Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Phải Chăng Chúng Ta Có Thể Tiên Đoán Tương Lai

PHẢI CHĂNG CHÚNG TA CÓ THỂ TIÊN ĐOÁN TƯƠNG LAI

 

Nh́n qua lịch sử, nhất là lịch sử cận đại, có người cho rằng người ta có thể tiên đoán tương lai, như việc chính sách Be Bờ (containment policy) của Hoa Kỳ, việc nhà văn hào Anh Georges Orwells viết quyển truyện «1984», tiên đoán cộng sản sẽ sụp đổ vào năm 1984. Nhưng cũng có người cho rằng tương lai là bất định, có nhiều ẩn số, khó tiên đoán.

Vậy chúng ta nghĩ ǵ? Đâu là lập trường của chúng

Trường phái cho rằng có thể tiên đoán tương lai

Nếu nói xa, th́ những nhà triết học chủ trương tiên đoán tương lai, cho rằng chúng ta có thể tiên đoán tương lai, v́ lịch sử con người, lịch sử nhân loại có chiều hướng; những người này, xa phải kể như Platon (428-348 trước Tây lịch), triết gia người Hy Lạp, là học tṛ của Socrate (470-399 TTL), và là thầy của Aristote (384-322 TTL); gần phải kể đến Hégel, triết gia người Đức (1770-1831) và gần nữa phải kể đến K. Marx (1818-1883).

Nhiều người cho rằng ông tổ của trường phái Duy Ư (l’idéalisme) là Hégel, nhưng thực ra chính là Platon. Và đúng ra phải gọi là trường phái Duy Bản chất (l’essentialisme). Bản chất (l’essence) của một vật, một sự vật là tất cả những yếu tố quan trọng cấu tạo thành vật này. Chẳng hạn bản chất của một cái bàn là bằng gỗ, bằng sắt hay bằng đá, gồm 4 chân và mặt bàn, dùng để đồ trên đó, để làm việc hay để ăn. V́ vậy trước khi tạo ra cái bàn, th́ chúng ta đă có ư niệm, ư tưởng về bản chất cái bàn nên mới có thể làm ra nó. Theo Platon th́ ư niệm, ư tưởng về bản chất của vật, của sự vật đi trước vật và sự vật đó, qua câu «Bản chất đi trước sự hiện hữu» (L’essence précède l’existence). Platon cho rằng thế giới vật chất ngày hôm nay chỉ là phản ảnh một thế giới ư tưởng, ư niệm trước đó, những hành động của con người, của nhân loại là tiến tới thế giới ư tưởng, hoàn mỹ đó. V́ vậy lịch sử con người có chiều hướng là như vậy.

Qua Hégel, vẫn trong trường phái Ư tưởng, nhưng ông đă suy ngẫm về tiến tŕnh của ư tưởng, tư tưởng, bằng cách áp dụng Biện Chứng Pháp (le dialectique) vào trong tư tưởng con người. Một cách giản tiện hóa, theo Hégel th́ ư tưởng, tư tưởng con người tiến triển theo Biện Chứng Pháp (Đề - Phản Đề - Tổng Đề). Chẳng hạn khi tôi có một ư tưởng (Đề), tôi nói ra, ư tưởng của tôi gặp một ư tưởng khác phản bác lại (Phản Đề); hai ư tưởng chống chọi nhau, đi đến một sự tổng hợp (Tổng Đề). Rồi Tổng đề này lại trở thành đề, gặp ư tưởng chống đối khác; cứ như vậy tư tưởng con người đi từ chỗ chủ quan (subjectif) tới chỗ khách quan (objectif) và sẽ được thực hiện, trở nên hiện thực. Câu nói nổi tiếng của Hégel: «Tất cả  những ǵ hữu lư  đều là hiện thực và  tất cả những ǵ hiện thực đều hữu lư», «Tout ce qui est rationnel est réel, et tout ce qui est réel est rationnel».

Theo Hégel cái hữu lư và hiện thực là Nhà nước pháp quyền (l’Etat de droit) mà ông đă biện minh trong quyển «Triết lư về luật pháp» (La Philosophie de Droit) hay quyển «Lư lẽ trong lịch sử» (Raison dans l’Histoire) của ông.

Ông sống vào thời Cách mạng Pháp 1789 và thời của Napoléon I, sau đó. Ông cho rằng chế độ quân chủ phong kiến là Đề, Cách mạng Pháp là Phản đề, và chính Napoléon là Tổng Đề của lịch sử loài người. Chính v́ lẽ đó mà ông đă hết lời ca tụng Napoléon.

Người kế tiếp tin ở lịch sử có chiều hướng, có thể tiên đoán chiều hướng của lịch sử, đó là K. Marx (1818-1883). Ông là học tṛ của Hégel, nhưng ông chống lại trường phái Duy Ư của ông này và ông chủ trương trường phái Duy Vật (le Matérialisme). Theo ông vạn vật là do vật chất (la matière) mà ra. Thực ra câu hỏi: Vạn vật do đâu mà ra? Do ư tưởng hay do vật chất. Câu này gần như không có câu trả lời rứt khoát, đă được những người theo trường phái Thực Nghiệm (le Positivisme) đặt ra từ đầu thế kỷ thứ 19, nhưng họ thấy không có câu trả lời dứt khoát, nên họ không đi sâu. Trong khi đó những người theo chủ nghĩa duy vật của Marx, nhất là Engels và những đồ đệ sau này th́ dùng câu trả lời dứt khoát, mặc dầu câu trả lời này không có một tư ǵ là căn bản khoa học. (1) Phải công bằng mà nói, ngay cả K. Marx cũng ư thức rơ điều này, nên ông không đi sâu vào phần triết học duy vật, mà chỉ nhấn mạnh về phần duy vật sử quan, chỉ có Engels và nhất là Staline, trong quyển Duy vật biện chứng và Duy vật sử quan (Le Matérilisme dialectique et le Matérialisme historique) là nói về triết học duy vật quyết đoán rằng lư thuyết của Marx là khoa học. Quyển sách này được coi như sách gối đầu giường của tất cả những người theo chủ nghĩa cộng sản sau này ; mặc dầu nó có tính cách chính trị, tuyên truyền, nhiều hơn là triết học và khoa học; v́ ông đi từ những mệnh đề chưa được chứng minh rơ ràng, rồi chuyển sang những mệnh đề khác với những xác quyết. Chẳng hạn ông viết:

«Trái với chủ nghĩa Duy Ư từ chối khả thế biết thế giới và những luật của nó, nó không tin vào giá trị những sự hiểu biết của chúng ta, nó không tin chân lư khách quan và cho rằng thế giới đầy những sự huyền bí, khoa học không thể biết được, chủ nghĩa Duy Vật triết lư mác xít cho rằng thế giới và những luật của nó là hoàn toàn có thể biết được…» (Contrairement à l’idéalisme qui conteste la possibilité de connaitre le monde et ses lois; qui ne croit pas à la valeur de nos connaissances; qui ne reconnait pas la vérité objective et considère que le monde est rempli de «choses en soi» qui ne pouront jamais être connues de la science, le matérialisme philosophique marxiste part de ce principe que le monde et ses lois sont parfaitement connaissaibles..) (J. Staline – Les Principes du Léninisme – trang 796 – Nhà xuất bản Norman Béthume – 1969 – Paris).

Ở đây tôi không di sâu vào việc chỉ trích quyển sách này, tôi sẽ có dịp chỉ trích sau, tuy nhiên chỉ cần câu tôi mới dẫn chứng chúng ta đă thấy Staline hồ đồ gán ép cho chủ nghĩa Duy Ư từ chối khả thế biết thế giới, không tin vào giá trị những sự hiểu biết của chúng ta. Đây là một lời kết án không bằng chứng. Thế rồi từ đó ông tha hồ tô phấn chét son cho chủ nghĩa duy vật. Chỉ cần một câu ngắn này, chúng ta đă thấy tính cách chính trị, tuyên truyền của quyển sách, hơn là tính chất đúng đắn về triết lư và khoa học.

Staline tiếp:

«Bởi lẽ đó, khoa học lịch sử của xă hội, mặc dầu sự phức tạp của những hiện tượng đời sống xă hội, có thể trở nên một khoa học chính xác như sinh vật học chẳng hạn, và có thể dùng những luật phát triển xă hội vào những ứng dụng thực tiễn.» (Par conséquent, la science de l’histoire de la soćté, malgré toute la complexité des phénomènes de la vie sociale, peut devenir une science aussi exacte que la biologie par exemple, et capable de faire servir les lois du développement social à des applications pratiques.) (Staline – Sách đă dẫn – trang 798).

Muốn biến khoa học nhân văn như sử học thành một khoa học chính xác, đây là một lầm lẫn to lớn; v́ những sự khiện của khoa học nhân văn không lập lại y như nhau như khoa học chính xác (1).

Ngay như ngày hôm nay, những nhà sinh vật  học (Biologistes) khám phá ra ADN, thấy rằng ADN của con khỉ dă nhân (Chimpanzé) và ADN của con người giống nhau đến 99,98%; nhưng họ cũng không dám kết luận rằng nguồn gốc con người là từ con khỉ; v́ họ nói rằng công tŕnh nghiên cứu của họ là t́m sự khác biệt về ADN của con người và con khỉ, chứ không phải là nghiên cứu nguồn gốc con người. Hơn thế nữa, họ c̣n nói thêm rằng phần khác biệt 0,02% mặc dầu nhỏ, nhưng biết đâu là quyết định và họ chưa rơ phần này và những hoàn cảnh của nó; nên họ không dám suy diễn hồ đồ. Ngược lại những người theo trường phái Duy Vật Mác Xít chẳng hạn như Staline và nhiều đàn em sau này, th́ tự tiện suy diễn. 

Đối lại với trường phái Duy Ư và Bản Chất, chúng ta thấy có trường phái Duy Vật của Marx và trường phái Hiện Thực (l’existentialisme) của Jean Paul Sartre (1905-1980).Trường phái Hiện Thực được bắt đầu bằng câu : « Sự hiện hữu đi trước bản chất» (L’existence précède l’essence) để đối lại câu của trường phái Duy Ư «Bản chất đi trước sự hiện hữu». Những người chủ trương trường phái Hiện Sinh, mà người ta thường nói đến nhiều là J. P. Sartre, chứ c̣n những người khác quan trọng và tiêu biểu như Kierkegaard, Gabriel Marcel v.v.. . Theo trường phái này th́ bản chất của con người là do sự hiện hữu của nó, do chính nó làm ra chứ không phải đến từ một thế giới ư tưởng nào khác như Platon quan niệm. «Bản chất con người là tổng số những việc làm, hành động và suy nghĩ của nó tạo thành.»

Trường phái Hiện Thực không quan niệm rằng lịch sử có chiều hướng như Platon, Hégel và Marx. V́ vậy nên trường phái này không chủ trương tiên đoán tương lai, mà quan niệm rằng con người có toàn quyền hành sử tự do trong mỗi hoàn cảnh hiện thực của nó.

 

Trường phái Duy vật của K. Marx

Trướng phái Duy vật, nếu chúng ta tính xa th́ phải kể tới Démocrite (460-370 trước Tây Lịch), nếu tính gần là K. Marx.

Démocrite triết gia Hy lạp cho rằng nguyên lư đầu tiên của vạn vật là vật chất, mà ông định nghĩa là khoảng trống (le vide) và nguyên tử (les atomes), với đặc tính là đo lường được, có h́nh dáng và có thể chuyển động. Chúng ta thấy mặc dầu vào thời đó mà chúng ta đă thấy ông định nghĩa nguyên tử cũng đă gần giống với những nhà bác học hiện đại như Niels Bohr (1883-1962), nhà vật lư Đan mạch, theo ông nguyên tử gồm có Proton, Neutron và Electron. Démocrite th́ định nghĩa nguyên tử là cái ǵ nhỏ nhất không thể phân chia được.

Marx cũng chủ trương vật chất là nguyên nhân đầu tiên của vạn vật. Tuy nhiên như trên tôi đă nói: Câu hỏi vạn vật do ư tưởng hay do vật chất? Câu này không có câu trả lời dứt khoát.

Chính K. Marx cũng ư thức rơ điều này nên gần như ông ít bàn về triết học, phần duy vật, mà chỉ bàn nhiều về duy vật sử quan.

Quan niệm sử của Marx là hoàn toàn lấy từ Hégel, theo đó lịch sử có chiều hướng và lịch sử biến chuyển, người ta có thể tiên đoán lịch sử. Nhưng thay v́ như Hégel cho rằng lịch sử là lịch sử của tiến tŕnh tư tưởng, th́ Marx cho rằng lịch sử là lịch sử của tiến tŕnh sản xuất kinh tế. Chính v́ vậy mà Marx cho rằng Hégel đă lấy chân làm đầu và lấy đầu làm chân, nay ông làm ngược lại. Câu của Hégel: «Tất cả cái ǵ hữu lư đều hiện thực» (Tout ce qui est rationnel est réel), Marx đổi thành: «Tất cả cái ǵ hiện thực đều hữu lư» (Tout ce qui réel est rationnel).

Theo Marx lịch sử không ǵ hơn là lịch sử của những h́nh thái sản xuất (l’histoire est l’histoire des modes de production).

Ông chia xă hội ra làm 2 phần: hạ tầng gồm sức sản xuất (forces productives), kỹ thuật sản xuất (techniques de production), tương quan sản xuất (rapports de production), tổng thể những cái này Marx gọi là h́nh thái sản xuất (le mode de production). Thượng tầng gồm có Nhà nước (l’Etat), luật pháp, tôn giáo, triết học, thẩm mỹ v.v… Theo Marx th́ hạ tầng quyết định thượng tầng.

Ông viết:

«Quan niệm lịch sử này lấy căn bản là tiến tŕnh sự sản xuất thực tế, và từ đó có nghĩa là sự sản xuất vật chất của đời sống thực tiễn; nó h́nh thành sự liên hệ nhân bản gắn liền và tạo ra bởi h́nh thái sản xuất, tôi muốn nói tới xă hội dân sự với những tŕnh độ phát triển của nó như là nền tảng của tất cả lịch sử, có nghĩa là tŕnh bày nó như hành động của một Nhà nước cũng như cắt nghĩa nó qua tổng số của những sản xuất lư thuyết và những h́nh thức ư thức, tôn giáo, triết học, đạo đức.v. v…; có nghĩa là phải theo rơi căn nguyên của nó, điều này cho phép chúng ta dễ dàng nh́n toàn thể vấn đề (và cũng như quan sát hành động tương phản dưới nhiều khía cạnh khác nhau.» 

«Cette conception de l’histoire a donc pour base le développement du procès réel de la production, et cela en partant de la production matérielle de la vie immédiate ; elle conçoit la forme des relations humaines liée à ce mode de production et engendrée par elle, je veux dire la société civile à ses différentes stades, comme étant le fondement de toute histoire, ce qui consiste à la représenter dans son action en tant qu’Etat aussi bien qu’à expliquer par elle l’ensemble des diverses productions théoriques et des formes de la conscience, religion, philosophie, morales, etc., et à suivre sa genèse à partir de ces productions, ce qui permet naturellement de représenter la chose dans sa totalité» (et d’examiner aussi l’action réciproque de ses différentes aspects). (Marx và Engels – L’idéologie allemande – trang 58 – Editions sociales – 1968 – Paris)

Ông tiếp :

«Lịch sử không có nghĩa ǵ hơn là sự tiếp nối của những thế hệ, mà mỗi thế hệ khai thác vật liệu, vốn đầu tư, sức sản xuất được trao truyền từ thế hệ trước.»

«L’histoire n’est pas autre chose que la succession des différentes générations dont chacune exploite les matériaux, les capitaux, les forces productives qui lui sont transmis par toutes les générations précédentes…» ( Sách đă dẫn – trang 72).

Cũng như Hégel, K. Marx đă áp dụng sử quan của ḿnh vào lịch sử thế giới nhất là Âu châu, đặc biệt là cuộc Cách mạng Pháp 1789. Theo ông Đề của lịch sử Âu châu hiện đại lúc bấy giờ là chế độ quân chủ phong kiến; Phản Đề là cuộc Cách mạng Pháp 1789; Tổng Đề là Ba Lê Công Xă 1848.

Không nhnữg Marx bị ảnh hưởng sâu đậm sử quan của Hégel, mà như nhiều người đă rơ Marx là người Đức gốc Do Thái, ông bà, cha mẹ của Marx là đă bao đời làm mục sư Do Thái giáo, Marx bị ảnh hưởng sâu đậm bởi tôn giáo này. Duy vật sử quan của Marx chẳng có chi là khoa học, mà chỉ là một lời tiên tri. Theo triết lư Do Thái giáo, con người đang sống ở thiên đàng, rồi con người làm lỗi, ăn trái cấm, nên bị đọa đày xuống trần thế; con người bị khổ cực, rồi sau đó sẽ có một đấng cứu thế giúp con người thoát khổ. Marx lấy quan niệm này, nhưng hiện đại hóa, thiên đàng của Marx là xă hội cộng sản nguyên thủy, không có quyền tư hữu ; trái cấm theo Marx là đầu óc tư hữu ; con người v́ nhuốm đầu óc tư hữu, nên bị đọa đày, lâm vào cảnh giai cấp và đấu tranh giai cấp ; đấng cứu rỗi theo Marx không phải là Đức Chúa Trời mà là những người vô sản, nổi lên cướp chính quyền, xóa bỏ quyền tư hữu, đưa lại xă hội đến thiên đàng không giai cấp. Ở đây tôi không thể đi sâu vào việc chỉ trích Marx, mong quí Vị coi những bài tôi chỉ trích Marx trước đây. Tuy nhiên chúng ta thấy hiện trạng của những xă hội cộng sản từ ngày Lénine cướp chính quyền năm 1917 tới nay hoàn toàn ngược lại; v́ quyền tư hữu không thể băi bỏ, mà chỉ có thể chuyển nhượng; và những ông cán bộ cộng sản lại tư hữu hơn ai hết.

Hai triết gia tin tưởng ở chiều hướng lịch sử, tin tưởng có thể tiên đoán lịch sử và ở sự kết thúc của lịch sử là Hégel và K. Marx.

Từ ngày Hégel nh́n thấy h́nh ảnh của Napoléon chiến thắng trận Iéna năm 1806, lúc mà Hégel đang dạy học ở đó, cho rằng Napoléon là tổng hợp lịch sử, cho tới ngày hôm nay, là 204 năm, chúng ta thấy ǵ?

Đó là chế độ độc tài quân phiệt Napoléon làm cho Âu châu đắm ch́m trong chiến tranh mười mấy năm trời.

Từ ngày Marx cho xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Anh quyển Tuyên Ngôn Thư Đảng Cộng sản năm 1848, và cũng là năm Ba Lê Công Xă, Tổng Đề lịch sử của Marx, cho tới nay, là 162 năm, chúng ta cũng thấy ǵ?

Cả trăm triệu nạn nhân chết v́ chế độ cộng sản, và vẫn c̣n tiếp tục chết ở những nước cộng sản c̣n lại như Trung Cộng, Bắc Hàn, Việt Nam và Cu Ba.

Chính v́ lẽ đó, mà có người cho rằng lịch sử có nhiều ẩn số, lịch sử là khoa học nhân văn khác hẳn khoa học chính xác; và ngay cả chân lư của khoa học chính xác cũng chỉ là chân lư ước đóan (vérités conjecturelles); nên tiên đoán lịch sử, nhất là những tiên đoán này lại đưa lên thành hệ thống tư tưởng (idéologie); và nếu không may, nó lọt vào tay kẻ cầm quyền như ư thức hệ của Marx, th́ chỉ mang lại tai họa cho nhân loại. (2)

Người đó chính là Karl Popper ( 1902-1994)

Người ta có thể nói, không những Popper là nhà bê b́nh phương pháp khoa học nổi tiếng nhất của thế kỷ 20, như bạn của ông, nhà bác học Albert Einstein, đă nói, mà c̣n là một trong những khuôn mặt nổi tiếng đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, chống lại độc tài tả cũng như hữu, v́ chính cuộc đời của ông đă chứng tỏ điều đó. Ông là người Áo, gốc Do thái, ông đi theo đảng Dân chủ Xă hội Áo lúc đó có khuynh hướng thân mác xít, lúc ông 18 tuổi. Nhưng trong một cuộc biểu t́nh của đảng này, vào năm 1920, có những người chống đối, người của đảng này đă không ngần ngại giết chết 2 người chống đối. Một câu hỏi được đặt ra với ông : «  Phải chăng người ta có thể nhân danh những lư tưởng cao đẹp để giết người? Câu trả lời của ông là «Không »; và ông đă không ngần ngại từ bỏ đảng. Từ đó ông nghiên cứu về chủ nghĩa của Marx và tính chất khoa học của nó, đồng thời ông nghiên cứu về triết lư và phương pháp của khoa học. Năm 1936, ông phải rời nước Áo, v́ chính sách đàn áp người Do Thái của Hitler,  sang cư trú ở Tân Tây Lan (La Nouvelle Zélande), sau đó ông trở về Anh, qua sự giới thiệu của một người bạn và đồng thời là một nhà kinh tế nổi tiếng của thời cận đại, ông về dạy học ở trường Kinh tế Luân Đôn (London economic School). Ông chỉ trích nặng nề Platon, Hégel và Marx, v́ những người này muốn biến khoa học nhân văn như lịch sử, chính trị thành khoa học chính xác. Theo ông lịch sử không thể suy nghĩ như là hoàn toàn hữu lư, chính xác với những luật lệ của nó. Suy nghĩ như vậy sẽ dẫn đến một đường lối chính trị độc tài, đưa xă hội đến chỗ khép kín «  Close «, trong quyển Xă hội mở và những kẻ thù của nó (La Soćté ouverte et ses Ennemis), xuất bản năm 1945, sau đó ông chỉ trích quan niệm chiều hướng lịch sử qua quyển Sự Nghèo Nàn của Chủ nghĩa Lịch sử (Misère de l’historicisme), xuất bản năm 1957. Theo ông xă hội loài người biến chuyển từng ngày từng giờ; những người theo chủ nghĩa lịch sử, đưa ra lư thuyết về chiều hướng lịch sử, tạo ra một hệ thống tư tưởng, trở thành ư thức hệ, chẳng khác nào như đóng khung xă hội loài người trong một cái lồng kính; và hơn thế nữa, nếu ư thức hệ này trở thành một đường lối chính trị của kẻ cầm quyền, dùng bạo lực bắt xă hội phải theo, th́ sẽ làm xă hội trở nên què quặt, kiểu «Đẽo chân để đi vừa giày».

Kinh nghiệm với ư thức hệ Mác xít, với những chế độ cộng sản đă chứng minh những điều K. Popper viết là đúng.

Những quyển sách của ông được 2 Thủ tướng Đức, Helmut Schmid và Helmut Kohl coi là sách gối đầu giường. Một nhà chính khách Pháp, cũng đă từng làm thủ tướng, ông Edgard Faure, đă lập ra Hội Những Người Bạn của K. Popper (Club des Amis de K. Popper) vào thập niên năm 80, để truyền bá tư tưởng của ông; Nữ Hoàng Anh Elizabeth 2 đă cho ông vào hàng ngũ quí tộc. Ông chết năm 1994, thọ 92 tuổi.

Nói đến Platon, Hégel, Marx, th́ có vẻ hơi xa. Nay xin nói đến những nhà trí thức, triết gia, nhà tư tưởng gần chúng ta hơn, bằng cách này hay cách khác, cũng nghĩ rằng có thể tương đối tiên đoán lịch sử : Đó là nhà văn Georges Orwells, Thủ tướng Do Thái Ben Gourion, nhà kinh tế Paul Kennedy và nhà tư tưởng Fukuyama.

Georges Orwells (1903-1950), văn hào người Anh với quyển tiểu thuyết nổi tiếng Trại Súc vật (la Ferme des Animaux), xuất bản năm 1945 và quyển «1984», xuất bản năm 1949.

Ông là nhà trí thức phóng khoáng, rất ghét những loại trí thức theo chủ nghĩa, tả cũng như hữu, nói một cách rơ ràng hơn là theo độc tài cộng sản hay theo độc tài phát xít Hitler. Ông viết quyển Trại Súc Vật để chỉ trích độc tài vô sản, chỉ biết có sức mạnh súc vật bắp thịt chân tay, theo đó, trong một trại súc vật nọ, có một con heo già vừa lười biếng, vừa dơ bẩn,  một hôm nó nằm ngủ trưa, mơ đến thiên đàng súc vật. Đến khi nó tỉnh mắt dậy, thấy thực tế súc vật khổ đau, nó đă tự đặt câu hỏi tại sao, và đă t́m được câu trả lời: Đó là tại con người bóc lột súc vật. Nó đă không ngần ngại qui tụ tất cả súc vật lại để hô hào làm Cách mạng súc vật. Ông chủ con người có chống lại, nhưng v́ sức mạnh súc vật quá mạnh và đang hăng nên ông chủ đành chịu thua. Tuy nhiên lúc đầu th́ súc vật vui vẻ, hỉ hả với nhau v́ vựa thóc ông chủ để lại c̣n to lớn; nhưng sau đó v́ súc vật không có đầu óc, không biết làm kinh tế, sinh ra cắn quái nhau. Quyển sách này Orwells viết là nhắm vào Staline lúc bấy giờ, và đă được hai nhà chính khách Hoa kỳ, ông  Paul Nitzé, Cố vấn An ninh cho Tổng thống Truman và ông Georges Kennan, Chuyên viên về vấn đề cộng sản, lấy ư để làm ra Chính sách Be bờ (Containment Policy), trong suốt thời gian Chiến tranh Lạnh(1948-1991); và được gói ghém trong Chỉ thị số 68 của Hội đồng An Ninh quốc gia Hoa kỳ. Khi bức tường Bá Linh sụp đổ, lúc đó ông Paul Nitzé đang làm Trưởng Phái Đoàn về vấn đề tài giảm binh bị ở Genève, ông đă xin từ chức về hưu và đă tuyên bố: «Chúng ta đă thắng Chiến tranh Lạnh.»

Quyển sách thứ nh́ nổi tiếng của G. Orwells là quyển 1984, chỉ trích chế độ độc tài cộng sản, đă biết lợi dụng những bài học độc tài của quá khứ, cộng thêm việc sử dụng kỹ thuật khoa học như dùng trực thăng để nh́n qua cửa sổ để biết đời tư của từng gia đ́nh. Quyển sách mang tên «1984» là v́ Orwells tiên đoán cộng sản sẽ sụp đổ vào năm 1984. Lời tiên đoán này so với thực tại xẩy ra là đế quốc Nga sụp đổ vào đầu năm 1991, th́ khoảng cách cũng không xa.

Ở đây chúng ta thấy có sự tiên đoán; và có thể nói sự tiên đoán này đúng.

Một người tiên đoán tương lai đúng, nhưng không phải là một nhà văn hay một triết gia, mà là một chính khách, đó là ông Ben Gourion, Thủ tướng nước Do Thái. Vào năm 1956, có cuộc họp Đại Hội đảng Cộng sản Liên sô lần thứ XX, trong đó Khrouschev đọc một bản diễn văn dài, kín, đả kích Staline. Bản diễn văn này, theo như báo chí và những người thân cận của ông Ben Gourion, th́ ông là người tây phương có được đầu tiên, nhờ một người cán bộ cao cấp Đảng Cộng sản Hung Gia Lợi, có vợ là nhà báo gốc Do Thái. Khi đọc xong bài diễn văn, tất nhiên có người dịch, th́ ông Ben Gourion nói: « Nếu quả thật đúng như vậy, th́ chế độ cộng sản kéo dài không quá 30 năm nữa.» Đây cũng là một lời tiên đoán đúng.

Hai nhà trí thức Hoa kỳ nổi tiếng cũng tiên đoán lịch sử, đó là ông Paul Kennedy và Francis Fukuyama.

Paul Kennedy, gốc người Anh, tốt nghiệp Đại học Oxford, làm giáo sư về bang giao quốc tế và chiến lược ở Đại học Yale, Hoa kỳ, từ năm 1983. Quyển sách nổi tiếng và bán chạy nhất vào cuối thập niên 80, đó là quyển «The Rise and Fall of the Great Powers» xuất bản bởi nhà xuất bản Randon House 1988.

Thực ra đây là một quyển sách cảnh báo hơn là tiên đoán. Như đề tựa của nó: «Sự Hưng Vong của những Đế quốc» với đề tựa phụ «Economic change and military conflict from 1500 to 2000» (Sự thay đổi kinh tế và những tranh chấp quân sự từ năm 1500 đến năm 2000). Qua tên quyển sách và phụ đề, Paul Kennedy đă nghiên cứu về sự h́nh thành cũng như sự sụp đổ của nhũng đế quốc trong ṿng 500 năm. Vào lúc quyển sách xuất hiện, th́ chưa tới năm 2000, nên cũng có thể nói là co phần tiên đoán.

Phải nói rằng Paul Kennedy bị ảnh hưởng bởi Marx, nhưng có một cái nh́n tân kỳ hơn và nghiên cứu hơn. Thay v́ cho rằng hạ tầng cơ sở kinh tế quyết định thượng tầng chính trị, Kennedy cho rằng, đối với một nước lớn, Tổng sản Lượng Quốc Gia (GNP= Global National Product) sẽ quyết định sự h́nh thành của một đế quốc hay sự sụp đổ của nó. Theo ông một quốc gia lớn, khi mà Tổng Sản Lượng Quốc Gia tăng đều trong một thời gian dài, th́ đưa đến sự h́nh thành một đế quốc, có nghĩa là quốc gia này không những có ảnh hưởng mạnh về kinh tế mà c̣n cả về ngoại giao và quân sự. Ông ví Tổng Sản Lượng Quốc Gia như hạ tầng, sự chi tiêu về ngoại giao, quân sự, chạy đua vũ trang như thượng tầng. Thượng tầng đè nặng lên hạ tầng, nếu sự tăng trưởng của Tổng sản lượng không theo kịp sự tăng trưởng của chi tiêu, th́ sớm muộn đế quốc đó sẽ sụp đổ và ông lấy lịch sử ra dẫn chứng. Chính v́ vậy mà quyển sách này có tính cách cảnh báo hơn là tiên tri ; v́ ông cảnh báo hai chính quyền lúc đó là Hoa Kỳ và Liên Sô, nếu cứ chạy đua vũ trang, th́ 2 đế quốc này sẽ sụp đổ.

Quyển sách này không những là quyển sách bán chạy nhất thế giới (International Best Seller) mà nó c̣n có ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách chính trị, ngoại giao và quân sự của 2 đại cường quốc lúc bấy giờ là Liên Sô của ông Gorbatchev và Hoa Kỳ của ông Reagan. Chúng ta thấy vào nhiệm kỳ đầu, Tổng thống Reagan chủ trương chạy đua vũ trang, đưa ra cả Chương Tŕnh Chiến Tranh các V́ sao (Star War) hao kém; nhưng nhiệm kỳ sau, th́ chủ trương tài giảm binh bị cùng với Liên Sô. Có người cho rằng Liên Sô đang chạy đua vũ trang với Hoa kỳ, nhưng là một anh lực sĩ yếu sức, quá cố gắng lúc đầu, sau đó ngừng, th́ bị đứt hơi, rồi chết. Tuy nhiên đây cũng chỉ là một nguyên nhân trong những nguyên nhân chính đưa đến sự sụp đổ của Liên Sô.

Không ai chối căi rằng Paul Kennedy là một người rất uyên bác, qua những sách vở ông viết về bang giao quốc tế và về chiến lược, chiến tranh, chỉ cần xem qua những sách tham khảo, những con số ông đưa ra, chúng ta đă thấy sự uyên bác của ông đến mức độ nào. Tuy nhiên nói như vậy, không có nghĩa là điều ǵ ông nói, ông viết cũng là đúng, nhất là điều ông không nói ra, nhưng chính ông cũng muốn tiên đoán một phần nào tương lai. Chúng ta chỉ nh́n vào h́nh của b́a cuốn sách «The Rise and Fall of the Great Powers», ở đây tôi dựa vào quyển do nhà xuất bản Random House phát hành năm 1988, chúng ta cũng nh́n ra một phần nào sự tiên đoán sai lầm của Paul Kennedy. Đó là có h́nh một quả địa cầu có 5 người đại diện cho 5 cường quốc đang giơ tay để giật trái cầu về phần ḿnh, về phía tây có Hoa kỳ, đại diện bởi một anh cao, đội nón cao, mang h́nh cờ Hoa Kỳ, sát bên là người Anh, mang chiếc áo may ô cờ Anh; kế là anh người Nga, cao hơn anh người Anh một tư, mang chiếc khăn từ cổ xuống tới thắt lưng mang h́nh búa liềm. Bên kia phía đông là một người Tàu mang chiếc nón có h́nh ngôi sao; ngay bên cạnh phía phải là người Nhật đại diện bởi một anh Su mô, mang thắt lưng có h́nh cờ Nhật. Chúng ta thấy rơ, từ năm 1988 tới đầu năm 1991, không đầy 3 năm, đế quốc cộng sản Liên Sô sụp đổ, điều này Kennedy tiên đoán không nổi, vẫn cho rằng Liên Sô vẫn giữ vai tṛ quan trọng cho tới ít nhất năm 2 000; v́ phụ đề của tên sách là: «Economic change and military conflict from 1500 to 2000». Ở đây phải nói rằng sự tiên đóan về sự trổi dậy kinh tế của Trung Cộng và Ấn độ là đúng. Tuy nhiên Kennedy coi thường Đức và Pháp. Nếu chúng ta lấy mốc thời gian là năm xuất bản quyển sách 1988 cho tới nay, th́ không những về phương diện kinh tế, mà cả chính trị, lẫn quân sự, hai quốc gia Đức, Pháp giữ một vai tṛ quan trọng trên trường quốc tế, nhất là khi đế quốc Liên sô sụp đổ, khối Âu châu mỗi ngày một lớn mạnh.

Françis Fukuyama và quyển «Sự Kết thúc Lịch sử và Con Người cuối cùng»

Cùng thời với Paul Kennedy, chỉ sau đó một ít lâu, quyển sách mang tiếng vang không kém là quyển «The End of History and The Last Man», do nhà xuất bản The Free Press, New York phát hành năm 1992, bản tiếng Pháp do nhà xuất bản Flammarion, cùng năm. Đây cũng là quyển sách «Best Seller»  không những ở Hoa Kỳ mà ở nhiều nước trên thế giới.

Françis Fukuyama là người Hoa Kỳ, gốc Nhật, tốt nghiệp tiến sỹ chính trị tại đại học Harvard, hiện là giáo sư trường đại học Johns Hopkins, vào năm 1989, lúc đó ông đang làm Cố vấn cho Bộ ngoại giao Hoa kỳ, trong một bài báo nổi tiếng, ông đề nghị thể chế Dân Chủ Tự Do (Démocratie Libérale), đang trên đà chiến thắng tất cả những ư thức hệ, những mô h́nh tổ chức nhân xă đối nghịch, phải được coi như mô h́nh tổ chức nhân xă cuối cùng của nhân loại.

Sau đó ông khai triển những ư trên và cho xuất bản quyển Sự Kết thúc Lịch sử và con Người cuối cùng. Người ta có thể nói người có đầu óc tổng hợp to lớn sau K. Marx phải kể tới Fukuyama.

Sự kết thúc lịch sử đây, theo Fukuyama, không phải là sự kết thúc những hành động lịch sử của con người, mà là sự kết thức tiến tŕnh của những mô h́nh tổ chức nhân xă. H́nh thái tổ chức nhân xă đi từ những h́nh thái thô sơ như bộ lạc, qua chế độ quân chủ phong kiến rồi tới độc tài, độc tài phát xít, độc tài cộng sản, rồi tới h́nh thái tổ chức nhân xă dân chủ tự do và kinh tế thị trường. H́nh thái tổ chức nhân xă dân chủ tự do và kinh tế thị trường đă chiến thắng độc tài quân chủ phong kiến, độc tài phát xít và đang trên đà chiến thắng độc tài cộng sản vào lúc bấy giờ; v́ vậy mô h́nh tổ chức nhân xă này, theo Fukuyama, phải được coi là mô h́nh cuối cùng. Sự kết thúc lịch sử là như vậy. Và con người cuối cùng đây là con người sống dưới mô h́nh tổ chức nhân xă này.

Đây là một cái nh́n lạc quan và một tiên đoán lạc quan về tương lai. Phải công nhận rằng xă hội loài người càng đi đến h́nh thái chính quyền tự do, dân chủ, đa khuynh, loại bỏ từ từ những chế độ độc tài dù là hữu hay tả. Tuy nhiên qua kinh nghiệm ở A phú Hăn và ở Irak, Fukuyama phải công nhận rằng, qua những sách mới xuất bản, như quyển «America at Crossrroads : Democracy, Power,and the Neoconservative Legacy» (Hoa kỳ trước ngă ba đường: Dân chủ, quyền hành, và những thế lực tân bảo thủ), xuất bản năm 2006, rằng tiến tŕnh đưa đến dân chủ không phải tự động, mà những lực bảo thủ c̣n quá mạnh. Hiện ông đang làm việc cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về vấn đề Trung Đông. Ông đă một phần nào bớt lạc quan như trước.

Nh́n vào lịch sử xa, cận đại và gần, chúng ta thấy có những người tiên đóan lịch sử sai, nhưng cũng có những người tiên đoán đúng. Vậy lập trường của chúng ta? Đâu là bài học chúng ta có thể rút ra được?

Con người là con vật biết lo cho tương lai. V́ lo cho tương lai, nên người ta không thể nói là không nên tiên đoán tương lai. Vấn đề ở đây là tiên đoán thế nào để tránh những lầm lẫn, đưa đến những thảm họa, như thảm họa Napoléon qua lời tiên đoán của Hégel; thảm họa của cộng sản qua lời tiên đoán của K. Marx.

Qua kinh nghiệm chúng ta thấy những lời tiên đoán gần thường đúng, những lời tiên đoán quá xa th́ hay dễ sai. Thêm vào đó những lời tiên đoán nên có tính chất hướng dẫn, biểu thị (indicatif) hơn là có tính chất áp đặt, cưỡng áp (impératif). Và làm thế nào để tránh tối đa để những lời tiên đoán lọt vào tay những kẻ cầm quyền, họ sẽ đưa lên hàng ư thức hệ, áp đặt dân phải theo, kẻ nào không theo sẽ bị giết hay bị bỏ tù. Đây là thảm họa phát xít, cộng sản và xa hơn nữa là thảm họa Nho giáo, được nhà Hán lấy một phần tư tưởng bảo thủ, tôn quân của Khổng Tử, bỏ đi phần dân chủ, làm thành Nho giáo, trở thành ư thức hệ; và đă làm chậm lại sự tiến triển của văn minh Tàu, mặc dầu văn minh này đến rất sớm, sau này lại bị ư thức hệ cộng sản, tàn dư của chế độ độc tài phong kiến, nhưng ác ôn, dă man và vô nhân bản hơn nhiều, làm tàn lụi những nước theo ư thức hệ cộng sản, gây ra thảm họa cho nhân loại (1), mà ngay cả đương kim Tổng thống Nga Medvdev cũng phải công nhận: «Chế độ cộng sản là một chế độ không những giết dân Nga mà cả những dân tộc khác.».

 

Paris ngày 10/09/2 010

Chu chi Nam

 

Xin xem thêm: Chế độ độc tài phát xít và chế độ độc tài cộng sản, tàn dư của chế độ quân chủ độc tài phong kiến, trên : http://perso.orange.fr/chuchinam/


<<trở về đầu trang>>
free counters