Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Thư Ban biên tập Tập San Tự Do Dân Chủ số 20
“Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”
hay là “đại lễ kỷ niệm 1000 Bắc thuộc tại Hà Nội ???”
Kính thưa quư bạn đọc xa gần quư mến !
Chỉ c̣n gần 1 tháng nữa, nhà cầm quyền độc tài CSVN ở trung ương, cùng với chính quyền CS thành phố Hà Nội sẽ tổ chức rầm rộ cái gọi là “ Đại lễ ngàn năm Thăng Long- Hà Nội” được khai mạc vào ngày 01/10/2010 và bế mạc vào ngày 10/10/2010. Trong khi đó, theo các tài liệu lịch sử cổ xưa và hiện đại như :
- Đại Việt sử kư toàn thư- Bản kỷ
- Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục
- Việt Nam sử lược của nhà sử học Trần Trọng Kim
- Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 2 của Lê Mạnh Thát
- …vv…vv…
Sự thật thời điểm Nhà vua Lư Công Uẩn quyết định rời Đô từ Hoa Lư - thuộc tỉnh Ninh B́nh về đất Thăng Long, tức Hà Nội ngày nay, là vào năm Canh Tuất, Thuận Thiên thứ 1, nghĩa là vào mùa thu tháng 7 năm 1010 theo Dương lịch. Trong các tài liệu lịch sử khác viết về sự kiện quan trọng này của nước Việt cổ cũng khẳng định chắc chắn là như vậy, chứ không thể muộn hơn và lại càng không phải là vào đầu tháng 10 dương lịch như nhà cầm quyền CSVN đă lên kế hoạch để ấn định tổ chức vào thời điểm như họ đă quyết định trước từ nhiều năm. Như vậy là, nếu muốn kỷ niệm ngày rời Đô của cha ông phong kiến chúng ta tṛn đúng 1000 năm th́ phải tổ chức vào thời điểm tháng 7 năm 2010 theo dương lịch mới đúng đắn về mặt lịch sử, về khoảng dài thời gian, đặc biệt mới có ư nghĩa trang trọng và sâu sắc.
Thế nhưng, hiện nay nhà cầm quyền CS trong nước không rơ đă xuất phát v́ mục đích hay lư do ǵ, mà lại lấy đúng ngày 01/10/2010 trùng với ngày quốc khánh nước Trung Hoa cộng sản để mở màn cho cuộc “đại lễ lịch sử” này rồi cưỡng buộc cả dân tộc Việt Nam chúng ta phải long trọng kỷ niệm ? Chính v́ sự kiện nghiêm trọng, đầy khuất tất, cũng rất mờ ám này nên đă bị nhiều cá nhân, tổ chức của người Việt ở trong, cũng như ngoài nước đă lên tiếng phê phán, phản đối kịch liệt nhà nước CSVN. Qua diễn tiến này, rơ ràng là ngoài việc xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ quá khứ, bóp méo sự thật, xúc phạm nặng nề ḷng tự tôn, niềm tự hào chính đáng của dân tộc ra, th́ nhà cầm quyền độc tài CSVN c̣n đă vung tay chi phí cho toàn bộ lễ hội này là hơn 94 ngàn tỷ đồng VN, tương đương với khoảng 4,5 tỷ đô la Mỹ !!!
Đây quả thật là con số kinh hoàng biết tố giác, bởi chính số liệu ấy đă nói lên tất cả sự phô trương, sự lăng phí rất ghê gớm, là một trong những hành vi cố t́nh ném tiền ngân sách quốc gia qua cửa sổ không hề biết xót xa của những kẻ đang cai trị đất nước nghèo khổ này ra sao. Với những động thái kệch cỡm hết sức phung phí này, mà chắc chắn chỉ với mục đích để vừa lừa mỵ được dân chúng ḥng minh chứng cho ḿnh như là một lực lượng chính trị “tinh hoa” đại diện cho cả dân tộc !? Vừa có vẻ mang truyền thống lịch sử vẻ vang và tinh thần dân tộc, có tính tự chủ độc lập, chứ không phải là tập đoàn thống trị hắc ám hết lệ thuộc vào khối cộng sản quốc tế, đến lệ thuộc vào Thiên Triều Cộng sản đại Hán. Vừa đồng thời mong muốn củng cố thêm được quyền lực cai trị lâu dài, vĩnh viễn trên đất nước này cho riêng băng đảng của ḿnh !!!
Hiện nay công luận nhân dân trong nước cùng đồng bào hải ngoại đang tiếp tục dấy lên làn sóng phẫn nộ, mạnh mẽ phản đối việc tổ chức đại lễ này. Họ gay gắt đ̣i tẩy chay lễ hội rất phi lư, xa hoa, lăng phí của những kẻ tuy có quyền bính, có thế lực vô hạn trong tay nhưng rất vô trách nhiệm với đất nước và cũng rất vô chính trị, đă xúc phạm nặng nề danh dự dân tộc Việt chúng ta nữa.
Thưa quư bạn đọc xa gần !
Trong nhiều thập kỷ qua kể từ khi thiết lập nên chế độ độc tài Cộng sản toàn trị trên cả đất nước ta mấy chục năm qua, ai ai cũng biết nhà cầm quyền CSVN đă lệ thuộc rất nặng nề về mọi mặt vào chế độ CS Trung Quốc từ đường lối, mô h́nh chính trị, kinh tế, chính sách ngoại giao, đời sống văn hóa, tư tưởng, xă hội…vv.... Thời gian gần đây sự khiếp nhược, sự phụ thuộc chịu ảnh hưởng của họ vào kẻ khổng lồ đại Hán phía Bắc – tập đoàn Phong kiến cộng sản thời hiện đại vẫn chưa hề từ bỏ mọi dă tâm đen tối, cùng tham vọng bành trướng lănh thổ với nước ta và nhiều quốc gia láng giềng trong khu vực lại càng trở nên rơ ràng hơn, càng ngày càng mật thiết, gắn bó hơn nữa. Tất cả những điêu nguy hiểm, nghiêm trọng đó đă trắng trợn thách thức lương tri và làm nhức nhối lương tâm của cả dân tộc Việt chúng ta.
Ngay giữa ḷng thủ đô Hà Nội, từ mấy năm qua chính quyền thành phố đă cho dựng lên bức tượng Nhà vua đời Lư khá đồ sộ, hoành tráng để tưởng niệm và nhằm tôn vinh công lao người đă có công rời Đô từ Hoa Lư, xây dựng nên Kinh đô Thăng Long cổ xưa của nước Việt để trở thành Hà Nội ngày hôm nay. Thế nhưng, điều trớ trêu là bức tượng Vua Lư Công Uẩn cùng quần thể xung quanh vườn hoa được mang tên cố nữ thủ tướng Ấn Độ - bà Indira Gandi cũng rất tốn kém ấy đă dấy nên không ít sự phê phán, chỉ trích nặng nề, kể cả sự chê cười, đàm tiếu ngày một lan rộng trong nhân dân nữa. Bởi v́ đây không phải mẫu h́nh một vị đại quan hay Nhà vua người Việt thời xa xưa, mà nó mang dáng dấp mô phỏng theo h́nh mẫu các bậc vua quan phong kiến thời nước Trung Hoa cổ đại trước kia, từ vóc dáng cơ thể, chiều cao, khuôn mặt, sống mũi, đến trang phục, mũ áo, cân đai...vv…
Bài viết dưới đây của nhà văn Hoàng Tiến, hiện là chủ nhiệm Tập san Tự Do Dân Chủ cũng là bức thư góp ư chính thức gửi đến Ban tổ chức “Đại lễ hội ngàn năm Thăng Long- Hà Nội”, được chúng tôi đă quyết định đưa vào số báo 20 của Tập San kỳ này đă phân tích thận trọng, đưa ra những bằng chứng, cứ liệu khoa học, thông qua các tài liệu lịch sử khá thuyết phục để chỉ rơ những bất cập phi lư đó. Qua bài viết này cho thấy rơ năo trạng của nhà cầm quyền, cũng như xă hội CSVN đă thấm đẫm ảnh hưởng nặng nề văn hóa Bắc thuộc, cũng như tư duy, nếp nghĩ đang bị Hán hóa nghiêm trọng ra sao. Đây cũng chỉ là một phần hậu quả về mặt đời sống văn hóa, tư tưởng, tinh thần trong xă hội của giai đoạn Bắc thuộc trong thời hiện đại mà do ĐCSVN đă chịu ơn sâu, nghĩa nặng với tập đoàn Bắc Triều Trung Hoa cộng sản mà thôi.
V́ vậy, ban biên tập chúng tôi có đôi lời trân trọng giới thiệu cùng quư bạn đọc xa gần toàn văn bức thư ngỏ giá trị đó.
Khi tôi vừa viết hoàn chỉnh xong Thư Ban biên tập cho số báo này th́ được biết ở Hà Nội trên hệ thống báo chí, đài phát thanh, truyền h́nh trung ương cũng như của thành phố,… tuy đă không chính thức thông báo rời ngày khai mạc “đại lễ 1000 năm Thăng Long” như đă ấn định trước đây mấy năm mà công chúng đă biết quá rơ. Thế nhưng gần đây, trên màn h́nh lớn đếm ngược hiển thị thời gian đến ngày khai hội được dựng lên cạnh đền Bà Kiệu, ven hồ Hoàn Kiếm trên phố Hàng Dầu th́ h́nh như đă được nhà chức trách kín đáo, âm thầm lặng lẽ cho chỉnh sửa lại, là vào đúng ngày 10/10/2010. Như vậy là, có phải v́ áp lực đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng trong và ngoài nước mà nhà cầm quyền CSVN đă lúng túng, hoảng hốt phải thay đổi thời điểm ngày mở màn cuộc “đại lễ hội” đă và đang tiếp tục bị phê phán về mọi mặt hay không ? Câu trả lời hoặc lời giải thích rơ ràng về sự việc này xin giành lại cho nhà chức trách CS Hà Nội với công luận!!!
Ảnh chụp ngày 8 tháng 9 năm 2010
Hà Nội viết từ ngày 2/9/2010
Tổng biên tập Tập San Tự Do Dân Chủ
Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn
Tượng Lư Thái Tổ ở vườn hoa Chí Linh – Hà Nội
Những người học vẽ đều biết bức tranh “Người Vitruvius” (L’homme de Vitruve) của danh họa bậc thầy Léonard de Vinci. Đó là h́nh một người đàn ông khỏa thân đứng dang chân tay ở hai tư thế trong một h́nh vuông và một h́nh tṛn lồng nhau, nên một mà thành hai. Tâm của h́nh tṛn là rốn người mẫu. Hai đường chéo của h́nh vuông là nơi bộ phận sinh dục.
Người mẫu này cho ta các tỷ lệ về cơ thể con người. Đầu bằng 1/8 thân người. Hai tay giơ ngang bằng chiều cao thân người. Từ đỉnh đầu đến núm vú bằng 1/4 thân người. Độ rộng tối đa giữa hai vai cũng bằng 1/4 thân người. Bốn ngón tay bằng một ḷng bàn tay. Sáu ḷng bàn tay bằng một cánh tay …vv…
Các họa sĩ hay các nhà nặn tượng căn cứ vào đấy mà tạo nên các h́nh người đúng quy cách, ví như bên âm nhạc có cái công cụ âm thanh diapason (thường gọi âm cữ hay thanh la chuẩn), các nhạc cụ khác phải căn cứ vào thanh la chuẩn của diapason mà điều chỉnh âm thanh cho đúng cung bậc trong một buổi ḥa tấu.
Người Vitruvius (L’homme de Vitruve) là mẫu người phương Tây. Cao ráo, cân đối. Ta có thể h́nh dung đến những vận động viên trong các cuộc thi Olympic của Hy Lạp cổ đại.
C̣n người Việt chúng ta, theo học giả Nguyễn Văn Huyên, trong tập chuyên khảo “Văn minh Việt Nam” (La Civilisation annamite) bảo vệ luận án tiến sĩ Đại học Sorbonne Paris trước 1945, chương Một viết về Chủng tộc Việt, có những nhận xét như sau:
- Người Việt vóc nhỏ bé. Vóc người đàn ông trung b́nh là 1,595m và đàn bà là 1,53m. Bác sĩ Bigot, khi xem xét 322 người Bắc Kỳ lấy trong số lính khố xanh, kết luận rằng: 107, tức là 33,2%, vóc người nhỏ (1,50m đến 1,59m); 202, tức là 62,7%, tầm vóc trung b́nh (1,60m đến 1,69m); và 13, tức là chỉ 4% có vóc cao lớn (1,70m đến 1,79m). Thật ra, theo ông, nếu ta chấp nhận tầm vóc trung b́nh là 1,65m, th́ ta thấy rằng 261 người, tức là 82,1%, dưới trung b́nh. Đại đa số tức là 208 (64,4%) nằm trong khoảng giữa 1,56m và 1,63m.
- Vai rộng, thân ḿnh gày g̣ và dài so với hai chân. Ngực nhô ra đằng trước, khung chậu ít phát triển. Chân tay dài, cơ khớp mềm mại, làm cho họ nhanh nhẹn. Người Việt có khả năng dùng chân nhặt những vật nhỏ, điều khiển thuyền bằng các ngón chân. Bàn tay thon nhỏ và thanh, đốt ngón tay có mấu. Xưa kia, các nhà nho Việt Nam quen để móng tay thanh mảnh của họ thật dài.
- Về đại thể, người Việt rất mềm mại, và có khiếu về vận động thân thể. Họ trèo cây rất nhanh nhẹn, thân người tách khỏi thân cây, bàn tay và bàn chân cử động giống như những chiếc móc sắt. Về tṛ phóng giáo và đánh vật, ngày nay vẫn c̣n thịnh hành trong các hội làng, họ tỏ ra nhanh và dẻo như giống mèo. Ta ngạc nhiên khi thấy tấm thân kia, lúc thường th́ bơi trong mớ áo quần rộng lùng thùng, trở nên mềm mại và nhanh nhẹn để tránh các đ̣n của đối thủ, và nhanh như chớp tung ra những cú đánh sấm sét.
- Người Việt nói chung không béo phị. Phụ nữ rất cân đối. Họ có những nét đẹp, bàn chân và bàn tay rất nhỏ, cổ chân, cổ tay rất xinh xắn.
- Sọ người Việt tṛn. Sọ đó thuộc loại đầu ngắn. Trong khoảng 500 sọ người ở Bắc Kỳ mà ông Đỗ Xuân Hợp quan sát, ta có thể kết luận rằng người Việt Nam đầu ngắn trong 54,36% trường hợp; đầu trung b́nh trong 30,8% trường hợp. Đầu dài chỉ chiếm 3,22% trường hợp. Mặt khác, nói chung, đầu đàn bà nhỏ hơn đầu đàn ông.
- Râu chỉ mọc vào tuổi từ 25 đến 30, và vẫn thưa. Râu đen, cứng, thẳng và chỉ mọc ở cằm và phía trên môi. Tuy vậy, ta vẫn thấy ở một vài người râu mọc ở dưới tai và hai bên má.
- Tóc th́ đen tuyền, rậm, rất dài và hơi cứng. Ta biết rằng tóc là sản phẩm chất sừng hệ trọng nhất của da, về phương diện phân biệt các giống người. Giống như người Trung Hoa, người Việt Nam phải được xếp vào các chủng tộc tóc thẳng và mượt. Nếu nói chung họ có tóc thô và cứng, th́ ta cũng có thể thấy những người tóc thanh và mịn. Một vài người thậm chí có tóc làn sóng và quăn. Dù sao, tóc này bạc tương đối muộn, chỉ vào quăng năm mươi tuổi mới bạc. Lông mọc thưa.
- Đôi mắt họ hơi xếch về phía ngoài, mở to, đẹp, rất đen, rất hiền và rất diễn cảm nói chung.
- Môi người Việt rất mọng, nhưng không dày lắm.
- Hàm người Việt rất phát triển. Hàm răng rất đẹp, nhưng người nông dân lại thường thường nhuộm đen.
- Người Việt cả nam lẫn nữ đều phát triển chậm. Thường thường, một thanh niên 20 tuổi chỉ có vẻ 15 tuổi, c̣n các thiếu nữ th́, trong một thời gian dài, vẫn trông như những em bé gái. Tuổi dậy th́ quá muộn ở Việt Nam. Tuổi trung b́nh để kết hôn là từ 14 đến 15. Phụ nữ rất mắn đẻ và ta thường thấy những gia đ́nh từ bốn đến sáu con. Người ta ước lượng có đến trên 4% gia đ́nh có hơn một chục con. Con số chửa đẻ trung b́nh được ước tính là bốn.
- Người Việt già đi nhanh chóng, bắt đầu từ tuổi bốn mươi. Một người đàn ông 50 tuổi đă già lụ khụ. Tuy nhiên tuổi thọ không thua kém ở châu Âu. Nhiều người sống đến 70 tuổi. Người 80 tuổi chẳng hiếm. Và thậm chí đôi khi ta c̣n gặp một số cụ thọ 100 tuổi.
Những nhận xét trên trích từ cuốn “Văn minh Việt Nam” (La Civilisation annamite) của học giả Nguyễn Văn Huyên, trang 41 đến trang 51. Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 2005.
Do đó tượng Lư Thái tổ được dựng ở vườn hoa Chí Linh để chào đón kỷ niệm
1000 năm Thăng Long, chỉ xét về mặt cơ thể học, đă không phải chủng tộc
người Việt, theo nhận xét của học giả Nguyễn Văn Huyên.
C̣n trang phục của bức tượng th́ sao?
Không hiểu các vị lănh đạo văn hóa Hà Nội và văn hóa Trung ương nghĩ thế nào
mà lại cho tượng vua Lư Thái tổ ăn vận triều phục của phong kiến Trung Hoa.
Cũng chiếc mũ b́nh thiên của Tần Thủy Hoàng đế. Cũng chiếc áo thụng, hoa văn
rồng, dài tới chân, cửa tay áo rộng thêng thang có thể bỏ lọt một đứa trẻ.
Các vị có biết rằng, bức tượng đầu tiên được dựng ở vườn hoa này, là tượng
viên toàn quyền Paul Bert, biểu trưng cho sự đô hộ của thực dân Pháp gần 100
năm trên xứ sở này. Năm 1945 chúng ta đă phá bỏ tượng Paul Bert, thời chính
phủ Trần Trọng Kim, trước Cách mạng Tháng Tám.
Ngày nay, dựng tượng vua Lư Thái tổ ở nơi đây nhân dịp 1000 năm Thăng Long, là đắc địa. Nhưng lại cho ăn vận áo quần triều phục Trung Hoa, là ẩn chứa ư tứ ǵ? Trung Quốc lấn chiếm đất đai, lănh hải, biển đảo của ta đang là vấn đề hết sức nhạy cảm hiện nay. Người Trung Hoa đang muốn bành trướng tinh thần Đại Hán ra khắp năm châu bốn biển. Vậy mà lù lù ở giữa thủ đô Hà Nội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, tượng vua Lư Thái tổ lại ăn vận triều phục Trung Hoa. Nó gây phản cảm nghệ thuật và phản cảm chính trị rất lớn.
Triều đại nhà Lư, triều đại nhà Trần, ư thức độc lập dân tộc của chúng ta vô cùng mạnh mẽ. Tiếp theo triều đại nhà Lê cũng thế. Chúng ta đă đánh thắng nhiều cuộc xâm lược lớn của phương Bắc, nói cách hào hùng trong áng văn B́nh Ngô đại cáo: “NHƯ NƯỚC VIỆT TA TỪ TRƯỚC, VỐN XƯNG VĂN HIẾN ĐĂ LÂU. SƠN HÀ CƯƠNG VỰC ĐĂ CHIA, PHONG TỤC BẮC NAM CŨNG KHÁC…”
Dựng tượng vua Lư Thái tổ ở Thăng Long phải mang được tinh thần độc lập không phụ thuộc ai, ư thức tự chủ, tự cường của dân tộc Việt. Chúng ta có một nền văn hóa y phục từ ngàn đời, y phục của dân thường, y phục của vua chúa. Xin mời đọc cuốn sách khảo cứu “Văn hóa phong tục” của nhà văn Hoàng Quốc Hải, nhà xuất bản Phụ Nữ in năm 2007. Trong đó có những bài: 1/Đôi điều về quốc phục, lễ phục. 2/Quốc phục, lễ phục với ngày Tết cổ truyền. 3/Quốc phục Việt Nam tồn tại hay không tồn tại. 4/Từ hội nghị tôm toàn cầu, nảy sinh vấn đề quốc phục… Rất tiếc các nhà làm tượng và các nhà duyệt tượng đă không chịu bỏ công sức t́m đọc.
V́ thế mà có mấy câu vè dân gian của một nhà thơ cấp phường đất Hà Thành,
vịnh về tượng vua Lư Thái tổ ở vườn hoa Chí Linh:
Vua Lư Thái tổ nhà ta,
Cân đai, mũ măng, y “cha” Thủy Hoàng.
Mặt to, mũi thẳng, phi phàm,
Thân h́nh cao lớn, tựa chàng phương Tây.
Trời xanh, mây trắng tung bay,
Vua Lư Thái tổ đứng ngay cán tàn.
Xin phản ánh để Ban tổ chức hội lễ 1000 năm Thăng Long được biết. C̣n xử lư
thế nào, tùy ban tổ chức bàn với chính quyền. Chứ để tượng vua Lư Thái tổ
như thế e không tiện.
Đất thiêng Thăng Long tháng 7 – 2010
Nhà văn Hoàng Tiến.
Địa chỉ: Nhà A11, Pḥng 420
Thanh Xuân Bắc – Hà Nội