Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Từ mẫu gương của ĐGH Gioan Phaolô II đến Tinh Thần Ngô Quang Kiệt

Đừng Sợ Sự Thật:

Từ mẫu gương của ĐGH Gioan Phaolô II đến Tinh Thần Ngô Quang Kiệt

 

Lời kêu gọi của ĐGH Gioan Phaolô II cho công cuộc gọi sự vật bằng đúng tên của nó lại trở nên cấp thiết và nhức nhối hơn bao giờ hết cho Đất Nước và Giáo Hội tại Việt Nam.

 

Như một t́nh cờ trong khúc quanh lịch sử của Năm Thánh 2010, nhằm đánh dấu 350 năm truyền đạo và 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, độc giả khắp nơi trong thời gian vừa qua đă được tiếp cận với rất nhiều những bàn luận về “Sự Thật”. Từ “Sự thật của Đất Nước” qua tŕnh bày của nhà văn Trần Mạnh Hảo và rủi ro tại Đại Hội (Bịt Mồm) Nhà Văn đến “Sự Thật của Giáo Hội tại Việt Nam” qua biện phân của LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, OFM, rồi đến những thảo luận về cụm từ mới “Sự Thật-thực” (Pravda) và nỗ lực đi t́m kiếm nó. Cho đến những nhận định trung thực và thẳng thắn về hiện trạng thật và đúng trong ḷng GH tại Trung Quốc của ĐHY Joseph Zen và đến Tướng Trung Quốc Lưu Á Châu bàn về sự thật trong hiện trạng chính trị, xă hội tại nước này, nhằm trưng bày một thảm họa suy đồi về mặt đạo đức, tư tưởng, và qua đó, thúc giục Bộ Chính Trị TQ đổi mới trước nguy cơ sụp đổ.['' If a system fails to let its citizens breathe freely and release their creativity to the maximum extent, and fails to place those who best represent the system and its people into leadership positions, it is certain to perish,'' writes General Liu Yazhou in Hong Kong's Phoenix magazine- August 14, 2010] .

Và gần đây, những ngày qua, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, sau thời gian khởi đầu một đời sống chiêm niệm tại Đan Viện Châu Sơn – Nho Quan – Ninh B́nh, cũng đă lên tiếng về hiện trạng tại Việt Nam: “Điều cần thiết nhất cho đất nước, cho giáo hội Việt Nam hiện nay chính là sự thật. V́ thiếu sự thật, người ta không dám nói thật với nhau, không dám tin tưởng nhau…”

Phải chăng các biến cố này là những t́nh cờ ngẫu nhiên?  Hay là một tŕnh tự của các chuỗi sự kiện nằm trong kế hoạch quan pḥng của Thiên Chúa?

Các diễn biến từ bối cảnh này lại đă khơi dậy trong hồi ức của rất nhiều người về mẫu gương nhân cách và tư tưởng của ĐGH Gioan Phaolô II trong diễn tiến sụp đổ của chế độ Cộng Sản tại Đông Âu và, sau đó, kéo theo sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết. Lịch sử của giai đoạn này đang cung cấp nhiều điều rất đáng để cho chúng ta suy ngẫm.

Như đă được chỉ ra bởi kư giả / sử gia Robert Reilly (Crisis Magazine), ngôn ngữ – hay nói cách khác – chính sự nhất trí hoàn toàn về ngữ nghĩa (semantic unanimity) đă mang đến ngày tận cùng của Bức Màn Sắt, không phải qua một Big Bang như thường bị khiếp sợ, nhưng bằng một lời thổn thức. Sự Thật – hào quang của sự thật – hóa ra lại là vũ khí đắc lực nhất trong cuộc Chiến Tranh Lạnh. Và người gánh vác sự thật đó đến hào quang trọn đầy chính là Gioan Phaolô II.

 


 

Không sợ: Cung cách Gioan Phaolô II đă thay đổi cục diện chính trị thế giới:

Gioan Phaolô II đă là một người lay chuyển các biến cố trên thế giới. Ngài đă san ủi cảnh quan chính trị của thế kỷ 20 và được kể là một số ít những người đă chịu trách nhiệm về sự sụp đổ tương đối b́nh yên của Đế quốc Ác Vương (Evil Empire). Các chuyên gia vẫn đang miệt mài lượng định tác động của Ngài trên lĩnh vực này và cũng đang t́m ṭi về di sản chính trị của Ngài trên một quy mô sâu rộng hơn. Họ đă đi vào những khúc mắc nan giải bởi v́, trên b́nh diện chính trị, khi mỗi bên muốn quả quyết là ĐGH thuộc phía riêng của ḿnh, th́ họ lại phải bỏ qua hoặc giảm thiểu một số hành động của Ngài có vẻ không phù hợp với quan điểm riêng của họ.

Thử cân nhắc một số biến cố: ĐGH đă từ chối không đến thăm Nam Phi khi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vẫn c̣n đó, nhưng Ngài lại đến Cuba của Fidel Castro, nơi mà việc đón mừng Giáng Sinh là phạm pháp. Ngài đă chào mừng những người Mỹ đă giúp giải phóng Âu Châu khỏi Đức Quốc Xă , nhưng Ngài  lại chỉ trích cuộc đổ quân của Hoa Kỳ vào Iraq, nơi mà sau này Ngài đă thừa nhận là một nhà nước “chuyên chế toàn trị”. Năm 1981, Ngài kêu gào, “Đất Nước của tôi đang tắm trong máu và mồ hôi của chính con dân nam nữ của ḿnh. Tôi đặt vấn đề này trước lương tâm của toàn thế giới”.

Nhưng sau đó Ngài đă không đồng ư với việc Mỹ trừng phạt Ba Lan sau khi Công Đoàn Đoàn kết bị xiết buộc lại. Ngài đă đi thăm các nhóm công khai  chống lại chế độ Stroessner tại Paraguay và Marcos tại Philippines, và cả hai nhóm đều đă biến mất trong ṿng một năm sau các chuyến viếng thăm này, nhưng Ngài lại đă cực lực chống đối “thần học giải phóng” thời đó, đang làm sinh động phái Thiên Tả thân Cộng tại Châu Mỹ Latin. Ngài đă mạnh mẽ bảo vệ quyền sở hữu tư nhân nhưng lại lột da chủ nghĩa tư bản buông thả v́ cho rằng nó phi nhân bản. Ngài đă chỉ trích chính quyền Cộng sản Ba Lan về những nỗ lực xây dựng “một thành tŕ không có Thiên Chúa “, nhưng ngài lại bảo dân Ba Lan vừa được trả tự do không nên rập khuôn bắt chước Phương Tây, nơi mà ngài đă thấy những dấu hiệu của một nền dân chủ bị lèo lái dưới sự độc tài của đa số. Ngài thiết lập quan hệ ngoại giao trọn vẹn với Israel , nhưng vẫn lên tiếng về đ̣i hỏi có một quốc gia của người Palestine là một “quyền tự nhiên”..

Những vấn đề này thoạt nh́n có vẻ rối ren, và như thế bởi v́ vị giáo hoàng, về cơ bản, không phải là một chính trị gia. Ngài là một nhà siêu h́nh học (metaphysician), và c̣n hơn thế nữa. Sự nhất quán trong các hành động của ĐGH chỉ có thể nh́n thấy được trên phạm vi lớn hơn từ khuôn khổ của các nguyên tắc siêu việt về đạo đức và thần học hướng dẫn ngài, và cách thế am hiểu cụ thể của ngài về các sự kiện chính trị mà vào đó ngài phải áp dụng chúng.

Từ vị trí này nh́n về bối cảnh của Đất Nước và Giáo Hội tại Việt Nam, qua lịch sử cầm quyền của Đảng Cộng Sản tại VN, hầu như chưa có biến cố nào có sức lay chuyển nhà cầm quyền Công Sản trên cục diện chính trị và xă hội có thể so sánh với cao trào cầu nguyện đ̣i công lư, được khởi xướng bởi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên TGM Hà Nội. Với hàng trăm ngàn lượt người can đảm trước hiểm họa phải đổ máu, vẫn kiên tŕ cầu nguyện tại Ṭa Khâm Sứ, tới Thái Hà, rồi lan tới các vùng phụ cận Hà Đông, rồi tới GP Vinh… và lan tràn khắp cả thế giới. Diễn tiến của cao trào cầu nguyện đ̣i công lư đă khơi dậy và làm sống lại niềm hy vọng đă từ lâu bị bóp chết trong hàng triệu con tim người dân Việt. Và tất cả mọi tiếng nói đ̣i nhân quyền, tự do, công lư đều nổ lực gào lên một thông điệp chung về một sự thật trên đất nước Việt Nam: “Đất Nước của chúng tôi đang tắm trong máu và mồ hôi của chính con dân nam nữ của ḿnh. Chúng tôi đặt vấn đền này trước lương tâm của nhân loại.”

Chúng ta đang cùng nhau lặp lại lời kêu gào của Gioan Phaolô II.

Như kư giả Robert Reilly ghi lại, khi c̣n là một người lính bộ binh trong thời Chiến Tranh Lạnh, ông đă không nghĩ rằng ông sẽ sống sót để nh́n thấy hồi kết thúc của nó. Ông c̣n nhớ mồn một cái ngày đó vào năm 1990 khi ông đọc một tuyên bố trên báo chí Xô Viết của Alexander Yakovlev, lư thuyết gia giáo điều, chính ủy của Bộ Chính Trị Liên Xô, rằng sau cùng ông ta đă hiểu được chủ thuyết Lênin dựa trên ḷng căm thù giai cấp và rằng đấy là “độc ác.” Quá phấn khích, Reilly đă fax lời tuyên bố này khắp xung quanh Washington. Từ ngữ của Yakovlev mang nghĩa kết thúc cho cuộc Chiến Tranh Lạnh và Đế Quốc Xô Viết. Các biến động thực tế của việc giải thể đă theo ngay sau gót. (Yakovlev đă dành những năm c̣n lại tiếp sau đó để tạo lập tài liệu về chính sách khủng bố Giáo Hội trong nước Nga. Đây cũng là lời nhắn nhủ của ĐHY Joseph Yen gửi đến giới học giả trí thức khắp mọi nơi nên viết lại những ǵ đă xảy ra trong chế độ Cộng Sản, qua cuộc phỏng vấn mùa hè vừa qua tại Hồng Kông.)

Ngôn ngữ, từ thế đó, và sự tái lập các mối quan hệ của nó với thực tế đă trở nên quyết định đối với sự sụp đổ của Cộng sản. Điều này không phải là một kỳ công nhỏ, bởi v́ đối với nhiều người ở phương Tây, ngôn từ đă đánh mất ư nghĩa của chúng. Một sự hồi phục của ư nghĩa là điều thiết yếu trước khi một thách đố thức thật sự có thể được tŕnh bày cho phương Đông. Không có một cá nhân nào đă làm nhiều hơn cho sự phục hồi này bằng Gioan Phaolô II, ngài đă khẳng định phải gọi tên sự vật bằng đúng danh xưng của chúng. Gọi tên Chủ Nghĩa Cộng Sản cho đúng danh xưng của nó đ̣i hỏi, trước hết, sự bác bỏ những thái độ lập lờ hoài nghi về danh luận. Bạn không thể sử dụng từ “ác” (evil) như một tính từ cho đến khi bạn biết nó như là một danh từ. Nếu chúng ta biết được cái ác là ǵ, th́ làm sao chúng ta có thể áp dụng điều đó vào đời sống của chính ḿnh?

Các nhân tố phản-chống Cộng ở phương Tây đă khiếp sợ bởi các từ vựng của ĐGH và Tổng thống Ronald Reagan gọi Liên bang Xô viết , v́ họ sợ danh xưng đó có thể dẫn đến chiến tranh, nhưng cũng c̣n bởi v́ việc sử dụng các từ “ác” lại có tác động đối với chính bản thân, mà họ vô cùng khó chịu. Như nhà văn Anh Christopher Derrick đă một lần nói, chỉ có Bức Màn Sắt thật giăng qua linh hồn của mỗi người chúng ta.

 


 

Nh́n từ Phương Tây, chủ nghĩa Cộng Sản là một h́nh thái của chủ thuyết tuyệt đối chiến đấu với chủ thuyết tương đối. Và như thế, chủ nghĩa Cộng Sản đă có những thuận lợi rơ ràng và thâu gặt những ưu thế tuyệt vời trên mặt địa lư:  từ Trung Á đến Phi châu và Trung Mỹ – và những ưu thế chiến lược trong cả hai loại vũ khí quy ước và không quy ước. Sự tiến triển của Liên bang Xô viết trong thập niên 1970 đă quá hùng mạnh đến nỗi bất cứ ai xem xét các yếu tố này đều có thể dự kiến là nó sẽ giành được chiến thắng. Những kỳ vọng đó đă bị đánh bại bởi một yếu tố nằm bên ngoài của những tính toán này .

Thuật ngữ “ác” luôn ở trong tự vựng của Giáo Hội đối với chủ nghĩa cộng sản nhưng v́, Gioan Phaolô II là một người Ba Lan, thành ra lời nói của ngài gây được tiếng vang một cách đặc thù. Ngài nói từ trong bụng của con thú dữ. Ngài biết chế độ độc tài toàn trị là độc ác trực tiếp từ bản thân của ḿnh trong cả hai biểu hiện của nó là Đức Quốc Xă và Cộng Sản và ngài nói từ kinh nghiệm sống. Nền tảng triết học của ngài cũng cho phép ngài vượt ra bên ngoài mặc khải Kitô Giáo để đi đến một đối tượng lớn hơn không cùng chia sẻ những vén mở đó. Ngài có thể nói về những chân lư phổ quát trong một ngôn ngữ không mang tính tôn giáo.

Reagan là vị lănh đạo chính trị đầu tiên sử dụng thuật ngữ luân lư “ác” để mô tả đế quốc Liên Xô trong thời đại gần đây. Phản ứng từ sự việc này thực là cuồng rộ. Làm thế nào mà Reagan có thể liều lĩnh bất cẩn đến thể được? Tuy nhiên, vị tổng thống đă b́nh tĩnh trả lời rằng ông muốn họ, Liên Xô, biết rằng ông biết . Điều ghi nhận này đă truyền cảm hứng cho mối hy vọng lớn lao phía sau Bức Màn Sắt . Và rồi, sau cùng , chính Liên Xô cũng sử dụng thuật ngữ này. Một khi từ vựng thích hợp đă được sử dụng, mọi chuyện kể như xong. Và như thế, Sự Thật – hào quang của sự thật – chính là vũ khí đánh đổ thành tŕ khối Cộng Sản Xô Viết.

Trên đất nước Việt Nam, cốt lơi Ác của chủ nghĩa Cộng Sản đang được Đảng ra sức bọc đường bằng đủ mọi chiêu bài và quỷ kế, từ Cải Cách Ruộng Đất  đến Giải Phóng Mặt Bằng, từ Mười Sáu Chữ Vàng đến Đạo Đức HCM, từ Tự Do Tôn Giáo đến Đoàn Kết Yêu Nước, thảy nhằm bọc lấy cái lơi Dối Trá. Ngôn ngữ Việt Nam cũng bị Đảng đánh mất ư nghiă, khởi đi từ tuyên tín của họ: “Chủ nghĩa Mác Lênin là đỉnh cao của trí tuệ loài người”.  Phải chăng đó là ngôn ngữ? Hay chính là một thứ nhạo báng ngôn ngữ Việt. Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới phải đặt vấn đề xóa mù cho tiến sĩ với “Công Viên Văn Miếu đương đại”.

Quả lời kêu gọi của ĐGH Gioan Phaolô II cho công cuộc gọi sự vật bằng đúng tên của nó lại trở nên cấp thiết và nhức nhối hơn bao giờ hết cho Đất Nước và Giáo Hội tại Việt Nam.

Vai tṛ của ĐGH Gioan Phaolô II trong biến cố Đông Âu đă được nghiên cứu một cách sâu rộng trong hai mươi năm qua. Chẳng phải ai cũng thấy được diễn tiến này đang xảy tới và vai tṛ của ngài trong đó. Năm 1967, chi bộ đảng Cộng Sản tại Krakov gửi một báo cáo về  Đức Hồng Y Karol Wojtyla đến mật vụ Ba Lan, cho rằng ” ông thiếu tổ chức và phẩm chất lănh đạo”. Tướng Jaruzelski, Bí Thư Đảng CS Ba Lan, sau này than thở là các đồng nghiệp CS của ông đă thiển cận khi chọn Karol Wojtyla làm GM Krakov và ông đă xác nhận: “Chúa Thánh Thần hoạt động theo những cách thế bí ẩn”.

 


 

Nhưng Đảng CS Liên Xô có cảnh giác nhiều hơn. Họ luôn tâm niệm lời cảnh cáo của Lenin: “Ư niệm thần linh là thứ đáng ghê tởm nhất không thể tả được trong những thứ nguy hiểm nhất”. Phóng viên người Canada Eric Margolis, sau này đă tường tŕnh: “Tôi là nhà báo phương Tây đầu tiên đến bên trong trụ sở KGB vào năm 1990. Tướng lănh KGB đă nói với tôi rằng Vatican và Giáo Hoàng là kẻ thù nguy hiểm nhất trên thế giới đối với họ”. (Một ngày nào đó, chúng ta có lẽ sẽ học được từ lịch sử là phải chăng mối quan tâm đó đă được hiện thực năm 1981 trong cố gắng ám sát ĐGH. Như Gioan Phaolô II đă viết trong cuốn Memory and Identity (Kư Ức và Căn Tính): “Một số người đă hoạch định nó và một số khác đă can phạm nó”.)

Tựu chung, lời của Mikhail Gorbachev, vị lănh đạo Sô Viết trong một bài báo trên tờ La Stampa năm 1992 có thể tóm gọn về tầm mức vai tṛ của ĐGH Gioan Phaolô II: “Tất cả những ǵ đă xảy ra ở Đông Âu trong những năm vừa qua đă không thể nào hiện thực được nếu không có sự hiện diện của vị giáo hoàng này và vai tṛ quan trọng ngài quảng diễn trên diễn trường quốc tế”.

Ngài đă làm ǵ và làm cách nào? Thuật ngữ “ác” là chẩn đoán đúng, nhưng toa thuốc là ǵ? Trong lễ cung hiến ngôi nhà thờ tại Nowa Huta, ĐHY Wojtyla đă phê phán Đảng Cộng sản đang nỗ lực xây dựng “một thành tŕ không có Thiên Chúa”. Đó là cái chẩn đoán. Khi trở về Ba Lan hai năm sau trong cương vị giáo hoàng, ngài đă tuyên bố: “Đức Kitô không thể bị gạt ra ngoài lịch sử của con người trong bất kỳ một nơi nào trên trái đất”. Người dân đă phản ứng bằng kêu gào: “Chúng tôi muốn Thiên Chúa – We want God”. Toa thuốc cho Cái Ác là Thiên Chúa.

Đọc lời tuyên bố của ĐGH Gioan Phaolô II, ai có thể tránh không nghĩ tới biến cố Thánh Giá Đồng Chiêm?

Radek Sikorski, cựu bộ trưởng ngoại giao của nước Ba Lan tự do, đă viết, “Trước khi người dân đ̣i hỏi được dân chủ và các quyền xă hội, họ phải đạt được ḷng tin vào phẩm giá con người của chính ḿnh”. Đó là điều kiện tiên quyết cho việc giải thoát: Bạn bắt buộc phải biết bạn có tự do trước khi bạn được tự do. Đây là những ǵ ĐGH đă phục hồi cho họ. “Đừng sợ! Bạn không cần phải sợ sự thật. Biết sự thật đó, và nó sẽ đưa bạn đến tự do”. (“and you will know the truth, and the truth will make you free”.  Jn 8:32)

Ai có thể quên được lời tuyên bố khẳng khái của Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt trước UBND TP Hà Nội: “Tự do tôn giáo là một cái quyền, chứ không phải là cái ân huệ xin-cho”. Ngài đă phục hồi cho giáo dân cái biết đó. Đă hàng chục năm phải xin phép đủ mọi thứ, người dân không c̣n biết đến cái sự thật đó nữa.

Mỗi con người không chỉ cần có can đảm thể chất để được tự do nhưng, trên hết, phải có can đảm trong tâm trí để nhận diện và nói sự thật. Cuộc sống trong tinh thần sự thật là những ǵ xua đuổi sự sợ hăi. Một ví dụ về điều này được biểu lộ bởi một nhân viên chính phủ Iraq, Haifa, cô tham dự buổi lễ tưởng niệm cho ĐGH tại giáo xứ St Joseph ở Baghdad, ngay sau khi ngài qua đời. Cho dù dưới đe dọa của bạo lực, cô nói: “Nếu tôi chết , tôi sẽ chết ở đây trong nhà thờ với Chúa Giêsu. Khi bạn có một đức tin trong linh hồn, nó sẽ giết chết mọi thứ sợ hăi bên trong cơ thể của bạn”.

Thật chẳng có lời nào đơn sơ và trọn vẹn hơn, để nói lên tâm t́nh của hàng trăm ngàn giáo dân TGP Hà Nội trong các buổi cầu nguyện trước Ṭa Khâm Sứ và Thái Hà, khi toàn lực lượng công an cảnh sát Hà Nội hăm dọa làm cỏ họ.

Điều đáng lưu tâm là Gioan Phaolô II vẫn luôn tiếp tục gọi sự vật bằng tên thật của chúng. Như ngài đă khước từ tuân thủ vào chế độ nô lệ cũ, ngài cũng không bẻ cong theo sự dối trá mới của thứ tự do xảo. Ngài bảo tồn tính toàn vẹn của từ ngữ do bởi ḷng trung thực của chính ḿnh đối với Lời (Word/Logos). Ngài dương cao hy vọng cho sự phục hồi đạo đức bằng cách kêu đ̣i nó. Và, nếu điều đó xảy ra , nó được hiện thực bởi v́ lời của ngài không hư mất.

Cuối cùng, điều ǵ đă trợ giúp cho ngài để thực hiện được những ǵ ngài đă làm? Không có giải thích nào đủ cả. Có một sự việc được nhớ lại, một tháng trước khi ngài mất, thời gian mà mọi người chú ư đến sự chịu đựng của vị giáo hoàng và ai cũng nghĩ rằng, ngài đang ch́m ngập trong đau đớn. Một hôm, người phụ tá gần gũi nhất đi t́m ngài trong pḥng, nhưng không thấy, ông bèn đi vào nhà nguyện riêng của ngài. Nơi đó, ông thấy ĐGH ngồi trên ghế nơi bàn thờ, hai cánh tay của ngài ôm xung quanh nhà tạm, và ngài đang hát bằng tiếng Ba Lan. Vị phụ tá bỏ chạy ngay. Sau đó vào buổi chiều, ông hỏi Gioan Phaolô II là ngài đă làm ǵ trong nhà nguyện. ĐGH trả lời là ngài đă hát một bài mà mẹ ngài thường hay hát cho nghe, những khi ngài buồn lúc c̣n bé, và làm thế để an ủi Chúa chúng ta. Sự gần gũi mật thiết khủng khiếp mà ngài đạt được với Chúa Giêsu Kitô đă thay đổi thế giới, bởi v́ Đức Kitô chiếu rọi qua ngài trong cách mà hàng tỷ người có thể thấy được. Gioan Phaolô II đă thấm nhập vào Thiên Chúa cách trọn vẹn mà người khác có thể nh́n thấy Chúa qua ngài.

Nh́n về Đan Viện Châu Sơn – Ninh B́nh, nơi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt đang sống đời chiêm niệm kết hiệp với Đức Kitô, chúng ta ước mong dấu ấn của Chúa Kitô vẫn ngày càng sáng dọi hơn lên trên cuộc đời của ngài, một mẫu gương nhân cách cao đẹp tạo hứng khởi đạo đức cho hàng triệu giáo dân khắp mọi nơi.

Từ nguồn hứng khởi tạo niềm tin này, ngài trở nên mẫu gương sống cuộc đời i “Không Sợ” trong t́nh yêu, bởi v́, “t́nh yêu luôn mang lại chiến thắng”.

 

Phạm Hương Sơn
Nguồn: Nữ Vương Công Lư


<<trở về đầu trang>>
free counters