Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Biển Đông nổi sóng, hành động của chúng ta
Luật sư Trần Lâm
Trung Quốc nói: Không gây chiến tranh, chỉ phát triển hoà b́nh. Chúng ta có thể hiểu là không gây chiến với Mỹ và các nước lớn trong giai đoạn hiện nay, c̣n sau này là chuyện khác. Lại có thể hiểu lấn chiếm, tranh chấp, việc hàng ngày của Trung Quốc không phải là chiến tranh. Hôm nay, một viện nghiên cứu của Trung Quốc ra quyển sách xanh nói về việc Trung Quốc chú tâm phát triển hoà b́nh, ngày mai tức th́ có việc Trung Quốc đánh đắm thuyền, bắt ngư dân Việt Nam. Hăy hiểu cái đa nghĩa trong ngôn từ của ông anh Phương Bắc.
Lịch sử cổ đại đă ghi nhận hai cuộc bành trướng: “Pan romana” của Cesar và “Pan china” của Tần Thuỷ Hoàng. Thế là ta đang đương đầu với truyền thống bành trướng 5000 năm.
Luận điểm của Trung Quốc rất rắc rối: Có cái không phải là của ḿnh cứ nhận là của ḿnh, có tranh chấp th́ không cho ai tham gia ư kiến, không chơi đa phương, chỉ chơi song phương, như bó đũa tách ra để bẻ găy từng chiếc. Không phải của ḿnh nhưng cứ căi bừa là của ḿnh, dùng sức mạnh để lấn át, lấn át không được th́ bàn chơi chung, chơi chung một thời gian th́ đ̣i chia đôi với cái lư là đă nhận chơi chung th́ là của chung, tức là mỗi bên 50 – 50. Một thời gian sau, kiếm cớ giở quẻ, đ̣i cả 100%. Cứ “được đằng chân th́ lân đằng đầu”, rỉa dần như loài gặm nhấm và bền bỉ: “đời cha không xong th́ đến đời con”. Rất buồn, Chu Ân Lai, người mà tôi ngưỡng mộ, lại chính là người đưa ra con bài “Gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” với Nhật Bản trong cuộc tranh chấp đảo Điếu Ngư, Biển Hoa Đông… Nhật Bản đă gạt phắt.
Các vụ kiện quốc tế thường kéo dài.
Vụ tranh chấp Biển Đông, có việc chỉ có Trung Quốc và Việt Nam, không có nước nào khác; có việc giữa Việt Nam và nước khác, không có Trung Quốc; có việc giữa nước khác với Trung Quốc không có Việt Nam. Cuối cùng là việc “cái lưỡi ḅ” Trung Quốc đề ra, thế giới phản đối.
Cuộc tranh chấp ở Biển Đông, đồng nhất với nội dung việc đăng kư thềm lục địa mà Liên Hợp Quốc vừa nhận hồ sơ.
Trong mớ rối bong bong này, tất phải tách ra từng vụ việc để xử lư, đồng thời ghép vào việc đăng kư thềm lục địa, để tránh trùng lặp, tránh bỏ sót, tránh một việc mà xử hai lần.
Thiết nghĩ cần có một tổ chức để làm việc này.
H́nh thức xử lư tranh chấp th́ Trung Quốc đ̣i song phương, ASEAN th́ đ̣i đa phương. Tuy không nói ra nhưng ai cũng thấy Trung Quốc mạnh quá, khôn ngoan quá, khó mà chọi được tay đôi với Trung Quốc.
Gọi là tranh chấp ở Biển Đông nhưng hầu hết là tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Việt Nam th́ ai cũng biết là bị Trung Quốc chi phối. Việt Nam thất bại th́ coi như tất cả tan vỡ.
Vẫn có hy vọng, tuy bề ngoài là mong manh, xét cho cùng th́ lại rất mạnh mẽ: “Việt Nam thừa bằng chứng để chứng minh Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam”. Dù Trung Quốc có nhiều mưu ma chước quỷ, Việt Nam c̣n mạnh đến mức dù có bị mua chuộc, người đại diện cũng không dám “ngồi lên sự thật”.
Cũng cần nghiên cứu các thể chế để ràng buộc. Việc giải quyết các tranh chấp phải thực hiện nghiêm chỉnh, đồng thời có lối thoát, khi cuộc tranh chấp có dấu hiệu bất minh. Đó là quy định thêm các bước như: Kết định phải được Quốc hội phê chuẩn, có khi phải thông qua trưng cầu dân ư.
Cũng c̣n có thể áp dụng nguyên tắc lấy h́nh thức để ràng buộc nội dung: Dù đa phương hay song phương, cuộc tranh chấp đều phải tổ chức công khai, có tranh luận, có giám sát, có thông tin báo chí.
Việc giải quyết xong các vụ việc ở Biển Đông, có thể phải mất dăm bảy năm, thế mà t́nh h́nh Biển Đông lại cứ nóng lên từng ngày. Liệu có thể chấp nhận phương án sau::
Quy ước ứng xử tại Biển Đông đă được các nước ASEAN kư với Trung Quốc. Nhiều nước bày tỏ hoan nghênh quy ước này. Tiếc quy ước không có hiệu lực v́ không có chế tài. Liệu ta có thể khôi phục quy ước, đồng thời nghiên cứu và ban bố chế tài, quy định việc theo dơi thực hiện, cùng một lúc sửa đổi bổ sung những điều cần thiết?
Khôi phục quy ước ứng xử tại Biển Đông là biện pháp t́nh thế, đồng thời là điều kiện để làm sáng tỏ bước đầu của vụ kiện, phục vụ cho việc xét xử cuối cùng tại Toà Án Quốc Tế Liên Hợp Quốc. Trung Quốc đă kư phần chính, không lẽ ǵ từ chối kư phần bổ xung.
Luật Biển của LHQ có điều khoản: Có chủ quyền theo thời hiệu: Nước nào ở trên Biển Đảo quá 50 năm mà không có kiện cáo, tranh chấp th́ được công nhận chủ quyền. Trung Quốc đă chiếm Trường Sa, đă đóng quân, đă ở, đă xây dựng gần 50 năm rồi, nếu ta im lặng th́ mặc nhiên ta đă giao Trường Sa cho Trung Quốc. Việc phản đối, việc gửi công hàm này nọ, việc ra tuyên bố … chỉ là gây dư luận mà thôi, chưa phải là khởi kiện, một hành vi pháp lư. Đó là điều rất cần được quan tâm.
Truyền thông thế giới băn khoăn không hiểu v́ sao một vụ việc lớn như Biển Đông trong khi dư luận thế giới rầm rộ, Trung Quốc c̣n rầm rộ hơn mà Việt Nam lại im lặng. Những người hiểu biết cho rằng lănh đạo ta có người sợ Trung Quốc, bị Trung Quốc mua chuộc, bị khống chế nên có “sự im lặng đáng sợ”, một sự im lặng biến thành trọng tội. Đến hôm nay, gió đă đổi chiều, sao ta không thuận theo thời thế, khơi động trong nhân dân ḷng yêu nước, nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc thành một phong trào rộng lớn?
Truyền thông thế giới có nhận xét: Không hiểu v́ sao các nhà khoa học trong nước và ngoài nước không được nhắc nhở, khuyến khích tham gia cuộc đấu tranh giành Biển Đông. Nhiều người cho biết ở Pháp c̣n rất nhiều tài liệu lưu trữ về Biển Đông, lại là bản gốc… thế mà ta chưa thấy ai nghĩ đến việc khai thác.
Các luật gia phải là người đi đầu trong cuộc đấu tranh này, đó là thiên chức của họ. Chắc rằng trong lúc này các luật Gia đang nhức nhối v́ họ không thể “cầm đèn chạy trước ôtô”. Nhà nước cần có ngay một “cú hích”. Hăy nhanh chóng sửa sai, nếu không một ngày kia con dân Đất Việt sẽ ngửa mặt than trời: “Hỡi ôi! Mất nước mà chúng tôi không biết ǵ!”.
Việc Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa trong tay quân đội VNCH năm 1974, 58 chiến sỹ của VNCH đă hy sinh. Nhiều sĩ quan binh sĩ VNCH tham chiến ngày đó hiện c̣n sống ở Việt Nam, ở Mỹ… Chưa ai quên được 74 chiến sĩ Hải Quân của QĐNDViệt Nam cũng đă ngă xuống trong trận Trung Quốc cưỡng chiếm Đảo Gacma trong nhóm đảo Trường Sa năm 1988.
Vậy mà Trung Quốc vẫn lu loa rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc! Thế th́ Trung Quốc hăy chứng minh cho thế giới biết Trung Quốc đă bị bọn “Tiểu Bá Việt Nam” ăn hiếp, cướp Hoàng Sa, Trường Sa của họ khi nào? Và như thế nào?
Xác minh một sự thật phải có chứng cứ, một chứng cứ mà không ai bác bỏ được là đủ để khẳng định một sự thật.
Hai vụ cưỡng chiếm trên, c̣n người thực việc thực, hàng trăm chiến sỹ đă hy sinh, c̣n có biết bao nhiêu chứng cứ khác nữa không ai có thể bác bỏ được rằng: Trước 1974 Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam.
Nếu Đảng và Nhà Nước thực ḷng có trách nhiệm với sự vẹn toàn lănh thổ, tại sao chúng ta không làm một phóng sự điều tra, một cuốn phim để tŕnh chiếu khắp thế giới, gặp gỡ những nhân chứng sống, những người đă từng tham gia trận chiến Hoàng Sa 1974 và Trường Sa 1988 hiện đang c̣n sống … tạo mọi điều kiện để họ nói hết những ǵ mà họ đă từng chứng kiến. Sự tránh né của lănh đạo chúng ta đă khuyến khích Trung Quốc ngày càng thêm ngạo ngược, càng thêm hợm hĩnh, đồng thời đặt ASEAN và dư luận tiến bộ trên thế giới vào những căng thẳng, bối rối không cần thiết.
Giờ hành động đă điểm. Sự lo sợ, ngại ngần, bối rối, chần chừ…chỉ đưa đến thảm bại, dù ra đi đến phương trời nào, sự nhục nhă vẫn c̣n đấy!
8 / 201000
T. L.
Nguồn: Boxitvietnam