Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Góp ư với Đại hội Dân Chúa: Ưu Tư Về Đại Hội Dân Chúa

       Góp ư với Đại hội Dân Chúa:

Ưu Tư Về Đại Hội Dân Chúa

 

Góp ư với Đại hội Dân Chúa: Ưu Tư Về Đại Hội Dân Chúa

Có một lần Đức cha Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám mục giáo phận Thái B́nh tiếp một người khách đến thăm Ngài. Trong câu chuyện trao đổi, người khách có đề cập đến dư luận này th́ Đức cha cho rằng chỉ một nhóm th́ chẳng thể nào khuynh đảo được cả Hội Đồng Giám Mục.

Nhận định của Đức cha chỉ đúng nếu các Đức giám mục không giữ thái độ cầu an, không thờ ơ để cho ai muốn làm ǵ th́ làm và nhất là cần đồng một ḷng nói không đối với bất cứ toan tính nào có thể đưa đến bất lợi cho Giáo Hội.

 

Giáo Hội Việt Nam đang cử hành năm Thánh với ba sự kiện quan trọng là: lễ Khai mạc, Đại hội Dân Chúa và lễ Bế mạc. Lễ Khai mạc đă diễn ra vô cùng trọng thể tại Sở Kiện thuộc TGP Hà Nội hồi cuối năm ngoái. Lễ Bế mạc dự định sẽ được tổ chức tại linh địa La Vang thuộc TGP Huế vào đầu năm tới. Sắp tới đây là Đại Hội Dân Chúa sẽ diễn ra tại TGP Sài G̣n trong 5 ngày từ chiều Chúa nhật 21/11 đến hết thứ Năm 25/11/2010.

Đúng như tên gọi của nó, Đại Hội Dân Chúa sẽ qui tụ đủ mọi thành phần dân Chúa. Theo thông báo của Ban tổ chức th́ số người tham dự khoảng 280-300 gồm có các Giám mục, LM Tổng Đại diện, LM Giám đốc ĐCV, Đại diện LM 26 giáo phận, Đại diện các ḍng tu, Giáo dân đại diện Hội Đồng Giáo Xứ, Giáo lư viên, Ca đoàn, các Giới và đoàn thể tông đồ giáo dân… Ngoài ra c̣n có Đại diện Bộ Truyền Giáo, Bộ Ngoại Giao Vatican, HĐGH về Mục vụ Di Dân, ĐHY Sepe,  Đại diện các HĐGM lo mục vụ di dân cho các cộng đồng CGVN hải ngoại, (Đức, Pháp, Canada, HK, Úc, Trung Quốc, Nhật . Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Phi Luật Tân, Mă lai, Campuchia, Thái Lan…), Đại diện vài tổ chức Bác Ái hỗ trợ Giáo Hội tại Việt Nam.

Đây là một cuộc hội nghị có tầm mức quan trọng có mục đích thu thập ư kiến đóng góp từ mọi thành phần trong Giáo hội để đề ra phương hướng cho Giáo Hội Việt Nam trong tương lai. Với ư nghĩa trọng đại như vậy, kỳ đại hội lần này lẽ ra phải là niềm phấn khởi của mọi người Công Giáo Việt Nam, là nguồn hy vọng cho những ai c̣n quan tâm đến sự tồn vong của Giáo hội, là cơ hội hàn gắn vết thương  gây ra bởi sự phân hóa trầm trọng chưa bao giờ xẩy ra trong lịch sử Giáo hội.

Thế nhưng việc TGP Sài G̣n vừa tổ chức rầm rộ lễ mừng 100 năm ngày sinh của Đức cố TGM Nguyễn Văn B́nh với sự quan tâm đặc biệt đến mức khác thường của các cấp lănh đạo nhà nước từ trung ương tới địa phương (Chủ tịch nước, Thường trực Ban Bí thư, Phó Bí thư Thành ủy và Chủ tịch HĐTP gửi lẵng hoa tới kính viếng Đức cố TGM cùng với sự hiện diện của nhiều nhân vật tên tuổi của thành phố). Điều đó khiến nhiều người nghi ngại về một mưu đồ muốn vạch sẵn một con đường cho Đại hội Dân Chúa sắp tới nghĩa là muốn lèo lái Đại Hội Dân Chúa đi theo đường lối của Đức cố TGM Nguyễn Văn B́nh, người thường bị coi là nhu nhược, thiếu cương quyết trong vai tṛ chủ chăn khiến đă gây ra nhiều thiệt hại cho Giáo hội tại TGP Sài G̣n do Ngài trông coi.

Chúng ta có thể thông cảm cho Ngài khi Ngài phải mang một trách nhiệm nặng nề trong một giai đoạn vô cùng khó khăn. Ngài cũng chỉ v́ bất đắc dĩ “gặp thời thế thế th́ phải thế”. Hơn nữa Ngài c̣n bị khống chế bởi nhóm linh mục quốc doanh luôn bao vây và thúc ép Ngài phải làm theo ư của họ. Chúng ta cũng có thể học hỏi nơi Đức cố Tổng Phaolô về các mặt đức độ, đạo hạnh hay là tính t́nh ḥa nhă… Nhưng chúng ta không thể coi Ngài là mẫu mực để noi gương hay bắt chước thái độ sống của một người mà cho đến gần lúc chết “vẫn c̣n sợ cộng sản”. Điều này chính Ngài thú nhận với một phóng viên đến phỏng vấn khi Ngài nằm trên giường bệnh.

Chúng ta không thể cổ vũ cho sự sợ hăi v́ sợ hăi không phải là đường hướng của Thầy Chí Thánh. Những ai đă theo Chúa th́ phải can đảm vác thánh gía ḿnh mà theo Chúa, nhất là người mục tử lại càng không được sợ hăi. Bị sự sợ hăi chế ngự th́ làm sao hoàn thành được sứ vụ mục tử của ḿnh? Chủ chăn mà sợ hăi th́ làm sao mà bảo vệ đàn chiên trong cơn nguy khốn, làm sao mà dám sống chết với đàn chiên?

Thật là lỗi thời khi mà đến thời điểm này mà c̣n chủ trương đề cao sự  nhu nhược, cổ súy cho sự câm nín và cúi đầu của cái thời điểm mấy chục năm về trước. Đă qua rồi thời kỳ sợ hăi. Đă đến lúc người Công Giáo Việt Nam phải thoát ra khỏi sự sợ hăi để nói lên sự thật và đ̣i hỏi công lư. Cần phải nói to lên như Đức TGM Ngô Quang Kiệt “Tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ xin- cho”. Người Công giáo không thể bị coi là công dân hạng hai trong bất cứ chế độ nào.

 

"Tôn giáo là Quyền chứ không phải là ân huệ Xin - Cho" TGM Giuse Ngô Quang Kiệt trước UBNDTP Hà Nội

 

Giáo hội Việt Nam đă phải trải qua nhiều thương đau, đă phải chịu biết bao tủi nhục, cay đắng bởi sự chèn ép và đối xử bất công của bạo quyền. Người Công giáo được dạy phải nhẫn nhục chịu đựng nhưng sự chịu đựng nào cũng có giới hạn của nó. “Tức nức vỡ bờ” ông bà ta đă nói như vậy.

Trong thánh lễ tấn phong Phó tế tại Ḍng Chúa Cứu Thế Sài G̣n hôm 28/8/2010, Đức Giám mục Hoàng Đức Oanh đă chia sẻ với giáo dân một câu chuyện dí dỏm về một người thày và người đệ tử của ông. Để trả lời câu hỏi của người đệ tử hỏi hạnh phúc là ǵ? Tự do là ǵ? Ông thầy ba lần túm tóc  người đệ tử d́m xuống nước khi hai thầy tṛ đang tắm trên một ḍng sông. Hai lần trước người đệ tử chỉ cố gắng trồi đầu lên cho khỏi bị ngộp nhưng đến lần thứ ba th́ anh học tṛ đạp ông thầy ra để thoát thân. Đức cha Micae nhân câu chuyện này nói thêm rằng” “Người có niềm tin tôn giáo cũng như anh đệ tử kia vậy. Người có niềm tin tôn giáo cũng tha thiết được sống với niềm tin của ḿnh. Hễ ai mà ép buộc th́ chịu không nổi. Ép lần thứ nhất ráng chịu. Ép lần thứ hai cũng ráng mà chịu. Ép lần thứ ba th́ chúng tôi cũng phải đạp . Mà khi đạp như thế th́ xin đừng ai hiểu là chúng tôi phản động hay là âm mưu lật đổ chính quyền hay diễn tiến này nọ … Không có đâu, chỉ có muốn thở … thôi”. Phải chăng Đức Giám mục giáo phận Kontum muốn nhắc nhở người Công giáo về một thái độ cần phải có trong bối cảnh của xă hội Việt Nam hôm nay?

Trở lại với Đại Hội Dân Chúa.Trước ngày Đại Hội Dân Chúa c̣n có một sự kiện tuy không nằm trong khuôn khổ của năm Thánh nhưng cũng rất quan trọng là cuộc hội nghị thường niên của HĐGMVN vào đầu tháng 10/2010. Do một số vụ việc mới xẩy ra gần đây như việc đem nhạc cộng sản vào nhà thờ, rước tượng HCM trong cuộc rước kiệu Đức Mẹ v.v. khiến có dư luận cho rằng cuộc hội nghị các Giám mục lần này có thể sẽ rất gay go v́ có một nhóm đang cố gắng vận động để thực hiện đường lối do nhóm này chủ trương.

Suy đoán này có vẻ như không vô căn cứ. Đức cha Bùi Tuần trong bài góp ư với Đại Hội Dân Chúa cũng đă lên tiếng báo động rằng “Đang khi nhiều người luôn xây dựng đời sống đạo trên nền tảng Phúc Âm, Thần Học, Công Đồng, Giáo Luật, th́ cũng nhiều người lại xây dựng đời sống đạo một cách tuỳ tiện theo ư riêng ḿnh, dựa trên những ư kiến của phe này nhóm nọ.”

Dư luận về việc có một phe nhóm trong Hội Đồng Giám Mục đă nghe nói đến từ lâu. Có thể các Đức Giám mục cũng biết qua nhưng không nói ra. Có một lần Đức cha Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám mục giáo phận Thái B́nh tiếp một người khách đến thăm Ngài. Trong câu chuyện trao đổi, người khách có đề cập đến dư luận này th́ Đức cha cho rằng chỉ một nhóm th́ chẳng thể nào khuynh đảo được  cả Hội Đồng Giám Mục. Nhận định của Đức cha chỉ đúng nếu các Đức giám mục không giữ thái độ cầu an, không thờ ơ để cho ai muốn làm ǵ th́ làm và nhất là cần đồng một ḷng nói không đối với bất cứ toan tính nào có thể đưa đến bất lợi cho Giáo Hội.

 

Lại Thế Lăng

Vermont – USA


<<trở về đầu trang>>
free counters