Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Hăy Nắm Lấy Cơ Hội Quốc Tế Hóa Biển Đông

HĂY NẮM LẤY CƠ HỘI QUỐC TẾ HÓA BIỂN ĐÔNG

Mặc Giao

 

Máy bay chiến đấu Mỹ chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay USS George Washington, phía sau là tàu khu trục có trang bị phi đạn dẫn đường USS John S. McCain trong vùng Biển Đông

Việc hàng không mẫu hạm USS George Washington của Hoa Kỳ tiến vào hải phận VN cách Đà Nẵng 200 hải lư ngày 08-08-2010 và khu trục hạm USS John S. McCain cập bến Đà Nẵng ngày 10-08-2010 đă gây nhiều bàn tán trong dư luận và trên báo chí quốc tế. Người ta nói tới một liên minh giữa hai cựu thù, CSVN và Hoa Kỳ, để đối đầu với thái độ song tàng của Trung Quốc trên Biển Đông. Chưa biết liên minh này là thực hay ảo, nhưng rơ ràng Trung Quốc đă bị chọc nhột trước cuộc biểu dương lực lượng của Mỹ và sự tiếp đón nồng nhiệt về phiá VN. Dù nhà nước Trung Quốc chưa chính thức lên tiếng, nhưng đă cho nhiều b́nh luận gia và tướng lănh đưa ra những lời phản kháng, đe dọa và cho đó là hành động thách thức chủ quyền của Trung Quốc.

Những phản kháng này không phải hoàn toàn vô căn cớ. Với lư do thăm viếng để kỷ niệm 15 năm bang giao giữa Hoa Kỳ và nhà nước CSVN, hàng không mẫu hạm dẫn theo một đoàn tầu hộ tống rầm rộ làm dậy sóng Biển Đông, nơi Trung Quốc coi là "quyền lợi cốt lơi" của họ, và khu trục hạm John S. McCain c̣n thực hiện những cuộc thao dượt hỗn hợp với hải quân VN. Nhiều tờ báo loan tin là tập trận chung. Hoa Kỳ và CSVN nói trấn an là chỉ diễn tập về cứu hộ và chống hỏa hoạn. Cũng nhân dịp này, phi cơ bệnh viện ORBIS của Mỹ đă đến chữa bệnh cho 400 người tại bệnh xá ở bán đảo Sơn Trà và huấn luyện kỹ thuật cho các bác sĩ và y tá tại bệnh viện Đà Nẵng từ 11 dến 20 tháng 8. Dù với lư do nào th́ những hành động nói trên cũng bầy tỏ một liên hệ thân thiện giữa hai chính phủ. Không ai dư tiền của, dư thời giờ đưa cả một hạm đội tối tân nhất đi chơi ṿng ṿng và đưa máy bay vào tận Đà Nẵng chở một phái đoàn tướng tá và kư giả VN ra hàng không mẫu hạm tham quan và xem biểu diễn sức mạnh của hải quân Mỹ, nếu hai bên không có ư định muốn chứng tỏ cho ai đó một điều ǵ.

Để làm nhẹ bớt vấn đề, Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Quốc Pḥng CSVN, nói rằng các cuộc viếng thăm này chỉ có tính cách thân hữu và đă được hoạch định từ trước. Việc đón tiếp và tham quan của phiá VN được giao cho các đơn vị địa phương trách nhiệm. Tướng Nguyễn Chí Vịnh, một người được coi là có lập trường thân Trung Quốc, phải hạ thấp tầm quan trọng của cuộc viếng thăm của hải quân Hoa Kỳ để khỏi làm mất ḷng Trung Quốc và để xối nước lạnh vào ư tưởng Hoa Kỳ và cộng sản VN đang liên kết với nhau để đương đầu với Trung Quốc. Tướng Vịnh khẳng định: "Việt Nam luôn giữ vững quan điểm độc lập, tự chủ, chủ trương không tham gia liên minh quân sự, không dựa vào nước này để chống nước kia". Tướng Vịnh cũng đề cao liên hệ quân sự với Trung Quốc: "Phát triển quan hệ hải quân với Trung Quốc là một hướng ưu tiên trong quan hệ đối ngoại quốc pḥng của VN, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước. Hiện nay mối quan hệ đó đă đạt được nhiều thành tựu".

Nguyễn Chí Vịnh

Có điều tướng Vịnh không giải thích tại sao quan hệ hải quân Việt-Hoa đạt nhiều thành tựu như thế mà vẫn thường có những "tầu lạ" xuất hiện trên hải phận VN, bắn giết ngư dân VN, đánh đắm các tầu đánh cá VN, hoặc kéo những tầu này về giam tại các hải cảng Trung Quốc và đ̣i tiền chuộc, trong khi không hề thấy hải quân VN đuổi "tầu lạ" và bảo vệ ngư dân của ḿnh? Tướng Vịnh phủ nhận liên hệ quốc pḥng với Mỹ, nhưng lại dấu đầu hở đuội khi tiết lộ: "Sắp tới đây, Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiến hành đối thoại chính sách quốc pḥng cấp thứ trưởng lần đầu tiên tại Hà Nội. Đây là cuộc đối thoại nằm trong thỏa thuận của Bộ trưởng Quốc pḥng hai nước từ cuối năm ngoái" (vietnannet.vn 14-8-10).

Bộ Trưởng Quốc Pḥng Phùng Quang Thanh đâu không lên tiếng mà để cho Thứ Trưởng nổi tiếng thân Trung Quốc phải làm công tác hạ hỏa đối với đàn anh phương Bắc và hạ thấp mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và nhà cầm quyền CSVN? Hoặc là ông thứ trưởng này tranh nói để trấn an quan thầy? Hoặc ông được lệnh nói cho phải phép trong khi các chức sắc cao hơn ngậm miệng để không gây nghi ngờ cho Hoa Kỳ và để dành quyền nói đi nói lại khi cần. CSVN đă nổi tiếng về tài đi dây giữa Liên Xô và Trung Cộng trong cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam. Lần này họ đang trổ tài đi dây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Điều khác biệt là trước đây họ đi dây giữa hai đồng minh cộng sản, lần này họ đi dây giữa hai đối thủ đối nghịch với nhau, liệu họ có thể thủ lợi như lần trước được không? Chúng ta thấy rất khó. Khó v́ lần này họ phải phân biệt bạn, thù rơ ràng. Hoặc phải theo Tàu hoặc phải sắp hàng với Mỹ. Không thể đứng giữa để hưởng lợi từ cả hai phiá.

Thực tế là CSVN muốn dựa vào Tầu và đă bị Tầu lũng đoạn từ lâu. Dựa vào Tầu để bảo đảm cho sự sống c̣n của chế độ. Đến nay thấy đàn anh phương Bắc càng ngày càng chơi tṛ ăn hiếp, dứt t́nh dứt nghiă không dễ, lại có nguy cơ u đầu xứt trán. V́ vậy phải mượn oai cọp Hoa K để gián tiếp cảnh cáo đàn anh hầu mong đàn anh bớt bắt nạt đàn em. Hoa Kỳ cũng chỉ chờ có thế để kéo CSVN về phía ḿnh. Việt Nam có lợi thế về địa dư chính trị, là nước có dân số quan trọng (86 triệu), có một đạo quân đă từng trải kinh nghiệm chiến tranh. Nếu Mỹ kéo được VN về phe ḿnh th́ sẽ dễ dàng kéo theo các nước khác trong khu vực để cân bằng lực lượng với Trung Quốc tại vùng này, đặc biệt tạo đối lực với Trung Quốc trong việc kiểm soát Biển Đông.

Người ta thấy từ thời TT Clinton, qua thời TT Bush, và bây giờ với TT Obama, Hoa Kỳ đă có nhiều hành động ve văn CSVN: bỏ cấm vận, thiết lập bang giao, gia tăng viện trợ, khuyến khích thương mại và đầu tư, mở cửa cho sinh viên VN lũ lượt kéo sang Mỹ du học, họp với 4 nước hạ nguồn sông Mékong để t́m biện pháp đối phó với việc biến đổi sinh thái do những đập nước thượng nguồn của Trung Quốc gây ra. Gần đây, Hoa Kỳ c̣n mở những cuộc thảo luận với VN về việc trao đổi kỹ thuật nguyên tử. Ngày 05-08-2010, Bộ Ngoại Giao Mỹ công khai cho biết: "Hoa Kỳ thương lượng với VN về chương tŕnh trợ giúp hạt nhân, cung cấp nhiên liệu và công nghệ hạt nhân, kể cả tinh lọc uranium" (chất uranium được làm giầu (enriched) để dùng cho công nghệ ḥa b́nh, cũng có thể dùng chế bom nguyên tử). Chưa kể nhiều việc khác, trong đó có việc giúp VN 200 triệu Đô la trong việc khai thác bauxite, không muốn để Trung Quốc một ḿnh một chợ.

Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Robert Gates (phải) và Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Việt Nam Phùng Quang Thanh bắt tay tại cuộc họp song phương bên lề hội nghị an ninh hàng năm, ở Singapore ngày 04 tháng 6 năm 2010.

Về chính trị, việc xác định lập trường mạnh mẽ nhất và cụ thể nhất thể hiện qua lời tuyên bố của Ngoại Trưởng Hillary Clinton tại hội nghị cấp ngoại trưởng của Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) họp tại Hà Nội ngày 23-07-2010: "Hoa Kỳ mong muốn thấy các quốc gia liên quan đến vụ tranh chấp chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa giải quyết với nhau bằng đường lối ôn ḥa, tôn trọng các điều khỏan được ghi trong công ước về biển và lănh hải do Liên Hiệp Quốc soạn thảo… Khu vực châu Á Thái B́nh Dương gắn kết với nhau bằng đường biển, do đó ḥa b́nh và an ninh trên biển, cũng như an toàn hàng hải là điều quan trọng".

Những lời tuyên bố này, với ngôn từ ngoại giao lịch sự, là một cát tát vào mặt Trung Quốc v́ những lư do sau đây:

- Trung Quốc đă nhiều lần xác định biển Đông là quyền lợi quốc gia cốt lơi của họ, ngang hàng với Tây Tạng, Đài Loan, có nhiă họ coi vùng này là của họ. Vậy mà Bà Hillary dám nói tới tự do hàng hải, bảo đảm ḥa b́nh và an ninh trên Biển Đông. Như vậy là phủ nhận chủ quyền và độc quyền của Trung Quốc, gián tiếp coi Trung Quốc là nguyên nhân gây mất an ninh.

- Trung Quốc đă chiếm Hoàng Sa của VN và một số đảo của quần đảo Trường Sa, nơi có sự tranh chấp với nhiều quốc gia khác: Việt Nam, Philippines, Brunei. Trung Quốc cho rằng các đảo này đương nhiên là của họ. Nay Bà Clinton lại kêu gọi các quốc gia tranh chấp phải ôn ḥa giải quyết với nhau theo quy ước biển của Liên Hiệp Quốc. Điều này có nghiă Trung Quốc không được dùng ưu thế quân sự để đi cướp các đảo đang trong ṿng tranh chấp.

- Từ trước tới nay Trung Quốc chơi tṛ xé lẻ, chỉ nói chuyện song phương với từng quốc gia, dùng thế mạnh hiếp đáp kẻ yếu. Nay cùng với lời phát biểu của Bà Clinton, hội nghị các quốc gia ASEAN ra thông cáo chung "Khẳng định lại tầm quan trọng của bản Tuyên Bố Về Ứng Xử Của Các Bên Ở Biển Đông như một văn kiện mang tính cột mốc giữa ASEAN và Trung Quốc… Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các bên tôn trọng tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, như đă được quy định trong các nguyên tắc được luật pháp quốc tế thừa nhận". Như vậy là quốc tế hóa vấn đề biển Đông, là lập một liên minh đối kháng với Trung Quốc về chủ quyền và quyền xử dụng Biển Đông.

Ngoại Trưởng Trung Quốc Dương Khiết Tŕ có mặt trong hội nghị, sau khi nghe Bà Clinton phát biểu, đă tỏ thái độ cay cú và nói: "Tranh chấp không nên được quốc tế hóa".

Quốc tế hóa vấn đề Biển Đông là điểm yếu và là nỗi e ngại lớn của Trung Quốc.

CSVN có khôn th́ hăy bám lấy giải pháp quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, dựa hẳn vào ASEAN và Hoa Kỳ, đừng vừa trèo vừa run, vừa quay sang Sở vừa ngoảnh lại Tề, kẻo sẽ bỏ lỡ cơ hội. Đây là cơ hội rất tốt để giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh quốc tế với nhiều quốc gia trong vùng, kể cả Ấn Độ, và những quốc gia ngoài vùng: Hoa Kỳ, Úc, Tân Tây Lan. Các quốc gia này tuy chưa công khai ủng hộ lập trường của VN nhưng đều có khuynh hướng chống lại tham vọng bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

Những diễn tiến quốc tế có tầm mức quan trọng đang thực sự xảy ra tại Đông Nam Á. Tuy nhiên chúng ta đừng nên lạc quan qúa đáng khi cho rằng phen này Mỹ và Tầu sẽ đụng độ lớn để tranh giành ảnh hưởng trên Biển Đông, kể cả bằng vơ lực. Nhờ đó, chúng ta sẽ có cơ hội đ̣i lại Hoàng Sa và những đảo ở Trường Sa đă mất. Họ không gây chiến với nhau v́ chúng ta. Mỗi bên dùng đủ các thứ chiến tranh chính trị, ngoại giao, kinh tế và cân năo để dành ưu thế cho ḿnh. Chỉ khi vấn đề quyền lợi xung khắc qúa lớn, t́nh h́nh qúa căng thẳng và không c̣n giải pháp ôn ḥa nào có thể cứu văn, lúc đó chiến tranh nóng mới có thể xảy ra. Có thể thôi, chưa chắc chắn. V́ vậy, đừng ngồi "há miệng chờ sung" rụng.

Cũng không nên nghĩ rằng "Mỹ đi rồi Mỹ lại về". Mỹ về để buộc cộng sản VN phải dân chủ hóa như một điều kiện để Mỹ giúp VN đương đầu với Trung Quốc. Đừng thấy Ngoại Trưởng Mỹ đặt vấn đề nhân quyền với Hà Nội mà tưởng rằng Mỹ có thể làm cho chế độ Hà Nội đang từ bản chất chồn cáo biến thành bản chất chiên lành. Cộng sản nghe chỉ trích về nhân quyền qúa nhiều đă thành ĺ. Mỗi lần nghe, họ nín thở qua sông, rồi lại như nước đổ lá khoai. Về phiá Mỹ, họ "khuyên" chứ không "bắt" CSVN tôn trọng nhân quyền và cải đổi chế độ cai trị. Họ không đưa ra biện pháp chế tài nào. Như thế là chỉ nói cho có lệ, nói cho đẹp, để trấn an những luồng dư luận đ̣i hỏi nhân quyền phát xuất từ Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới. Mục tiêu chính là thực thi chính sách của họ. Chính sách của họ lúc này là kéo VN và các nước Đông Nam Á vào một khối để cùng chung với Hoa Kỳ bẻ gẫy mộng bá chủ của Trung Quốc trên Biển Đông. Vậy những người muốn thay đổi chế độ cộng sản đừng nên nghĩ rằng sắp đến lúc "bất chiến tự nhiên thành". Chúng ta đă từng thấy Mỹ ủng hộ Tito của Nam Tư và Ceausescu của Roumanie khi hai nhà độc tài cộng sản này không chịu đứng chung với khối cộng sản quốc tế do Liên Xô lănh đạo. Mỹ cũng đă từng giúp Taliban đánh cộng sản Nga tại Afghanistan, ủng hộ Saddam Hussein đánh Iran… Trong chính trị chỉ có đồng minh giai đoạn. Khi cần, Mỹ ôm lấy lănh tụ và guồng máy cai trị của lănh tụ đó, bất kể độc tài độc đảng, không màng tới những khổ lụy và ước vọng của người dân nước ấy. Khi không cần th́ bỏ liền tay, nếu thấy cản trở cho chính sách mới th́ t́m cách giết cho tiện việc. Ngay trong hàng ngũ những đồng minh thắm thiết của Hoa Kỳ, Lư Thừa Văn, Tưởng Giới Thạch, Magsaysay, Ngô Đ́nh Diệm…, kẻ th́ bị phản bội, người th́ bị thanh toán bằng cách này hay cách khác.

Nói như vậy không có nghiă là không nên cộng tác với Hoa Kỳ trong việc thay đổi chế độ cộng sản và bảo vệ lănh thổ. Kinh nghiệm cộng tác với Hoa Kỳ đă dậy chúng ta là chỉ khi nào mục tiêu của chúng ta và của họ trùng nhau, hai bên mới có thể cộng tác hữu ích. Đừng mong họ làm hết và làm măi. Chúng ta phải t́m cách thủ thân, tức là tạo sức mạnh cho chính ḿnh, tự đứng trên đôi chân của ḿnh, pḥng khi bị rút hậu thuẫn hay bị đá gị lái th́ vẫn không bị ngă. Bây giờ đă tới lúc quyền lợi của Hoa Kỳ và Việt Nam trùng hợp với nhau chưa?

Đối với hàng ngũ lănh đạo nổi danh trí trá ở VN, chúng ta đừng mong Hoa Kỳ có thể một sớm một chiều biến đổi họ thành những nhà dân chủ. Cũng đừng mong những người đă nhiều năm phục tùng Trung Quốc hoặc được Trung Quốc "cấy" bỗng trở mặt chống Trung Quốc tận t́nh. Họ có dám hoặc có thể làm được như thế không, hay mắc kẹt v́ đă ngậm tiền, có hồ sơ đen, bị Trung Quốc giăng bẫy? Có người khen CSVN khôn ngoan, khi theo Trung Quốc để khích Mỹ, khi theo Mỹ để khích Trung Quốc, giống như một cô gái lẳng biết làm eo làm sách, dấm dẳn với cả hai chàng để không chàng nào nỡ bỏ. Lối chơi này rất nguy hiểm v́ sẽ có lúc bị cả hai chàng cho rơi, lúc đó sẽ trở thành gái ế.

V́ vậy những lực lượng dân chủ ở trong và ngoài nước phải nhân cơ hội này để

1/ Vận động Hoa Kỳ và các quốc gia khác gia tăng áp lực đ̣i hỏi cộng sản VN phải thay đổi cách cai trị, tôn trọng luật lệ quốc tế và luật lệ của chính họ nhằm bảo đảm những quyền tự do căn bản của người dân. Khi làm được việc này, những người cầm quyền VN mới xứng đáng được giúp đỡ và xứng đáng đứng chung hàng ngũ với các quốc gia dân chủ khác trong cuộc đấu tranh với Trung Quốc cho an ninh của Biển Đông và, nhân đó, đ̣i lại những phần biển, đảo và lănh thổ đă mất.

2/ Vận động nhân dân trong nước ư thức quyền lợi của đất nước và của chính họ để sẵn sàng đứng vào hàng ngũ đấu tranh đ̣i nhà cầm quyền phải thay đổi, trả lại chủ quyền cho nhân dân để toàn dân đoàn kết và hậu thuẫn cho việc bảo vệ lănh thổ và đ̣i lại những phần đất, phần biển của tổ quốc.

Cuộc vận động này phải được các tổ chức chính trị, các tôn giáo, giới lao động, giới trí thức, giới sinh viên học sinh trong nước phát động mạnh mẽ với sự yểm trợ tinh thần và vật chất của đồng bào hải ngoại.

Nói chung chung như vậy rất dễ, nhưng vẫn phải nói v́ đó là những việc căn bản phải làm. Trong khi chưa có một tổ chức thống nhất, cần có ngay những người, những nhóm có kế hoạch hành động, biết cách t́m nguồn yểm trợ ngoại giao và tài chánh, có liên hệ trong ngoài, để thực hiện những cuộc vận động nói trên. Đă có nhiều nhóm hiện đang hành động như vậy, tuy c̣n lẻ tẻ, nhưng đă đóng góp đáng kể cho những cuộc đấu tranh trong nước. Ngàn suối đổ vào sông. Trăm sông đổ ra biển. Cuộc vùng dậy của toàn dân sẽ có ngày thành tựu. Mong rằng ngày đó đang đến gần. Tuy phải nhờ cậy Hoa Kỳ (khi có thể nhờ) và áp lực quốc tế, người Việt Nam trong và ngoài nước phải nắm phần chủ động và đóng vai tṛ tích cực. Không ai thương ḿnh bằng ḿnh. Ḿnh không làm hay làm chưa đúng mức th́ không ai dẹp chế độ cộng sản giùm ḿnh. Những biến cố đang xảy ra tại Đông Nam Á và đặc biệt tại Biển Đông là cơ hội tốt cho dân tộc VN. Nếu chúng ta để lỡ cơ hội này th́ lịch sử vẫn vận hành, bỏ chúng ta lại đằng sau. Quyền lợi của nước nào nước ấy lo. Quyền lợi của Việt Nam sẽ mất nếu những người cộng sản vẫn c̣n đó và không biết đặt quyền lợi của đất nước trên quyền lợi của đảng phái, phe nhóm, cá nhân.

* * *

 

KHOANH BIỂN CHO MƯỚN, SAU KHI CẮT RỪNG CHO THUÊ

 

Sau vụ 18 tỉnh từ Nam chí Bắc cho người nước ngoài thuê rừng đầu nguồn để họ chặt cây và khai thác theo ư muốn, bây giờ các địa phương dọc duyên hải lại cho mướn biển để kiếm tiền bỏ túi chơi. Đây không phải là tin bóp méo của những thế lực thù địch, mà là tin của điện báo nhà nước "vietnamnet.vn" ngày 17-08-2010. Báo này viết:

"Việc chính quyền các địa phương cấp giấy phép đầu tư cho các chủ dự án ven biển kinh doanh khách sạn, nhà hàng, resort, nuôi trồng thủy hải sản đang có nguy cơ mặt biển ven bờ bị "băm nhỏ và phong tỏa". Diện tích mặt nước ven bờ từ Quảng Ninh đến Khánh Ḥa, Ninh Thuận, Vũng Tàu, Kiên Giang, Phú Quốc đang chuyển dần sang quyền xử dụng của các ông chủ tư nhân. Một phần không nhỏ trong số đó là nhà đầu tư nước ngoài".

Sau khi giáo đầu như trên, "vietnamnet.vn" bèn kể sơ sơ một số vụ cho thuê biển điển h́nh, khiến những người "yêu nước" (cả hai nghiă) khó kiềm chế nổi nỗi phẫn nộ, chán chường:

Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh có 19 dự án cho thuê biển nuôi trồng thủy sản. Thí dụ Công ty Việt Mỹ được thuê 506 mẫu tây ở xă Quan Lạn (1 mẫu tây (ha) = 10,000 mét vuông. 506 ha = 5,060,000 m2). Công ty ToDi ở xă Đài Xuyên có 569 ha. Công ty ngọc trai Taiheyo Shinju ở xă Bản Sen được thuê 30 ha… Tổng hợp lại là một diện tích khổng lồ.

Các băi tắm đẹp ven biển ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Ninh Thuận, Phú Quốc cũng đă và đang được giao cho các nhà đầu tư VN và ngoại quốc thuê dài hạn để họ tự khoanh vùng, biến nhiều đoạn bờ biển trở thành bất khả xâm phạm, dành riêng cho hội viên và khách xộp của họ. Người thường đi tắm biển và cả dân sở tại không được bén mảng.

Tại Khánh Ḥa, chỉ riêng lănh vực nuôi trồng thủy sản, tại vịnh Vân Phong đă có trên 1,000 ha mặt biển được giao cho các doanh nghiệp nước ngoài với thời hạn 20 năm.

Tại Nha Trang, công ty Ngọc Trai của Đài Loan được thuê 442 ha, công ty Ngọc Trai Nhật Bản 300 ha, công ty Marifarm của Na Uy 136 ha…

Ngoài ra, các huyện Vạn Ninh và Ninh Ḥa đă trao hàng ngàn mẫu tây mặt biển vào tay các ông chủ nước ngoài để kinh doanh du lịch, công nghiệp đóng tầu…

Về phương diện pháp lư, Quyết Định QĐ 123 của chính phủ năm 2006 cho phép giao quyền xử dụng mặt nước biển cho ngư dân để nuôi trồng thủy sản, không nói tới việc cho người nước ngoài thuê và không ấn định diện tích tối đa. Lợi dụng kẽ hở và sự thiếu sót của luật lệ, các địa phương phóng tay khoanh biển cho các đại công ty thuê dài hạn, đặc biệt các công ty hợp doanh hay của người nước ngoài, trong khi các hộ dân người Việt tại địa phương nộp đơn xin xử dụng biển dài cổ chờ hàng năm không được trả lời. Chơi với các đại công ty, nhất là các công ty ngoại quốc mới thâu được nhiều tiền, kể cả tiền lót túi riêng. Chơi với các hộ dân VN chưa kiếm đủ tiền uống cà phê.

Về những tai hại của môi trường, GS Nguyễn Tác An, Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Gia Chương tŕnh Hải dương học, phát biểu: "Việc cho nước ngoài vào thuê mặt biển sẽ càng gây căng thẳng, mất an ninh. Rơ ràng, khi thuê được rồi, các ông chủ nước ngoài sẽ ngăn lại, làm mất quyền giao thông, mất quyền khai thác tại vùng biển quê hương của người dân. Bên cạnh đó, việc thuê mặt biển để kinh doanh quy mô lớn có thể gây những tác động khôn lường về môi trường". Theo Ông An, đó là việc không nên làm, không đáng làm, "nếu không suy xét cẩn trọng, chúng ta dẽ phải trả giá đắt trong hiện tại và tương lai".

Ông Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng Cục Trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo thuộc Bộ Tài Nguyên-Môi Trường (bộ liên quan trực tiếp tới biển và rừng), tuyên bố: "Biển c̣n là câu chuyện dài, câu chuyện không của riêng ai, một công việc đại sự của cả dân tộc. Đừng để một kẻ chặt mấy cây gỗ rừng có thể bị xử tù, c̣n đang tâm phá tan ḷng biển lại không ai thấy!".

Các chuyên viên đă nh́n thấy và nói lên vấn đề, nhưng những người cai trị vẫn nhắm mắt bịt tai. Họ không cần quan tâm tới quyền lợi của đất nước và nhân dân. Họ không thèm để ư tới việc tàn phá môi trường và càng không biết và không muốn nghĩ xa tới những tác hại sẽ xảy ra trong tương lai. Họ chỉ biết hai điều thực tế trong hiện tại: giữ quyền và vơ vét cho đầy túi tham.

Về việc giữ quyền, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, sáng ngày 17-08-10, lại báo động cho hàng ngũ công an thân yêu của ông là "những nhân tố đe dọa chủ quyền quốc gia và trật tự an ninh toàn xă hội vẫn chưa bị đẩy lùi… Những thế lực thù địch vẫn ráo riết thực hiện các hoạt động diễn tiến ḥa b́nh, gây rối, gây bạo loạn làm mất ổn định chính trị xă hội, nhằm xóa bỏ vai tṛ lănh đạo của Đảng Cộng Sản VN và thay đổi chế độ chính trị ở trong nước" (RFA 17-08-10). Đó là lời thú nhận chế độ đang bị chống đối từ mọi phiá. Với tâm trạng hoảng sợ, thầy tṛ Ông Dũng gặp ai nghi ngờ hoặc nói khác là nhốt vô tù, gặp ai không hợp ư hợp nhăn là đánh, bị bắt tạm giam cũng đánh cho chết rồi đổ thừa tại người đó có bệnh sẵn (Ô. Nguyễn Thành Năm ở Cồn Dầu, A. Nguyễn Văn Khương ở Bắc Giang, A. Vũ Văn Huyền ở Thái Nguyên) hoặc tự tử ( A. Trần Duy Hải ở Cần Thơ). Hung ác hơn nữa là bắn thủng đùi nữ sinh Hoàng Thị Trà ở Thái Nguyên chỉ v́ người bạn chở xe của em không đội mũ bảo hiểm. Công an nhân dân không bảo vệ dân mà điên cuồng gia tăng việc đánh giết dân vô tội. Hiện tượng này tố cáo chế độ đang đi đến chỗ hoảng loạn, mất lư trí và càng ngày càng gây căm phẫn trong ḷng dân.

Về việc vơ vét, lớn vơ vét lớn, nhỏ vơ vét nhỏ. Các lănh tụ trung ương nuốt hàng triệu, hàng tỷ Đô la th́ các quan chức địa phương cũng phải t́m cách kiếm chác. V́ "há miệng mắc quai" nên các quan lớn không dám hỏi tội các quan nhỏ làm bậy. Ngoài ra, biết đâu các quan nhỏ cũng phải chia phần kiếm chác cho các quan lớn. Các quan lớn c̣n sợ các quan nhỏ v́ các quan nhỏ đều có vây cánh ở trung ương và c̣n có quyền bỏ phiếu chọn các quan lớn trong đại hội đảng. Hệ thống quyền lực cḥng chéo này đă gây nên nạn sứ quân, tạo ra một chính quyền không có kỷ cương, vô luật lệ, trên bảo dưới không nghe, việc quốc gia không chạy, chỉ có việc đàn áp để giữ quyền và việc vơ vét là hữu hiệu với đủ mánh khóe tinh vi.

Số phận nước Việt và dân Việt thật hẩm hiu khi có những người cai trị như vậy! Dân Việt chịu cúi đầu, khoanh tay măi sao?

Trước hiện tượng nhượng biển ở ngoài khơi, cho thuê biển ở duyên hải, nhiều tay ham về VN hưởng lạc đă lư luận chầy cối rằng bà con nên mau mau về VN để hưởng những cảnh thiên nhiên c̣n sót lại. Nếu về chậm, những băi biển sẽ trở thành tài sản tư nhân hết. Lúc đó ai muốn xuống tắm, sẽ phải trả tiền đắt hơn ở băi biển hở ngực Saint Tropez. Cứ đà này, lời tiên tri của những anh lư sự cùn dám có cơ trở thành hiện thực.

 

Nguồn: Diễn Đàn Giáo Dân


<<trở về đầu trang>>
free counters