Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
IM LẶNG LÀ VÀNG?
Thiên Hạ Sự
Nói là bạc, im lặng là vàng...
Thói đời khôn ngoan biết sống dạy “Nói là bạc, im lặng là vàng.” Vàng đây là vàng «thứ thiệt thực thật,» có đóng dấu Kim Thành hẳn hoi, theo tiêu chuẩn quốc tế 0.99999, không phải là vàng mả, loại giấy tiền vàng bạc mà nhiều bà con ta thường nhờ các công ty chuyển tiền, chi nhánh ngân hàng nhà nước ở hải ngoại, gởi xuống âm phủ cho thân nhân quá cố tạm chi, chờ ngày xét xử, kêu án. Nó cũng không phải là loại vàng mềm chưa đủ tuổi của đế quốc Mỹ, made in U.S.A, có đóng dấu hai chữ B.S.!
Lúc c̣n là học tṛ -- hơn 60 năm về trước --
người viết đi học mấy lớp về «thông đạt, lắng nghe»
(communication/listening skills). Ông thầy giáo nêu lên sự kiện
không ai có thể «phản bác» hay «phản biện» được (các giáo sư
tiến sĩ ngữ học Việt Nam đang làm việc ở Bộ Công An của thượng tướng
Nguyễn Văn Hưởng xin đừng hiểu từ «phản bác» theo lối ghép
chữ bây giờ... là phản bội/phản đối bác Hồ, hay phản đảng của bác
rồi cho công an, CSCĐ đến hỏi thăm sức khỏe, tội nghiệp!): Con người
có hai tai để nghe và một cái miệng để nói. Vậy ḿnh phải nói ít
nghe nhiều. Nhưng «nói ít» và «câm miệng» hay «làm thinh suốt
ngày» không đồng nghĩa với nhau.
Đối thoại, không đối đầu...
Ngày nay ở nước ta có nhiều bậc hiền sĩ tu
hành đắc đạo, sống lâu, từ bi hỉ xả, lấy một làm mười («lấy chín
làm mười» là cách sống quá xưa cũ, không c̣n hợp thời đại XHCN
nữa!), chủ trương theo đường lối văn minh tiến bộ này để cùng với
nhà nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xă hội,
nói giản đơn là... đồng hành với dân tộc của bác Hồ! Đây là bí kíp
thất truyền «Sống Như Anh» được Archimède t́m gặp trong lúc tắm ở
hồ bơi Hoàn Kiếm, Hà Nội, năm 1980.
Đối Đầu?
«Đối đầu» là vũ khí của hạng phàm phu tục tử, không biết ăn nói, lấy tay chân làm phương tiện sinh sống. Đối đầu là ăn miếng trả miếng, thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, bốp chát, răng đền răng, mắt đền mắt, không phù hợp với người tu hành đắc đạo. Đây là ngón nghề của công an, cảnh sát chiến đấu («bảo vệ» nhân dân?!) và quần chúng tự phát... tiền, có biên chế đảng. Họ phải đối đầu theo lệnh nhà nước, lập thành tích, vượt chỉ tiêu để... thăng quan tiến chức giám đốc, thượng tướng, thứ trưởng, bộ trưởng, thủ tướng, thái thú! Đầu óc đă được «tư tưởng Hồ Chí Minh» thiết kế, programmed hành động như vậy, ứng dụng theo công nghệ IT.
Đối Thoại?
«Đối thoại» là cung cách của người văn minh, có học, có bằng thạc sĩ dấu ngă, và tiến sĩ dấu ngă (khác với loại bằng thạc sỉ, tiến sỉ dấu hỏi do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo của nhà nước và viện đại học nhân dân Wal-Mart Online cấp phát). Người thích đối thoại phải dùng miệng, phải biết ăn nói để thuyết phục. Không ai chỉ... ú a ú ớ mà khiến người khác nghe, chấp nhận, đồng ư với ḿnh. Khổ nỗi, người muốn đối thoại lại... tự thú ḿnh không biết ăn nói. Cứ tưởng tượng cảnh ông thầy giáo vào lớp giảng bài mà trước sau chỉ lặng thinh, hết chấp tay sau lưng đến khoanh tay trước ngực đi qua đi lại, đi tới đi lui đến hết giờ chẳng mở miệng nói được lời nào th́ học tṛ học được ǵ? Một lần, hai lần, kiên nhẫn lắm là đến lần thứ ba, ông thầy cũng bị cho thôi việc về nhà đuổi gà cho vợ...
Ai cũng biết điều kiện cần, nhưng chưa đủ, để cuộc đối thoại có kết quả là cả hai bên phải thật sự có thiện chí giải quyết, muốn đạt được thỏa hiệp chung tích cực cho cả đôi bên. Nhưng đối với cộng sản, tôn giáo là thuốc phiện phải tiêu diệt. CSVG không muốn đoàn thể, tổ chức nào tranh giành ảnh hưởng quần chúng với chúng, nhất là tôn giáo. Với định kiến đó, chắc chắn CSVG không có thật tâm muốn đối thoại. CSVG xem đối thoại chỉ là sách kế « tạm hoăn binh » để củng cố lực lượng, chuẩn bị đàn áp. Vụ Ṭa Khâm Sứ là một thí dụ điển h́nh gần đây nhất. TGM Ngô Quang Kiệt đang đối thoại, vẫn đi họp với UBND thành phố Hà Nội. Nguyễn Tấn Dũng cũng đến, cũng đi quan sát Ṭa Khâm Sứ với Đức Cha Kiệt, hứa hẹn sẽ giải quyết… Kết quả ra sao ai cũng biết, trừ HĐGMVN! Mong quư chức tỉnh thức, đừng mê ngủ. Hăy mở mắt ra, nh́n gần và nh́n xa, rồi nh́n quanh xem có bao giờ CSVG tôn trọng lời hứa không?
Rơ ràng là nhà nước đối tác ta có chủ trương ngược lại: Đối đầu mà không đối thoại! Bác Hồ phán, đảng dạy th́ từ thằng dân ngu cu đen đến bậc trí ngủ, trí thức phải «nhứt trí!» Không nhứt trí là «phản bác,» sẽ được công an nhân dân và chó săn của đảng (CSCĐ) đến nhà thăm viếng, hỏi thăm sức khỏe thường xuyên. C̣n ǵ đâu mà đối thoại, trừ phi có can đởm muốn «đối thọi» qua lại với công an để được giải phóng như anh Năm Cồn Dầu Đà Nẵng?! Ai muốn đối thoại với CSVG hăy nghe lời phán bảo của thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng, tiến sỉ ngành «bảo vệ nhân quyền bằng độc dược ở Việt Nam»:
“Nước ta Đảng lănh đạo, không có phản biện ǵ cả. Phản biện là phản động... Các anh muốn phản biện hả? Nhà tù c̣n nhiều chỗ lắm! Mà cũng chẳng cần bắt bớ tù đày làm ǵ. Thời buổi này, tai nạn giao thông là chuyện cơm bữa. Mà cũng chẳng cần tông xe làm ǵ. Buổi sáng các vị đi uống cà phê, về tới nhà cứng đơ, không làm ǵ được nữa. Các nước người ta đều biết kĩ thuật này, chúng tôi cũng chẳng thua đâu.”
Voilà! Lời lẽ của ông tướng Ba Đ́nh xuất thân từ «quần chúng tự phát!» Các hiền sĩ đă nghe rơ chưa? Trong «pḥng làm việc của công an,» im lặng theo gương các hiền sĩ là... có đến mà không có về, đi tàu suốt với vé một chiều! Phương châm của công an khi «làm việc» là «Đánh đến khi nhận tội. Không có tội cũng phải nhận tội. Nhận tội rồi th́ phải chừa... Chừa cái ḿnh không làm!»
Ông Thủ Trưởng Châu Ngọc Tri chưa gặp hoàn cảnh này nên không thể biết tại sao anh Nguyễn Thành Năm bị công an của thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, Ủy Viên Trung Ương Đảng CSVG, nhận đầu xuống bùn đến nghẹt thở và đánh tới chết. Ông cũng không thèm biết đến số phận của sáu con chiên trong đội trợ táng giáo xứ Cồn Dầu bị công an Đà Nẵng đánh đập ra sao? C̣n sống hay đă được con cháu bác Hồ giải phóng?
Cho nên người dân nào noi gương các hiền sĩ
«lên tiếng cũng như không lên
tiếng nên đành không lên tiếng cho khỏi mang tiếng là dám lên tiếng…» th́ chắc chắn sẽ phải mua vé tàu cao
tốc Bắc Nam, một chiều, thăm bác Hồ ở miệt dưới. Vậy im lặng đâu
phải lúc nào, trường hợp nào cũng là vàng loại thứ thiệt thực!
Đối thoại bằng im lặng?
Đối thoại là trao đổi tư tưởng về một vấn đề nào đó. Cần đối thoại v́ tư tưởng chưa giống nhau, chưa nhứt trí. Vậy muốn đối thoại th́ phải nói, cần phải nói. Không phải chỉ một bên nói mà hai bên tuần tự thay phiên tŕnh bày quan điểm của ḿnh. Nếu chỉ một bên nói và bên kia khoanh tay, cúi đầu lắng nghe để vỗ tay nhứt trí theo kiểu «mẹ hát con vỗ tay» th́ không phải là đối thoại. Đó là độc thoại để biểu lộ tinh thần «đại đoàn kết» theo lời dạy của cụ Hồ, một h́nh ảnh sinh hoạt rất quen thuộc của các quan đại biểu trong quốc hội CHXHCNVN!
Chủ trương đối thoại mà quá chơn thật tự nhận ḿnh «không biết ăn nói» là phơi bày chỗ yếu của ḿnh cho «đối phương» thấy, chưa bị đánh mà đă khai, đại pháo chưa khai hỏa mà đă đầu hàng, cuốn cờ bỏ chạy... Do đó đối phương chỉ cần đối thoại bằng cách «ra lệnh» là xong. Và phe ta chỉ c̣n cách cúi đầu, im lặng tùng phục, vâng lời cho « tốt đời đẹp đạo » để được tiếng khen là biết «đồng hành với dân tộc.» Đây là cách đối thoại giữa HĐGMVN và nhà nước, xảy ra sau mỗi lần HĐGMVN họp thường niên. HĐGMVN họp ở Sài G̣n hay Vũng Tàu, rồi « nhơn tiện » bay ra thủ đô Hà Nội đối thoại với thủ tướng VC, «báo cáo» những vấn đề đă thảo luận để xin và nghe thủ tướng «dạy dỗ…» mục tử phải sống thế nào cho phải đạo… làm tôi thờ hai Chúa! Chúa Trên Trời và chúa Ba Đ́nh, chúa nào đáng sợ hơn?
Bây giờ mới hiểu tại sao HĐGMVN trước nay luôn luôn giữ thái độ «im lặng» trước những vấn đề trọng đại của đất nước và thực trạng bất
công ở xă hội Việt Nam: HĐGMVN không biết ăn nói nên chưa nói đă
run, đă sợ, đến gần chết vẫn c̣n sợ như cố TGM Nguyễn Văn B́nh. Phe
nhà nước vốn từ «quần chúng tự phát» mà ra, nói không cần suy
nghĩ, có công an, CSCĐ hộ tống, lại có «tư tưởng hồ chí minh» soi
đường dẫn lối, cộng thêm kinh nghiệm 80 năm trí trá gian manh, luôn
luôn bách chiến bách thắng với nhân dân trong nước. Vậy hậu quả
đương nhiên của đường lối «đối thoại mà không đối đầu» là im lặng.
Im lặng là vàng! CSVG không cần đối thoại, chỉ cần biểu dương đánh
đấm giáo dân ở Thái Hà, Đồng Chiêm, Tam Ṭa, Cồn Dầu… th́ tổ hợp các
chủ chiên sẽ áp dụng sách lược… «Tam thập lục kế im lặng vi thượng
sách!» Thật giản đơn!
Ba mươi lăm năm «im lặng» từng ngày
Lời ngài mục tử giảng dạy giáo dân
Quả thật nghèo nàn, chẳng ai… muốn nghe
(nhái theo điệu nhạc Trịnh Công Sơn)
Vậy mà cũng có người lên tiếng bênh vực phương cách « đối thoại bằng im lặng,» chủ trương im lặng cũng là cách đối thoại! Lư sự cùn!
Không rơ đường lối «đối thoại mà không đối
đầu» của các mục tử trong HĐGMVN có đồng nghĩa với điều mà Đức Giáo
Hoàng đă lên án trong tác phẩm ‘Muối Cho Đời:‘
«Tôi ghê sợ h́nh ảnh một giám mục
chỉ lo an phận và t́m hết cách che đậy và né tránh mọi thứ xung đột.»
Im lặng để sống hạnh phúc!?
Trong lănh vực thông đạt, im lặng không phải chỉ là vắng âm thanh, tiếng nói. Đó là một cách thế diễn tả quan điểm của ḿnh. Im lặng là đồng ư , nếu im lặng mà (hai) tay bắt mặt mừng, hồ hởi phấn khởi ra mặt. Nhưng im lặng cũng là phương cách để kiểm soát cảm xúc nhất thời như tức giận, sợ hăi. Lúc đang tức giận mà nói và nói nhiều th́ khó làm chủ được lời nói, dễ nói điều sai trái. Trong trường hợp này, sự im lặng là thái độ khôn ngoan, thích hợp hơn lời nói.
Sách Cách Ngôn khuyên người ta giữ mồm giữ miệng để được sống:
«Kẻ giữ miệng, giữ được sự sống
Người môi toác hoác đến chỗ diệt vong.»
(CN 13 : 3)
«Kẻ biết giữ miệng là người hiểu biết.
Người b́nh tĩnh là ngươi thông hiểu
Ngay cả là người ngu nếu biết nín thinh
Cũng được coi là khôn ngoan
Là thông suốt, nếu biết giữ miệng lưỡi.»
(CN 17 :27-28)
Thơ thứ nhất của Thánh Phêrô gởi tín hữu cũng thấy khuỵên:
«Ai là người thiết tha được sống
Và ao ước hưởng chuổi ngày hạnh phúc
Th́ phải giữ mồm giữ miệng
Đừng nói lời gian ác điêu ngoa.»
(1Peter 3 :10)
Vậy rơ ràng sách Cách Ngôn cũng như thơ của thánh Phêrô không khuyên chúng ta trước sau như một, lúc nào cũng im lặng, câm nín mà khuyên chúng ta phải biết im lặng đúng lúc, đúng chuyện, b́nh tĩnh, suy nghĩ trước khi nói, không nói bừa, nói sai sự thật mà nói đúng sự thật.
Im lặng quả thật là vàng khi so sánh với trường hợp nói điều gian dối, tung những tin đồn thất thiệt làm giảm uy tín người khác, hay vu khống hại người.
Im lặng là vàng khi chúng ta lắng nghe, đắn đo suy nghĩ, kiểm soát lời nói. Càng nói nhiều th́ càng có cơ hội sai lầm, càng phạm lỗi.
Nhưng có những trường hợp im lặng không phải là vàng thật mà chỉ là loại « vàng mả » như trường hợp im lặng v́ hèn nhát, khiếp nhược, không dám nói sự thật, hoặc chỉ nói một nửa sự thật, nhất là khi ḿnh có trách nhiệm giảng dạy sự thật:
• Một mục tử rao giảng Tin Mừng, thấy bất công xă hội không dám lên tiếng v́ sợ an ninh bản thân bị đe dọa.
• Một mục tử thấy luật lệ xă hội bất nhân, trái với đạo đức, khuyến khích giết người (như phá thai) giữ im lặng v́ sợ hậu quả.
• Một mục tử thấy đàn chiên bị áp bức, khống chế, đời sống, tánh mạng bị hiểm nguy mà cứ giả điếc, giả đui, giả câm, rút đầu vào đụn cát như con đà điểu.
• Một mục tử thấy con chiên bị giết hại vô cớ, không lên tiếng bảo vệ, binh vực mà c̣n a dua với cường quyền, cả vú lấp miệng em.
• Một mục tử chỉ thích đi giữa hoặc đi sau
đàn chiên v́ sợ gian nguy, thay v́ đi đầu để hướng dẫn…
Mục tử phải làm ǵ?
Không mục tử nào thực sự theo Chúa, phục vụ Chúa mà giữ câm nín được khi dân Chúa bị bách hại. Phải có ḷng yêu mến Chúa trên hết mọi sự, hết cả tâm hồn, hết cả trí khôn th́ mục tử mới có can đảm quên ḿnh bảo vệ đàn chiên.
Không phải vô cớ mà Đức Kitô hỏi Phêrô ba lần với cùng một câu hỏi trước khi giao Phêrô trách nhiệm chăn dắt đàn chiên của Người:
-- «Phêrô, con có yêu mến Thầy không?»
Và trong cả ba lần, Phêrô đều không do dự trả lời:
-- «Thưa Thầy, con yêu mến Thầy!»
Các linh mục, giám mục đều cho ḿnh là người được Chúa chọn -- «Không phải các con đă chọn Thầy mà chính Thầy đă chọn các con.»
-- tức là đă «thi đậu,» đă vượt qua cái thử thách, cam go của Phêrô gần 2.000 năm trước, đă ba lần cam kết với Chúa là sẽ bảo vệ đàn chiên tới cùng mà nay chiên bị đập, bị đánh, bị giết lại im lặng, câm nín, bịt mắt, bịt tai, bịt miệng cho qua ngày... chứng tỏ ḿnh đă gạt Chúa, đă «gian lận thi cử!» .Trước khi được phong chức th́ hăng hái hứa đủ điều. Khi có chức đời đời rồi mới thú nhận, thành thật khai báo «con không biết ăn nói!» Vậy đây cũng là một trường hợp «mua bằng, mua chức?»
Thánh Phaolô -- nhà truyền giáo không biết mệt mỏi, không sợ gian nguy cho bản thân -- đă không xem im lặng là vàng khi gặp phải điều sai quấy. Phaolô đă dùng những lời lẽ rất mạnh để kết án:
«Tôi lấy làm ngạc nhiên khi thấy anh em trở mặt mau lẹ như thế với Đấng đă kêu gọi anh em nhờ ân sủng của Đức Kitô để theo một Tin Mừng khác. Không có Tin Mừng nào khác đâu mà chỉ có một vài kẻ phá rối anh em và muốn làm xáo trộn Tin Mừng của Đức Kitô thôi.» (Gal 1:6-7)
«Như tôi đă nói, và nay tôi xin nói lại: Nếu có ai loan báo cho anh em một Tin Mừng khác với Tin Mừng anh em đă lănh nhận th́ xin Thiên Chúa loại trừ kẻ ấy đi. Vậy giờ đây tôi t́m cách lấy ḷng người đời hay lấy ḷng Thiên Chúa? Phải chăng tôi đang t́m cách làm đẹp ḷng người đời? Nếu tôi c̣n muốn làm đẹp ḷng người đời th́ tôi không phải là tôi tớ của Đức Kitô.» (Gal. 1:9-10)
Chúa bảo: «Sự thật sẽ giải thoát anh em.» Chúa là Đường, là Sự Thật. Muốn theo Đức Kitô, các môn đệ của Người không có con đường nào khác hơn là sống trong sự thật, làm chứng cho sự thật, và phải nói lên sự thật! Nhưng không ai có thể sống cho sự thật, làm chứng cho sự thật mà giả đui, giả điếc, giả câm. «Giả,» tức là không «Thật,» không «Thực,» không «Thiệc,» đóng kịch, làm bộ…, th́ sao gọi là «tốt đời đẹp đạo được?» Đời, tức thế gian, trần tục… đầy xảo trá, lừa đảo, ma quỷ… nhưng đạo đâu dạy điều gian dối!
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Denver, Colorado, Hoa Kỳ trong bài bài diễn văn đọc tại Slovakia ngày 24 tháng 8 vừa qua, nhân dịp tham dự hội nghị chuyên đề lần thứ 15 của Hội Giáo Luật nước này đă nói rơ thế nào là «sống trong sự thật» của người Kitô hữu, nhất là các mục tử, các bậc thầy giảng:
«Sống trong sự thật nghĩa là sống theo Chúa Giêsu Kitô và Lời Chúa trong Sách Thánh. Là công bố sự thật của Phúc Âm Kitô Giáo, không phải chỉ bằng lời nói mà c̣n bằng gương sáng của ta. Là sống mọi ngày, mọi giây phút đời ta bằng xác tín không lay chuyển rằng Thiên Chúa đang sống và t́nh yêu của Người là động lực của lịch sử nhân loại và là động cơ của mọi cuộc sống nhân bản chân chính. Là tin tưởng rằng các chân lư trong Kinh Tin Kính đáng để ta chịu đau khổ và hiến mạng sống ḿnh cho.
Sống trong sự thật cũng có nghĩa là nói sự thật và gọi tên sự vật theo đúng tên của chúng. Và điều này có nghĩa là ta phải lột mặt nạ dối trá mà một số người đang mưu toan buộc người khác phải sống.»
(Trích «Tự do và sứ mệnh,» Charles Chaput, bản dịch của Vũ Văn An, VietCatholic News, 30-08-2010)
Đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI đă nói rơ quan điểm của ngài về loại mục tử « chó câm » chỉ lo an phận và t́m hết cách che đậy, tránh né mọi thứ xung đột như sau:
“Giám mục phải nói lên cái xấu, cái nguy của thời đại, phải nhắc nhở lương tâm những kẻ cầm quyền, những kẻ thờ ơ, hẹp ḥi trước nỗi thống khổ của thời đại. Là giám mục tôi thấy có nghĩa vụ phải làm chuyện đó. Tôi nghe vang vọng bên tai những lời của Thánh Kinh và của các giáo phụ kết án rất nghiêm khắc những mục tử làm chó câm để tránh bị phiền toái và v́ thế để cho nọc độc lan tràn. T́m yên ổn không phải là bổn phận hàng đầu của công dân; tôi ghê sợ h́nh ảnh một giám mục chỉ lo an phận và t́m hết cách che đậy và né tránh mọi thứ xung đột.
Chính cái can đảm nói lên sự thật là sức mạnh lớn của Giáo Hội, mặc dù lúc đầu nó có vẻ tác hại, làm mất vẻ dễ mến của Giáo Hội, đẩy Giáo Hội vào chỗ cô lập."
( "Muối Cho Đời," Giáo Hoàng Biển Đức XVI, Bản dịch Việt ngữ của Phạm Hồng Lam và Trần Hoành).
*****
Nhà nghèo mới biết con thảo.
Nước loạn mới biết tôi trung.
Giáo dân/Giáo hội bị bách hại
mới biết ai là mục tử nhân lành hay mục tử thuê mướn.
Người b́nh dân gọi các « sự cố này » là...
cháy nhà ra mặt chuột!
Vậy im lặng không phải lúc nào cũng là vàng. Tùy nơi, tùy lúc, tùy người mà nó sẽ là vàng thật hay vàng giả. Dù muốn dù không, các mục tử cũng sẽ phải trả lời với Chúa câu hỏi :
« Khi đàn chiên của Thầy bị bách hại, tan tác, con ở đâu và đă làm ǵ? »
Lúc ấy, không mục tử nào có thể viện cớ « không biết ăn nói » để im lặng mà phải trả lời với Chúa. Hăy chuẩn bị sẵn sàng cho ngày ấy!
Chúa bảo « Ai có tai th́ nghe! »