Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Tại sao họ khinh người Việt Nam?

Tại sao họ khinh người Việt Nam?


Ngô Nhân Dụng

Vua Lê đánh thắng giặc Minh, Nguyễn Trăi viết trong B́nh Ngô Đại Cáo, là “tuyết thiên cổ vô cùng chi sỉ,” rửa sạch mối sỉ nhục ngàn năm chưa nguôi. Rửa nhục, không phải v́ đă đánh được giặc Minh, giết được nhiều quân Minh. Nỗi nhục đă rửa “sạch lầu lầu” v́ Lê Thái Tổ đă tha mạng cho tướng sĩ nhà Minh, lại c̣n cho hộ tống về Tầu để khi đi dọc đường không bị dân chúng căm giận mà ngầm giết bớt. Vua Lê nói: “Ví bằng giết đi cho hả giận một lúc, để gánh lấy tiếng xấu giết kẻ quy hàng đến muôn đời; chi bằng hăy cho sống vạn ức mạng người để dứt mối chiến tranh đến muôn thủa, công việc sẽ chép vào sử sách, tiếng thơm sẽ truyền măi đến ngàn thu, há chẳng lớn ư?”
Nhiều người Trung Hoa không đọc đoạn sử trên, trong Đại Việt Thông Sử (bản dịch của Ngô Thế Long, in năm 1978 ở Hà Nội, trang 70). Họ không biết thiện chí của Lê Thái Tổ muốn “dứt mối chiến tranh đến muôn thủa.”
Cuối tháng trước, hàng trăm ngư phủ Việt Nam vừa mới bị lính Tầu đóng trên cảng Cần Cẩu cướp bóc, đánh đập, tra tấn sau khi ghé vào trốn băo trên ḥn đảo vốn thuộc nước ta nay đă bị Trung Quốc chiếm. Bọn lính Trung Cộng chiếm đóng Hoàng Sa đă cư xử như loài hải tặc chứ không phải quân đội chính quy của một quốc gia. Hàng trăm ngư dân từ đảo Lư Sơn và B́nh Châu bị đánh đau, nhưng hàng triệu người Việt Nam cảm thấy nhục nhă. Một vụ bạo hành phi pháp như vậy mà người cầm quyền không ngăn cản được dù có 3, 4 ngày để hành động, th́ đúng là “thiên cổ vô cùng chi sỉ,” một mối nhục ngàn thu không biết bao giờ rửa sạch!
Tại sao quân đội Trung Quốc cho phép tầu Nhật Bản, Hồng Kông vào cảng Cần Cẩu tránh băo một cách trật tự, c̣n tầu Việt Nam th́ bị bắn để ngăn cấm suốt ba ngày; sau cùng phải liều mạng chạy đại vô mới tránh được gió băo? Trong ba ngày đó, cái gọi là Bộ Ngoại Giao của chính quyền Hà Nội đă làm ǵ? Sau đó, họ đă làm ǵ khi dân trở về cho biết họ bị bọn “hải tặc” đánh đập, tra tấn, cướp bóc? Ở một nước dân chủ tự do th́ Quốc Hội đă lập một ủy ban điều tra độc lập để t́m hiểu cho rơ ngọn ngành. Nếu chính quyền biết trọng danh dự của dân tộc th́ phải lập thức gọi đại sứ Trung Quốc tới Bộ Ngoại Giao lớn tiếng phản đối ngay từ ngày 30 Tháng Chín khi các ngư phủ Việt Nam về tới bến. Phải yêu cầu họ điều tra, trừng phạt những tên lính Trung Cộng phạm tội và bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân. Trong khi chờ đợi, phải triệu hồi đại sứ ḿnh về nước để tỏ thái độ phản đối cho tới lúc nào giải quyết ổn thỏa mới thôi. Phải thưa kiện Trung Cộng trước ṭa án quốc tế và họp báo chính thức lên án trên những tên hải tặc mặc quần áo lính Trung Quốc! Nhân dịp này, nêu lại vấn đề chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước công luận thế giới. Đó là những hành động tối thiểu, cần thiết để bảo vệ danh dự quốc gia. Các nước văn minh đều hành xử như vậy.
Người Trung Quốc cũng đang tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền trong vùng biển Đông của họ, là Điếu Ngư Đài với mấy ḥn đảo diện tích tổng cộng chỉ có 7 cây số vuông, hiện do người Nhật chiếm đóng, đặt tên là Senkaku.
Ngay sau vụ các thanh niên Nhật Bản tới xây hải đăng trên đảo những năm 1978 và 1996, có những đoàn thanh niên từ Hồng Kông, Đài Loan, rồi sau đó đến người Trung Quốc tổ chức đi thuyền đến Điếu Ngư Đài cắm cờ quốc gia của họ lên đảo.
Tháng Ba năm 2004 một nhóm bẩy thanh niên từ lục địa Trung Quốc đổ bộ lên Điếu Ngư Đài, họ bị quân tuần pḥng Nhật Bản bắt. T́nh cảnh những người này không giống như các ngư phủ Việt Nam đă bị Trung Cộng bắt giữ gần đây, v́ những người Việt bị bắt hoàn toàn vô t́nh, không ai có ư tiến vào Hoàng Sa để xác nhận chủ quyền. Nhưng năm 2004 chính phủ Bắc Kinh phản đối, buộc Nhật trả các thanh niên của họ về nước.
Đài Loan là một nước nhỏ so với Nhật Bản, mà hai bên giao thương rất mật thiết, quyền lợi kinh tế rất lớn. Nhưng không phải v́ thế mà chính phủ Đài Bắc khiếp nhược, im lặng và tảng lờ khi dân Đài Loan bị xúc phạm v́ Điếu Ngư Đài. Tháng Sáu năm 2005 một chiếc tầu đánh cá tư nhân của Đài Loan tới gần Điếu Ngư Đài bị tầu tuần duyên Nhật Bản ngăn chặn, giữ để xét hỏi. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đă phản đối kịch liệt, gửi một chiến hạm tới quanh Điếu Ngư Đài để bầy tỏ sự tức giận của dân chúng Đài Loan. Trên chiếc tầu này có ông bộ trưởng quốc pḥng và vị chủ tịch Quốc Hội, cho thấy chính quyền một nước tự do dân chủ tự nhiên phải chứng tỏ họ biết lo chung mối lo của nhân dân.
So sánh các biến cố trên với những vụ các “tàu lạ” đâm vào mạng sườn tầu Việt Nam giữa đêm, hoặc bắt cóc các ngư dân Việt Nam đ̣i tiền chuộc trong vùng Hoàng Sa, và đến vụ đánh đập, cướp bóc các ngư dân Lư Sơn và B́nh Châu bây giờ, th́ thấy khác nhau xa. Khác không phải v́ người Nhật biết cư xử lịch sự văn minh hơn người Trung Quốc. Khác không phải là chính phủ Nhật biết kính nể dân Trung Hoa dù ở lục địa hay ở Đài Loan. Khác là v́ từ chính phủ Bắc Kinh cho đến những người lính Trung Cộng đóng ở cảng Cần Cẩu không ai cần tỏ ra biết kính trọng dân Việt Nam.
Chúng ta phải tự hỏi tại sao quân Trung Cộng trong cảng Cần Cẩu biết kính trọng luật hàng hải quốc tế để đối xử với tầu, thuyền nước khác theo lối loài người văn minh, mà lại trở mặt, biến thành những hải tặc dă man khi gặp người Việt Nam?
Không thể nghĩ rằng chính phủ Bắc Kinh có chính sách kỳ thị, ra lệnh cho quân lính của họ coi người Việt Nam như quân thù. Chính quyền một nước lớn thường vẫn phải tỏ ra họ tôn trọng những luật pháp quốc tế. Ngoài ra, chính phủ nào cũng phải ra lệnh cho quân lính cứu người trong lúc lâm nạn, không để quốc gia họ bị mang tiếng bất nhân. Hành động dă man của quân lính Trung Cộng có thể do họ vẫn được lệnh đối xử với ngư dân Việt Nam như vậy, để cho mọi người Việt Nam khác phải sợ mà lánh xa. Hoặc chính những người lính này thấy cơ hội có thể cướp bóc th́ không ngần ngại ăn cướp ngay. Khi không ăn cướp được th́ tra tấn. Quân lính Trung Cộng chiếm đóng Hoàng Sa th́ cũng là người, những người được huấn luyện quân phong, quân kỷ. Tại sao họ đang tâm cướp bóc, đánh đập người Việt Nam như thế? Người Việt đă làm ǵ để đến nỗi bị họ thù ghét?
Xem cách họ táng tận lương tâm, tra khảo man rợ th́ thấy không phải là họ chỉ thù ghét mà đúng ra là họ khinh rẻ. Họ coi khinh các ngư phủ Việt Nam, khinh mọi người Việt Nam. Đối với kẻ thù, người ta cũng c̣n có khi tỏ ḷng kính trọng và ra tay giúp đỡ khi hoạn nạn để chứng tỏ ḿnh hào hiệp. Chỉ khi nào trong ḷng khinh bỉ, nh́n những người trước mặt ḿnh mà không coi đó là những con người ngang hàng, th́ họ mới đối xử theo lối của loài muông thú.
Vậy tại sao những người lính Trung Cộng lại coi khinh người Việt Nam như thế?
Năm 1974 sau khi đánh chiếm được Hoàng Sa, quân Trung Cộng c̣n kính trọng những người lính Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa bị bắt; đưa tù binh về Hải Nam chữa vết thương và cung cấp lương thực, rồi trả các tù binh trở về theo quy luật quốc tế, mặc dù hai nước không có quan hệ ngoại giao. Người lính Trung Cộng hồi 35 năm trước khác người lính bây giờ hay sao? Hay là cách họ nh́n người Việt Nam từ đó tới nay đă thay đổi?
Chúng ta cứ nh́n thấy cách chính quyền Bắc Kinh đối xử với chính quyền Hà Nội mà suy ra. Đối với chính quyền Bắc Kinh, đảng Cộng Sản Việt Nam là một bọn người vô ơn bạc nghĩa. Lê Duẩn đă sửa cả hiến pháp ghi những lời lên án Trung Quốc, rồi hoàn toàn thần phục Liên Xô để chống Trung Quốc, gây nên hai cuộc chiến tranh biên giới. Mười năm sau, Liên Xô và các nước Cộng Sản Đông Âu sụp đổ, viện trợ giảm dần cho tới lúc cạn kiệt. Từ năm 1992, đảng Cộng Sản Việt Nam đă “quy hàng” một cách nhục nhă. Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, xin được vào triều kiến nhưng Đặng Tiểu B́nh chỉ cho phép đến thành phố Thành Đô gặp gỡ, lại bắt phải đem Phạm Văn Đồng đi theo. Suốt những năm trước guồng máy tuyên truyền ở Hà Nội vẫn gọi ông ta là Đặng Lưu Manh, bây giờ toàn bộ nhóm lănh đạo mất chỗ dựa ở Mát Cơ Va nên phải trở lại cầu cạnh Đặng Lưu Manh. Hỏi có ai thấy thế mà không khinh bỉ?
Thái độ khinh bỉ đó đă thấm từ trên xuống dưới. Cho nên dân Trung Hoa bây giờ nhiều người cũng coi thường mọi người dân Việt Nam. Đọc các bản hồi kư của những viên cố vấn Trung Cộng đă sang giúp Việt Nam đánh Pháp chúng ta thấy thái độ khinh thường đó. Tất cả các hồi kư đều mô tả những quyết định và chuẩn bị chiến lược, việc thi hành các trận đánh, áp dụng các chiến thuật, đều do các cố vấn quyết định, từ trận Cao Bằng đến Điện Biên Phủ. Tướng sĩ Việt Nam th́ bị mô tả là sợ khó, chóng mệt mỏi, phải có các cố vấn Trung Quốc thúc đẩy mới đánh tiếp. Có lúc Trần Canh dọa nếu không đánh tiếp th́ ông ta về Bắc Kinh, không trở lại nữa, thế là phải nghe lời ông ta! Không những thế, các tướng cố vấn Trung Cộng như Trần Canh, Vi Quốc Thanh, lúc nào cũng điện về Bắc Kinh hỏi ư kiến, được Quân ủy Trung ương Trung Cộng chuẩn ư trước khi cho bên Việt Nam thi hành. Người Việt Nam biết tự trọng tất nhiên phải nghi ngờ các lời tự thuật đó, không thể tin là đúng hoàn toàn. Nhưng điều đáng nói ở đây là thái độ của giới quân sự Trung Quốc đối với Việt Nam là một thái độ khinh thường, coi rẻ. Các bạn trẻ ở Việt Nam hăy t́m trên mạng lưới sẽ đọc được tất cả những thứ hồi kư đó để tự ḿnh suy xét.
Cũng giống như thái độ của quân đội, nhiều dân thường bên Trung Quốc cũng mang ḷng khinh rẻ người Việt, nước Việt. Chúng ta đă thấy trên nhiều mạng lưới của giới trẻ Trung Quốc họ đưa lên những kế hoạch đánh chiếm Việt Nam như thế nào, dùng bao nhiêu quân, đánh vào những đâu. Rồi họ bàn căi, tranh luận với nhau, coi chuyện đánh Việt Nam như một tṛ chơi điện tử.
Trước các hành vi đó, chính quyền Cộng Sản Việt Nam không dám ngỏ một lời phản đối. Trái lại, mỗi khi có người Việt Nam nào dám đặt vấn đề với Trung Quốc th́ chính quyền Cộng Sản bắt bớ, bỏ tù. Báo chí cả nước không được nói đến những vấn đề “nhậy cảm.” Nh́n thấy cách cư xử đó, người không khinh cũng phải sinh ḷng khinh rẻ.
Trong vụ lính Trung Quốc cướp và đánh các ngư dân Việt Nam tránh băo, mạng lưới một tờ báo vừa cho đăng tin này, với những h́nh ảnh và lời phỏng vấn, tường thuật, th́ chỉ vài giờ sau đă bị cắt ngay. Nhật báo Người Việt đă đọc và lưu lại bài đó trước khi bị cắt cho nên mới có cơ hội loan tin.
Tư cách chính quyền một nước hèn hạ như vậy, làm sao người ta không khinh được?
Mối nhục “thiên cổ vô cùng chi sỉ” ở đó mà ra!


<< trở về đầu trang >>
free counters