Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650
www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

KHI NHÀ THƠ HỮU THỈNH HẾT LỜI CA NGỢI NHỮNG CÂU THƠ TẺ NHẠT CỦA TRẦN GIA THÁI.

 

Trần Mạnh Hảo

 

Tạp chí “Nhà Văn” số 9-2011 ( tạp chí của Hội nhà văn Việt Nam) trang 144 đến 146 có in bài “MỘT TẬP THƠ TƯƠI LÊN NHIỀU HI VỌNG” của nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam kiêm chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, ca ngợi hết lời tập thơ “ Lời nguyện cầu trước lửa” ( NXB Hội nhà văn 2011) của ông Trần Gia Thái – Tổng giám đốc Đài Phát thanh và truyền h́nh Hà Nội, kiêm chủ tịch Hội nhà báo Hà Nội. Bài viết trên của ông Hữu Thỉnh cũng vừa được trang mạng của nhà văn Phạm Viết Đào phổ biến, xin  in kèm dưới bài viết này của chúng tôi để rộng dường dư luận.

V́ chưa có tập thơ này của ông Trần Gia Thái trong tay, chúng tôi chỉ căn cứ trên những câu thơ được ông Hữu Thỉnh trích ra b́nh phẩm, ngợi ca để đánh giá bài viết khác thường này của ông Hữu Thỉnh thực hư ra sao.

Mở đầu bài tụng ca thơ Trần Gia Thái, ông Hữu Thỉnh lập ngôn, bằng cách xác định lại bản chất của thi ca.

Câu văn đầu tiên Hữu Thỉnh viết đă không chuẩn về tu từ : “ Tôi kiên tŕ thói quen đọc thơ để hiểu người” ( chữ nghiêng đậm do TMH nhấn mạnh). Nên chỉnh sửa câu văn này cho trong sáng tiếng Việt : “ Tôi có thói quen đọc thơ để hiểu người”. Ngay sau đó, Hữu Thỉnh tung ra một quan niệm chưa chuẩn về thơ : “Bởi v́ thơ là nghệ thuật ít giấu ḿnh được nhất”. Thơ giấu ḿnh tài lắm ông Thỉnh ạ. Có người tâm ác mà toàn làm thơ về sự ngay lành, thánh thiện. Có người tâm Phật mà thơ th́ khẩu nghiệp, chướng tai. Có người giả dối c̣n hơn cuội mà thơ th́ nói toàn chuyện thật thà. Người Trung Hoa từ thời thượng cổ đă có quan niệm :” Thi tại ngôn ngoại”, một định nghĩa rất hay và rất đúng về thơ. Người Việt ta từ xưa đă cho thơ là nghệ thuật kỳ ảo, diệu vợi, hàm súc, dư ba, ẩn chứa khôn cùng t́nh cảm tư tưởng của nhà thơ trong và ngoài câu chữ. Nói cho cùng, ngược lại với quan niệm chưa đúng của Hữu Thỉnh, thơ chính là nghệ thuật giấu ḿnh, giấu tư tưởng tâm hồn, cảm xúc, thông điệp của nhà thơ tới muôn vàn mai hậu, để chỉ dành riêng cho tri âm tri kỷ thưởng thức mà thôi. Nếu cứ nói toẹt ra hết th́ c̣n ǵ là thơ?

Hàng trăm năm đă trôi qua, dễ ǵ chúng ta đă hiểu hết nghệ thuật giấu ḿnh, đa ngữ nghĩa, đa chiều kích, đa nội hàm của câu ca dao tuyệt vời : “ Gió đưa cây cải về trời / Rau răm ở lại chịu lời đắng cay” ? Hàng trăm năm đă qua, dễ ǵ chúng ta đào hết được chiều sâu của tư tưởng tâm hồn Nguyễn Du giấu ḿnh trong câu Kiều tráng lệ: “ Bắt phong trần phải phong trần / Cho thanh cao mới được phần thanh cao”?

Cổ xúy cho lối thơ nói toẹt ra, phơi cạn kiệt ḿnh trên trang giấy như những câu nói thông thường phi h́nh ảnh, phi h́nh tượng, đơn nghĩa để Hữu Thỉnh có “cơ sở lư luận” ca ngợi thơ của Trần Gia Thái là việc không thể làm ngơ. Chúng tôi sẽ chứng minh cụ thể sau.

Hữu Thỉnh tiếp tục lập ngôn không chuẩn về thơ: “Cho nên, trong các châm ngôn về sự viết, tôi quư nhất lời dạy này: “Chân thành là nghệ thuật cao nhất của thơ”. Đại từ điển tiếng Việt (NXB Văn hóa &Thông tin 1999, trang 326) định nghĩa từ “Chân thành” như sau: “Chân thành tt. Thành thực, không khách sáo, không giả dối: tấm ḷng chân thành, chân thành với bạn bè”. Thưa nhà thơ Hữu Thỉnh, chân thành là thái độ sống, đạo đức sống; nó không phải là nghệ thuật. Chỉ có kẻ quen sống giả dối mới coi chân thành là một nghệ thuật để đóng vở kịch thật thà đặng lừa tha nhân.

Thơ là nghệ thuật của CHÂN-THIỆN MỸ. Nếu chỉ có CHÂN (thật, đúng), thậm chí kèm thêm THIỆN (tốt), th́ chưa thể gọi là thơ được. MỸ ( hay, đẹp) mới là phẩm chất cao quư nhất của thơ nói riêng và nghệ thuật nói chung, chứ không phải “CHÂN THÀNH là nghệ thuật cao nhất của thơ” như Hữu Thỉnh nhầm lẫn. Nếu nghệ thuật đă đạt được yếu tố MỸ (hay, đẹp, xúc động) nó đồng thời đă mang được cả nội hàm CHÂN và THIỆN vậy. Những quan niệm A, B, C về mỹ học sơ đẳng này, người ta đă dạy cho học sinh từ thời trung học, ông Hữu Thỉnh chưa học qua hay sao ? Nhất là Hữu Thỉnh từng làm các chức vụ quan trọng của đảng, nhà nước, từng đi đến các hội trường quan trọng để đọc diễn văn, để huấn thị, để khơi mào các hội thảo lớn về văn học nghệ thuật, về triết học, lẽ nào chưa thông bài học vỡ ḷng mỹ học Mác-xít ; rằng văn học nghệ thuật coi tính đảng, tính giai cấp, coi định hướng chính trị là bản lề, là cốt lơi nhất của tác phẩm, nhưng nếu nó không có tính nghệ thuật th́ cũng chỉ có cách là …vất đi thôi. Bàn về thơ th́ phải lấy tiêu chí câu thơ bài thơ có hay không, có đẹp không, có xúc cảm hàm súc dư ba không, nghĩa là có tính nghệ thuật không, chứ sao chỉ lấy sự chân thành làm thước đo quan trọng nhất của thơ như Hữu Thỉnh ngộ nhận?

Với những quan niệm sai lầm về thơ như thế này, nền thơ Việt Nam hôm nay quá bất hạnh v́ Hữu Thỉnh thường là chủ tịch các ban giám khảo thi thơ văn, b́nh chọn thơ văn, chấm giải thơ văn trong tất cả các giải thưởng về thơ văn lớn nhỏ suốt 15 năm nay.

Ca ngợi Trần Gia Thái sống và viết theo quan niệm lấy chân thành làm nghệ thuật, làm gốc, làm “nguyên tắc nhất quán “; Hữu Thỉnh trích hai câu nói thông thường mạo nhận thơ của Trần Gia Thái ra khen:

Thật đáng sợ khi mọi thứ đều trơn tuột

Và trong ta xúc cảm chết trong mồ  ( Sợ)

 

Thưa rằng, hai câu gọi là thơ trên của Trần Gia Thái chỉ là câu nói vụng về, dễ dăi, rằng sợ nhất là cái ta viết không có ǵ đọng lại, viết không cảm xúc. Câu nói rất tầm thường này không ai cần đặt ra khi cầm bút; v́ đó là lẽ đương nhiên. Cũng như không ai đặt ra khi viết ta phải có giấy mực, hay phải có bàn phím máy tính. Một đứa trẻ đói bụng cần ăn, đâu có băn khoăn chuyện dông dài vô nghĩa rằng : “ Thật đáng sợ nếu như ta nhịn đói / Và trong miệng ta cơm biến mất khi nào”.

Thế mà Hữu Thỉnh b́nh hai câu nói ngô nghê trên của Trần Gia Thái, coi đó là “nguyên tắc nhất quán”, đao to búa lớn như sau : “Đây là một quan niệm nghiêm túc nhưng nguy hiểm đấy Trần Gia Thái ạ. Bởi v́ nó đ̣i hỏi sự hết ḿnh, đ̣i hỏi sự tận cùng, đ̣i hỏi vô tận sự tâm huyết” (hết trích).

Khen ngợi kiểu rất phường tuồng ba câu gọi là thơ : sáo, nhạt, vô hồn của Trần Gia Thái, Hữu Thỉnh viết không đâu nhập vào đâu, như sau : “ Khi yêu, anh cho ta thấy mọi cung bậc sắc màu, hương vị, thậm chí có thể đo được độ nóng của trái tim anh. Nào là trách móc, nào là nhớ nhung, nào là say đắm, và cái được nhất của anh là được một không gian, một từ trường của cảm xúc:

“Gần đến thế mà sao không tới nổi

Bến bờ ơi

Em ảo ảnh đến muôn ngh́n” (Ảo ảnh)

 

“Đây chưa hẳn đă là thất t́nh, càng chưa phải là tuyệt vọng. Ngẫm cho kỹ , đây là thước đo. Tôi không thấy mùi vị của sự chán nản, ngược lại, tôi nhận ra sự cao giá của người t́nh” (hết trích)

Than ôi, b́nh thơ theo kiểu đồng bóng, áo thụng vái nhau, chân giả lẫn lộn, bốc một tấc lên trời như Hữu Thỉnh là một cách treo cổ thơ hữu hiệu nhất vậy. Ba câu thơ dở kia của Trần Gia Thái đọc lên không thể nhịn cười, lại càng không thể nhịn cười khi Hữu Thỉnh khát quát “ ảo ảnh” chính là thước đo. Cầm thước đo ảo ảnh siêu h́nh trên tay, Hữu Thỉnh đo thơ kiểu thày cúng thày mo đo hồn vía người ốm, th́ thơ ơi, ta chào mi, mi chỉ c̣n nước biên sắc biến!

Để b́nh bốn câu thơ toàn nói của Trần Gia Thái sau đây, Hữu thỉnh lại bộc lộ một nhận thức sai về nghệ thuật làm thơ, khi ông viết : “Ở trong thơ, nói và hiểu là hai việc khác nhau. Đó là nghệ thuật phô diễn”. Thế th́ chẳng lẽ THƠ lại là phường nói một đàng, hiểu nột nẻo, nói một đàng làm một nẻo hay sao ? Không, thơ hay là thơ phải có nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen ( hiểu) đi cùng câu chữ, bám sát lời thơ, trung thành với lời thơ, chứ không phải khác nhau với câu chữ như Hữu Thỉnh quan niệm. Từ cơ sở của hiểu đúng nghĩa đen, thơ bước vào hành tŕnh nghĩa bóng; nghĩa là một lối hiểu và cảm đa chiều, tượng trưng, biểu cảm, nḥe mờ, mở rộng hiểu ra cơi dư ba, vô bờ, có cảm tưởng như phi ngữ nghĩa, phi lư trí, phi hiểu vậy. Có thể nói, thơ vừa đồng điệu với sự hiểu của thực-tại-lời (ngôn từ) vừa bước qua giới hạn của hiểu để vào thế giới ảo diệu, vô bờ của cảm, của hư ảo, siêu nhiên. Đó là một quá tŕnh đồng thời chứ không phải bước một là hiểu, là nghĩa đen, bước hai là cảm, là nghĩa bóng.

Xin xem Hữu Thỉnh “thổi” Trần Gia Thái lên tiên: “Trần Gia Thái cho ta thấy biết bao nhiêu cung bậc của t́nh cảm anh khi yêu, kể cả khi anh nói nhún, anh tự ti, anh bơ vơ,mộng du, đau khổ…th́ đấy là một trường t́nh, tất cả hiện ra, nhưng không một lần ta thấy anh nhỏ bé. Kể cả khi anh thú nhận:

“Cơn băo giữa ḷng người

Cơn băo trong trời đất

Băo quật anh tơi bời

Giữa hai bờ c̣n? mất? (Em đi)

 

Ôi, chàng trai si t́nh! Anh có thể bước đi không vững trong cơn say nhưng t́nh yêu của anh thật cường tráng”. (hết trích)

Thơ hết biết nên lời b́nh cũng một đồng một cốt, hết biết luôn? Chỉ có Hữu Thỉnh mới phát hiện ra thứ “t́nh yêu thật cường tráng” của thơ Trần Gia Thái mà thôi. Ôi “người yêu ảo ảnh”, nàng thơ sương khói của Trần Gia Thái lẽ nào lại nhận được lời tỏ t́nh rất phồn thực rằng, em yêu ơi,  anh sẽ chứng tỏ ngay bây giờ cho em thấy t́nh yêu của anh rất chi là cường… tráng!

Hữu Thỉnh c̣n dùng nhiều lời có cánh rất ngoa ngôn, rất hoành tráng để ca ngợi những câu thơ vô cùng nhạt nhẽo và dễ dăi của Trần Gia Thái; hầu như coi ông này là một phát hiện về thơ nói thật, lấy thật là gốc, lấy thật làm thước đo, lấy sự nói toẹt ra làm tiêu chí hay dở. Có khi quên mất ḿnh vừa viết như trên, Hữu Thỉnh bèn nói ngược với ḿnh, rằng Trần Gia Thái lấy “ẢO ẢNH” LÀM THƯỚC ĐO”… Lạy trời, sự đăng trí của nhà b́nh thơ thật là cao qúy.

Xin trích lời tụng ca của Hữu Thỉnh với những câu thơ nước ốc quá nôm na, quá dễ dăi tầm thường của Trần Gia Thái như sau:

“…Ở mảng thơ này, anh biến hóa sinh động, tươi tốt hẳn lên. Có lúc rất mộc: “Ổ rơm chân đất manh chiếu rách / Một mùa được mấy bữa no nê” (Sao mà nhớ). Có lúc xót xa, cay đắng: “Năm mươi ba tuổi ta bầm dập thương tích/ Đ̣n vu hồi từ những kẻ vẫn xưng là bạn là anh” (tuổi 53). Có lúc vô cùng thương cảm viết về người cha đă khuất:

“Cứ tưởng người đi dạo lúa dạo đồng

Người đi chở cát với vôi nồng

Người đi đội đá xây mương nối

Đong bát mồ hôi đổi cháo không

Bát cháo đồng chiêm cơ cực ơi

Nuốt vào cay đắng nuốt không trôi

Mồ hôi th́ mặn nước mắt chát

Đeo đẳng đời cha từng giọt rơi (Nhớ cha)

                                                             (hết trích)

 

Chúng tôi không dám trích lời Hữu Thỉnh khen ngợi thơ Trần Gia Thái thái quá làm đoạn kết cho bài viết tụng ca thứ thơ giả, thơ dởm của ông, sợ làm phiền thêm bạn đọc.

Bài viết “Một tập thơ tươi lên nhiều hi vọng” của Hữu Thỉnh hết sức sai về quan niệm thơ, lại bốc thơm một thứ thơ dở của Trần Gia Thái lên mây xanh, gây tai hại vô cùng cho định hướng thẩm mỹ thơ lớp trẻ. Bằng sự đánh tráo hay-dở, thật-giả trong thưởng thức thơ kiểu này, h́nh như ông Hữu Thỉnh muốn xui bọn trẻ cứ làm thơ như Trần Gia Thái, chắc chắn sẽ được giải thưởng lớn? Có phải đây là thời cái dở lên ngôi, cái xấu lên ngôi, cái giả lên ngôi hay không thưa nhà thơ Hữu Thỉnh?

 

Sài G̣n ngày 21-9-2011

T.M.H.

 

Xin đọc bài của ông Hữu Thỉnh do blogs Phạm Viết Đào post lên :

 

NHÀ THƠ HỮU THỈNH GIỚI THIỆU THƠ TRẦN GIA THÁI

Phamvietdao.net: Chủ tịch Hữu Thỉnh thường ít khi tự tay viết giới thiệu về các bạn văn trừ khi mà họ đă trút hơi thở cuối cùng, sắp vào huyệt mộ…Lúc đó Hữu Thỉnh mới ra tay bằng những bài điếu văn rất có nghề, rất " mả ", người nào ra người ư...; Trần Gia Thái là một trong những trường hợp hiếm hoi, hiện đang sống nhăn…thế nhưng lại được Hữu Thỉnh tự tay " đúc bia ", " tạc tượng ", thế mới tài…

Xin giới thiệu bài phê b́nh thơ Trần Gia Thái của nhà thơ Hữu Thỉnh; đọc bài phê b́nh này chắc Trần Đại Gia sướng rên; Người ít am hiểu về thơ, xem xong bài này thấy thơ Trần Gia Thái hay “kinh“ cả người:

 

(Trần Gia Thái đang là đối tượng bị một số trí thức kiện, trong đó có nhà văn Nguyên Ngọc; Trần Gia Thái phải chịu trách nhiệm về bản tin phát trên Đài truyền h́nh Hà Nội; Đài truyền h́nh Hà Nội đă ghép ảnh một số trí thức vào bản tin chỉ trích một số phần tử phản động, gây rối tại Hà Nội trong cuộc biểu t́nh phản đối Trung Quốc ngày 21/8 vừa qua…)

 

MỘT TẬP THƠ TƯƠI LÊN NIỀM HY VỌNG

Về tập thơ Lời nguyện cầu trước lửa của Trần Gia Thái

HỮU THỈNH.

Tôi kiên tŕ thói quen đọc thơ để hiểu người. Bởi v́ Thơ là nghệ thuật ít giấu ḿnh được nhất. Mức độ thành công của một tập thơ tùy thuộc vào chỗ, tác giả đă tạc dấu ấn cá nhân của ḿnh lên câu chữ bao nhiêu, đă chạm khắc tâm trạng, xúc cảm, hồn cốt lên trang giấy như thế nào. Để làm việc đó, có muôn ngh́n cách, chỉ trừ sự giả. Cho nên, trong các châm ngôn về sự viết, tôi quư nhất lời dạy này: Chân thành là nghệ thuật cao nhất của Thơ.

Chiểu theo một quan niệm không có ǵ là tân kỳ như vậy, tôi đọc đi đọc lại tập thơ mới nhất này của Trần Gia Thái. Mỗi lần đọc khoảng cách khá xa, và cố chọn vào những thời điểm khác nhau, là cái cách để đo phản ứng của tác phẩm. Và tôi đă thấy anh, thấy một người thơ hiển hiện sau và trên tất cả những ǵ anh đă tâm sự cùng ta. Bởi tập thơ này cũng như những sang tác trước của anh đă được làm theo một nguyên tắc nhất quán:

 

Thật đáng sợ khi mọi thứ đều trơn tuột

Và trong ta xúc cảm chết trong mồ.

(Sợ)

 

Đây là một quan niệm nghiêm túc nhưng “nguy hiểm” đấy Trần Gia Thái ạ. Bởi nó đ̣i hỏi sự hết ḿnh, đ̣i hỏi sự tận cùng, đ̣i hỏi vô tận sự tâm huyết. Trần Gia Thái là một người nồng nhiệt và tâm huyết. Khi yêu, anh cho ta thấy mọi cung bậc, màu sắc, hương vị, thậm chí ta có thể đo được độ nóng của trái tim anh. Nào trách móc, nào nhớ nhung, nào là say đắm, và cái được nhất của anh là tạo ra được một không gian, một từ trường của cảm xúc.

 

Gần đến thế mà sao không thể tới

Bến bờ ơi

Em ảo ảnh đến muôn ngh́n.

(Ảnh ảnh)

 

Đây chưa hẳn đă là thất t́nh, càng chưa phải là tuyệt vọng. Ngẫm cho kỹ, đây là thước đo. Tôi không thấy mùi vị của sự chán nản, ngược lại, tôi nhận ra sự cao giá của người t́nh.

Ở trong thơ, nói và hiểu là hai việc khác nhau. Đó là nghệ thuật phô diễn. Trần Gia Thái cho ta thấy biết bao nhiêu cung bậc của t́nh cảm khi yêu, kể cả khi anh nói nhún, anh tự ti, anh bơ vơ, mộng du, đau khổ…th́ đấy là một trường t́nh, tất cả hiện ra, nhưng không một lần ta thấy anh nhỏ bé. Kể cả khi anh thú nhận:

Cơn băo giữa ḷng người

Cơn băo trong ḷng đất

Băo quật anh tơi bời

Giữa đôi bờ c̣n? mất?

(Em đi)

 

Ôi chàng trai si t́nh! Anh có thể bước đi không vững trong cơn say nhưng t́nh yêu của anh thật cường tráng.

Trần Gia Thái có những bài thơ t́nh ấn tượng. Đọc lên, ta có thể ôm được sự nồng nhiệt. Từ góc khuất riêng tư ấy, anh mở ra với thế sự, với việc đời. Mảng thơ này của anh cho tôi hoàn thiện chân dung của tác giả. Mở ra với sự đời là sống với những áp lực, những dồn đuổi, là biết bao nhiêu cái ở ngoài tầm tay, đó là những vạn biến. Để sống với nó, cần có sự bất biến. Đó là sống thật. Trong bài “ Một lần đúng “ Trần Gia Thái muốn trở thành một người điên để “ có quyền sống thật “ và để “ không bị người đời thô bỉ, nhẩy xổ vào cuộc sống riêng “. Liệu anh có thể làm được như thế hay không, khoan hăy bàn. Cái cần bàn, cần quan tâm trước nhất, là một thái độ sống đúng đắn: Sống thật. Đó là một phẩm giá.

Một người đeo đuổi cái thật, tôn cái thật như một lẽ sống như thế, đă khiến ta cảm động với biết bao ứng xử trước việc đời. Trần Gia Thái nói về những người thân thành thật và cảm động bao nhiêu, th́ anh càng nồng nhiệt và tâm huyết trước việc đời rộng lớn bấy nhiêu. Ở mảng thơ thế sự này, thơ anh biến hóa, sinh động, tươi tốt hẳn lên. Có lúc rất mộc:

Ổ rơm chân đất manh chiếu rách

Một mùa được mấy bữa no nê

(Sao mà nhớ)

 

Có lúc xót xa cay đắng:

Năm mươi ba tuổi ta bầm dập thương tích

Đ̣n vu hồi từ những kẻ vẫn xưng là bạn là anh

(Tuổi 53)

 

Có lúc vô cùng thương cảm khi viết về người cha đă khuất:

Cứ tưởng người đi dạo lúa dạo đồng

Người đi chở cát với vôi nồng

Người đi đội đá xây mương nổi

Đong bát mồ hôi đổi cháo không

 

Bát cháo đồng chiêm cơ cực ơi

Nuốt vào cay đắng nuốt không trôi

Mồ hôi th́ mặn nước mắt chát

Đeo đẳng đời cha từng giọt rơi

( Nhớ Cha )

 

Và nhiều nữa. Tất cả tất cả, từng nấc từng nấc trong một cuộc hành tŕnh thơ, một hành tŕnh đời, và những va quệt nhân t́nh không nhân nhượng và nhẹ tay, đă để lại dấu ấn mặn ṃi trên những trang thơ của Trần Gia Thái. Tôi không chú ư lắm về việc tác giả đă sử dụng những thủ pháp nghệ thuật ǵ, tôi chỉ quan tâm tới hiệu quả, Trần Gia Thái đă làm ta cảm động nhận ra Anh.

Một tập thơ tươi lên nhiều hy vọng.

 

Hà Nội, ngày 22/2/2011.

H.T.

(Nguồn: Tạp chí Nhà văn số tháng 9/2011)

 

http://phamvietdao2.blogspot.com/2011/09/nha-tho-huu-thinh-gioi-thieu-tho-tran.html#comments


<<trở về đầu trang>>
free counters