Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Tác nhân quan trọng trong vụ cứu Cồn Dầu

Tác nhân quan trọng trong vụ cứu Cồn Dầu

 

Công an, cảnh sát cơ động được huy động đến ngăn cản tang lễ cụ bà Hồ Nhu ở Cồn Dầu, Đà Nẵng hôm 4-5-2010.

Trước khi vụ việc nghiêm trọng gây bàng hoàng cho cả thế giới người Việt xảy ra ở xứ đạo Cồn Dầu, nhiều người Việt Nam, nhất là người Việt trong nước, không mấy ai biết đến tổ chức nhân đạo “Cứu trợ thuyền nhân vượt biển” - Boat People SOS - Viết tắt là BPSOS. Đây là một tổ chức kỳ cựu về hoạt động cứu trợ thuyền nhân vượt biển, thành lập trải qua 30 năm có lẻ, đă cứu giúp hàng nhiều chục ngàn người tị nạn Việt Nam ở các nước như Phi Luật Tân, Thái Lan, Cam Pu Chia, Hồng Kông, Indonexia vv…

Khi những người giáo dân Cồn Dầu tị nạn đầu tiên đặt chân đến Thái Lan qua đường trung gian là Lào, nhờ một vị linh mục người Việt (tạm giấu tên) hướng dẫn, họ đă đến được Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bang Kok. Được nhân viên an ninh bảo vệ của Đại sứ quán Hoa Kỳ thông tin, Văn pḥng mới khai trương của BPSOS Bang Kok đă ngay lập tức tiếp đón và t́m nơi trú ngụ tốt nhất về độ an toàn cho số người này. Từ đây câu chuyện “Cồn Dầu” đă dược làm sáng tỏ, và dưới sự chỉ đạo của tiến sĩ Nguyễn Đ́nh Thắng – Giám đốc điều hành BPSOS – Một chiến dịch cứu Cồn Dầu đă được phát động. Nhờ chiến dịch này, hôm nay xứ đạo nhỏ bé Cồn Dầu đă được nhân dân mọi miền đất nước Việt Nam và bạn bè quốc tế biết đến.

Bất kỳ ai hôm nay nếu nhắc đến BPSOS đều phải nhớ ngay đến tiến sĩ Nguyễn Đ́nh Thắng, Vốn cũng chính là một cựu thuyền nhân tị nạn chế độ chính trị độc tài Cộng Sản ở Việt Nam từ năm 1979, tiến sĩ Thắng thấu hiểu tất cả những gian lao khó khăn của một người tị nạn. V́ vậy ngay khi c̣n là một sinh viên trên đất Mỹ, Anh đă tích cực tham gia các sinh hoạt cộng đồng như làm chủ bút báo Xác Định, thành lập chương tŕnh hỗ trợ người Việt tị nạn thi vào các trường đại học ở Mỹ, nhiều người nhờ chương tŕnh này nay đă thành đạt và có những đóng góp hữu ích cho quốc gia Hoa Kỳ…

Tham gia BPSOS năm 1988 đúng vào thời kư các quốc gia trên thế giới không c̣n coi thuyền nhân là người tị nạn nữa, chứng kiến thảm cảnh của hàng chục ngàn người Việt bị giam giữ tại một số quốc gia chờ cưỡng bức hồi hương, tiến sĩ Nguyễn Đ́nh Thắng đă vận động thành công chương tŕnh LAVAS (Legal Assistance for Vietnamese Asylum Seekers) do chính ḿnh khởi xướng, đưa được hơn 18 ngàn thuyền nhân đến định cư tại Hoa Kỳ sau khi bị hồi hương. Đây là thành công có thể nói là ngoài sự tưởng tượng của tất cả mọi người, và ngay cả đối với dồng sự của tiến sĩ Thắng lúc đó là luật sư  Daniel Wolf, người đă cùng Anh thực hiện chương tŕnh LAVAS  năm 1990, “xuyên thủng” chính sách thanh lọc người tị nạn bất công ở Đông Nam Á và Hồng Kông.

Cũng trong ư tưởng xây dựng nội lực cho cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ, tiến sĩ Nguyễn Đ́nh Thắng đă điều hành BPSOS thành lập 18 văn pḥng của ḿnh trên khắp nước Mỹ (đang xúc tiến và đă có văn pḥng ở một số nơi như Malaixia, Thái Lan, Úc). Ngoài ra BPSOS c̣n hỗ trợ về nhiều mặt cho khoảng 50 tổ chức khác của người Việt. Hiện nay Anh đang tích cưc bảo vệ cho người lao động Việt bị bóc lột hay gặp hoạn nạn trên thế giới, chống nạn buôn người, cổ động cho tiến tŕnh Dân chủ Việt Nam, bảo vệ nhân quyền, tự do tôn giáo vv…

Thế nhưng báo “Công an nhân dân” của nhà nước Việt Nam Cộng Sản, đă từng đăng bài nói xấu tiến sĩ Nguyễn Đ́nh Thắng, vu cho Anh là “xúi giục công nhân Việt ở Jordani biểu t́nh”. Trong việc này, báo Công an nhân dân đă quên rằng: Chính cô công nhân Vũ Phương Anh tại Jordani đă kêu cứu đến Báo Tuổi Trẻ của Việt Nam, một phóng viên đă đăng số điện thoại của cô này, v́ vậy tiến sĩ Thắng mới biết để liên lạc và kịp thời cứu sống số hàng chục công nhân bị giam cầm đang nằm chờ chết v́ đói, và hàng trăm lao động Việt khác bị ngược đăi như Lao Nô thời cổ đại ở Jordani…

Có người, mặc dù danh nghĩa cũng chỉ là người đang xin tị nạn, nhưng tự xưng là cộng tác viên của tiến sĩ Thắng, lăng xăng tỏ ra là ḿnh có công giúp đỡ người tị nạn, nhằm những mục đích khuất tất nào đó, mặc dù họ chẳng hề làm được ǵ trên thực tế và c̣n “nhận nhầm” công của tiến sĩ Thắng là công của ḿnh. Dù có thể biết rơ, nhưng Anh không mảy may lên tiếng phản đối. Chính những nỗ lực làm việc không mệt mỏi của Anh đă là câu trả lời cho tất cả…

Riêng về vấn đề bảo vệ pháp lư cho người tị nạn tại Thái Lan, BPSOS, dưới sự chỉ đạo của tiến sĩ Thắng và sự tác hợp của cựu đại sứ Grover Joseph Rees, họ đă giúp đỡ thành công một số nhà sư Khmer Crom tị nạn đi định cư tại hai quốc gia là Thụy Điển và Hà Lan. Một số người khác th́ đă được công nhận là người tị nạn (đủ điều kiện cho Nước thứ ba tiếp nhận định cư), một số nữa đă được đi định cư ở Hoa Kỳ như cô Vũ Phương Anh, sáu người con của hai nhà đấu tranh Phạm bá Huy và Phạm thị Phượng được đi Thụy Điển vv…

Đối với hơn 40 đồng bào Giáo dân Cồn Dầu đang tị nạn tại Thái Lan. Cũng chính nhờ việc tiến sĩ Thắng phát hiện ra sự thờ ơ đáng kinh ngạc do thiếu thông tin, của quá nhiều người Việt tại Hoa Kỳ về vụ Cồn Dầu. Anh đă bằng mọi cách loan báo thông tin rộng răi, vận động 4 dân biểu Mỹ gốc Viêt (Cao quang Ánh, Trần thái Văn, Andy Nguyễn xuân Hùng, Hubert Vơ) cùng với ḿnh tác động chính giới Mỹ vào cuộc, kêu gọi cộng đồng người Việt khắp thế giới chung sức cứu Xứ Đạo Cồn Dầu, nhằm đạt ba mục tiêu: Đẩy lùi cuộc đàn áp của nhà cầm quyền CSVN, can thiệp cho những người đang gặp nguy hiểm, và bảo vệ sự vẹn toàn của Xứ Đạo Cồn Dầu.

Với những việc làm rốt ráo của “Toán đặc nhiệm cứu Cồn Dầu”, dân biểu Christopher Smith đă đưa vào Hạ Viện Hoa Kỳ “Nghị Quyết H Res 1572” và Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo thế giới đă lên tiếng. Tại cuộc điều trần trước Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos ở Hạ Viện Mỹ, một số tổ chức bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo đă phải vào cuộc. Báo chí quốc tế cũng đă loan tải tin tức tội ác của chế độ Cộng Sản Việt Nam ở Cồn Dầu. Đặc biệt là đầu tháng 09/2010 đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng đă trực tiếp đến t́m hiểu t́nh h́nh, tiếp xúc với các nạn nhân và thân nhân của các nạn nhân Cồn Dầu. Ngoài ra cộng đồng người Việt nhiều nơi đă  tổ chức hiệp thông cầu nguyện, gây quỹ, phát động chiến dịch cứu Cồn Dầu ở nhiều địa phương trên đất Việt, Mỹ, Úc, Ca Na Da, tạo nên một chiến dịch rộng lớn chưa từng có, nhằm bảo vệ cho Xứ Đạo Cồn Dầu…

Như vậy là, từ việc hơn 40 nạn nhân bị đàn áp bằng thủ đoạn vừa tinh vi, vừa trắng trợn tại Cồn Dầu chạy sang Thái Lan. Cả thế giới đă lại một lần nữa chứng kiến sự mất nhân quyền, mất tự do tôn giáo ở Việt Nam. Cũng từ những thành công nhờ nỗ lực tiên phong của BPSOS qua vụ Cồn Dầu, nh́n về cuộc đấu tranh ôn ḥa trên b́nh diện pháp lư và công pháp quốc tế đối với tiến tŕnh tháo gỡ Độc Tài ở Việt Nam, bắt đầu bằng việc đấu tranh xóa bỏ sự đàn áp ḱm kẹp tự do tôn giáo. Trong hiện tại và tương lai, sẽ không thể thiếu sự đoàn kết và chung sức của người Việt khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt là sự có mặt của các tổ chức như BPSOS.

Với sức mạnh của cộng đồng người Việt hải ngoại, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, cho dù những Giáo dân tị nạn Cồn Dầu hiện đang ở Thái Lan có nhận bất kỳ kết quả nào từ UNHCR th́ BPSOS vẫn c̣n nhiều biện pháp pháp lư khác để hỗ trợ họ đến bến bờ tự do. Nhưng vấn đề chỉ được giải quyết tận gốc, khi ngay tại xứ đạo Cồn Dầu, hàng ngàn Giáo dân phải được bảo vệ bằng sự an toàn thuận lợi từ vấn đề nơi cư ngụ, đến tự do sinh hoạt tôn giáo, và đảm bảo cho họ sẽ  không bị trả thù thêm sau vụ việc ngày 04/05/2010.

Người xưa có câu: “Con có khóc th́ mẹ mới cho bú”, đó chỉ là sự ví von h́nh tượng, nhưng lại rất gần với thực tế. Nếu Giáo dân Cồn Dầu không “khóc”, BPSOS không “khóc” th́ chưa biết những nguy hiểm tang thương nào c̣n tiếp tục đổ xuống đầu các Giáo dân Cồn Dầu! Suy rộng ra, nếu toàn dân Việt Nam không biết “khóc” bằng cách cất tiếng, đứng lên đấu tranh giành quyền sống, quyền tự do, th́ liệu chờ đợi bao nhiêu năm nữa họ mới được hưởng ḍng sữa ngọt ngào của tự do, dân chủ?

 

Lê Nguyên Hồng


<<trở về đầu trang>>
free counters