Sự cố "lột áo": Lẽ ra không được có trong Tọa đàm "Biển Đông và hải đảo VN"
Lần đầu tiên một tọa đàm về vấn đề đang bị cho là “nhạy cảm” về “Biển
Đông và hải đảo Việt Nam” đă được thực hiện bởi một câu lạc bộ phối hợp
cùng một nhà xuất bản tại Việt Nam (1). Nghĩa là vấn đề “nhạy cảm” đó
lần đầu tiên đă được một tổ chức không thuộc nhà nước, ít nhất có bề
ngoài như vậy (ở đây là Câu lạc bộ trí thức Công giáo Phaolô Nguyễn Văn
B́nh), đứng ra đồng tổ chức bàn luận. Và điểm đặc biệt nữa là nhiều diễn
giả tham dự hiện đang là các cá nhân độc lập, không lĩnh lương hay trợ
cấp của nhà nước. Chỉ cần xét ở những điểm vừa kể cũng đủ thấy tâm huyết
của những người đứng ra tổ chức tọa đàm là rất đáng trân trọng và đáng
quí trong t́nh h́nh “Biển Đông đang dậy sóng”.
Tuy nhiên, có một sự cố hay nói đúng hơn ban tổ chức đă có một ứng xử
rất đáng tiếc trong buổi tọa đàm khi chấp nhận cho những nhân viên an
ninh (giả danh cử tọa) cưỡng bức 03 (ba) cử tọa thật (03 thanh niên)
phải cởi bỏ chiếc áo đang mặc có h́nh lănh thổ Việt Nam với ḍng chữ
tiếng Anh “Paracel Islands and Spratly Islands belong to Vietnam
forever” (Hoàng Sa và Trường Să măi măi là của Việt Nam). Có thể sự cố
đó đă xảy ra quá đường đột, ngoài những dự liệu (vốn đă quá nhiều và gay
go) của ban tổ chức. Nhưng sự chấp nhận của ban tổ chức, cho dù rất miễn
cưỡng và đă dành hết sự trân trọng có thể cho 03 nạn nhân thanh niên, đă
làm mất đi nhiều ư nghĩa cho buổi tọa đàm đáng quí đó.
Dù giới hạn của buổi tọa đàm như thế nào th́ ư nghĩa tối hậu của nó cũng
không nằm ngoài việc thể hiện thêm sự khẳng định về chủ quyền tuyệt đối
của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước sự xâm lấn
ngạo mạn của Trung Quốc và xướng lên tinh thần yêu nước. Vậy tại sao
chúng ta lại phải nhượng bộ hành vi thô thiển bắt lột bỏ trang phục có
h́nh ảnh lănh thổ Việt Nam và câu khẩu hiệu yêu nước khẳng định chủ
quyền của Việt Nam với hai quần đảo là chủ đề của buổi tọa đàm?
Về lư, hành vi thô thiển đó hoàn toàn không thể chấp nhận được. Không có
luật pháp nào cho phép hành vi phi lư, đồi bại đó. Về thẩm quyền quyết
định cử tọa nào có quyền tham dự buổi tọa đàm cũng hoàn toàn thuộc về
ban tổ chức. Do đó không có lư nào chấp nhận hành vi thô thiển đối với
thân thể con người và xúc phạm danh dự dân tộc của vài tên tay sai của
lũ nội phản.
Về t́nh, hành vi thô thiển đó không thể dung thứ được. Tại sao những kẻ
đúng là người Việt lại tỏ ra thù hằn h́nh ảnh toàn vẹn của Tổ Quốc Việt
Nam được thanh niên Việt Nam cổ xúy? Hành vi thô thiển bắt lột bỏ áo có
h́nh lănh thổ và khẳng định chủ quyền Việt Nam không chỉ sỉ nhục tới
những người mặc áo mà chính là hành vi xúc xiểm, lăng mạ toàn thể người
Việt Nam, kể cả những kẻ đă thực hiện hành vi đồi bại đó.
Những lư, những t́nh hiển hiện như thế mà toàn ban tổ chức không cương
quyết bảo vệ cho được h́nh ảnh Tổ Quốc, tinh thần yêu nước của giới trẻ
khỏi sự lăng nhục thô thiển của một vài tên tay sai ngay trên đất nước
Việt Nam và ngay trong một cuộc tọa đàm về chủ quyền lănh thổ Việt Nam
th́ thử hỏi giá trị của cuộc tọa đàm sẽ c̣n nằm ở đâu?
Nếu mục tiêu của cuộc tọa đàm chỉ là để gặp gỡ và công bố những tư liệu
cho khoảng hơn 100 người (và trong đó có nhiều phần trăm là lũ khuyển
ưng của bọn nội phản bán nước và cướp nước) th́ thiết nghĩ không cần đến
nhiều công sức như thế. Các kỹ thuật in ấn và truyền thông hiện nay có
thể giúp những bài tham luận như thế đến với một số lượng độc giả gấp
hơn nhiều lần như thế, và chỉ với một chi phí công sức và tiền bạc đơn
giản hơn rất nhiều.
Dù sao buổi tọa đàm đă được diễn ra trong sự hồi hộp của mọi người quan
tâm, với nhiều khó khăn, và cả những thay đổi tới phút chót. Chỉ tiếc
rằng sự cố “lột áo” đă xảy ra và điều đáng tiếc hơn là cách ứng xử của
ban tổ chức. Hy vọng đây cũng là điều rất đáng tiếc của ban tổ chức Tọa
đàm khoa học “Biển Đông và hải đảo Việt Nam” và là kinh nghiệm cho tất
cả những người yêu nước Việt Nam.
Đối
Thoại