Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Lư Công Uẩn dời đô sang Tầu?

Lư Công Uẩn dời đô sang Tầu?

 

Ngô Nhân Dụng

Đại lễ Ngàn Năm Thăng Long sắp khai mạc chính thức. Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản cho mở hội đúng ngày quốc khánh của Trung Cộng, với một bộ phim dài về Lư Thái Tổ trong đó ông vua khai sáng nhà Lư mặc y phục kiểu Tầu, bảnh bao như tài tử Hồng Kông. Bộ phim thực hiện ở bên Tầu, các vai phụ tuyển toàn dân Trung Quốc, phim do người Tầu sửa chữa kịch bản và dàn dựng, đạo diễn toàn bộ!

Người không hiểu nổi tại sao quư quan cộng sản lại chọn bắt đầu kỷ niệm 1000 năm Thăng Long vào ngày quốc khánh Trung Cộng. Lư Công Uẩn đă chính thức dời đô trong tháng 7 âm lịch, chứ không phải đầu tháng 10.

Nhà toán học Ngô Bảo Châu tháng 5 năm ngoái (2009) đă viết một bức thư gửi cho các đại biểu Quốc Hội Việt Nam, về chuyện cho Trung Quốc khai thác mỏ bô xít ở nước ta. Trong thư có đoạn: “Trung Quốc thực hiện chính sách ‘thực dân mới’... Trong trường hợp của Việt Nam, ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc có thể kéo thêm hệ quả nguy hiểm sau đây: quan hệ hữu cơ vốn có của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam trở thành đô hộ văn hóa. Đất nước, con người, văn hóa Trung Quốc có nhiều thứ để ta cảm phục và học tập. Nhưng nếu ta rập khuôn theo mô h́nh của họ, đi theo con đường họ đă đi, làm theo cái họ nói tức là cái họ muốn, th́ ta chỉ nhận phần thiệt tḥi, c̣n bản sắc ta th́ tồn tại được bao lâu. Vấn đề độc lập văn hóa, giữ ǵn bản sắc vô cùng hệ trọng, xin quư vị lưu ư...”

Những nhận định của ông Ngô Bảo Châu về vấn đề “quan hệ hữu cơ vốn có” giữa Việt Nam và Trung Quốc và việc “giữ ǵn bản sắc dân tộc” đang là một chuyện thời sự nhân vụ Lư Công Uẩn sang Tầu đóng phim. Thế kỷ 18, ông Lê Quưnh từ chối không chịu kết tóc bím và bỏ đồ Việt Nam để mặc y phục Tầu, dù chịu áp lực của nhà Thanh. Ông nói: “Đầu tôi có thể chặt nhưng tóc tôi không thể đổi; da tôi lột ra được nhưng tôi không đổi áo.” Ngày nay, cộng sản Việt Nam đưa vua Lư sang Tầu mặc y phục, mũ măo giống y như tài tử đóng vai Tần Thủy Hoàng! Một dân tộc mất quặng mỏ, mất rừng, mất gỗ và mất môi trường sống trong lành cũng không nguy hiểm bằng mất cả linh hồn, khi bản sắc dân ḿnh không c̣n nữa.

Trước khi coi đầy đủ cuốn phim Lư Công Uẩn này, cả nước đă uất lên v́ giận. Đây là âm mưu cho Lư Công Uẩn dời đô một lần nữa, từ Việt Nam sang Trung Quốc! Một nhà giáo trong nước phê b́nh: “Từ trang phục cho đến cảnh quan, từ áo măo cho đến búi tóc, h́nh ảnh toát ra cho ta thấy: Đây là một phim Trung Quốc; chẳng khác ǵ những phim lịch sử Trung Quốc khác mà đông đảo người Việt Nam quen xem.” Trên Blog Gốc Xậy, trích dẫn nhận xét của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: “Đây là một bộ phim Trung Quốc, không có ǵ để tranh căi. Đạo diễn Trung Quốc, biên kịch Trung Quốc.” Một độc giả góp ư trong blog: “Họ đă bôi nhọ lịch sử nước ta và coi thường dân trí” của người Việt Nam! Có người tố cáo ông Trịnh Văn Sơn, một người bỏ tiền làm phim, ngoài đời “rất tôn sùng Trung Quốc, toàn chê ngoài Việt Nam thôi.” Tên ba bố con ông ghép lại thành tên Tôn Trung Sơn, quốc phụ nước Tầu từ năm 1911. Tên công ty của ông Sơn là “Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành.” H́nh logo của công ty này là cảnh “Đông phương hồng, mặt trời lên” trên ngọn núi. Những lời tố giác này cũng hơi quá đáng. Bao nhiêu lănh tụ cộng sản Việt Nam đă lấy tên Trung Hoa và đề cao thành tích của người Trung Hoa. Ông Đặng Xuân Khu chẳng hạn. Việc ông đề cao cuộc Vạn Lư Trường Chinh khi chọn bí danh có khác ǵ việc ông Sơn chọn tên Trường Thành?

Những người làm cuốn phim Lư Công Uẩn đă bênh vực các quan chức trong đảng, biện hộ rằng việc thực hiện cuốn phim này hoàn toàn là do sáng kiến tư nhân, đảng và nhà nước không can dự. Nếu cuốn phim có vẻ “Tầu” quá th́ những người bỏ tiền làm phim chịu trách nhiệm, c̣n đảng cộng sản vô can. Các bộ trưởng, phó thủ tướng chỉ ủng hộ đem phim lên chiếu ti vi sau khi nhận được quá cáp mà thôi!

Nhưng nếu điều này là sự thật th́ cũng chính là mối nguy hiểm lớn hơn nữa! Người ta tự động ỷ lại vào Trung Quốc không cần Bộ Chính Trị yêu cầu. V́ người ta đă tập nhiễm thói quen ỷ lại, hướng về Bắc Kinh từ thời 60 năm nay rồi!

Khi các nhà kinh doanh văn hóa tính làm một cuốn phim biểu hiện tinh thần tự chủ của dân tộc Việt Nam, mà họ chấp nhận giao phó cuốn phim đó cho người Trung Hoa làm hộ một cách không dè dặt, không do dự, th́ trong đầu óc họ nghĩ ngợi thế nào? Họ phải quen sống với một nếp suy nghĩ nào đó, th́ mới tự nhiên, không ngần ngại, nhờ ngay các nhà đạo diễn, những nhà viết kịch bản Trung Hoa làm giúp việc biểu hiện tinh thần dân tộc Việt Nam! Phải chăng họ coi người Trung Hoa và người Việt cũng vậy, không có ǵ khác nhau cả? Phải chăng v́ họ đă nghe quen những câu hát “Việt Nam Trung Hoa núi liền núi sông liền sông” từ bao nhiêu năm nay rồi? Phải chăng v́ họ vẫn thuộc ḷng những câu thơ Hồ Chí Minh “Mối t́nh thắm thiết Việt Nam-Hoa; Vừa là đồng chí vừa là anh em” đọc khi tiễn đưa Lưu Thiếu Kỳ? (Hồ Chí Minh Toàn Tập, cuốn số 11, từ trang 64 đến trang 76). Đă là đồng chí lại là anh em th́ c̣n lo ǵ mà không nhờ “ông anh đồng chí” làm phim hộ? Mấy thế hệ người Việt Nam đă được huấn luyện từ khi là học sinh mẫu giáo là phải học tập Mao chủ tịch, noi gương Mao chủ tịch, ghi nhớ công ơn Mao chủ tịch, vân vân. Cái tinh thần đó đă được thấm nhuần trong các đồng chí như Trịnh Văn Sơn.

Trên mạng Tuyên Quang Online, một bạn trẻ tên là Bạch Văn Cơ viết, từ năm 2007,

xem lại lịch sử các phim ảnh thịnh hành, anh thấy: “Đầu những năm 90: điện ảnh Đài Loan. Giữa những năm 90: điện ảnh Hồng Kông, Hàn Quốc. Từ đó đến nay: điện ảnh Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan cùng ‘tổng tấn công.’”

Khán giả Việt Nam có coi phim Đài Loan, Nam Hàn, Hồng Kông cũng chỉ để giải trí, có thể vô hại. Nhưng khi một nước Việt Nam muốn làm cuốn phim kỷ niệm một năm đại lễ của dân tộc, mà lại phải đi cầu viện năng khiếu nghệ thuật của người Trung Quốc, giao khoán cho họ kể chuyện tổ tiên ḿnh, th́ đó là quốc sỉ. Nó cho thấy tinh thần nô lệ về văn hóa đă nhiễm vào đầu óc nhiều người quá rồi, đă thành một phản xạ, một tập quán tự nhiên.

Từ khi Hồ Chí Minh tái lập đảng Cộng Sản năm 1950, 51, ông nhập cảng tư tưởng Mao Trạch Đông, cho vào cương lĩnh của Đảng Lao Động. Quá tŕnh nô lệ văn hóa bắt đầu. Đây là một giai đoạn nô lệ mới, khác với thời kỳ 1000 năm từ thế kỷ thứ nhất khi Mă Viện sang chiếm nước ta, v́ do một đảng lănh đạo nước Việt Nam tự nguyện theo người Hán. Lư Công Uẩn dời đô ra Thăng Long, c̣n Hồ Chí Minh dời bộ óc người Việt Nam sang bên Tầu, để được nhuộm đỏ theo tư tưởng Mao! Câu thơ Chế Lan Viên viết: “Bác Mao không ở đâu xa - Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao” được lưu truyền, cho thấy Hồ Chí Minh rất hănh diện được ví như một ông “Mao nội hóa,” một ông “Mao con.” Nếu không đồng ư với Chế Lan Viên th́ chắc Hồ đă cấm không cho phổ biến hai câu thơ này!

Mối họa đồng hóa từ giữa thế kỷ 20 bắt đầu với ông Hồ, người đă không ngần ngại tuyên bố không cần viết sách nào về chủ nghĩa Mác nữa, v́ tất cả những ǵ cần nói đă có bác Mao viết hết rồi!

Nhưng “Tư tưởng Mao Trạch Đông” là ǵ? Đó không phải chỉ là việc khai thác và áp dụng lư thuyết Mác xít mà thôi. Đó chính là một sản phẩm của nền văn hóa độc đáo Hán tộc. Như Ngô Bảo Châu nhận định: “Đất nước, con người, văn hóa Trung Quốc có nhiều thứ để ta cảm phục và học tập. Nhưng nếu ta rập khuôn theo mô h́nh của họ, đi theo con đường họ đă đi, làm theo cái họ nói tức là cái họ muốn,” th́ ta sẽ mất hết bản sắc của ḿnh. Nói vậy chưa đủ. Phải nói: Nếu rập khuôn theo mô h́nh Mao chủ tịch th́ người Việt Nam sẽ tự tiêu diệt bản sắc của nước ḿnh. V́ Mao là một sản phẩm của văn hóa người Hán. Hai dân tộc Việt và Hán sống trong những điều kiện địa lư, lịch sử khác nhau, các kinh nghiệm, truyền thống văn hóa khác nhau nhiều lắm. Họ không thể bắt chước ḿnh mà ḿnh cũng không thể theo họ được.

Tư tưởng chính trị Trung Hoa, mà Mao Trạch Đông là một đại biểu sáng chói, thích hợp với một chế độ cường quyền tập trung, áp dụng trên một quốc gia quá rộng lớn và quá đông dân, so với nước Việt Nam ta. Việt Nam sống trên một “bán đảo” giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Từ 3000 năm trước dân ḿnh lại sớm ḥa nhập với nền văn minh của các sắc dân Nam Á và Nam Đảo. Người Việt Nam có thể chấp nhận quyền b́nh đẳng Nam Nữ v́ ảnh hưởng văn minh Nam Đảo; có thể bao dung chế độ xă thôn tự trị; sống với nhau vừa t́nh vừa lư, vua quan và dân chúng gần gũi nhau. Người Trung Hoa không thể “linh động,” “xuề x̣a” hoặc “chín bỏ làm mười” như vậy.

Thời Nguyễn Ánh đă lầm lớn, khi Nguyễn Văn Thành sao chép bộ luật nhà Thanh soạn thành luật Gia Long, áp dụng ở nước ta. Những luật lệ đó khắc nghiệt, coi khinh phụ nữ, dọa nạt, đàn áp dân, để củng cố chế độ tập trung quyền hành của người Măn trên nước Trung Hoa. Áp dụng lối cư xử đó vào Việt Nam, khiến dân chúng oán thoán, nhất là dân Bắc Thành, nơi trước đó chỉ áp dụng đạo luật Hồng Đức nhà Lê. Cho nên, hơn nửa thế kỷ sau khi người Pháp sang xâm chiếm, dân ngoài Bắc đă hờ hững không ai muốn chết để bảo vệ vua quan nhà Nguyễn. Một tên “gác dan tu viện” như Nguyễn Văn Phụng được các cố đạo Pháp đưa từ Ma Cao về, đổi tên là Lê Văn Phụng, cũng thu hút được nhiều người theo, v́ dân đang chán chế độ và c̣n tưởng nhớ nhà Lê. Việc Hồ Chí Minh nhập cảng tư tưởng Mao Trạch Đông vào dùng ở nước ta, ghi trong cương lĩnh đảng Lao Động từ năm 1950, cũng sai lầm y như luật Gia Long vậy. Nó bắt người Việt Nam sống như lối người Tầu, gây căm thù, chia rẽ dân tộc, đối xử với nhau theo đường lối của các cố vấn Trung Quốc.

Những cuốn sách gối đầu giường của Mao không phải là sách của Karl Marx. Mao thường mang bên ḿnh bộ Tư Trị Thông Giám của Tư Mă Quang, bộ lịch sử các triều đại Trung Hoa diễn tả theo quan điểm Tống Nho tôn quân quyền tuyệt đối. Tư tưởng Mao Trạch Đông thích hợp với nước Trung Hoa lúc đó đang chờ một bạo chúa ra tay “b́nh thiên hạ” bằng cách “sát nhất nhân vạn nhân cụ.” Nhưng chính sách, đường lối đó hoàn toàn trái ngược với phong tục, tập quán, nền nếp văn hóa của người Việt Nam. Hậu quả là sau khi học tập, bắt chước theo Mao Trạch Đông người Việt sẽ bỏ mất bản sắc dân Việt. Cảnh nô lệ văn hóa bắt nguồn từ đó. Trong bài tới sẽ tŕnh bày một hiện tượng nô lệ văn hóa rùng rợn: Cộng Sản Việt Nam đă học cách giết người theo Mao Trạch Đông như thế nào. Từ đó, người Việt Nam không c̣n đối xử với nhau như trước nữa.


<<trở về đầu trang>>
free counters