Tướng Phùng Quang Thanh gián tiếp khẳng định Việt Nam vi phạm nhân quyền
-An Dân
Bộ trưởng Quốc pḥng Việt Nam
Phùng Quang Thanh
vừa có chuyến công cán nước Mỹ. Đây là
lần đầu tiên ông tới nước Mỹ và có cuộc
hội đàm với Bộ trưởng Quốc Pḥng Mỹ.
Trả lời phỏng vấn báo
Thanh niên về chuyến thăm Mỹ,
ông cho biết: “Trong cuộc gặp với các
thượng nghị sĩ James H.Webb và John
McCain, tôi đă đề nghị với họ trên cương
vị và khả năng của ḿnh, ngăn không đưa
dự luật nhân quyền cho Việt Nam ra
Thượng viện, họ đă đồng t́nh không để
việc đó xảy ra.”
Đây là lần đầu tiên một vị lănh đạo
cao cấp của Việt Nam khi công cán
nước ngoài “đề nghị đối tác ngăn
không cho dự luật nhân quyền cho
Việt Nam ra Thượng viện”.
Tại sao phải đề nghị ngăn, nếu không
phải tướng Phùng Quang Thanh đồng ư
Nhà nước Việt Nam đang vi phạm nhân
quyền?
Thông thường, từ trước tới nay,
trong các cuộc hội đàm lănh đạo cấp
cao giữa Việt Nam và các nước, mỗi
khi đề cập tới vấn đề nhân quyền,
các vị lănh đạo Việt Nam thường né
tránh, hoặc đổ tội cho “nhận thức về
nhân quyền giữa các nước khác nhau”.
Ông Nguyễn Minh Triết, trong cuộc
hội kiến với Tổng thống Slovakia –
Ivan Gasparovic, hôm 17/12/2009 vừa
qua, khi Tổng thống Slovakia đề cập
tới vấn đề nhân quyền cho Việt Nam,
đă lập lại một câu đă trở nên khẩu
ngữ trên môi miệng các vị lănh đạo
Việt Nam mỗi khi công cán các nước:
“Luật của mỗi nước khác nhau.
Luật dựa trên điều kiện địa lý
và lịch sử khác nhau của mỗi
nước nên không thể áp dụng luật
của nước này cho nước khác”.
Một câu nói khác thường được các
lănh đạo Việt Nam dùng để trả lời
các cật vấn về tự do, nhân quyền tại
Việt Nam là: “Việt Nam không có tù
nhân lương tâm, không có ai bị giam
giữ v́ lư do chính kiến, hoặc v́ lư
do tôn giáo, chỉ có những người vi
phạm pháp luật được xử lư theo đúng
các quy định của pháp luật Việt
Nam.”
Vấn đề là tại sao ông Phùng Quang
Thanh lại đề nghị hai Thượng nghị sĩ
James H. Webb và John Mac. Cain – mà
như ông nói những người này am hiểu
về Việt Nam, can thiệp ngăn không
cho dự luật nhân quyền cho Việt Nam
ra Thượng Viện, nếu thực sự Việt Nam
tôn trọng quyền con người và muốn
xây dựng một nhà nước pháp quyền???
Những ngày qua, hàng loạt các động
thái chính trị xảy ra trong nước
khiến những ai quan tâm tới vấn đề
chính trị, đang đặt ra những câu hỏi
và chờ đợi một sự thay đổi tích cực
từ phía chính quyền Việt Nam.
Trước tiên là những động thái liên
quan tới quan hệ với anh bạn láng
giềng đầy tham vọng bá quyền bành
trướng Trung Quốc có vẻ như đang bớt
mặn nồng mặc dù vẫn được các vị lănh
đạo cao cấp cho rằng “đang ở vào
thời kỳ phát triển tốt nhất”.
Bên cạnh đó, chỉ trong một thời gian
rất ngắn, đồng loạt các vị lănh đạo
cao cấp nhất của Việt Nam cùng lên
đường đi thăm các nước. Điều cần lưu
ư là các cuộc viếng thăm này đều là
“lần đầu tiên” và các nước mà các vị
lănh đạo tới thăm đều là các nước
hoặc có một vị thế trên thế giới
hoặc đă có một thời là “bạn và đối
tác tốt” với Việt Nam: Nông Đức
Mạnh, trong cương vị Tổng bí thư,
lần đầu thăm Campuchia, Nguyễn Tấn
Dũng lần đầu thăm Nga, kư kết nhiều
hợp đồng mua tầu ngầm, máy bay chiến
đấu và vũ khí, Nguyễn Minh Triết lần
đầu thăm Vatican, hội kiến Giáo
hoàng và cuộc viếng thăm của Phùng
Quang Thanh tại Mỹ quốc cũng là cuộc
viếng thăm đầu tiên của ông.
Phải chăng những động thái này của
Việt Nam là nhắm “củng cố tuyên bố
chủ quyền chống lại Trung Quốc trong
vùng biển Đông?”
Nếu nhận định này đúng th́ việc ông
Phùng Quang Thanh đề nghị hai ông
Thượng Nghị sĩ am hiểu hiện t́nh
Việt Nam, can thiệp không đưa dự
luật nhân quyền cho Việt Nam ra
Thượng Viện là điều dễ hiểu, bởi vấn
đề nhân quyền vẫn đang và sẽ c̣n là
yêu cầu hàng đầu mà Mỹ và các quôc
gia Tây phương coi là điều kiện để
hợp tác với Việt Nam.
Trong thực tế, ngày 29/11/2009 vừa
qua, Nghị Viện Châu đă ra Nghị quyết
về nhân quyền cho Việt Nam mà Phương
Nga – người phát ngôn Bộ Ngoại giao,
tuyên bố là “hoàn toàn sai trái,
thiếu khách quan, thiếu thiện chí về
t́nh h́nh thực tế ở Việt Nam”.
Slovakia - một quốc gia Châu âu
khác, cũng đang đặt vấn đề nhân
quyền cho Việt Nam với Nguyễn Minh
Triết trong chuyến thăm Slovakia
những ngày qua của ông.
Trong khi đó, Hạ Viện Mỹ đă thông
qua dự luật nhân quyền cho Việt Nam.
Nếu Thượng Viện Mỹ cũng thông qua dự
luật này, th́ Việt Nam thật khó có
được sự trợ giúp của các quốc gia đủ
mạnh để làm đối trọng với Trung Quốc
trong cuộc chiến trên biển.
Không biết có phải v́ thế mà ông
Phùng Quang Thanh đă đề nghị can
thiệp không đưa dự luật nhân quyền
ra thượng viện - một đề nghị mà phía
sau lời đề nghị ấy là một khẳng định
Việt Nam đang vi phạm nhân quyền,
hay không?
Dù sao, việc ông Phùng Quang Thanh
thăm Mỹ, đề nghị các Thượng Nghị sĩ
can thiệp ngăn không đưa dự luật
nhân quyền ra Thượng viện, trong khi
Việt Nam vừa đưa ra “sách trắng về
Quốc pḥng” và “luật về Dân quân tự
vệ” khiến những ai lạc quan có thêm
chút hy vọng về một cuộc thay đổi
nhắm “củng cố tuyên bố chủ quyền của
Việt Nam chống lại Trung Quốc trong
vùng biển Đông”.
Hăy cùng chờ xem!
19/12/2009
An Dân