Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
ĐƯỜNG LỐI KHÔN NGOAN CHƯA HẲN LÀ ĐƯỜNG LỐI TỐT ĐẸP NHẤT
Thiên Hạ
Sự
Linh mục Richard Daschbach thuộc ḍng Truyền Giáo Ngôi Lời, SVD, đă viết một câu chuyện về Mái Ấm Trẻ Em Topu Honis ( MATE ) ở Đông Bộ Timor (East Timor). “Topu Honis,” tiếng địa phương có nghĩa là “Hướng Dẫn Vào Đời.”
MATE h́nh thành 40 năm trước ở vùng rừng núi thuộc làng Kutet khi Đông Bộ Timor c̣n là thuộc địa của Bồ Đào Nha, với mục đích giúp các trẻ em vô gia cư hay thuộc các gia đ́nh nghèo khó quanh vùng có nơi ăn chốn ở, học chữ và học nghề canh tác. MATE không phải là cô nhi viện hay nhà dành cho trẻ mồ côi, dù một số em ở đây không c̣n cha mẹ. Các em được tiếp nhận khi đến, tự ư hoặc do thân nhân dẫn tới, và tự do rời Mái Ấm khi không c̣n muốn ở đó, không có một ràng buộc nào.
Năm 1999, MATE bị tàn phá do các cuộc tấn công của lực lượng quân sự được sự yễm trợ của chính quyền Nam Dương ở Djakarta. Giáo sĩ cũng như Ban Điều Hành (BĐH) và một số trẻ em phải sơ tán lên núi trú ẩn trong các hang động. Năm 2002, Đông Bộ Timor trở thành quốc gia độc lập sau cuộc trưng cầu dân ư. T́nh h́nh an ninh dần dần được phục hồi ở Kutet. Nhân viên MATE trở về làng gây dựng lại.
Chính quyền địa phương tặng cho MATE một khu đất mới lớn hơn để hoạt động. MATE phải gây dựng lại từ đầu cơ sở, nhà ở cho trẻ em với phương tiện tài chánh rất eo hẹp. Dân làng trước đây đă nghèo, nay lại nghèo thêm v́ trải qua những năm chiến tranh. Số trẻ em đến MATE để được giúp đỡ nhiều hơn so với thời gian trước 1999. Ban Điều Hành MATE phải đối phó với vấn đề sinh tử gần như nan giải: Làm thế nào thỏa măn nhu cầu trợ giúp trẻ em và đồng thời tồn tại để tiếp tục hoạt động?
MATE không thể không có nhà cho trẻ em tạm trú. Do đó, dù muốn dù không cũng phải dành tiền cho phần xây cất. Ai cũng thấy cách giải quyết “khôn ngoan,” thực tế nhất lúc này là cần giới hạn số trẻ em được thu nhận cho đến khi có thêm phương tiện tài chánh và cơ sở vật chất mới. Nhưng ngoài khó khăn tài chánh mà MATE đang phải đối phó, có vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng là số phận các trẻ em bị khước từ thu nhận vào MATE sẽ ra sao? Việc khước từ các trẻ em cần được giúp đỡ có trái với tôn chỉ thành lập của MATE không? Hầu hết các trẻ em đến MATE thuộc thành phần đói ăn, mang bịnh thiếu dinh dưỡng, thất học.
Sau khi bàn thảo các giải pháp, BĐH đi đến kết luận:
• MATE không cần những cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi.
• Dù điều kiện ở MATE có thiều thốn và khó khăn thế nào, các trẻ em cũng cảm thấy được đầy đủ, tươm tất hơn ở nhà, và nhất là có cơ hội học tập.
Do đó, BĐH đă không theo thói đời biết sống, không chọn giải pháp khôn ngoan, thực tế mà chọn giải pháp không khôn ngoan nhưng đầy t́nh người: mở rộng tay tiếp nhận trẻ em đang cần sự giúp đỡ.
Từ đó, quyết định lựa chọn này đă trở thành phương châm làm việc của BĐH/ MATE : “Không chọn giải pháp khôn ngoan mà chọn giải pháp tốt nhất, có giá trị dài lâu!”
Đông Bộ Timor là quốc gia rất nghèo. Trợ giúp của xă hội bên ngoài cho MATE không có tính cách thường xuyên. Dù gặp khó khăn, MATE chưa từ chối nhận một em trẻ nào thật sự đang cần sự giúp đở. Hiện nay MATE có cơ sở hoạt động ở hai nơi, Kutet và Oekusi, với tổng số 95 trẻ em tạm trú. Con số nầy quả thật là cao so với khả năng vật chất và tài chánh ngay lúc khả quan nhất của MATE . Thế nhưng “giải pháp khôn ngoan” cắt giảm số trẻ em hiện có không bao giờ được đặt ra. BĐH của MATE quen làm việc bằng “đường lối không khôn ngoan:” Bằng sự hy sinh, v́ người không phải v́ ḿnh, với tấm ḷng rộng mở, và nhờ ơn Chúa, họ đă thành công.
--------------------------------
Đọc câu chuyện trên đây trong số báo mới nhất của Tạp Chí Truyền Giáo Ḍng Ngôi Lời, Divine Word Missionaries Magazine, mùa hè 2010, tôi nghĩ đến Giáo Hội Việt Nam (GHVN) và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) hiện nay…
Trong hơn 20 năm, chế độ CSVG đổi mới kinh tế. Xă hội Việt Nam đổi mới. GHVN đồng hành với dân tộc cũng có bộ mặt mới nhờ “đường lối khôn ngoan” của HĐGMVN! Nhiều người đă lớn tiếng bênh vực cho sự khôn ngoan này của thành phần lănh đạo Giáo Hội. Có mục tử không ngần ngại khoe thành quả của sự khôn ngoan nầy, nhờ đó giáo hội đă được cho phép xây cất những nhà thờ hoành tráng, những ṭa giám mục, trung tâm mục vụ hiện đại, bề thế, tiện nghi, những tổ chức lễ lạc với kiệu xe, kèn trống, múa nhảy làm vui mắt… Cái tư tưởng “thà có c̣n hơn không” đă giúp cho cơ chế XIN-CHO tồn tại; và người xin, dù đứng, ngồi hay quỳ, cũng đă dần dần quên mất đó là quyền của ḿnh!
Xă hội Việt Nam quả thật có thay đổi về h́nh thức, theo thói đời xu nịnh, a dua, bon chen, gian dối, xảo trá, tham nhũng từ trên xuống dưới… Một sự thay đổi, đúng hơn là sự đổi đời, không lo-gic nhưng rất phù hợp với “tư tưởng Hồ Chí Minh:”
Người khôn học tập
Thằng ngu dạy đời!
Những hệ thống giá trị nền tảng của xă hội về gia phong, t́nh người, đạo đức, những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc, văn hoá được bảo tồn và phát triển suốt chiều dài hơn 4.000 năm lịch sử đă bị guồng máy truyên truyền trí trá, lừa phỉnh, hủy diệt tận gốc, biến hư thành thực và thực thành hư.
Định hướng cùng chiều với chế độ, bước đi cùng nhịp với xă hội, GHVN nhờ sự khôn ngoan biết sống của thành phần lănh đạo cũng biến đổi theo mưu đồ của kẻ cầm quyền: mất căn tính, tha hóa không c̣n là ḿnh nữa…
• Một Giáo Hội vốn được tiếng là đoàn kết… nay trở thành một tổ chức chia rẽ, nghi kỵ, kỳ thị địa phương, mục tử tranh nhau tiếng gáy.
• Một Giáo Hội có 118 thánh tử v́ đạo và hàng trăm ngàn giáo dân thà chết không bước qua thánh giá để được tha mạng sống… đă biến thành một giáo hội có những người lănh đạo “biết” nhắm mắt, bịt tai, câm miệng khi thánh giá -- biểu tượng của đức tin -- bị xúc phạm, khi tượng Chúa, Mẹ bị đập phá.
• Một Giáo Hội vốn là tiếng nói của người nghèo… th́ nay đă có bộ mặt xa hoa, chuộng vật chất với những nhà thờ hoành tráng, cơ sở tiện nghi giữa đám dân nghèo đói ăn thiếu mặc.
• Một Giáo Hội có truyền thống là tiếng nói không mỏi mệt của Ḥa B́nh, Công Lư và Sự Thật… th́ nay có HĐGM “rụt rè như gà phải cáo,” những con rùa suốt ngày rút đầu trong mu giáp “tôn giáo không làm chánh trị” v́ đó là những “vấn đề nhạy cảm!”
• Một Giáo Hội với những chủ chiên kiên cường, bất khuất như Hồng Y Trịnh Như Khuê, Hồng Y Trịnh Văn Căn, Hồng Y Phạm Đ́nh Tụng, TGM Nguyễn Kim Điền… th́ nay lại có loại mục tử thuê mướn như “ban tam ca áo tím,” “ban lục ca áo tím,” “dàn đồng ca áo tím.”
• Một Giáo Hội trước giờ chỉ thờ Thiên Chúa… nay thờ thêm thần trùng Hồ Chí Minh.
• Một Giáo Hội vốn có nhiều mục tử nhân lành, dám đem mạng sống ḿnh bảo vệ đàn chiên… th́ nay chỉ thấy loại mục tử hèn nhát chắp tay xin “đối thoại mà không đối đầu,” trốn chạy, tránh né hiểm nguy khi đàn chiên bị sói lang giết chết dần.
• Một Giáo Hội vốn có nhiều mục tử biết trách nhiệm, đi đầu để hướng dẫn đàn chiên đến đồng cỏ xanh, suối nước mát… th́ nay có nhiều mục tử khôn ngoan trốn trách nhiệm, dửng dưng đứng nh́n đàn chiên chạy tán loạn, làm mồi ngon cho lang sói.
• Một Giáo Hội vốn có những mục tử biết nói và dám nói “Trước khi là người Công Giáo, tôi là người Việt Nam…” th́ nay cả HĐGMVN chỉ biết câm lặng khi quân thù chiếm đất, chiếm đảo và ngụy biện dùng Lời Chúa để biện minh: “Nước ta không thuộc về thế gian này.”
Nguyên do của sự tha hóa và thoái hóa này của GHVN là do việc HĐGMVN chọn lựa giải pháp “khôn ngoan” của thế gian khi gặp sự dữ, chỉ nghĩ đến phần “làm được việc” thay v́ “làm đúng việc.” Ngay cả phần “làm được việc” thường cũng chỉ là được việc cho địa phương, cho giáo phận ḿnh không phải cho giáo hội, cho bản thân ḿnh không phải cho giáo dân. Người lănh đạo không có cái nh́n xa, thiếu viễn tượng, lănh đạo theo lối “qua ngày” của người thay thế tạm thời khi người trách nhiệm vắng mặt.
Hoat động và ảnh hưởng của MATE chỉ ở phạm vi nhỏ vài làng xă. Trách nhiệm của HĐGMVN quan trọng và to rộng hơn, không chỉ cho tập thể tín hữu công giáo Việt Nam mà cho cả dân tộc Việt Nam. Tôi ước ǵ HĐGMVN có sự sáng suốt và hiểu biết của BĐH/ MATE : Không chọn con đường khôn ngoan mà chọn con đường tốt đẹp nhất về lâu về dài. Có những việc, nhất là trong phạm vi tín ngưỡng, phải làm đúng cách và đúng lúc, không thể xuề x̣a làm cho lấy có theo chủ trương của đầu óc thực dụng, “thà có c̣n hơn không.” Người lănh đạo cần có viễn tượng, cần có cái nh́n xa. HĐGMVN không thể không nghĩ đến Giáo Hội Việt Nam thời hậu Cộng Sản trong tương quan với các giáo hội khác.
Theo lời Cố GM Lê Đắc Trọng, “Giáo dân hơn linh mục, linh mục hơn giám mục.” Vậy muốn xây dựng lại Nhà Chúa ở Việt Nam, không phải bắt đầu từ thành phần giáo dân mà phải từ thành phần lănh đạo giáo hội trước, tức từ giám mục và linh mục. Muốn làm trọn trách nhiệm mục tử, trước nhất phải làm chứng nhân bằng hành động men muối của chính bản thân ḿnh. Sau đó, hăy làm thầy giảng. Như lời ĐGH Phaolo VI, “Con người thời đại ngày nay không muốn nghe các ông thầy giảng mà nghe các chứng nhân. Nếu họ có nghe các ông thầy giảng th́ chẳng qua là các người này cũng là nhân chứng của Tin Mừng.”
Nguồn: Tiếng Nói Giáo Dân