Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650
www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

Chính Sách Ngoại Giao Của Hoa Kỳ Trước Những Dữ Kiện Và
T́nh H́nh Chính Trị Kinh Tế Thế Giới Mới

Ngày hôm nay, trước những dữ kiện và t́nh h́nh chính trị kinh tế thế giới mới, có người nói rằng Hoa Kỳ đă đổi đường lối ngoại giao.

Có phải thế không?

Chúng ta cùng nhau xem xét vấn đề này.

I ) Những dữ kiện chính trị, kinh tế thế giới mới

Về dữ kiện chính trị, kinh tế thế giới chúng ta có thể xét chính trị kinh tế Hoa kỳ rồi tới thế giới.

Về Hoa kỳ, dữ kiện mới nhất đó là cơn băo Irène vừa qua, mặc dầu cường độ không lớn mạnh như người ta dự đoán; tuy nhiên nó cũng gây tổn hại cả tỷ đô la, tất nhiên có ảnh hưởng đến nền kinh tế Hoa Kỳ. Cũng như về kinh tế, một cơ quan thẩm định giá trị kinh tế của các quốc gia trên thế giới, đă đánh giảm sút giá trị kinh tế Hoa kỳ từ (AAA) xuống c̣n (AA). Sự đánh giá này đă bị nhiều người nhất là chính quyền đương thời Obama phản đối kịch liệt. Tuy nhiên sự đánh giá này không phải là không có lư, v́ mức nợ của Hoa Kỳ hiện nay lên tới hơn 14000 tỷ $, là gần bằng với tổng sản lượng quốc gia là 15000 tỷ $. Thêm vào đó, cách giải quyết do chính quyền thuộc đảng Dân chủ Obama và ngay cả cách giải quyết của đảng Cộng ḥa cũng không có tính cách thuyết phục người dân cho lắm. Bằng chứng là cả hai đảng đă đi đến chổ đồng thuận, vào giờ phút cuối cùng vừa qua, để nâng cao mức độ nợ, để tránh cho Hoa Kỳ rơi vào t́nh trạng chính phủ không có tiền trả lương công chức, cách thức này có tính cách rất là vá víu.

T́nh trạng khó khăn kinh tế và xă hội Hoa Kỳ không riêng ǵ liên bang mà cả ở tiểu bang, như tiểu bang Californie, về kinh tế đứng vào hàng thứ 6 trên thế giới, tiểu bang Pennsylvanie, tiểu bang New Jersey cũng ở trong t́nh trạng mắc nợ quá độ, có thể bị phá sản, như một thành phố nhỏ Central Falls với 20000 dân đă chính thức công bố phá sản vào giữa tháng 8 vừa qua. Hay thành phố quê quán của Jefferson, một trong những cha đẻ của quốc gia Hoa kỳ, với khoảng 700000 dân, của tiểu bang Alabama, nằm giữa Missisipi và Géorgie, bị nợ vào khoảng 4 tỷ $, liên quan đến vấn đề ống cống và tệ nạn tham nhũng. Ống cống cũ, bị nghẹt, thay v́ tăng thuế dân để sửa, nhưng vào mùa bầu cử vừa qua, chính quyền không dám tăng thuế, sợ bị thất cử, nên đă vay mượn để sửa, không dè tiền lời quá cao và kéo dài, thêm vào một số quan chức tham nhũng, nên thành phố 700000 dân này đang ở trong t́nh trạng bị phá sản, mặc dầu là quê quán xưa kia của Jefferson, và cũng là nơi mà Martin Luther King bị tù năm 1963, v́ đấu tranh cho nhân quyền, và ông có viết bức thư nổi tiếng mang tên «Lettre de Birkingham», theo đó: «Một khi có bất công ở một nơi nào đó, th́ sẽ không có công bằng ở mọi nơi».

T́ng trạng kinh tế xă hội của Hoa kỳ c̣n liên quan đế thành quả hơn nửa nhiệm kỳ của tổng thống Obama, và tất nhiên liên quan đến cuộc bầu cữ tổng thống sắp tới.

Về thành quả 2,5 năm vừa qua của Obama, chúng ta thấy có những điểm tốt và điểm xấu. Riêng về đối ngoại th́ tương đối tốt, đă tiêu diệt được Ben Laden, đă đóng góp một cách trực tiếp hay gián tiếp vào tiến tŕnh dân chủ hóa thế giới, đặc biệt là ở những nước Trung Đông và Phi châu. Tuy nhiên về chính trị, kinh tế, xă hội Hoa Kỳ, th́ có những điểm không tốt. Đó là nạn thất nghiệp vẫn c̣n ở t́nh trạng 9,2%, và viễn tượng một sự đ́nh trệ kinh tế ( récession économique) cứ bị ám ảnh người dân. Chính v́ lẽ đó mà tâm lư người dân sợ sệt, không dám tiêu xài; trong khi đó kinh tế Hoa kỳ dựa chính vào thị trường quốc nội (hơn 70%). Một khi thị trường quốc nội không tăng, không có viễn tượng tăng trưởng, chính phủ không có thể đánh thuế để bù vào phần thất thâu ngân sách, th́ viễn tượng đ́nh trệ kinh tế cứ kéo dài.

Nói như thế không có nghĩa là trong 2,5 năm vừa qua ông Obama không làm được ǵ. Ông đă thành công trong việc cứu ngành xe hơi, đặc biệt là hăng Général Motor và Chysler, từ chỗ gần như bị phá sản, nay trở nên có lời, số xe bán tăng. Cũng như ông Obama thành công một phần nào trong việc làm ngưng lại sự tuột dốc của kinh tế Hoa Kỳ với kế hoặch « kích kinh tế «qua chương tŕnh kích với 800 tỷ $ ( Plan de relance avec 800 Md$) để xây dựng đường xá, cầu cống và trường học. Chương tŕnh này có mang đến kết quả, nhưng quá chậm, thêm vào đó lại bị ảnh hưởng bởi mức tiêu thụ giảm ở thị trường quốc nội và ảnh hưởng «khủng hoảng kinh tế» thế giới.

Điểm son của ông Abama đó là đă tạo ra được sự bảo đảm về sức khỏa, không ở mức toàn thể (universelle), nhưng dù sao cũng đă bảo đảm cho thêm 30 triệu dân Hoa kỳ và giới trẻ cho tới 26 tuổi. Tuy nhiên hậu quả của biện pháp này chỉ rơ rệt vào năm 2014.

Một điểm xấu nữa của chính quyền Obama là ông đă bất lực trong việc chống lại tư bản tài chánh (capitalisme financier), và không tích cực chống lại vấn đề ô nhiễm môi trường ở mức độ thế giới. Thực vậy, khi vừa mới nắm quyền, ông Obama phải đương đầu liền với cuộc khủng hoảng tài chính, bắt đầu là sự phá sản của một nhà ngân hàng lớn Lehman Brothers vào tháng 8 năm 2008. Từ đó ông hứa sẽ t́m cách làm « Trong sạch « ngành tài chính Hoa Kỳ và thế giới. Tuy nhiên, như một vài nhà kinh tế trách ông là ông đă bị quá ảnh hưởng bới những nhà tài chánh, đặc biệt là những người cố vấn chung quanh ông, đến từ tập đoàn tài chánh Golman Sachs, một phần nào ông đă nhượng bộ giới tài chánh của Wall Street. Về môi sinh, môi trường, ông cũng đă đưa ra những luật hạn chế sự tiêu thụ săng dầu của xe hơi và cho làm những công tŕnh năng lượng lấy từ gió (énergie éolienne). Nhưng ông không đi mạnh trong việc chống lại sự hâm nóng trái đất.

Đó là một phần nh́n sơ vế hiện t́nh chính trị, kinh tế và xă hội Hoa Kỳ.

Bước qua thế giới, chúng ta thấy ǵ?

Chúng ta thấy kinh tế Âu châu cũng đang gặp khó khăn, bắt đầu bằng cuộc khủng hỏang kinh tế Hy lạp. Hy lạp bị lâm vào t́nh trạng không thể trả nợ, làm cho Cộng đồng Âu châu phải họp nhiều lần để t́m phương cứu chữa. Không những Hy lạp, mà sự khó khăn đang đe dọa cả Tây Ban Nha, Bồ đào Nha và ngay cả Ư lẫn Pháp.

Trong khi đó th́ kinh tế Á châu không bị khó khăn mà c̣n phát triển. Đặc biệt là Trung cộng.

Gần đây có bản tường tŕnh của Quỹ tiền tệ thế giới, thời ông Dominique Strauss Khan làm gián đốc. Theo đó, sản lượng tính theo đầu người hàng năm của Trung cộng, tính theo tiền tệ là hơn 5000 $, và tổng sản lượng là trên 5000 tỷ, đứng thứ nh́ sau Hoa kỳ; tuy nhiên nếu tính theo khả năng mua bán ( pouvoir d’achat), th́ phải tính sản lượng tính theo đầu người là trên 7000$, nhân với 1,3 tỷ người th́ tổng sản lượng là hơn 10000 tỷ. Với mức tăng trưởng hàng năm là trên 8%, th́ từ nay đến năm 2015, 2016, tổng sản lượng quốc gia Trung cộng bắt kịp Hoa Kỳ.

Từ đó một số nhà chiến lược ngoại giao thiên về chủ nghĩa trọng kinh tế đă cho rằng một khi Trung cộng bắt kịp Hoa kỳ, rồi vượt Hoa khỳ, th́ ngôi bá chủ thế giới sẽ vào tay Trung cộng. Ở đây họ dùng cách lư luận theo kiểu tương đồng ( raisonnement par analogie). Họ lấy thí dụ từ ngay chính Hoa Kỳ. Đó là sau trận nội chiến (1860- 1865), chỉ 35 năm sau, tức năm 1900, đầu thế kỷ 20, tổng sản lượng quốc gia Hoa kỳ bắt kịp Anh quốc, rồi vượt mặt, để trở thành đại cường quốc về nhiều mặt, chiến thắng Đệ Nhất thế Chiến (1914-1918), Đệ Nhị thế Chiến (1939-1945), rồi Chiến tranh Lạnh (1945-1990).

Cách lư luận đồng dạng này bảo sai th́ không đúng; nhưng c̣n nhiều thiếu xót.

Sức mạnh Hoa kỳ có được là do nhiều yếu tố. Ở đây tôi không thể đi sâu vào chi tiết, nhưng đại để, đó là nhờ Hoa Kỳ, ngoài việc đất rộng, người đông, có nhiều tài nguyên thiên nhiên, c̣n có một giai tầng sĩ phu trí thức can đảm, có khả năng, có thể đưa ra những chiến lược, những kế hoặch, khi th́ giúp, khi th́ phản đối chính quyền, ngoài ra Hoa Kư có một chế độ chính trị được coi là tốt đẹp nhất, có thể dung ḥa nhiều mâu thuẫn, trong đó có mâu thuẫn chủng tộc, mâu thuẫn giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, có thể nói là một chính quyền chủ trương sự hợp tác tất cả những chủng tộc và những giai tầng xă hội để kiến quốc. cộng thêm tài cán của giai tầng lănh đạo Hoa Kỳ. Bằng cớ là sau cuộc nội chiến, không có sự phân biệt kẻ thua người thắng, ngay cả quân đội phía nam, muốn ở lại quân đội, th́ vẫn được giữ quân hàm và nhiệm vụ như cũ.

Cho tới nay trong lịch sử nhân loại chúng ta thấy chỉ có giới lănh đạo Hoa kỳ mới có thể làm được việc này, không những khoan hồng độ lượng sau thời kỳ nội chiến, mà khoan hồng độ lượng với cả địch thủ của ḿnh sau Đệ Nhị Thế Chiến; nếu chúng ta nghiên cứu sự phát triển của Đức và Nhật, sau thế chiến. Sự phát triển này một phần là nhờ sự viện trợ của Hoa Kỳ.

Một nhà tư tưởng chiến lược quân sự Á châu có nói:

« Chiến thắng mà không tỏ ra khoan hồng độ lượng, th́ không hiển vinh được chiến thắng, mà c̣n dễ dẫn tới chiến bại mai sau.»

Khác hẳn với giới lănh đạo cộng sản, bắt đầu từ Lénine, qua Mao rồi tới Hồ; nhất là Hồ và con cháu qua trận nội chiến 1954-1975 vừa qua.

Lénine sau khi cướp được chính quyền, th́ ra lệnh, mặc dầu không bằng giấy tờ, nhưng ngày hôm nay những sử gia đều đồng ư là lệnh đến từ miệng Lénine, giết cả gia đ́nh hoàng gia Nga, trong đó có những đứa trẻ và những người làm vô tội.

Mao th́ v́ tranh quyền trong thời kỳ Cách mạng Hồng vệ binh đă giết Lưu thiếu Kỳ, và ngay cả người mà trước đó rất thân với Mao trong thời kỳ ở Diên An, đó là tướng Bành đức Hoài và nhiều người khác.

Hồ chí Minh th́ cũng không khác, giết Phạm Quỳnh, Ngô đ́nh Khôi, ngay cả những tay em của họ Hồ cũng tiểu nhân, tàn ác không kém, bằng chứng là đưa cả trăm ngàn quân cán chính miền Nam đi vào tù.

Nếu xét người theo quan điểm quân tử, tiểu nhân Á châu, th́ chỉ có người quân tử mới có tính khoan hồng độ lượng; c̣n tiểu nhân th́ hận thù, gian ác. Để xét những nhà lănh đạo, th́ vương đạo chính là lấy đức trị dân, lấy trí và nhân nghĩa phục địch. C̣n bá đạo th́ lấy sức mạnh vũ lực, dối trá qua cái súng, cái c̣ng và cái loa để trị dân. Vương đạo là đạo của người quân tử. Bá đạo là đạo của kẻ tiểu nhân.

Xét phần lớn những giới lănh đạo cộng sản từ Lénine, Staline, qua Mao, Hồ cho tới Hồ cẩm Đào ở Tàu, Nguyễn phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng ở Việt Nam, ngày nay, bản chất của những người này là bản chất tiểu nhân, trị quốc bằng bá đạo.

Lư thuyết Mác Lê Mao, chủ trương đấu tranh giai cấp và bạo động lịch sử, một lời kêu gọi nội chiến triền miên, nên không có sự đoàn kết quốc gia, sự hợp tác những giai tầng. Đế quốc cộng sản Liên Sô sụp đổ, có nhiều nguyên nhân, nhưng một nguyên nhân chính đó là quan niệm đấu tranh giai cấp, bạo động lịch sử.(1)

Không ai chối căi rằng trong nhiều thập niên qua, có một sự tăng trưởng kinh tế lớn mạnh của Trung cộng. Tuy nhiên sự tăng trưởng này gây ra rất nhiều mâu thuẫn: 1) đến từ sự khai thác bóc lột tàn nhẫn 2 giai cấp thợ thuyền và công nhân, mặc dầu đảng cộng sản lúc nào cũng rêu rao là đại diện cho 2 giai cấp này; đến từ sự kỹ nghệ hóa rừng rú, hy sinh nông thôn cho thành thị, hi sinh những vùng lục địa cho những vùng ven biển, đưa đến t́nh trạng ô nhiễm, 80% sông ng̣i bị ô nhiễm, đất khô cằn, không thể trồng trọt, không có nước sạch để uống; nông dân phải bỏ ra thành thị. Cả trăm triệu nông dân ra thành thị, sống không nhà không cửa, trở thành những thợ thuyền bị bóc lột đến xương tủy bởi không những tư bản trắng từ nước ngoài, mà cả những tư bản đỏ là những cán bộ cao cấp giầu có được là nhờ tham nhũng, hối lộ.

Chừng nào Trung cộng c̣n bám lấy ư thức hệ Mác, cặn bă của tư tưởng văn hóa tây phương, mà chính những người đương thời và đă từng bút chiến với Mác như ông Pierre Joseph Proudhon, theo ông th́: «Lư thuyết Marx, nếu được thực hiện th́ nó sẽ trở thành con sán lăi của xă hội»; chừng nào mà Trung cộng vẫn giữ thể chế độc đảng, độc tài, được tạo ra ra bởi Lénine, mà ngay cả những người bạn của của ông, như bà Rosa Luxembourg, trước khi chết có viết thư cho ông: « Cái đảng và nhà nước độc tài mà Anh dựng lên, Anh bảo là nó phục vụ thợ thuyền và nhân dân; nhưng trên thực tế nó không phục vụ ai cả, v́ nó đă đi ngược lại nguyên tắc căn bản của xă hội chủ nghĩa là tôn trọng tự do và dân chủ»; chừng nào mà giai tầng lănh đạo phát sinh từ ư thức hệ và chế độ trên, nên trở thành những kẻ tiểu nhân, ác ôn, côn đồ, cai trị dân qua bá đạo, dùng cái loa để tuyên truyền trái sự thật, cho dân ăn bánh vẽ, dùng cái súng và cái c̣ng để dọa nạt, đàn áp dân và những người đối lập; chừng đó Trung cộng chưa thể trở thành một đại cường quốc có thể tranh hùng với những cường quốc khác. Đấy là chưa nói đến chuyện «Anh khổng lồ chân bằng đất xét này», lời của cựu thủ tướng Trung cộng Chu dung Cơ, có thể bị vỡ tung v́ những mâu thuẫn nội tại như trên vừa nói.

I I ) Chính trị ngoại giao của Hoa Kỳ

Trước t́nh h́nh chính trị kinh tế xă hội ở Hoa kỳ cũng như ở trên thế giới như thế, đâu là đường lối ngoại giao của Hoa kỳ, ít nhất là trong thời gian ngắn hạn, từ nay đến ngày bầu cử tổng thống vào cuối năm 2012?

Nh́n vào lịch sử chiến lược ngoại giao của Hoa kỳ, từ trước tới nay, chúng ta thấy có 3 trường phái:

Trường phái Monroe, qua câu nói: «Châu mỹ thuộc về người Mỹ», hay trường phái «Cô lập», của ông James Monroe, tổng thống thứ 5 của Hoa Kỳ, thuộc đảng Cộng ḥa, bạn của Thomas Jefferson. Để tránh sự can thiệp của Âu châu vào nội t́nh nước Mỹ, thời đó, ông cho ra thuyết Monroe, chủ trương không chấp nhận sự can thiệp của Âu châu và đồng thời chủ trương chính quyền Hoa Kỳ nên đặt ưu tiên hàng đầu cho vấn đề nội bộ của ḿnh.

Trường phái can thiệp ra nước ngoài cho rằng Hoa Kỳ không thể sống cô lập, hơn thế nữa Hoa kỳ có một mô h́nh tổ chức nhân xă dân chủ, tốt đẹp, v́ vậy Hoa kỳ nên quảng bá mô h́nh này ra thế giới để mang lại dân chủ, ḥa b́nh chung cho thế giới.

Trường phái thực tế, thực tiễn, cho rằng tùy hoàn cảnh mà nên áp dụng một trong 2 trường phái trên. Trường phái này được tăng cường qua quan niệm «Địa lư chiến lược và sự quân b́nh lực lượng giữa những cường quốc», với Henry Kissinger, qua luận án tiến sĩ sử học của ông ở trường Harvard. Theo đó, các nước Âu châu có được ḥa b́nh trong suốt một thế kỷ, từ sau cuộc Cách mạng Pháp 1789 tới thế Chiên Thứ Nhất (1914-1918) là nhờ sự quân b́nh lực lượng giữa 3 đế quốc Áo hung, đế quốc Nga và đế quốc Anh.

Trước hiện t́nh chính trị, kinh tế xă hội của Hoa Kỳ và thế giới, qua 3 trường phái ngoại giao như vậy, câu hỏi được đặt ra: Đâu là đường lối chính trị ngoại giao hiện nay của Hoa Kỳ, ít nhất là trong ngắn hạn, từ giờ đến cuộc bầu cử tổng thống vào cuối năm 2012?

Người ta có thể nói trong ngắn hạn, Hoa kỳ đặt ưu tiên cho việc giải quyết những khó khăn quốc nội. Từ đó, những giả thuyết cho rằng sẽ có đại chiến thứ Ba, hay có một cuộc đụng độ quân sự lớn lao với Trung cộng ở biển Đông, giả thuyết này khó có thể xẩy ra.
Tuy nhiên chúng ta nên nhớ Hoa Kỳ là một đại cường quốc, hơn thế nữa ngày hôm nay, vấn đề chính trị kinh tế quốc nội và quốc ngoại có liên quan với nhau mật thiết. Chú trọng, đặt ưu tiên cái này không có nghĩa là bỏ quên cái kia.

Hơn thế nữa, từ thời tổng thống Reagan, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ là t́m cách « Chính phủ không can thiệp trực tiếp vào những vấn đề thế giớỉ, mà gián tiếp qua những tổ chức phi chính phủ (ONG), với sự giúp đỡ ở đằng sau của chính phủ, nhất là trong tiến tŕnh dân chủ hóa thế giới. Thí dụ điển h́nh gần đây nhất là những cuộc cách mạng Hoa Hồng, Màu Đỏ, Màu Cam ở các nước Đông Âu là do những tổ chức ONG đứng đằng sau. Ngay cả cuộc cách mạng Hoa Lài ở Tunisie và Cách mạng ở Ai cập, những tổ chức ONG Hoa Kỳ trước đó đă mở những lớp huấn luyện giới trẻ về «Thế nào để làm cách mạng dân chủ», ở ngay thủ đô Le Caire, và Tunis. Những sinh viên học sinh của hai nước này đă coi quyển sách «Từ Độc tài đến Dân chủ «(From Dictatorship to Dimocracy» của ông Gene Sharp, thuộc viện Albert Einstein (Hoa Kỳ), làm sách gối đầu giường. Trong thời gian xẩy ra cách mạng, những thanh niên nam nữ nhiều khi đă thắp nến cùng nhau đọc quyển sách này mỗi khi không có điện.

Không nói đâu xa, gần đây nhất là cuộc cách mạng dân chủ đang diễn ra ở Lybie, mặc dầu Hoa Kỳ không phải công khai là chủ chốt, tuy nhiên không ai chối căi rằng từ ngày có Lực Lượng Đặc biệt, gồm người Hoa Kỳ và Ả Rập, được huấn luyện bởi Cơ quan T́nh Báo Hoa Kỳ (CIA), gửi đến Lybie, th́ lúc đó những cuộc oanh tạc của Khối Bắc Đại Tây Dương mới mang đến những kết quả mạnh mẽ.

Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, tùy theo hoàn cảnh chính trị kinh tế của nội địa và ngay cả thế giới, rất là uyển chuyển, lúc th́ hướng về quốc nội, theo chủ thuyết Monroe, lúc th́ hướng về quốc ngoại. Điển h́nh là thời Tổng thống Bill Clinton. Lúc tranh cử với ông Bush cha, Bill Clinton tuyên bố: «Những hiểm họa hiện nay của Hoa Kỳ không đến từ nước ngoài, mà đến ngay từ nội địa Hoa Kỳ». Nhiệm kỳ đầu của ông đặt ưu tiên cho vấn đề quốc nội. Nhưng khi những khó khăn quốc nội được giải quyết, th́ ông hướng về quốc ngoại vào nhiệm kỳ thứ nh́.

Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ rất thực tế, thực tiễn; nhưng cái điều hay của nó, chính là nó không bao giờ quên những mục đích dài hạn. Đó là làm thế nào để mô h́nh tổ chức nhân xă tự do, dân chủ và kinh tế thị trường toàn thắng, bằng cách này hay cách khác, trên thế giới.

 

Paris ngày 14/09/2 011

        Chu chi Nam

 

(1) Xin xem những bài về Hoa kỳ và Trung cộng, trên: http://perso.orange.fr/chuchinam/


<<trở về đầu trang>>
free counters