Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Tại sao chế độ Trung Quốc vẫn vững?

Tại sao chế độ Trung Quốc vẫn vững?


Andrew G. Walder* (Nguyễn Ước dịch)

Ba thập niên trước, khi Trung Quốc (TQ) bắt đầu cải cách kinh tế th́ đang có khoảng 34 quốc gia độc lập trên thế giới hôm nay bị chế độ độc tài cộng sản cai trị. Giờ đây chỉ tồn tại bốn nhà nước cộng sản. Hai trong số đó là chế độ nhà nước xă hội chủ nghĩa không cải cách, bị tŕ trệ sa lầy trong nghèo khó, là Bắc Hàn và Cuba. Trung Quốc và Việt Nam là hai nước duy nhất tiến hành những cải cách rộng lớn mang tính thị trường mà không thay đổi chế độ. Ba mươi chế độ c̣n lại đi theo con đường khác. Họ là nhà nước “hậu cộng sản” với nền kinh tế thị trường và một cấp độ rộng răi các hệ thống chính trị, từ chế độ độc tài khắc nghiệt tới thể chế dân chủ tự do.
Thành tích kinh tế của TQ thật khác thường, và ở đây nó không đ̣i hỏi nhiều ư kiến. Nhưng trong thập niên vừa qua, một đợt sóng phản đối về các chủ đề kinh tế và sự tái trỗi dậy mới đây về bất ổn sắc tộc tại các khu vực phía Tây của TQ, đă và đang thêm phần gây nên nhận thức rằng có thể chế độ ấy đang đi vào thời kỳ bất ổn tăng cao, một thời kỳ mà cuộc chạy đua hai thập niên tiến bộ nhanh chóng cùng trật tự chính trị có thể đang đi tới kết thúc.
Chắc chắn TQ hôm nay là một xă hội lủng củng, có thể gây ra bất ḥa, một cách tương đối, và dường như nhà nước bị ám ảnh bởi các biện pháp bảo đảm trật tự chính trị. Cũng quả thật đă có tiến bộ rất ít trong việc cải cách các định chế chính trị cốt lơi của TQ mà về mặt cốt yếu, chúng cũng là những cái hiện hữu kể từ khi bắt đầu cuộc cải cách kinh tế 30 năm trước. Tuy nhiên, t́nh h́nh chính trị tổng thể tại TQ có nhiều thuận lợi cho chế độ hơn trước đây, khi nó ở trong một thập niên xung đột xâu xé và tương đối hỗn độn của cuộc cải cách kinh tế.
Chính xác là 20 năm trước, lúc ấy TQ chắc chắn đang ở trong trạng thái kinh hoàng. Thiết quân luật áp dụng tại Bắc Kinh sau khi quân đội đột kích phong trào phản đối Thiên An Môn, liên minh cải cách trong hàng ngũ lănh đạo Đảng Cộng sản bị sụp đổ, đất nước bị cô lập về mặt quốc tế và bị chỉ trích dữ dội v́ ngược đăi thô bạo nhân quyền, và nền kinh tế đang ở giữa khúc quặt đi xuống rơ rệt và sẽ kéo dài t́nh trạng sa sút trong vài năm.
Thế nhưng chúng ta thường quên rằng cuộc khủng hoảng sâu rộng năm 1989 đơn giản chỉ là kết quả của những t́nh huống chính trị và xă hội hiện hữu suốt thập niên 1980, những t́nh huống tương phản một cách sắc nét với hiện tại hôm nay. Nếu chúng ta ngoảnh lại nh́n thập niên 1980 th́ thấy TQ lúc ấy có vẻ là một đất nước khác. Tăng trưởng kinh tế và hồi sinh quốc gia hai chục năm qua cùng các biến cố trong phần c̣n lại của thế giới trong thời kỳ quá độ, đặt chế độ TQ vào một vị trí rất khác và tạo ra một quan hệ rất khác giữa chế độ và xă hội mà nó cai trị.
Nói cụ thể, TQ hôm nay là một nơi chốn khác, theo bốn cách thức.
Thứ nhất, lúc này rơ ràng tiếp cận tiệm tiến của TQ vào cuộc cải cách kinh tế đă hữu hiệu. Suốt thập niên 1980, không chút nào rơ ràng rằng sách lược ấy sẽ thành công, ít nhất bên ngoài nông nghiệp.
Thứ hai, đường đi chính trị tổng thể (overall political trajectory) của TQ giờ đây trông hoàn toàn thuận lợi dưới ánh sáng của những vấn đề nghiêm trọng được trải nghiệm bởi nhiều nhà nước kế thừa hậu cộng sản. Vào cuối thập niên 1980, chế độ TQ có vẻ bị bế tắc và phản động so với các chế độ cộng sản khác đang bắt đầu công cuộc cải cách chính trị của họ.
Thứ ba, giới trẻ và người dân có học của TQ giờ đây cho thấy một cảm giác mạnh mẽ tinh thần tự hào dân tộc và thỉnh thoảng, ḷng yêu nước mang tính vệ quốc. Ngược lại, hai thập niên trước đây, đặt vấn đề sâu xa về Đảng Cộng sản và tính chính thống (legitimacy) của chế độ là một việc phổ biến hơn rất nhiều.
Cuối cùng, hàng ngũ lănh đạo Đảng của TQ hôm nay, một cách căn bản, thống nhất quan điểm của họ về đường hướng đất nước nên đi. Suốt thập niên 1980, họ chia rẽ sâu xa cả về cải cách kinh tế lẫn sự tự do hóa.

Các thời kỳ bất định
Ngày nay, chúng ta quen với sự trỗi dậy kinh tế của TQ nên khó nhớ lại thái độ hoài nghi đáng kể liên quan tới những viễn cảnh của các cải cách kinh tế, từng hiện hữu trong thập niên đầu của chúng. Tới cuối thập niên 1980, các cải cách kinh tế của TQ không thật sự tiến hành sâu rộng bên ngoài nông nghiệp, nơi xứ sở đó sớm đạt những thành quả đầy ấn tượng, đơn giản nhờ vào việc buông bỏ những nông trường tập thể kiểu Sô-viết. Lợi tức ở nông thôn tăng nhanh, việc cung cấp thực phẩm cho thành thị cũng thế. Vào thời điểm đó, các cải cách của TQ trong nông nghiệp là tiến bộ nhất trong thế giới xă hội chủ nghĩa. Tuy thế, cũng vào thời điểm đó, người ta nhận xét một cách đại thể rằng đó là phần dễ dàng và mới chỉ là bước đầu.
Công tác khó khăn nhất của cuộc cải cách chưa được phát biểu theo cách thức mang ư nghĩa quan trọng nào – làm thế nào đảo ngược một khu vực kỹ nghệ quốc doanh khổng lồ và rơ ràng không hiệu quả. Hiển nhiên là các công ty kỹ nghệ cần tinh giản, tái tổ chức và bắt phải chịu sức ép cạnh tranh thật sự, nhưng công tác ấy liên quan tới sự đánh mất quyền kiểm soát của nhà nước trên những bộ phận chủ yếu của nền kinh tế. Nó cũng có nguy cơ gây bất ổn và đối lập chính trị v́ phải sa thải nhân viên và vi phạm các nguyên lư (tenet) chính của chủ nghĩa xă hội. Suốt thập niên 1980, không rơ ràng việc các lănh đạo Đảng thậm chí có thể tập hợp được ư chí chính trị để toan tính cuộc chuyển thể chưa có tiền lệ ấy, và nếu họ cố thử một cách nghiêm chỉnh, th́ không rơ ràng việc Đảng Cộng sản Trung quốc có thể tồn tại lâu hơn các hệ quả chính trị có thể có hay không.

Đó cũng là một vấn đề hiểm nghèo của cải cách giá cả. Việc giải phóng giá cả tiêu thụ và sản xuất trong một nền kỹ nghệ khan hiếm nghiêm trọng mang theo nguy cơ thật sự lạm phát nhanh chóng và tác động gây bất ổn của lạm phát được thấy rơ tại các thành phố TQ năm 1988 và đầu năm 1989. Như các lănh đạo TQ đă nhận thức một cách đau đớn, những gia tăng quá quắt trong giá cả tiêu thụ tại Ba Lan khiến phát sinh Phong trào Đoàn kết vào lúc bắt đầu thập niên đó. Chúng ta nên nhớ rằng ở thời điểm ấy, trong lịch sử chưa từng có một chế độ xă hội chủ nghĩa nào tính chuyện chuyển dịch tới một nền kinh tế có định hướng thị trường, và chưa có ǵ rơ ràng cho thấy việc đó có vẻ hợp lư, hoặc một đảng cộng sản đang nắm quyền có thể sống sót trong một cuộc chuyển tiếp như thế.
Người ta cũng dễ quên rằng đường đi chính trị của TQ vào cuối thập niên 1980 dường như rất tụt hậu so với sự thay đổi mang tính tiến bộ trong khối Sô-viết, phần lớn đối với sự thất vọng chán nản của nhiều sinh viên, trí thức và đảng viên có đầu óc phóng khoáng. Phản ứng dữ dội của Đảng chống lại “sự tự do hóa trưởng giả” theo sau phong trào dân chủ của sinh viên vào cuối năm 1986, và tiếp đó, việc thanh trừng Hồ Diệu Bang, Tổng Bí thư có đầu óc phóng khoáng, khiến hàng ngũ lănh đạo của TQ dường như lạc hậu và phản động. Khuynh hướng tự do báo chí, dân chủ hóa và thậm chí bầu cử có tranh đua mà vào năm 1988, đă thấy rất rơ tại Ba Lan, Hungary, và quan trọng nhất, tại Liên bang Sô-viết. Nhiều thành phố ở TQ, và thậm chí bản thân Đảng và chính quyền, đă nh́n những phát triển ấy với ḷng ganh tị.
Chúng ta cũng nên nhớ rằng đây chính xác là thời điểm các chế độ Đông Á thoát ra khỏi những thời kỳ dài của độc tài chuyên chế. Philippines năm 1986, Nam Hàn năm 1987 và Đài Loan năm 1988. Đối với nhiều người tại TQ vào thời điểm ấy, những sắp xếp chính trị của xứ sở đang ngày càng lỗi thời, lệch lạc và phản động – và không tương hợp với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng theo định hướng thị trường mà rơ ràng lănh đạo Đảng đang thiết tha mong mỏi.

Giới trẻ khủng hoảng
Một dấu hiệu đặc trưng của thập niên 1980 là sự tách xa (alienation) của nhiều thanh niên thiếu nữ và trí thức TQ. Một thập niên bắt đầu với “khủng hoảng sự tin cậy” công khai và rầm rộ vào Đảng Cộng sản và chủ nghĩa xă hội. Trong các đại học, nở rộ một bầu không khí tự do đặt vấn đề, cũng như sự hiếu kỳ đối với các triết thuyết dân chủ và các định chế của văn minh phương Tây. Xuất hiện một thế hệ người TQ trong độ tuổi 20 và 30 từ một nền giáo dục bị gián đoạn, và nhiều người trong bọn họ vừa trải qua thời gian như “tuổi trẻ bị phái xuống” vùng nông thôn, trong một tâm trạng tra vấn và nổi loạn. Nhiều trí thức cấp tiến cũng tham gia cuộc náo nhiệt tổng quát ấy.
Đó là một xă hội vẫn đang phục hồi từ những hăi hùng của cuộc Cánh mạng Văn hóa và vẫn cố sức giải thích căn nguyên của đại thảm họa toàn quốc dài ngày ấy. Vào lúc đó, nhiều người bất đồng ư kiến với đường lối tự phục vụ thấy rơ của Đảng – rằng những tai họa ấy do một nhóm nhỏ lănh tụ độc ác gây ra và những kẻ đó bị xỉ vả là bè lũ “Tứ nhân bang”. Nhiều người tin rằng nguyên nhân gốc của đại thảm hoạ toàn quốc của TQ đan quyện một cách sâu xa trong các định chế chính trị đơn nguyên (unitary) và hệ tư tưởng đang thống trị.
Sau cùng, giới lănh đạo của TQ vào thập niên 1980 bị chia rẽ sâu xa và thường cũng rất cay đắng, về cải cách kinh tế cùng sự tự do hóa chính trị. Nhiều lănh tụ nh́n các cải cách kinh tế như một đe dọa cho chế độ và vi phạm các nguyên lư căn bản của xă hội chủ nghĩa. Những kẻ bảo thủ ấy không thể hiểu tại sao TQ không đơn giản quay trở lại phiên bản đă được cập nhật của những thực hành theo kế hoạch và được khởi hứng mang tính Sô-viết từng thao tác tương đối tốt trong thập niên 1950, trước ngày mọi sự bị ném vào t́nh trạng hỗn loạn do bởi chủ nghĩa cực đoan đầy khinh suất của Mao Trạch Đông. Và các nỗ lực từ những người chủ trương cải cách trong hàng ngũ lănh đạo nhằm thúc đẩy sự tự do hóa chính trị và cởi mở đă dẫn tới cuộc chiến tranh bè phái trong hàng ngũ thượng đỉnh của Đảng.
Kết quả của cuộc đấu đá đầy thủ đoạn và triền miên ấy là kiểu mẫu của t́nh trạng biến đổi chính trị đột ngột, khi các chuyển dịch hướng tới tự do hóa và cải cách bị theo sau bởi các giai đoạn thụt lùi và đắp ụ. Lănh tụ Đặng Tiểu B́nh làm trọng tài cho cuộc tranh đua bè phái, khi chuyển theo bên này khi ngă về bên kia, với hy vọng lèo lái giới lănh đạo ngang bướng tới đường lối ở giữa của cuộc cải cách mang tính thị trường dưới sự cai trị nghiêm khắc của Đảng. Giới trẻ, trí thức và đảng viên, về mặt chính trị, nhận biết rất rơ những xung khắc ấy.

Băo tố hoàn hảo
Mùa Xuân 1989, cả bốn đặc điểm có từ lâu ấy của thập niên 1980 tại TQ hội tụ thành một cuộc khủng hoảng chính trị có thể sánh ngang một cơn băo hoàn hảo. Văn hóa giới trẻ xa lạ của thập niên 1980 phô diễn trọn vẹn trong các phản đối của sinh viên vào tháng Tư và tháng Năm. Sinh viên lấy cái chết của Hồ Diệu Bang phóng khoáng như một cơ hội bày tỏ ḷng bất măn của họ đối với phản ứng sau năm 1986 chống lại những phản kháng mang tính dân chủ của sinh viên vốn lên tới cực điểm khi Hồ Diệu Bang bị loại khỏi vị trí đứng đầu đảng. Lối tu từ và cách dùng các biểu tượng của sinh viên cho thấy sự quen thuộc sắc nét với các kiểu mẫu của thể chế dân chủ phương Tây cùng đức tin gần như ngây thơ vào tính hiệu năng của những kiểu mẫu đó và sự hiệu nghiệm của chúng như câu trả lời cho các vấn đề của TQ. Sinh viên tŕnh bày nhận thức rằng TQ đang tụt lại đằng sau một thế giới có khuynh hướng dân chủ và rằng sở dĩ như thế là v́ những quan điểm phản động một các cố định của lănh đạo Đảng. Họ hy vọng ảnh hưởng lên sự cân bằng chính trị trong hàng ngũ lănh đạo theo chiều hướng tự do hóa và dân chủ hóa lớn lao hơn.
Các trí thức, nhà báo, biên tập viên, thậm chí công chức chính quyền cuối cùng phản ứng đầy thiện cảm với vở kịch đang mở ra tại Quảng trường Thiên An Môn. Trong bọn họ, nhiều người cảm thấy nản ḷng với nhịp bước chậm chạp của tự do hóa chính trị. Họ tham gia các cuộc phản đối, kêu gọi đối thoại ôn ḥa với lănh tụ sinh viên, và nhiều người đưa ra đ̣i hỏi tự do báo chí cùng các quyền dân chủ khác liên quan tới lănh vực của ḿnh. Họ nhận biết rằng tự do báo chí đă hoàn toàn rộng răi tại Ba Lan, Hungary và ngay cả tại Liên bang Sô-viết, và những cuộc bầu cử có tranh đua đă nằm trong nghị tŕnh của các nước đó. Họ nghĩ thật tự nhiên rằng TQ nên bước cùng một nhịp với các khuynh hướng khắp thế giới ấy.
Các công dân b́nh thường ùa ra đường phố, ủng hộ các sinh viên đang phản đối và khi họ ngăn không cho binh sĩ vào Bắc Kinh áp dụng thiết quân luật th́ phản ứng đó làm cho cuộc phản đối leo thang. Những phản đối ấy phản ánh trạng thái bức bối công khai và lan rộng về tác động của cải cách kinh tế lên cuộc sinh kế tại đô thị. Tỉ lệ lạm phát chính thức vượt quá 25 phần trăm năm 1988 và đầu năm 1989, và những t́nh tiết của t́nh trạng mua sắm hoang mang xuất hiện khi có tin đồn lan rộng về việc sắp sửa xảy ra việc thả lỏng mọi giá cả. Các bước thử nghiệm đầu tiên sa thải công nhân tại các công ty thừa nhân viên ở thành thị cũng làm phát sinh tâm trạng âu lo trong khi dân chúng bị kích động, nổi giận bởi t́nh trạng tham nhũng gia tăng rơ rệt và việc các viên chức chính quyền và của Đảng đang t́m kiếm ưu quyền. Những quan tâm ấy cộng hưởng sâu xa khi sinh viên hô khẩu hiệu kêu gọi cởi mở, đối thoại và chấm dứt t́nh trạng tham nhũng của viên chức.
Sức ép do các biến cố ấy tạo ra làm vỡ từng mảnh bộ phận lănh đạo Đảng mang tính bè phái và ngăn không cho nó đề ra một đáp ứng nhất quán và chặt chẽ. Khả năng lănh đạo tê liệt, và dường như có bằng chứng rằng đang phát triển một sự bế tắc giữa hai phe tách biệt nhau – một kêu gọi đối thoại và một đ̣i hỏi phải trấn áp. Kết quả là hệ thống truyền thông chính thức của nhà nước bắt đầu tường thuật rộng răi, và thậm chí có thiện cảm với phong trào phản đối đang mở ra, với nhiều viên chức cấp thấp hoặc về hưu phát biểu công khai hướng tới sự tiết chế.
Sự bế tắc lănh đạo thấy rơ cùng tường thuật của truyền thông chính thức chỉ khích lệ người chống đối và dân chúng nói chung nghĩ rằng có thể đang có cơ hội thành công cho các hành động của họ. Giải pháp tối hậu dành cho cuộc khủng hoảng ấy là cuộc hành quân tàn bạo ngày 3 và 4 tháng Sáu năm 1989. Rạng sáng ngày 4 tháng Sáu, khi đường phố Bắc Kinh ch́m ngập trong ánh lửa và súng nổ th́ Ba Lan tổ chức cuộc bầu cử toàn quốc đa đảng lần đầu tiên mà chẳng bao lâu nữa, dẫn tới kết thúc sự cai trị của Đảng Cộng sản.

“Thế hệ Reagan” của TQ
Nếu bấm cho quay nhanh cuộn băng 20 năm tới thập niên hiện nay, chúng ta thấy một TQ rất khác. Văn hóa tuổi trẻ xa lạ không c̣n, và dư vị chính trị từ cuộc Cách mạng Văn hóa là hai thế hệ trong dĩ văng. Ngày nay, tư cách đảng viên trở nên hợp thời trong thanh niên, đặc biệt đối với những kẻ năng động, học vấn cao và muốn tiến thân. Trong môi trường cạnh tranh cao độ, địa vị đảng viên là một thứ chứng minh thư để mở ra những cánh cửa cơ hội lớn lao hơn. Các chỗ làm trong công quyền thường được ưa thích so với rủi ro lớn lao hơn của các nghề nghiệp trong khu vực tư nhân năng động và rộng lớn của TQ. Nếu thế hệ xa lạ thập niên 1980 của TQ, về nhiều mặt, tương tự “Thế hệ thập niên 1960” của Hoa Kỳ, th́ thế hệ trẻ hiện nay của TQ, về nhiều mặt, giống với “Thế hệ Reagan” thập niên 1980.
Giới trẻ TQ hôm nay có tính thực dụng chủ nghĩa, có định hướng nghề nghiệp và đang yêu nước theo những cách thức hiếm thấy trong giới trẻ thập niên 1980. Hầu hết chào đời sau các biến cố năm 1989, họ chỉ hiểu biết mơ hồ – và rất ít quan tâm – tới những xung khắc trong các năm ấy. Suốt thập niên vừa qua, họ tích cực về mặt chính trị, nhưng chủ yếu là những phản đối về sách giáo khoa có thành kiến của Nhật Bản, cuộc bỏ bom của NATO vào đại sứ quán TQ tại Belgrade, yêu sách tranh chấp chủ quyền quốc gia ở ḥn đảo tí hon Điếu Ngư (Diaoyu), hoặc sự chỉ trích của các chính phủ và truyền thông nước ngoài về cách thức TQ xử lư những cuộc biểu t́nh Tây Tạng nhân sự cố Thế vận hội Bắc Kinh. Đây là một thế hệ cảm giác sự trỗi dậy của TQ và đi cùng với nó là ḷng tự hào dân tộc.

Sức mạnh trong ổn định
Đối với các trí thức và những thị dân có học khác của TQ th́ thật không c̣n rơ ràng về đường đi chính trị của quốc gia hiện nay so sánh một cách không thiên vị với đường đi của các nước anh em xă hội chủ nghĩa trước đây của nó. Vào cuối thập niên 1980, thế giới xă hội chủ nghĩa dường như đang trên bờ của cuộc xuyên phá dân chủ gay cấn và đầy hứa hẹn với giới lănh đạo thủ cựu của TQ đang lưỡng lự việc liều ḿnh lao vào. Lịch sử của những chuyển tiếp trong hai thập niên vừa qua thúc giục một chủ nghĩa duy thực (realism) điềm đạm hơn vào hôm nay.
Trong 30 chế độ hậu cộng sản trên thế giới, có chưa tới một nửa giờ đây là các chế độ dân chủ đa đảng đang ổn định vừa phải. Hết thảy những câu chuyện thành công thuộc về các nước nhỏ và đồng nhất về mặt sắc tộc, nhưng tất cả – trừ một nước là Mông Cổ – đều ở bên bờ đông của Liên hiệp châu Âu. Những nước c̣n lại đều hoặc độc tài chuyên chế khắc nghiệt hoặc là các chế độ hẹp ḥi thối nát sâu xa mà các nỗ lực chuyển động tới thế giới dân chủ, trên một qui mô lớn, đều thất bại lẹ làng. Trong một số trường hợp, nỗ lực dân chủ dẫn tới sự sụp đổ nhà nước cấp quốc gia. Liên bang Sô-viết và Nam Tư (Yugoslavia) là hai thí dụ hàng đầu. Trong một số trường hợp khác, sự chuyển tiếp gây ra nhiều năm trời bạo động mang tính dân tộc chủ nghĩa hoặc nội chiến.
Và trong thực tế, mọi trường hợp nỗ lực chuyển động tới nền kinh tế thị trường trong khi diễn ra cách mạng chính trị đều mở ra cuộc khủng hoảng kinh tế sâu xa, kéo dài gần một thế hệ. Trong các nền kinh tế như thế, nhiều cái mới trồi ra khỏi những năm gian nan của ḿnh. Ngược lại, hai nước trong nhóm này đă bứt xa với những gia tăng kéo dài và lớn nhất trong tổng sản phẩm nội địa (GDP), mỉa mai thay, lại vẫn tiếp tục bị cai trị bởi các đảng cộng sản của chúng, đó là TQ và Việt Nam.
Phương tŕnh ổn định chính trị cân bằng với tiến bộ xă hội và kinh tế là một luận cứ ngày nay có sức quyến rũ hơn hồi thập niên 1980. Bất cứ nhiệt t́nh nào xem nền dân chủ đa đảng như một phương thuốc trị bá bệnh cho các vấn đề TQ đều đang ở xa trong quá khứ. Nó đă được thay thế bằng một nhận thức điềm đạm hơn về những cái giá có khả năng phải trả cho một bước nhảy thất bại tới một kiểu thức của hệ thống chính trị khác.
Hôm nay, nhiều người biết tới thành tích của TQ về phát triển kinh tế nhanh chóng mà không lạm phát từ đầu thập niên 1990. Tuy thế, cũng không kém phần quan trọng là: cái từng có thời bị xem là trở ngại độc nhất và lớn nhất cho sách lược cải cách tiệm tiến, trên một qui mô lớn, đă là cái thuộc về quá khứ. V́ từ giữa thập niên 1990, TQ tinh giản một cách có hệ thống và tái cấu trúc khu vực nhà nước trương ph́nh của nó. Vào lúc cao điểm năm 1997, nó thu dụng hơn 110 triệu người, giờ đây, khu vực đó chỉ c̣n thu dụng dưới 60 triệu người.
Trong chiều hướng tái cấu trúc ấy, hơn 40 triệu nhân công thường trực bị sa thải hay cho về hưu non. Điều đó quả thật gây ra một đợt sóng phản đối nhưng giờ đây, đă xong công tác tinh giản ấy. Giới lănh đạo TQ không chỉ có khả năng triệu tập ư chí chính trị để làm những điều bị rất nhiều nhà quan sát trong thập niên 1980 nghĩ là bất khả thi, họ c̣n vượt qua các hậu quả mà tương đối ít có những tranh căi chính trị.

Một cái nh́n đoàn kết
Rơ ràng những chia rẽ sâu xa trong giới lănh đạo chính trị quốc gia từng nổi bật vào thập niên 1980 nay không c̣n hiện hữu. Các lănh tụ TQ đoàn kết một cách đặc biệt quanh kiểu mẫu phát triển quốc gia, kết hợp việc cai trị độc đảng cùng sự tự do hóa chính trị hữu hạn với một phiên bản trung ương tập quyền cao độ bao gồm cải cách thị trường, tư nhân hóa tiệm tiến và dấn ḿnh sâu xa vào kinh tế quốc tế.
Những phản đối Thiên An Môn và sự sụp đổ tiếp đó của các chế độ cộng sản chỉ làm vững mạnh thêm cảm giác đoàn kết ấy. Quả thật ngày nay, khó t́m thấy những bất đồng nghiêm trọng mang tính sách lược ở cấp thượng đỉnh, và suốt thập niên này không thấy có những đảo ngược sách lược sắc nét cùng kiểu mẫu “bắt đầu và chấm hết” của thập niên 1980. Đây là một tập thể lănh đạo quốc gia đoàn kết và nhiều tự tin tuy vẫn rất cảnh giác về vấn đề bảo đảm trật tự chính trị.
Đó là những thay đổi cơ bản củng cố địa vị của một chế độ đảng trị, nhưng việc chú ư tới chúng không nhằm khẳng định rằng mọi sự tại TQ đang tốt đẹp hoặc rằng chế độ ấy sẽ kéo dài vô tận trong h́nh thức hiện nay của nó. Trong thực tế, ngày nay có những lực xă hội đang thao tác tại TQ báo trước sự thay đổi chính trị trong tương lai. Tuy thế, đó là những lực thao tác khác với những lực từng thao tác trong thập niên 1980, và chúng cũng là những lực rất khác với những lực đă làm các chế độ cộng sản sụp đổ ồ ạt hai chục năm trước đây.
Có thể nhận ra những lực ấy trong làn sóng rộng lớn những phản đối của người dân, được tường thuật rộng răi và cũng bị thông giải rộng răi trong những năm gần đây. Thực tế, trong thập niên hiện nay, TQ là một xă hội lủng củng hơn nhiều so với thập niên 1980, và những cuộc phản đối hôm nay có gốc rễ sâu xa hơn nhiều trong dân chúng thành thị và nông thôn.
Hồi thập niên 1980, các phong trào phản đối có địa bàn hoạt động tại những thành phố lớn; chúng liên quan tới sinh viên, thanh niên có học và một mức nào đó, tới trí thức. Tới năm 1989, những người phản đối mới lôi kéo rộng răi các mảng thị dân đi với họ và ủng hộ họ. Nông dân thôn quê đang hưởng thành quả của nông nghiệp trên đất đai của hộ ḿnh, không đóng vai tṛ nào trong các phong trào ấy và dường như họ cảm thấy bối rối khó xử về các nguyên cớ của chúng. Và hầu như trong mọi trường hợp, các đ̣i hỏi của thị dân năng động về mặt chính trị đều nhắm tới, một cách thẳng thắn, vào vấn đề lănh đạo và chính sách quốc gia – đối với sự tự do hóa chính trị, tự do báo chí và tính vô tư trong những cuộc bầu cử địa phương.

Những phản đối ngày nay
Làn sóng phản đối tác động TQ suốt 10 tới 15 năm nay th́ rất khác. Nó ít tập trung tại các thành phố lớn nhất. Sinh viên, giới trẻ có học và các nhà trí thức rất ít tích cực. Sinh viên thường xuống đường nhất, nhưng trên qui mô lớn là để biểu lộ ḷng yêu nước và giận dữ các sức mạnh của nước ngoài. Đợt sóng phản đối của giới cổ xanh (công nhân viên không lao động chân tay) là hậu quả của việc tinh giản khu vực nhà nước không đặt trọng tâm vào các thành phố chính. Thay vào đó, nó rải rác khắp đất nước, tập trung rộng lớn vào ṿng đai han rỉ đang suy sụp – quanh các công ti Sô-viết già nua từ thập niên 1950, các công ti “mặt trận thứ ba” trong nội địa hoặc các vùng đông bắc TQ.
Phản đối ở nông thôn lan rộng không kém, rải rác khắp những vùng làng mạc ngoại ô cũng như tại các vùng xa xôi hẻo lánh. Những phản đối ấy được khởi hứng bởi các vấn đề kinh tế địa phương bức xúc: việc không trả tiền bồi hoàn đă hứa hoặc tiền trợ cấp công nhân bị sa thải trong thời kỳ tái cấu trúc hoặc bán công ty quốc doanh; lệ phí hoặc thuế chính quyền xă ấp đánh vào nông dân; việc chiếm đoạt bất công đất đai hoặc nhà của nông dân hay cư dân thành thị cho các dự án phát triển kỹ nghệ hay thương mại.
Chúng là những phản đối hoàn toàn chống lại viên chức địa phương, và chúng cầu viện luật pháp quốc gia cùng cáo buộc chính quyền địa phương tham nhũng và bất lương. Thủ lănh các cuộc phản đối xem những cấp cao hơn của chính quyền như một giải pháp cho các vấn đề của họ, và những phản đối của họ, trên qui mô lớn, nhắm vào việc bảo đảm sự áp dụng vô tư luật pháp quốc gia mà họ cho là đă bị vi phạm thô bạo ở địa phương. Những cuộc tranh đấu đó thông thường là có tính cách thỉnh nguyện sự giúp đỡ của các cấp chính quyền cao hơn.

Những tranh căi không thể tránh
Bộc phát những phản đối địa phương – được tường tŕnh gần 80.000 vụ trong năm 2005, theo các nhân vật chính thức – là kết quả của những thay đổi sâu xa trong xă hội và kinh tế của TQ trong hơn 20 năm qua. Thời nông nghiệp tập thể, viên chức địa phương kiểm soát việc thu hoạch, quản lư đất đai và phân phối lợi tức. Với sự chuyển dịch tới việc canh tác theo hộ gia đ́nh, nông dân kiểm soát và canh tác đất đai của ḿnh và viên chức nông thôn phải trích lệ phí và thuế từ nông dân để có ngân khoản cho các hoạt động của chính quyền. Không thể tránh sự xung khắc đương nhiên của việc trích thu và quyền về đất đai, đặc biệt trong một xứ sở hoàn toàn không có luật pháp quản lư việc trích thu hoặc những định chế được thiết kế để phân xử công bằng những tranh căi loại đó.
Cũng thế, trong nền kinh tế xă hội chủ nghĩa cũ, quyền làm việc và hưu bổng cùng phúc lợi liên đới được bảo đảm. Khi công nhân bị tước quyền trong làn sóng tinh giản, việc tái cấu trúc và tư nhân hóa được qui định một cách thô sơ và thường đem lại lợi lộc cho viên chức và các nhà quản lư theo những cách thức lộ liễu, th́ không thể tránh khỏi xung khắc. Và trên một qui mô lớn, TQ thiếu khung luật pháp hoặc nghiệp đoàn cùng những định chế chính quyền trong đó các nền kinh tế thị trường vận hành qua nhiều thế hệ đă góp phần điều chỉnh những xung khắc thuộc loại đó.
Trong lúc ấy kiểu mẫu phát triển của TQ dồn ép viên chức địa phương khắp nước lâm vào thế liên minh bền vững với các lợi ích của doanh nghiệp dù công hay tư, và t́nh thế ấy biến họ thành mục tiêu của những cuộc phản đối tập thể với những cáo buộc tham nhũng và câu kết nhằm chống lại họ.
Đây là một quang cảnh chính trị xă hội rất khác với cái từng hiện hữu hồi thập niên 1980. Nông dân hồi thập niên đó hưởng lợi tức gia tăng từ việc canh tác nông nghiệp theo hộ gia đ́nh, và ở nông thôn hiếm khi có phản đối. Các công nhân thành thị trúng đ̣n lạm phát và sợ sẽ bị sa thải, nhưng vẫn được bảo đảm quyền làm việc. Những phản đối hồi thập niên 1980 tập trung tại các thành phố chính và nhắm vào chính quyền trung ương. Ngày nay, những phản đối phân tán khắp quang cảnh đó nhưng nhắm vào viên chức địa phương và các quản trị viên công ty.
Những tháng gần đây, người ta thấy bùng lên trở lại cuộc xung đột sắc tộc tại Tây Tạng và Tân Cương. Tuy thế, trong chừng mực cắm rễ sâu xa và nghiêm trọng mà các vấn đề ấy có thể có, chúng hiện hữu tại những khu vực xa xôi. Và chúng biểu thị một sự hăm dọa nhỏ bé và tức thời, hoặc đối với chế độ khiến dường như nó đă quyết định trấn áp cuộc xung đột đó, và đối với công chúng thành thị TQ khiến họ biểu lộ ít thiện cảm đối với các nhóm can dự. Những xung khắc xă hội ấy tạo ra cho chính phủ trung ương các vấn đề mang tính sách lược nhưng chúng hầu như không là thách đố chính trị hay nguy cơ chính trị, từng được phô diễn bởi các phong trào chính trị tập trung tại Bắc Kinh và các thành phố rộng lớn khác hồi thập niên 1980 – các phong trào từng liên tục đe dọa làm vỡ từng mảnh giới lănh đạo TQ thành các tuyến bè phái.

Trong ghế người cầm lái
Một số người quan sát nh́n khối tổng thể của những phản đối hiện nay là điềm báo hiệu sự khủng hoảng chế độ, làm như thể số lượng mỏng manh những hoạt động phản đối ấy quyết định tác động của sự phản kháng trên qui mô toàn quốc. Thỉnh thoảng người ta đọc thấy lời phỏng đoán rằng bất măn đang lan rộng tại vùng nông thôn báo trước cơn đau ốm của chế độ tới độ làm phát sinh một cuộc nổi dậy du kích chiến ở nông thôn; một cảnh báo nào đó mang ư nghĩa rằng số phận của chế độ dân tộc chủ nghĩa trước đây có thể là kết quả xảy đến cho người cộng sản chủ nghĩa. Đây là một suy tưởng đúng mực về lịch sử hiện thời của TQ nhưng chúng ta cần nhớ lại rằng đă phải cần một cuộc nổi dậy chiến tranh du kích cách mạng, sự xâm lăng của nước ngoài và sự chiếm đóng quân sự trước khi có thể huy động nông dân thành sức mạnh chính trị.
Một số nhà quan sát khác nối kết làn sóng các phản đối với các cấp độ bất b́nh đẳng đang gia tăng tại TQ – tất nhiên tới các cấp độ chưa từng thấy kể từ thập niên 1940 – và lúc này, người ta thường nghe những khẳng định rằng TQ là một trong những xă hội bất b́nh đẳng nhất thế giới. Quả thật các đo lường tổng thể về sự bất b́nh đẳng tại TQ gia tăng từ cuối thập niên 1970 khi các chỉ số bất b́nh đẳng toàn quốc – như được đo bằng hệ số Gini về phân phối lợi tức – ở khoảng .32, đại thể giống như ở Đài Loan vào thời điểm đó. Chỉ số của TQ tăng nhanh tới giữa 40 vào cuối thập niên 1990, và ngày nay, trụ lại tại cấp độ đó.
Tuy thế, cũng quả thật rằng các cấp độ đó không cao một cách bất thường. Châu Mỹ La-tinh nằm dài ngày ở cấp độ cao hơn một cách có ư nghĩa về sự bất b́nh đẳng lợi tức (Brazil và Columbia cả hai ở .58) và nhiều quốc gia châu Phi có số đo lường cao hơn nhiều so với số đo đó. Các dữ liệu gần đây gợi cho thấy rằng sự bất b́nh đẳng lợi tức tại TQ lên tới tột đỉnh vào cuối những năm 1990 và giảm nhẹ kể từ lúc đó. Dù sao đi nữa, bất b́nh đẳng tự nó không nối kết trực tiếp với bất măn chính trị – những nghiên cứu mới đây tại TQ chỉ dấu cho thấy rằng các công dân phán xét những cấp độ bất b́nh đẳng hiện thời ít khắc nghiệt hơn so với các công dân tại các nước khác như Ba Lan vốn có sự phân phối lợi tức b́nh đẳng khá hơn nhiều. Lư do là hầu hết công dân TQ trải nghiệm sự cải tiến kinh tế trong những năm gần đây và kỳ vọng hưởng cơ hội thêm nữa trong tương lai.
Những điềm báo chung chung vừa kể về sự bất ổn chính trị đang hiện ra lờ mờ không phải là những ǵ mà đôi khi chúng khẳng định phải là như thế. Chúng là những hội chứng của các xung khắc kinh tế trong một xă hội biến động một cách rộng lớn và trong bối cảnh một chế độ ổn định hơn và hưởng sự ủng hộ lớn lao hơn của đại chúng so với thập niên thứ nhất của công cuộc cải cách kinh tế. Thay đổi chính trị tại TQ sẽ tiếp tục là một sự vụ kéo dài, được lèo lái tới phía trước bởi những lực khác một cách căn bản với những lực từng xô ngă rất nhiều chế độ cộng sản phi chính thống và tŕ trệ kinh tế khoảng hai thập niên trước – và rằng nó đă hăm dọa ngắn ngủi chế độ TQ vào năm 1989.
Chắc chắn những cải cách 30 năm qua đă làm phát sinh những xung đột kinh tế nghiêm trọng. Một sự thất bại kéo dài trong việc phát biểu về những xung khắc này với bất cứ đánh giá nào khác với áp bức có thể cuối cùng làm tăng lên thật cao những đ̣i hỏi của đại chúng, được làm mới lại và nhắm một cách thẳng thắn hơn vào hàng ngũ lănh đạo trung ương. Tuy thế, trong khoảng thời gian này, phản ứng của đại chúng dường như đang tạo sức ép lên chính quyền TQ nhằm tạo ra những định chế mới để phân xử công bằng hơn những xung khắc.

****************
* Andrew G. Walder, giáo sư môn xă hội học tại Đại học Stanford, là tác giả cuốn Fractured Rebellion: The Beijing Red Guard Movement (Cuộc nổi loạn bị bẻ găy: Phong trào Hồng Vệ binh Bắc Kinh), Harvard University Press, 2009

Nguồn: Bài này dịch toàn văn từ bài “Unruly Stability: Why China’s Regime Has Staying Power” (Ổn định lủng củng: Tại sao chế độ Trung Quốc vẫn tại quyền), của Andrew G. Walder, lấy từ tạp chí Current History – A Journal of Contemporary World Affairs (Lịch sử Hiện thời – Tạp chí Các sự vụ Thế giới Đương đại), số đặc biệt China and East Asia (Trung Quốc và Đông Á), tháng 9 năm 2009, xuất bản tại Hoa Kỳ.


<< trở về đầu trang >>
free counters