Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

HÀ NỘI 1000 NĂM THĂNG LONG

 

Nguyễn Quư Đại

 

Thời học sinh chúng ta đọc tác phẩm Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường của Thạch Lam và nhiều tác giả di cư vào Nam diễn tả nét đẹp Hà Nội qua thơ nhạc, văn chương thật lăng mạn và hấp dẫn ....  tôi đă mơ ước một lần đến thăm đất ngàn năm văn vật. Từ năm 1975 thống nhất Nam Bắc tôi cũng như nhiều người bị tập trung cải tạo, lúc được trở về hoàn cảnh khó khăn bị quản chế chưa phục hồi quyền công dân, cơm không đủ ăn th́ làm ǵ thực hiện được giấc mơ du lịch! May mắn tôi vượt biển đến được bến bờ tự do.

Hè năm 2005 gia đ́nh tôi lần đầu về Sàig̣n, sau 25 xa xứ nỗi xúc động tràn ngập trên đường về quê hương, kỷ niệm cả một đời đang trở về trước mặt. Ngày đầu đi viếng mộ ba mẹ, thăm bà con xa gần. Tuần sau chúng tôi đi Hà Nội về Đà Nẵng…. Hà Nội thời tiết vào hạ nóng 38 độ C, xuống phi trường Nội Bài hừng hực hơi nóng, mồ hôi nhễ nhại với tâm trạng bồi hồi, mong thăm được danh lam thắng cảnh, các Đền, Chùa Di Tích Văn Hóa trước năm 1954..

 Phi Trường Quốc Tế của Thủ Đô đă tu sửa nhiều năm, nhưng c̣n nghèo nàn nhân viên phục vụ lạnh lùng, không vui vẽ giọng the thé như ra lệnh „đi nối này“…  (đi lối nầy ) ḿnh đang ở trên quê hương đất nước nhưng cảm thấy xa lạ như ở nơi nào….Từ Nội Bài về Hà Nội khoảng 35 km qua cầu Thăng Long sông Hồng nước màu đỏ trôi êm đềm giữa mênh mang nắng gió, cầu dài phần chính 1688m với 15 nhịp, chiều dài toàn bộ 5503 m rộng 20 m được xây từ 1974 xong 1985. Tầng trên dành cho xe hơi, tầng dưới là đường rầy tàu lửa, hai bên cho xe gắn máy và khách đi bộ. Hai bên xa lộ nhiều nhà mới xây theo lối kiến trúc đa dạng, nhưng đặc thù nhà miền Bắc h́nh ống phần trên thường có h́nh tháp, nhiều Pano quảng cáo màu mè như: ḿ ăn liền, điện thọai di động, du lịch… Trên những đồng lúa xanh từng nhóm người nhổ cỏ họ mang sau lưng bằng lá để che nắng giống như con Rùa.

Hà Nội xây dựng từ năm 1010 dưới triều Vua Lư Công Uẩn, lịch sử thay đổi theo thời gian qua các tên: Thăng Long, Đông Đô, Đông Kinh, đến năm 1831 Vua Minh Mạng đổi thành Hà Nội. Hà Nội có nghiă là vùng đất bên trong sông, những sông chảy qua Hà Nội là những Sông: Hồng, Đuống, Cầu, Cà Lồ, Dáy, Nhuệ ,Tích, Tô Lịch và sông Kim Ngưu mang lại cho Hà Nội một vẻ đẹp thơ mộng. Hà Nội có 7 Quận Nội Thành: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đ́nh, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân và 5 Huyện NgoạiThành: Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Tŕ, Sóc Sơn. Hà Nội vẫn c̣n nhiều công tŕnh kiến trúc cổ và hơn 600 ngôi Chùa. Các hồ rộng 10 Hectare (100.000m²): Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Bảy Mẫu,Trúc Bạch,Thiền Quang, Thủ Lệ, Giảng Vơ. Hà Nội (cũ) diện tích 2.193,4111km² và dân số 2.568.007 người. Hà Nội mở rộng có diện tích 3.344,7002km² dân số 6.448.837(2009) mật độ trung b́nh 1.875/km². V́ dân số Hà Nội tăng quá nhanh nên chật chội, giao thông thường xuyên kẹt xe, môi trường ô nhiểm. Nhiều di sản kiến trúc xưa dần dần biến mất, Hà Nội là một thành phố phát triển không đồng đều với nhiều khu vực ngoại thành lạc hậu, nơi người dân vẫn chưa có được những điều kiện sinh sống tốt đẹp, c̣n những khu nhà ổ Chuộc, chuồng Cọp thiếu văn minh….  Trên đường phố chằng chịt dây điện với những băng rôn và cờ đỏ búa liềm, làm cho chúng ta tưởng nhớ đến cố thi sĩ Trần Dần bị thanh trừng trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm v́ cái tội làm thơ chống chế độ “Tôi bước đi không thấy phố thấy phường. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ…“  

Hà Nội có trên 50 trường Đại Học và Cao Đẳng là một trong hai trung tâm giáo dục Đại Học lớn nhất Quốc Gia, đạo tạo hầu hết các ngành nghề quan trọng. Năm 2007, tại thành phố có 606.207 sinh viên, Hà Tây 29.435 sinh viên đào tạo đa ngành và chuyên ngành hàng đầu của Việt Nam, nhưng theo danh sách xếp hạng 200 Đại Học tại Á Châu “Asian university rankings - top 200” không có tên Đại Học Việt Nam! Điều nầy làm chúng ta cần phải suy nghĩ, trong khi đó sinh viên Việt Nam hải ngoại theo học các Trường Đại Học danh tiếng thế giới thường nổi tiếng giơi. Sự thành công này chứng tỏ dưới chế độ CSVN độc tài, tham nhũng,hối lộ đă làm Ngành Giáo Dục không phát triển độc lập, Phương Pháp Giáo Dục lạc hậu nặng “hồng” hơn “chuyên”, lịch sử VN hiện nay theo Giáo sư Hà Văn Thịnh dạy  Sử ở Đại Học Huế trả lời phỏng vấn trên Đàn Chim Việt “lịch sử chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối..”, nạn buôn bán bằng cấp, dư luận châm biếm: “đại học đại trà”. Nghĩa là vừa học vừa uống trà vẫn xong đại học, Hà Nội cũng đầy dẫy tệ nạn xă hội bằng giả, học giả, kiến thức giả, con người (học thức) giả, thành tích giả…càng ngày đời sống càng tồi tệ hơn, ḷng dân vẫn c̣n những ray rứt chưa yên. Tháng 10 năm 2010 Hà Nội Kỷ Niệm 1000 Năm Thăng Long, nhưng mùa đông thành phố đổi tên là “Hà Lội” v́ nước ngập sau vài cơn mưa lớn, những Sông Hồ bị san lấp xây nhà tràn lan, nước thải của thành phố từ các xí nghiệp ra Sông Hồ làm môi trường ô nhiễm gia tăng, quanh năm thường có những đoàn người khiếu kiện v́ mất đất mất nhà.. .Trong khi kinh phí chi cho ngày lễ tốn hơn 4,2 tỷ USD. Sản xuất bộ phim 19 tập phim trường bên Tàu “Lư Công Uẩn Đường Tới Thăng Long“ lai căn văn hoá của Tàu tốn 100 tỷ Đồng VN. Dư luận ồn áo từ phim cho đến ngày tổ chức 1000 Năm Thăng Long nhằm này Quốc Khánh của Trung Cộng phải chăng là một sự trùng hợp có ẩn ư của đảng CSVN ?  Nếu số tiền trên chi cho chương tŕnh Giáo Dục hay cấp học bổng cho hàng trăm ngàn sinh viên ưu tú du học để tương lại về phục vụ hữu ích cho đất nước.

Theo thơ văn người Hà Nội văn minh, lịch sự nhưng các con tôi thắc mắc tại sao các cô gái Hà Nội xinh đẹp lại ít cười và không biết nói „cảm ơn /Thank you“ hay  “không có chi/ you’re welcome“ với du khách“. Nhưng ở  Singapore người ta tiếp du khách rất lịch sự chào hỏi nụ cười luôn nở trên môi Greet, Smile and Thank”.

 Đời sống c̣n khá chênh lệch gia người dân làm ăn lương thiện, sống bằng đồng tiền do mồ hôi và sức lực của chính ḿnh và những người đầy quyền lực “ngồi mát ăn bát vàng”, đường phố đủ các loại xe đời mới đắt tiền như: BMW, Mercedes… người ngồi sau tài xế y phục sang trọng Veston, Caravat, không mặc áo đại cán theo kiểu Mao thời xưa hay nón cối, dép râu. Hà Nội ảnh hưởng Văn Minh Tây Phương đầu Thế Kỷ 20, nơi tập trung các nhà Thơ Mới, những nhạc sĩ tân nhạc cùng những trí  thức, học giả nổi tiếng, văn học phát  triển như Trường Đông Kinh Nghiă Thục, Nhóm Tự Lực Văn Đoàn… những biến động sau “Cách Mạng Tháng Tám 1945” “Cải Tạo Xă Hội Chủ Nghĩa”… Năm 1954 đất nước bị chia đôi những người Hà Nội văn minh sang Pháp hay di cư vào Nam, giai cấp mới nhập cư vào thành phố, như Sài G̣n sau 30.4.1975 nhiều người đă rời bỏ quê hương: di tản, vượt biển, H.O… nhiều gia đ́nh bị nhà cầm quyền CS đánh tư sản tịch thu tài sản đuổi họ đi vùng kinh tế mới, giai cấp mới là Cán Bộ, Bộ Đội đến chiếm nhà…Ngày nay chúng ta về Phi Trường Tân Sơn Nhất thấy nhân viên từ trong ra ngoài, cả người hốt rác cũng đều là Người Bắc mới. Không thể thống kê hết số người ngoài Vĩ Tuyến 17 vào Sài G̣n để mưu cầu cuộc sống tốt hơn. Năm 1975 gọi là “Giải Phóng Sài G̣n” mà chính là cái may mắn giải phóng con người miền Bắc.

Trong quá tŕnh dựng nước và giữ nước của dân tộc, Hà Nội là Kinh Đô Thăng Long của Nhà Lư, Trần và Hậu Lê, di tích về văn học là Văn Miếu Quốc Tử Giám (Temple de la Litterature Premiere Universite Nationale) là một trong những di tích lịch sử, quư báu được thành lập từ năm 1070, năm 1076 Vua Lư Nhân Tông lập Quốc Tử Giám diện tích 1530m² là Đại Học đầu tiên của Việt Nam. Từ 1253 được đổi tên Quốc Học Viện. Năm 1483 đổi thành Thái Học Viện. Bên trong có tường ngăn thành nhiều khu. Phiá trước có Tứ Trụ cao 75 m ngang 350 m biểu hiệu cho bốn hướng Đông Tây Nam Bắc; cổng chánh có chữ Văn Miếu Môn, hai bên vào cổng có đôi rồng đá từ thế kỷ thứ 15. Từ cổng đi vào là công viên nhỏ có những cây đa cổ thụ cành lá sum xê, vào cổng Đại Trung Môn: có hai cổng hai bên Thành Đức và Thành Đạt, đi lối giữa và 2 bên đến Khuê Văn Các (lầu b́nh thơ) có cổng Ṭ Ṿ ba mái biểu tượng cho: Qúa khứ-Hiện tại-Tương lai, lối kiến trúc ở đây nhiều đường xoắn ốc trái-phải có nghiă là Sinh-Tử; hai bên gác có cổng nhỏ tên là Súc Văn và Bí Văn, vào trong khu nầy chính giữa có các dăy nhà dựng 82 tấm bia đá trên lưng Rùa, người ta cho rằng lưng Rùa là Trời, bụng là Đất, Rùa biểu tượng cho sức khoẻ và trường thọ

Từ năm 1484 Hồng Đức Thứ V, Lê Thánh Tông chủ trương ghi lên bia đá tên tuổi những người đậu tiến sĩ. Trên bia đă khắc: "Danh là khách của thực, thực là chủ của danh, có danh, mà lại có thực th́ danh v́ thế được coi trọng. Có danh mà không có thực th́ danh v́ thế bị coi khinh".

 "Nếu chỉ mượn tiếng đỗ đạt để cầu ấm no, chỉ mưu cho tham, không nghĩ đến nước, th́ người ta sẽ chỉ tận tên (trên bia) mà nói: kẻ này gian, kẻ này nịnh, kẻ này đặt việc nhà lên trên việc nước làm gầy người để béo ta, kẻ này làm hại người lành, kết bạn cùng lũ gian tham. Như thế th́ bia càng lâu càng bị bôi nhọ. Đó, việc lập bia có ư nghĩa sâu xa như thế, có phải chỉ cốt để lâu dài cho vẻ vang thôi đâu"...(bản dịch cuả tác giả Anh Đức trong bài xă Hội đang chạy theo giá trị ảo)  Đọc các bản văn trên bia chúng ta cần xét lại Hà Nội ngày nay ra sao ?

 Thiên Quang Tỉnh (giếng ánh sáng mặt trời) đầy nước trong, in bóng như tấm gương soi bóng, giếng h́nh vuông tượng trưng cho đất, cửa tṛn gác Khuê Văn tượng trưng cho trời. Đi qua Khuê Văn Các sân rộng có nhiều chậu  kiểng được cắt xén mỹ thuật  gọi là sân Đại Bái lát gạch, hai dăy nhà lớn Tả Vu và Hữu Vu, ở giữa ngôi nhà dài gọi là Bái Đường, thờ h́nh Chu Văn An là Hiệu Trưởng đầu tiên trường nầy, hai bên có 2 con Hạt cao đang ngậm ngọc ở mỏ và đứng trên 2 con Rùa bằng đồng (nghĩa là trí tuệ và trí thức vĩnh viễn), và chiếc chuông lớn được đúc năm 1768.

 Nóc nhà có cặp Rồng đang chầu, nhà thấp cột bằng gỗ liêm chạm trổ sơn màu đỏ, kèo đều chạm h́nh đầu rồng công phu, bên phải góc cuối khu có  trống gỗ lớn sơn màu đỏ, treo trên giá cao khoảng 4 m. Bên nhà thờ Chu Văn An trên bục gỗ nhỏ, các cô mặc áo tứ thân, đội nón quai thao, tŕnh diễn nhạc cổ truyền Việt Nam. Những hàng ghế dành cho du khách, sau khi tŕnh diễn nhạc, các cô bán các món hàng kỷ niệm.

 Ngày nay Văn Miếu chỉ c̣n là nơi thờ „Thánh Hiền „c̣n lại dư âm thời phát triển văn hóa. Vua Gia Long (1802-1819) thống nhất Sơn Hà cho dựng thêm Khuê Văn Các, năm 1805 chuyển Quốc Tử Giám vào Kinh Đô Huế. Văn Miếu được tu sửa qua nhiều giai đoạn. Văn Miếu là linh hồn truyền thống Văn Hoá Dân Tộc Việt Nam,  trong các đợt viếng thăm ngoại giao của cố T.thống Francois Mitterand đến Việt Nam từ 23-27.6.1993 cũng như cựu Tổng Thống Bill Clinton đến Việt Nam từ 16 đến 18.01.2000 đều thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội.(họ không vào Lăng Ba Đ́nh)   

Cầu Thê Húc nối liền với Đền Ngọc Sơn nghiên ḿnh trên mặt nước Hồ Hoàn Kiếm, cầu sơn màu đỏ Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời, Đền Ngọc Sơn, c̣n gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một ốc đảo nhiều cây xanh. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi Đền thứ nhất về phía Bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng đặt ở hậu cung, trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút.

Phía Nam có đ́nh Trấn Ba (Đ́nh chắn sóng- ngụ ư là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời). Đ́nh h́nh vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ. Các nhân vật được thờ trong Đền ngoài Văn Xương Đế Quân, Lă Động Tân, Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo, c̣n thờ cả Phật A Di Đà. Nơi đây thể hiện, quan niệm ảnh hưởng Tam Giáo của Người Việt. Mùi thơm thoang thoảng của nhang trầm, do khách hành hương hay các „sĩ-Tử“ ngày nay đi thi, đến cầu nguyện các Vị Thánh giúp may mắn.. Đền có con Rùa khô lớn để trong lồng kính, hiện nay c̣n con Rùa lớn thỉnh thoảng nổi lên mặt nước. Đền Ngọc Sơn là kiến trúc ḥa hợp giữa đền và hồ, nối liền thời gian và không gian hài hoà giữa con người và thiên nhiên.       

 Hồ Trúc Bạch có từ thế kỷ XII khi dân hai làng Yên Hoa (nay là Yên Phụ) và Yên Quang (nay là phố Quán Thánh) đắp con đê ngăn góc Đông Nam Hồ Tây để nuôi cá, trên Hồ Tây xây Khách sạn 5 sao Inter Continental làm thay đổi quang cảnh xưa. Ở phía Nam Hồ Tây có làng Trúc Yên, vốn có nghề làm mành, do đó nhà nào cũng trồng trúc, trúc mọc như rừng. Đời Chúa Trịnh Giang (1729-1740) xây ở đây một cung điện gọi là Viện Trúc Lâm. Về sau viện trở thành nơi giam cầm những Cung Nữ có lỗi, phải dệt lụa để mưu sinh. Lụa đẹp, bóng bẩy, nổi tiếng khắp Kinh Thành, gọi là lụa Làng Trúc (chữ Hán là Trúc Bạch). Ba phía xung quanh Hồ phố xá che khuất, chỉ phía Tây giáp đường Cổ Ngư (nay là Thanh Niên) Con đường đẹp như chiếc cầu nằm ngang hai Hồ Tây và Trúc Bạch. Đường Cổ Ngư dài gần 1km, nhiều cây liễu rủ lá xanh mền mại phủ xuống mặt Hồ, những hàng phượng vĩ c̣n sót lại những cánh hoa rơi rụng, Trưa hè Hà Nội thơ mộng nhờ gió mát đưa đến từ các Hồ. Đêm về nơi đây là điểm hẹn ḥ của những cặp t́nh nhân trên ghế đá, bụi cậy....nếu ai đi một ḿnh sẽ bị những cặp ngồi ở đó tấn công không cho vào.

Chúng tôi dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm trưa và tối thưởng thức gió mát, trên các ghế đá đều có những cặp t́nh nhân đang t́nh tự. Có thể nơi đây là điểm hẹn ḥ, họ rất tự nhiên luyến ái trước mặt người đi, họ „văn minh“ táo bạo hơn cả giới trẻ Tây Phương, đúng là tệ nạn Xă Hội.

 Phiá bắc Hồ có g̣ đất nhỏ, trên g̣ có đền thờ Cẩu Nhi gắn với chuyện Lư Công Uẩn dời Đô. Lư Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất (974), dời Đô năm Canh Tuất (1010)."Tuất" theo lịch cổ là năm "Chó". Trong tín ngưỡng cổ truyền Chó là con vật có khả năng xua đuổi tà ma, bảo vệ đất đai. Huyền thoại kể rằng trước ngày Lư Công Uẩn dời đô, có một con Chó tới làm ổ đẻ con trên đỉnh Núi Nùng, nơi này sau dựng "Chính Điện Đài" và lập bên Điện ngôi Đền Thờ Chó Mẹ và Chó Con. Đến triều đại sau, đền thờ Cẩu Mẫu, Cẩu Nhi được dời ra ngoài Hoàng Thành, dựng trên g̣ trong Hồ Trúc. Quanh Hồ có nhiều Chùa chiền nổi tiếng kiến trúc đặc sắc, nhưng rất tiếc những di tích cổ đều viết Chữ Hán hay Chữ Nôm thế hệ chúng ta không đọc được.

Ngày nay quanh Hồ Tây nhiều biệt thự hiện đại, sang trọng mọc lên nơi đây du khách có thể thưởng thức những món ăn đặc sản: Bánh Tôm Hồ Tây, Bún Ốc Hồ Tây, Quán Cá Hồ Tây? đi du thuyền Hồ Tây nh́n được phong cảnh chung quanh Hồ Tây có nhiều làng hoa nổi tiếng: Nghi Tàm, Tây Hồ, Quảng Bá, Tứ Liên, Nhật Tân, Đại Yên, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Trích Sài, tiếc thay nước Hồ Tây bị ô nhiễm đục ngầu.  

Chùa Một Cột c̣n gọi là Chùa Diên Hựu, nghĩa phúc lành dài lâu. Xây năm 1049 thời Vua Lư Thánh Tông, nhà Vua cho dựng Chùa Một Cột có dáng dấp đă thấy trong giấc mơ như một đoá hoa sen nở trên hồ nước. Có lẽ du khách cảm thấy nỗi buồn nào đó trước một di tích lịch sử được phổ biến sâu rộng là linh hồn dân tộc, bản sắc văn hóa, nhưng Chùa nhỏ khiêm nhượng đúng giữa Hồ Sen h́nh vuông có bờ đá bao bọc.. cột bằng bê tông Chùa qua nhiều lần trùng tu, trong khu vườn nhỏ có nhiều cây cổ thụ, ngược lại bên cạnh và phiá trước là quảng trường Ba Đ́nh...hai nơi kiến trúc tân kỳ, lăng Ông Hồ to lớn có lính nghi lễ, quân phục trắng túc trực tốn kém, nhiều người đă tự hỏi tại sao không mai táng ông theo phong tục người Việt để phần thân xác trở về với cát bụi, linh hồn siêu thoát?

Đền Quan Thánh c̣n có tên là Trấn Vũ Đế là nhân vật thần thoại ông Thánh giúp An Dương Vương trừ ma khi xây Thành Cổ Loa, Đền nầy xây vào đời Vua Lư Thái Tổ (1010-1028) năm 1893 Đền được tu sửa trong Đền có tượng Thánh Trấn Vũ bằng đồng đen đúc năm 1677 nặng 3600kg cao 3,92 m chu vi 3,48m Khách hành hương đưa tay rờ dưới chân tượng sẽ được may mắn bởi vậy phần bàn chân tượng sáng bóng màu đồng vàng. Đền được bao phủ bởi những cành cây cổ thụ, sân rộng luôn có bóng mát nơi nầy buổi chiều là sân tập vơ thuật.

Chùa Trấn Quốc nằm trên đảo nhỏ Hồ Tây, ngôi Chùa cổ nhất Việt Nam (?) xây dựng từ năm 541. Chùa yên tịnh trầm mặc, bên nước hồ gió mát không thấy Sư  Trụ Tŕ? trong Chùa có tượng Phật Thích Ca (Sakyamuni) nhập Niết Bàn là kiệt tác của nghệ thuật tạc tượng Việt Nam. Trước sân Chùa có cây bồ đề của Thủ Tướng Ấn Độ tặng năm 1959 được chiết nhánh từ cây bồ đề ở Vườn Lâm Tỳ Ni, du khách viếng Chùa đi quanh gốc cây nầy mấy ṿng để cầu nguyện điều ḿnh muốn sẽ toại nguyện. 

 Đền Hai Bà Trưng được lập từ năm 1142 đời Vua Lư Anh Tông, Đền xây trên bờ Sông Hồng bị nước sông sói lở, nên dân làng Đồng Nhân dời đền tới khu Vơ Sở vào năm Gia Long 18. Trong hậu cung có tượng Hai Bà Trưng, hai bên tả hữu là tượng các Nữ Tướng  và  2 con Voi gỗ màu đen với ngà Voi thật. Tượng trưng cho Voi của Hai Bà cầm quân ra trận. Hàng năm đến Mùng 6 tháng 2 người ta thường làm Lễ Hội tưởng niệm Hai Bà, rước lễ lấy nước giữa ḍng sông về tắm tượng.

 Nhà Thờ Lớn Hà Nội, năm 1882 sau khi quân Pháp hạ Thành Hà Nội lần Thứ II, Giám Mục Paul F. Puginier cho xây nhà Thờ thiết kế theo kiến trúc của Âu Châu thời Trung Cổ khánh thành năm 1887 có chiều dài 64,5m, rộng 20,5m, hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Cái đồng hồ lớn gắn giữa mặt tiền nhà Thờ có hệ thống điện liên kết với 5 quả chuông treo trên hai tháp. Thánh lễ chiều vẫn đông người, dù hơn nửa thế kỷ dưới chế độ CS nhưng người ngoan Đạo vẫn c̣n nhiều.                     

Hà Nội 36 Phố Phường[1] đều bắt đầu chữ Hàng. Hàng Đào nghe qua có thể nhầm nơi nầy bán đào hay người đẹp. Làng nầy có từ thế kỷ thứ 15 làm nghề nhuộm vải màu đỏ hoa Đào, nên có tên Hàng Đào... Chiều Hà Nội chúng tôi đi xích lô với hướng dẫn viên thăm 36 Phố Phường, đường phố Hà Nội hẹp, ít xe hơn Sài G̣n các cửa tiệm nhỏ, kiến trúc xưa nhà theo h́nh ống, nhiều căn phố rộng hơn 1m5, lầu không có cửa sổ, những hàng cây cổ thụ gốc lớn được „tưới nước quanh năm“ nhà dân hay các quán ăn thường mang nước rửa chén, giặt quần áo.. đổ vào gốc cây. Hà Nội đẹp, thơ mộng nhưng nếu du khách uống nước nhiều, sẽ không có nơi giải quyết, đàn ông có thể đứng tạm gốc cây như người dân ở đây, c̣n quư bà thi sao?  Xă Hội văn minh không phải nơi đó xây nhiêu ṭa nhà to lớn tráng lệ, phải có nhiều cầu tiêu công cộng sạch sẽ và người dân từ bé đến lớn đều có ư thức giữ vệ sinh chung, dọc theo đường không t́m được thùng rác. Nước cống từ trong nhà chảy ra trên các rảnh ở phố, phố xưa không có hệ thống cống ch́m như Sài G̣n. Chợ Đồng Xuân nỗi tiếng Hà Nội xây từ năm 1889, chợ dài 52 m cao 19 m nơi đây bán đủ hàng hóa nhất miền Bắc, nhiều loại hàng của Tàu đă và đang giết chết kinh tế Việt Nam, nếu khách không rành mua thường bị hàng giả, người bán thường nói giá cao gấp 2, 3 lần, thực phẩm tràn ngập các hoá chất độc hại đến sức khoẻ dân tộc Việt Nam, không gian sống th́ ồn ào và ngày càng bị thu hẹp.

Phố Hàng Chuối như những khu phố khác, nhưng có thêm „chợ hoa nở về đêm“ chợ một phiên..Một ngày trôi qua khi bóng đêm chầm chậm phủ xuống từng góc phố Hà Nội là lúc những ''bướm đêm'' bắt đầu một cuộc mưu sinh, lầm lủi nơi hè đường bóng tối. Sự mưu sinh trong đắng nhục và xô bồ giữa đêm đen, mỗi gốc cây, cột đèn diễn ra những cuộc mua bán t́nh dục... Muốn hiểu mặt trái của Hà Nội, phải cần một thời gian dài ở đó. Buổi tối tôi lang thang qua phố, trên vỉa hè thường bán gà luộc c̣n đủ đầu, chân. Gà nuôi trong vườn (gọi là gà đi bộ) dân Hà Nội ít nhậu như Sài G̣n, họ tụm nhau uống trà đánh cờ tướng, phần lớn các món Chè được các cô ưa thích..những tiệm ăn lịch sự sạch như Quán Huế, Ngự Thiện, Vip, Nam Thanh, nhưng nhà vệ sinh phải ngồi theo lối „cổ điển“ không có giấy…  Từ Sài G̣n Hotel đường Lư Thường Kiệt có thể thấy khu phố Khâm Thiên, ngày xưa không quân Mỹ nén bom tàn phá, đă xây dựng lại thành phố mới đẹp hơn. Về khuya đến quán cháo Ngan (vịt) và các tiệm phở ở Phố Hai Bà Trưng .. đi qua vài con đường đến quán cháo Ngan, đông thực khách ồn ào nóng nực, giống như một quán Quốc Doanh. Người bồi mời chúng tôi lên lầu có máy lạnh sạch sẽ hơn, nhưng đi qua nhà bếp nhân viên làm việc mồ hôi nhễ nhại, những con vịt vừa cắt tiết bỏ nằm dưới đất bên những vũng nước đọng nhiều rác, thau rửa chén có những miếng giẻ đổi màu, lên lầu cũng chẳng khá hơn, mặt bàn c̣n dính dầu mỡ…

 Quán Phở bên đường vợ chồng người ngoại quốc đang ngồi, chúng tôi được chủ quán mời vào ngồi đối diện với hai người khách (họ nói tiếng Pháp, là dân Tây ) biết ăn phở. Chúng tôi trao đổi xă giao vài câu chuyện, gọi bia Tiger phải chờ 20 phút sau. Phở gốc từ Hà Nội, nhiều người có lẽ v́ c̣n bảo thủ cho rằng „phở Hà Nội vẫn giữ được bí quyết khiến nó trở thành độc đáo, nâng cách ăn phở lên đến một nghệ thuật không nơi nào bắt chước được“... (Tôi không chú ư đến vấn đề ăn uống như Vũ Bằng, Nguyễn Tuân nhưng du khách đến Hà Nội ăn phở sẽ thất vọng).

 Trên cái xe cũ ḷ than cháy đỏ nước lèo bốc khói, tô phở đă sắp tái nạm, bà đầu bếp dùng muỗng đầy bột ngọt bỏ vào tô, tôi yêu cầu bỏ bột ngọt ít, bà ta dùng các ngón tay bốc và chùi chùi tay vào quần, rồi đổ nước lèo bưng tô phở để trên bàn thiếu các thứ rau thơm, giá sống, bên cạnh các cuộn giấy vệ sinh dùng để lau miệng, ống đũa tre ngă màu làm sao có thể ăn được, tôi chợt nhớ câu ca dao mà tự hỏi

Ngàn năm bảo vật đất Thăng Long,

Bún chả (phở) là đây có phải không?”  

 Hè ở Hà Nội, chỉ c̣n lại những cánh hoa phượng vĩ thưa thớt rơi xuống ven hồ. Hồ Hoàn Kiếm thơ mộng yên lặng không một gợn sóng, những đàn cá nhỏ đi t́m mồi. Nhà hàng Thuỷ Tạ đông người, thức ăn nghèo nàn, bàn ghế thô sơ, dù khát nước nhưng không thể uống hết nửa chai Bia Hà Nội có mùi vị chua.. Dạo quanh phố Hàng Gai, khu “tơ lụa” nhiều du khách Tây Phương xem hàng,  người mua cũng nhiều, mà xem cũng lắm. Giá cả so với đời sống nơi đây rất đắt, chỉ dành cho giới giàu có, rủng rỉnh đôla may ra mới chịu được.

Người nghèo nếu thích phải suy đi, tính lại trước khi mua một món hàng! Những hàng cây sấu thân thẳng, tán tṛn, xanh tốt quanh năm v́ lá non mọc ngay khi lá già rụng, không bị sâu hại đến tàn úa như cây bàng, cây sấu chiệu được thời tiết Hà Nội nóng, lạnh, giông băo khắc nghiệt. Thành ngữ "dân trèo sấu" chỉ những người đói nghèo, vô gia cư của Hà Nội, nhưng không có nghĩa cây Sấu gắn với hèn mọn, mà kiêu bạc dịu dàng. Cây Sấu trái nhỏ như trái chanh, trái Sấu rẻ tiền làm ô mai hay gọt vỏ ngâm như chanh muối sẽ thành những món ăn ngon. 

Đền Phù Đổng Thiên Vương ở Gia Lâm phải qua cầu Chương Dương cầu nầy xây từ (1979-1985) dài 1213 m gồm 11 nhịp, rộng 18,55m là cột sống nối liền Hà Nội với ngọai thành bên kia Sông Hồng và đi các tỉnh, nhưng cầu không được tu bổ, các mảnh bê tông nức xuống cấp, cầu nằm song song cách cầu Long Biên không xa. Cầu Long Biên như một di tích lịch sử, nó có tên Paul Doumer xây từ năm (1898-1902) thời thuộc địa, cầu dài 1682 m nối liền Hà Nội với Gia Lâm, trước 1972 bị không quân Hoa kỳ ném bom sập, dù tu sửa nhưng cầu bị biến dạng. Hiện nay chỉ dùng cho Tàu lửa và khách đi bộ, dưới gầm cầu có một xóm nhỏ của những người dân tứ xứ đến lập nghiệp. Vùng ngoại thành từ Đê Yên Phụ đến gần đập đá, mọc lên một ngôi làng thịt cầy. Một dăy phố dài cả cây số với những bảng hiệu san sát bán thịt cầy, là món ăn ưa thích của người Bắc, người ta gọi đích danh quán thịt cầy, chứ không nói một cách lấp lững như xưa ở Sàig̣n: „Cầy Tơ; Nai Đồng quê; Đúng đây rồi..“ Thỉnh thoảng có quán thịt Dê mọi người cũng ưa thích, đặc sản có tương làng Bần qua ca dao

Thịt dê ăn với tương Bần,

Đêm về anh mới phừng phừng như dê

Đêm về em mới tỉ tê,

Ngày mai anh cứ thịt dê tương Bần

Hà Nội thành phố cổ kính, mái nhà xưa nép ḿnh dưới hàng cây cổ thụ, Hồ Gươm trái tim trong ḷng thành phố với truyền thuyết lịch sử của một thời dựng nước và giữ nước có những hàng liễu thướt tha mơ màng soi bóng bên hồ nước rêu xanh. Hà Nội Thủ Đô Việt Nam đất ngàn năm văn hiến, cái Rốn Văn Hóa của Dân Tộc Việt Nam từ ngàn xưa được truyền tụng qua lịch sử, thi ca.. Hà Nội bây giờ không c̣n êm đềm, thanh lịch … phong cảnh đẹp trữ t́nh xưa đă đổi mới trong tiếng kèn xe ồn ào, những con đường chen chúc người xe, khói xăng mù mịt....hay những khu nhà bê tông lạnh lùng, trơ trẻn đă làm Hà Nội giống như chiếc áo cũ rách vá nhiều miếng mất đi cái mộng mơ quyến rũ của những ngày tháng cũ. Hà Nội chỉ c̣n lại dư âm trong ḷng người hoài cổ.

 

Munich  2010

---------------------------------------------------

              

Tài liệu tham khảo

Văn Miếu Quốc Tử Giám (nhà xuất nản Thông tấn)

Non nước Việt Nam (tổng cuộc du lịch)

H́nh của tác giả và trên Internet

nhạc Hà Nội mùa nầy vắng những cơn mưa của NS Trương Quư Hải,  được đổi lời

 

[1] Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai,

Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài

Mă vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày,

Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây Hàng Đàn

Phố Mới, Phúc Kiến,Hàng Than,

Hàng Mă, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng,

Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông,

Hàng Ḥm, Hàng Đậu, Hàng Bông,Hàng Bè

Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre

Hàng Vôi, Hàng Giấy,Hàng The, Hàng Gà.“

 

Văn minh XHCN!!!” ngủ trưa khoá xe đạp an toàn không sợ mất”


<<trở về đầu trang>>
free counters