngoài nào đến đây tham quan cái ‘chứng tích Tam Ṭa’, chắc rằng họ không khỏi cảm thương bùi ngùi cho số phận trớ trêu của nó để rồi tự hỏi: thế th́ cái ǵ là cái ‘có giá’ nhất ở cái khu di tích này? Là miếng đất rộng trị giá có thể là nhiều tỷ đồng với những cơ hội ngầm ‘phát tài, phát lộc’ cho các quan hay v́ “tội ác Mỹ” và v́ các thế hệ mai sau?
Đă chẳng thấy chứng tích ‘tội ác Mỹ’ đâu lại c̣n nghe kể về máu của hàng chục giáo dân vừa mới phải đổ ra thêm năm 2009 này bởi sự đánh đập của công an? Vậy, phải chăng đây mới chính là ‘chứng tích tội ác’?
Nhân đây cũng xin lưu ư mọi người về một chi tiết quan trọng: chiến tranh chấm dứt từ 1975 nhưng măi hơn 20 năm sau, vào ngày 26/3/1997 tỉnh Quảng B́nh mới công bố lấy nhà thờ Tam Ṭa làm di tích chiến tranh. Chỉ riêng cái chuyện ra đời ‘muộn màng’ của di tích này vào thời điểm đất đai khắp các tỉnh thành VN bắt đầu rục rịch tăng giá sau khi VN bang giao trở lại với Mỹ vào năm 1995, tự nó đă phản bác lại cái lư do “chứng tích tội ác Mỹ” nghe hoàn toàn chẳng ‘lọt tai’ chút nào.
Nếu giới lănh đạo Quảng B́nh thật sự quan tâm tới ‘tội ác Mỹ’ hẳn Tam Ṭa đă bị trưng dụng ngay từ sau năm 1975 trong những năm tháng quan hệ Việt-Mỹ đang c̣n rất căng thẳng và Hà Nội c̣n rất ‘hung hăng’ chứ không thể là thời điểm 1997.
Nhưng ngay cả khi chúng ta tạm chấp nhận cái lư do ‘chứng tích chiến tranh’ muộn màng ấy là có thật đi, thử hỏi từ ngày tỉnh Quảng B́nh ban bố ra quyết định công nhận Tam Ṭa làm di tích, họ đă đầu tư được thêm những ǵ để làm tăng giá trị chứng minh ‘tội ác Mỹ’ cho nó, cũng như để bảo vệ cái tháp Tam ṭa cho khỏi bị đổ?
Một khi đă được xem là di tích lịch sử th́ tỉnh Quảng B́nh phải tuân theo pháp lệnh về ‘bảo vệ di sản’ để quan tâm, chăm sóc và bảo vệ nó. Nhưng nay đă hơn chục năm trôi qua, chúng ta thấy nơi này ‘mèo vẫn hoàn mèo’, vẫn là cảnh hoang tàn đổ nát cỏ dại mọc khắp nơi như ngày nào không có ǵ thay đổi đáng kể!
Di sản chiến tranh ǵ mà tệ đến nỗi không có lấy nổi một văn pḥng để trưng bày các h́nh ảnh sưu tầm trước và sau chiến tranh ra sao để giới thiệu cho du khách xem? Sao lại có thể ‘mất căn bản’ đến mức độ kỳ lạ như vậy?.
Có nhận ra những sự bất b́nh thường này chúng ta mới thấy thực chất việc trưng dụng ngôi nhà thờ đổ nát Tam ṭa làm ‘chứng tích tội ác chiến tranh’ chỉ là cái cớ của tỉnh Quảng B́nh, để: một là không cho đạo công giáo phục hồi tại đây và hai chắc là để… ‘chờ thời’ với chút hy vọng sau này đ̣i ngườ́ Mỹ chút tiền đô để gọi là ‘bồi thường chiến tranh’?

“Tội ác Mỹ ” hay sự ‘đểu cáng’ của CSVN?
Nói đến “chứng tích tội ác” trên thế giới sau thời kỳ chiến tranh lạnh, chính các thể chế cộng sản Đông Âu, Nga, TQ, VN v.v… mới là phía đang bị nhiều quốc gia dựng nhiều tượng đài lên án tội ác của họ nhất chứ chẳng phải Tây Âu hay Mỹ.
Đối với Csvn cũng vậy. Cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại từng là nạn nhân khốn khổ, sống dở chết dở của họ thời gian vừa qua cũng đă cung cấp cho thế giới nhiều bằng chứng tội ác do Csvn gây ra dân tộc VN. Bên cạnh các tượng đài được khắp Âu Mỹ, mới đây c̣n là bộ phim “Sự thật về HCM’ vừa được phát hành đang khiến Csvn rất lo lắng t́m mọi cách để ngăn chận sự xâm nhập vào VN. [2]
Hẳn nhiều người vẫn chưa thể quên chuyện Hà Nội từng lo ‘sốt vó’ v́ những bia tưởng niệm thuyền nhân VN phải bỏ ḿnh trên biển tại đảo Galang, Indonesia mà họ đă gây áp lực ngoại giao để nước này đập bỏ vào tháng 6/2005. Chính cái tấm bia bị đập cho tan hoang (như h́nh đính kèm) mới là ‘chứng tích tội ác’ rơ ràng nhất của chế độ Csvn chứ chẳng phải Tam Ṭa nào hết.
Muốn biết trong cuộc chiến VN giữa Mỹ và ‘Việt Cộng’ ai ác hơn ai, có lẽ không ǵ chính xác cho bằng nghe chính những lời của các quan chức cao cấp Csvn nói về ‘cựu thù’ của họ.
Đầu tiên, đó là phát biểu của ông cựu đại sứ đầu tiên của Vn tại Hoa Kỳ Lê Văn Bàng “ngày 3 tháng 2 năm 1994 là ngày mà tôi nhớ măi. Hôm đó rất bất ngờ tôi được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mời lên để thông báo về việc Tổng thống Bill Clinton đă chính thức tuyên bố bỏ cấm vận Việt Nam. Tôi đă cảm động đến rơi nước mắt v́ phải đấu tranh ngần đấy năm trời mới bỏ cấm vận thành công. Mà bỏ cấm vận tức là giải quyết được rất nhiều vấn đề...” [3]
Bảo Mỹ là tàn ác vậy mà sao khi nhận được thông báo cho phép chơi lại với họ lại mừng đến muốn khóc như vậy ư?
Rồi vào năm 1995, khi sang tham dự Kỳ họp của đại hội đồng LHQ, khi đề cập đến triển vọng quan hệ Việt Mỹ, ông cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh đă tuyên bố một câu… ‘để đời’, rằng “một nước mà không gác lại được quá khứ th́ cũng chưa phải là nước vĩ đại!” [4]
Ông chủ tịch biết nói những lời cao cả như vậy, tại sao khi trở về nước thấy tỉnh Quảng B́nh nộp hồ sơ đ̣i lấy nhà thờ Tam Ṭa làm ‘chứng tích tội ác Mỹ’ ông lại chẳng can ngăn?
Tóm lại, thực chất của cái cớ ‘chứng tích chiến tranh’ mà tỉnh Quảng B́nh đưa ra đă gây nên ra sự căng thẳng cho Tam Ṭa chỉ là những mưu mô toan tính hết sức nhỏ nhặt của nhà cầm quyền VN. Thậm chí không loại trừ khả năng đă từng có chiến dịch thu gom càng nhiều ‘con tin’ tài sản giáo hội càng tốt để dễ bề chiếm thế thượng phong trong khi đàm phán b́nh thường quan hệ ngoại giao với Ṭa Thánh Vatican sau này.
Thực trạng xă hội VN ngày nay tưởng đă rơ mười mươi chẳng c̣n ǵ để bàn luận về những giáo điều mà Csvn đang rêu rao.
Nền kinh tế đang vận hành ngày càng bám chặt vào quĩ đạo tư bản chủ nghĩa, con cái cán bộ Csvn đủ mọi cấp đang đua nhau sang Mỹ học đ̣i, th́ thử hỏi c̣n ai trên đất nước này muốn để mắt tới những ‘chứng tích tội ác Mỹ’?
Nhưng bất hạnh cho giáo xứ Tam Ṭa và cho cả dân tộc VN là ở chỗ, để thể kéo dài sự thống trị cơ hội vơ vét làm giàu, Csvn mặc dù tay luôn nắm chặt lấy những tờ tiền đô nhưng ngoài miệng th́ cứ phải làm bộ chửi Mỹ ra rả, vẫn tuyên bố phải duy tŕ cái ‘chứng tích Tam Ṭa’ v.v… bởi gắn liền với những ‘chứng tích tội ác Mỹ’ ấy là chuyện ngộ nhận của hàng triệu triệu người VN về ‘sự nghiệp giải phóng đất nước’ mà ngay từ bé đă bị nhồi sọ, khi lớn lên lại bị bưng bít thông tin, v́ vậy mà bao người vẫn lầm tưởng đảng này đă có ‘công trạng’ rất lớn với dân tộc.
V́ lầm tưởng ḿnh đang là người chịu “ơn mưa móc” của đảng Csvn mà trong xă hội vẫn c̣n kẻ tham gia vào đám “quần chúng tự phát” tiếp tay cho Csvn gây ra bao đau khổ cho dân chúng. Chính cái lũ ‘vô học’ này mới là sự thử thách và ‘đáng sợ’ c̣n hơn cả công an. Bởi “nhân bất học bất tri lư”, kẻ bị nhồi sọ th́ c̣n biết đâu là lẽ phải nên chúng dám làm bất cứ mọi điều tệ hại nhất theo lệnh của những kẻ ‘lănh đạo’ mà chút lương tâm cạn kiệt c̣n lại nơi họ cũng không cho phép họ làm hoặc v́ sợ hậu quả sau này nên t́m cách né tránh, đành phải muợn tay lũ côn đồ “quần chúng tự phát” làm thay.
Trong cơn nguy khốn hiện nay của giáo phận Vinh, “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ” lẽ nào các đấng giáo quyền và cộng đoàn các giáo phận trên cả nước lại có thể ‘ngoảnh mặt làm ngơ’ trong im lặng khi không dám nhắc tên hai chữ cấm kỵ “Tam Ṭa” hiện nay để cùng nhau chia sẻ bớt sự nguy khốn cho những người anh em đồng đạo của ḿnh?

Các ghi chú:
(1) Không ai được phép đứng trên luật pháp (http://ca.cand.com.vn/vi-VN/thoisuxahoi/thoiluan/2009/7/149139.cand)
(2) Phim “Sự Thật về Hồ Chí Minh” (http://freevietnews.com/video/viewvideo.php?id=223
(4) Quan hệ Việt Mỹ sơ khởi: "T́nh trong như đă..." (http://tintuc.xalo.vn/03-952188502/quan_he_viet_my_so_khoi_tinh_trong_nhu_da.html)

Sàig̣n, 28/7/2009

Alfonso Hoàng Gia Bảo


<< trở về đầu trang >>
 free counters