Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Ư nghĩa nào cho Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long???

Ư nghĩa nào cho Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long???

Xă luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 107 (15-09-2010)

 

BNSTDNL 107

 

            Cách đây gần một năm, ngày 9-11-2009, toàn thể Âu châu và gần như toàn thể Thế giới đă long trọng kỷ niệm 20 năm “bức tường ô nhục” Berlin sụp đổ, mở ra một giai đoạn Đông Âu hết cuộc đời trại lính và kiếp sống hỏa ngục do chủ nghĩa và chế độ cộng sản tạo ra, để xây dựng một chế độ tự do dân chủ với những thành quả kinh tế, văn hóa, xă hội mau chóng thâu đạt.

            Hầu hết các chính khách nổi tiếng trên thế giới đă hội ngộ tại Berlin với những bài diễn văn, lời tuyên bố trong ngày mang tên “Lễ hội của Tự do” này. Dù là kỷ niệm việc khai tử một chế độ tai ác, hiểm họa của nhân loại, nhưng hôm đó chẳng có ǵ là huênh hoang, vỗ ngực, phỉ báng kẻ thù, thậm chí thách thức những chế độ Cộng sản c̣n sót lại. Tất cả đều khiêm tốn, nhẹ nhàng, gần như chẳng muốn kể công của bất cứ ai đối với lịch sử. Nữ thủ tướng Đức Angela Merkel th́ nêu ra những bức tường vô h́nh cần xóa bỏ thêm, bức tường của tính toán, mưu lợi, của thiển cận trong đầu óc nhân loại! Nữ ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton th́ kêu gọi “hăy hành động để cho hàng triệu con người đang phải xa cách nhau, có thể không v́ những bức tường với hàng rào kẽm gai (dẫu có thể vẫn c̣n), được tự do sống những giấc mơ của họ ngay cả bên kia các biên giới hiện hữu”… Xen vào giữa các tuyên bố, diễn văn là những bài ca khúc nhạc như “Kẻ sống sót đến từ Vácsava”, “Ḿnh không sinh ra để theo gót”, “Chúng ta là một”… Tất cả đều là những tiếng nói đầy nhân nghĩa, t́nh người, nhắc nhớ những giá trị nhân bản mà nhân loại (đặc biệt các nước Đông Âu) đă khôi phục hay phải tiếp tục khôi phục sau cơn băo tàn phá của Cộng sản. Chi phí cho toàn buổi lễ kỷ niệm cũng chẳng có ǵ quá cao, dù Âu châu rất giàu có. Không hề có những phô trương, hoang phí, những lố bịch, kệch cỡm. Đấy quả thật là một lễ kỷ niệm đúng và đầy ư nghĩa.

            Lễ kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long tại Hà Nội th́ ra sao? Điều đầu tiên như trêu ngươi, gây xốn mắt toàn thể dân Việt chính là thời điểm đại lễ: thay v́ khai mạc đúng 1000 năm sau ngày vua Lư Công Uẩn xây cất thành Thăng Long là mồng 10 tháng 08 (tính ra dương lịch), th́ nhà cầm quyền lại chọn lấy ngày 01 tháng 10, quốc khánh của Trung Cộng, cái chế độ đang bảo trợ cho Việt Cộng nhưng lại đang xâm lăng Việt Nam. Rơ ràng là hành vi xúc phạm biểu tượng thiêng liêng của Thăng Long, vốn toát lên tinh thần tự chủ độc lập của đất nước, ư thức bảo vệ lănh thổ của Dân tộc suốt thiên niên kỷ qua, vừa là thái độ sỉ nhục anh linh của hàng triệu con cháu vua Hùng vốn đă đem xương máu chống Bắc phương xâm lược suốt ḍng lịch sử để Tổ quốc độc lập và lănh thổ toàn vẹn, vừa là ư đồ của Cộng đảng muốn Dân tộc và Đất nước càng lệ thuộc Trung Quốc hơn, như đă lệ thuộc kể từ thời Hồ Chí Minh bái lạy Mao Trạch Đông làm thầy và chủ. Điều gây công phẫn thứ hai là nhà nhà cầm quyền CS đă bỏ ra một số tiền khổng lồ: 4 tỷ rưỡi đôla tiền thuế của nhân dân, 10% của một ngân sách quốc gia nghèo mạt, để chi tiêu hoang phí vào việc tổ chức với những h́nh thức phô trương vô lối như đúc trống đồng (100 cái), tượng rồng (1000 con); như xây cả một bức tường dài 4km mang tên “Con đường gốm sứ” hết sức phi nghệ thuật, một thứ “rác văn hóa” do sự xâm lấn của tính thương mại, sự thiếu thống nhất đồng bộ về nội dung lẫn chủ đề và chưa chi đă bong tróc, nứt vỡ; như may đến 10 ngàn bộ trang phục cho cả một vạn người cùng nhảy múa trong dịp Đại lễ, với chi phí lên tới gần tỷ bạc, mặc xong một lần lại cho vào kho, đợi thêm ngàn năm nữa, chưa kể chi phí cho việc luyện tập 10 ngàn diễn viên không chuyên, cho việc ghép nhạc, việc tổng diễn tập; như chi hàng chục tỷ cho một số báo đưa tin kiểu bốc thơm về đại lễ, chi ba trăm tỷ để đóng hai cuốn phim lịch sử “Đường đến thành Thăng Long” và “Khát vọng Thăng Long” với đạo diễn Tàu, trường quay Tàu, phong cách Tàu, diễn viên phụ Tàu, mà dù chỉ giới thiệu sơ sơ đă bị công chúng lẫn các chuyên gia  la ó, phản đối, lắc đầu bất măn…

            Đúng ra, như nói trên kia, lễ kỷ niệm phải là lúc nhắc lại tinh thần nguyên thủy của biến cố, của nhân vật, nhắc lại những ǵ tốt đẹp đă đạt được nhờ vào và kể từ sau nhân vật, biến cố được kỷ niệm ấy. Thế mà như lịch sử cho thấy, gần 1000 năm qua, dù ở dưới chế độ Phong kiến, chế độ Pháp thuộc rồi chế độ Cộng ḥa (tại miền Nam), Dân Việt chúng ta, về phương diện chính trị, đă luôn đoàn kết trên dưới một ḷng chống đủ ngoại thù xâm lược đến từ Bắc phương lẫn Tây phương  (tiêu biểu là Hội nghị Diên Hồng triều Trần), đă bắt đầu phát huy tinh thần dân chủ trong chế độ Pháp thuộc và chế độ Cộng ḥa ở miền Nam (tiêu biểu là quyền ngôn luận và nền báo chí tương đối tự do trong hai chế độ ấy); về phương diện pháp luật th́ đă nỗ lực xây dựng được một nền pháp chế tương đối công minh và nhân bản mà vua lẫn dân đều phải tuân giữ (tiêu biểu là Luật Hồng Đức triều Lê, vốn nổi tiếng khắp thế giới), đă thiết lập được một số định chế để ngăn chặn khuynh hướng chuyên quyền độc tài của vua chúa lẫn quan lại (tiêu biểu là chức quan ngự sử mà hầu như triều đại nào cũng có và cơ cấu làng xă họ tộc với quy tắc bất thành văn “phép vua thua lệ làng”); về phương diện văn hóa th́ đă biết quư chuộng chữ nghĩa thánh hiền, tuyển chọn nhân tài từ mọi tầng lớp không phân biệt, thường xuyên theo chính sách chiêu hiền đăi sĩ (tiêu biểu là Văn miếu, Vơ miếu và trường Quốc Tử giám từ triều Lư, vốn đă đào tạo ra hàng vạn nhân tài cho đất nước trong hơn 700 năm tồn tại); đă tạo một môi trường thuận lợi cho bao tuyệt tác văn chương chào đời (tiêu biểu như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đ́nh Chiểu…); đă tôn trọng các tôn giáo và duy tŕ tinh thần đạo giáo ḥa đồng (tiêu biểu là sự du nhập và phát triển của Phật giáo, Khổng giáo, Lăo giáo, Công giáo, Hồi giáo, Tin lành…; sự xuất hiện và nở rộ của các tôn giáo bản địa như Cao đài, Ḥa hảo…); trên phương diện xă hội dân sinh th́ đă luôn tôn trọng quyền tư hữu đất đai của nhân dân, dẫu có quan niệm “đất vua chùa làng”, dù mỗi chế độ hay mỗi triều đại có những chính sách điền địa khác biệt (tiêu biểu là Luật Người cày có ruộng thời Đệ nhị Cộng ḥa ở miền Nam), đă luôn vui sống tại nơi chôn nhau cắt rốn, trên mảnh đất h́nh chữ S mà Tổ tiên đă để lại trong niềm tôn trọng t́nh nghĩa đồng bào, trong ư thức bảo vệ môi trường sinh thái.

            Lẽ ra, trong tinh thần chuẩn bị xa và gần cho Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, các giá trị văn minh nhân bản mà bao thế hệ Việt tộc đă dày công xây dựng đó phải luôn được tưởng nhớ, đề cao và thể hiện. Thế nhưng, qua hơn nửa thế kỷ dưới chế độ Cộng sản, Dân Việt đă đau đớn nh́n thấy lănh thổ và lănh hải mất từng mảng lớn vào tay quân bành trướng Đại Hán (qua các công hàm, hiệp ước đầy khiếp nhược), lănh đạo CS chưa bao giờ đoàn kết thực sự với nhân dân để chống ngoại bang xâm lược, c̣n cấm cản, bỏ tù những ai biểu lộ thái độ phản đối Bắc triều. Quyền tự do ngôn luận, vốn là quyền tiên khởi, th́ bị hoàn toàn triệt tiêu; báo giấy, báo h́nh, báo điện tử và các phương tiện truyền thông xă hội đều nằm trong tay đảng và nhà nước; các nhà dân báo tự do bị sách nhiễu cầm tù, các tờ dân báo độc lập bị truy lùng cấm cản. Luật pháp chỉ được áp dụng và áp dụng khắt khe cho thường dân, c̣n đảng và nhà nước th́ được miễn trừ, đảng viên và cán bộ th́ được nhẹ tay, châm chước hay thoát khỏi. Luật rừng luật tiền thay thế luật pháp, pháp quyền thế chỗ pháp trị. Cơ chế chính trị đảng quyền, độc tài và toàn trị tiêu diệt hết mọi nhân quyền và dân quyền, biến tam quyền phân lập thành tam quyền phân công dưới cây gậy chỉ huy của đảng; công an và quân đội trở thành công cụ trong tay kẻ cầm quyền và chỉ phục vụ kẻ cầm quyền. Giáo dục th́ loại trừ người nghèo (v́ đủ thứ học phí và phụ phí), phân biệt chính kiến (chuyên môn không bằng chính trị); việc tuyển chọn nhân tài và viên chức nhà nước th́ theo tiêu chuẩn đảng tịch, thân thích và tiền bạc; nhiều trí thức của đất nước bị bỏ phế hay cầm tù v́ bất đồng quan điểm với đảng, cụ thể như luật sư Lê Công Định, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, giáo sư Phạm Minh Hoàng. Văn chương, nghệ thuật nằm dưới ṿng kim cô của đảng, phải phục vụ mục tiêu chính trị của đảng; trong hơn nửa thế kỷ chẳng có tác phẩm giá trị nào xuất hiện ngoại trừ những tác phẩm mang tính đối kháng hay phê b́nh chế độ. Các tôn giáo th́ bị nhà cầm quyền t́m cách kiểm soát, khống chế, xâm nhập, lũng đoạn và làm thoái hóa bản chất: trở thành vật trang trí hay biện hộ viên cho chế độ; các tín hữu đấu tranh cho tự do tôn giáo, công bằng xă hội hay dân chủ nhân quyền th́ bị đàn áp. Toàn bộ đất đai đều thuộc quyền quản lư (có nghĩa là quyền sở hữu) của nhà nước (thực tế là của đảng viên cán bộ có chức quyền); nhân dân (cá nhân, ḍng tộc, giáo hội) chỉ c̣n quyền sử dụng, thành thử phải chịu bao điêu đứng trong sinh sống và hoạt động. Nạn dân oan và giáo oan ngày càng gia tăng cách thê thảm. Chính v́ thế mà hơn ba triệu người đă đau đớn rời bỏ quê cha đất tổ, đứt ruột từ giă nơi chôn nhau cắt rốn v́ không chịu nổi chế độ phi nhân hà khắc, gian dối tàn bạo. Một nửa đă thành công đến được bến bờ tự do, nửa c̣n lại đă phải trả giá bằng tử vong hoặc bằng thảm nạn: bị cướp bóc, hăm hiếp, đánh đập trên biển, giữa rừng… Xă hội Việt th́ thiếu vắng nghĩa đồng bào t́nh nhân loại, con người Việt như đang dẫm đạp nhau mà sống, đất nước Việt th́ ngày càng suy thoái ô nhiễm về môi trường…

            Chính v́ không phát huy được tinh thần Thăng Long đúng nghĩa -do năo trạng tự tôn là chóp bu tiến hóa nhân loại, đỉnh cao trí tuệ loài người, cộng với tâm địa gian trá bất công, duy vật vô thần, hận thù bạo lực- đảng và nhà cầm quyền CSVN mới mừng kỷ niệm Thăng Long với kiểu cách ngoại diện, phung phí, khoe mẽ, với đầu óc xu nịnh, nô lệ, khiếp nhược lân bang, với ư đồ mánh mung, cơ hội, chụp giựt, ḅn rút công quỹ, với những sản phẩm văn hóa vừa lai căng, vừa bôi bác, vừa tốn kém, vừa giả tạo.

            Có người đă đề nghị làm lại hai bộ phim ngốn 300 tỷ nói trên, làm lại con đường gốm sứ vô duyên và nứt vỡ, cũng như thay đổi nhiều chương tŕnh biểu diễn khác… Nhưng dù có thực hiện được những việc ấy, cuộc kỷ niệm 1000 năm Thăng Long vẫn vô nghĩa nếu không tưởng nhớ, đề cao và khôi phục những giá trị văn hóa đầy nhân bản của Dân tộc xoay quanh tâm điểm là con người.

            BAN BIÊN TẬP


<<trở về đầu trang>>
free counters